Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học

Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học về các vấn đề: nhận thức của giáo viên về vai trò của ngôn ngữ kí hiệu và sự cần thiết phải phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học; mục tiêu, nội dung, phương pháp và các biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính mà giáo viên đã và đang sử dụng. Trên cơ sở đó nghiên cứu này cũng đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học gồm: Trực quan hóa khái niệm và kí hiệu mới cho học sinh; Tạo cơ hội cho học sinh bắt chước, thực hành làm kí hiệu; Khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu; Tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0243 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 209-216 This paper is available online at PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ KÍ HIỆU CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP TIỀN TIỂU HỌC Bùi Thị Anh Phương Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học về các vấn đề: nhận thức của giáo viên về vai trò của ngôn ngữ kí hiệu và sự cần thiết phải phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học; mục tiêu, nội dung, phương pháp và các biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính mà giáo viên đã và đang sử dụng. Trên cơ sở đó nghiên cứu này cũng đưa ra một số biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học gồm: Trực quan hóa khái niệm và kí hiệu mới cho học sinh; Tạo cơ hội cho học sinh bắt chước, thực hành làm kí hiệu; Khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu; Tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp. Từ khóa: Học sinh khiếm thính, ngôn ngữ kí hiệu, lớp tiền tiểu học, phát triển, biện pháp. 1. Mở đầu Ở Việt Nam cũng như trên thế giới, những nghiên cứu về ngôn ngữ kí hiệu đã được thực hiện từ khá sớm. Trên thế giới, có thể kể đến các nghiên cứu của các tác giả: John Bulwar, Charles Michel Albe de L’Épee, William Stokoe [8]... Chẳng hạn như, John Bulwar đã phát triển hệ thống giao tiếp bằng tay mà có thể được sử dụng cho người điếc. Hay Charles Michel Albe de L’Épee- người đã thành lập trường công lập đầu tiên dành cho người khiếm thính ở Pháp và đã xuất bản cuốn sách mô tả cách giảng dạy, hướng dẫn cho người câm điếc [8]... Ở Việt Nam, có thể kể đến các công trình của các tác giả như: Đỗ Văn Ba (chủ biên) [1] đã nghiên cứu và thống kê kí hiệu ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ của người khiếm thính Việt Nam, Cao Xuân Mỹ (chủ biên) [4] đã nghiên cứu và cho ra đời bộ từ điển điện tử đầu tiên về ngôn ngữ kí hiệu cho người khiếm thính, hay tác giả Vương Hồng Tâm [6] đã tiến hành nghiên cứu cách biểu đạt ngôn ngữ kí hiệu của người điếc Việt Nam... Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu này chủ yếu vẫn tập trung vào phân tích ngôn ngữ kí hiệu về mặt ngôn ngữ học hoặc thu thập, tổng hợp các kí hiệu mà ít có những nghiên cứu đưa ra các biện pháp hay phương pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính. Do đó, việc nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học nói riêng là rất cần thiết. Vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập đến. Chẳng hạn như, trong nghiên Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Bùi Thị Anh Phương, e-mail: buianhphuongdhsp@gmail.com 209 Bùi Thị Anh Phương cứu về khả năng đọc hiểu của trẻ điếc sâu, Rachel. I .Mayberry khẳng định: Những trẻ điếc mà thành thạo ngôn ngữ kí hiệu Mĩ thường có khả năng đọc hiểu tốt hơn những trẻ điếc không thành thạo ngôn ngữ kí hiệu, mặc dù ngôn ngữ kí hiệu Mĩ có cấu trúc khác so với ngôn ngữ nói tiếng Anh [11]. Hay Sharon Baker nghiên cứu về những lợi ích của việc tiếp cận với ngôn ngữ thị giác sớm cũng chỉ ra rằng: thiếu sự tiếp cận với ngôn ngữ thị giác sớm và đầy đủ có thể là một nhân tố tạo nên các mức độ kết quả thấp về khả năng đọc hiểu ở trẻ điếc. Sự chậm trễ trong việc tiếp thu ngôn ngữ có các hậu quả tiêu cực đến nhận thức, kết quả học tập cũng như tình cảm xã hội [10]. Tác giả Phạm Thị Cơi cũng đã nói đến vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với sự hình thành ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính. Bà cho rằng không thể dạy trẻ khiếm thính ngôn ngữ nói hiệu quả nếu tách rời ngôn ngữ kí hiệu mà “cần phải dựa trên ngôn ngữ điệu bộ của trẻ để dạy ngôn ngữ nói cho chúng” [2]. Như vậy, có thể nói, đối với học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học- giai đoạn chuẩn bị cho các em vào lớp Một, ngôn ngữ kí hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ học sinh phát triển ngôn ngữ nói, nâng cao khả năng đọc hiểu, phát triển nhận thức và giao tiếp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Ngôn ngữ kí hiệu Ngôn ngữ kí hiệu là ngôn ngữ sử dụng hình dạng bàn tay, chuyển động cơ thể, cử chỉ điệu bộ và sự thể hiện trên khuôn mặt để trao đổi kinh nghiệm, suy nghĩ, nhu cầu và cảm xúc. Ngôn ngữ kí hiệu bao gồm cả những cử chỉ điệu bộ thông dụng và hàng nghìn kí hiệu mà người điếc đã phát triển theo thời gian [5, 7]. Vào giữa những năm 1950, tiến sĩ ngôn ngữ học người Mĩ, William Stokoe [7, 8] là người đầu tiên chính thức nghiên cứu các kí hiệu của người điếc dưới góc độ một ngôn ngữ thực thụ. Ông khẳng định đó là một ngôn ngữ riêng, có quy luật, có các đặc tính riêng. Ông đã nghiên cứu và đưa ra năm thành tố cơ bản của ngôn ngữ kí hiệu: (1) Vị trí làm kí hiệu (Location), (2) Hình dạng bàn tay (Handshape), (3) Chuyển động của tay (Movement), (4) Chiều hướng của lòng bàn tay (Orientation), (5) Sự diễn tả không bằng tay (Non-manual). Năm thành tố mà William Stokoe đã đưa ra không chỉ đúng với ngôn ngữ kí hiệu Mĩ, mà đúng với bất kì ngôn ngữ kí hiệu nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điểm khác biệt giữa ngôn ngữ kí hiệu và ngôn ngữ nói là trật tự của các kí hiệu trong câu kí hiệu thường khác trật tự từ trong ngôn ngữ nói hay nói cách khác cú pháp trong ngôn ngữ kí hiệu khác với cú pháp trong ngôn ngữ nói. Những điểm khác biệt đặc trưng snày bao gồm: trong ngôn ngữ nói, một câu đơn thường có vị trí các thành phần như sau: Chủ ngữ + Động từ + Bổ ngữ nhưng trong ngôn ngữ kí hiệu lại có thứ tự: Chủ ngữ + Bổ ngữ + Động từ; Ngôn ngữ kí hiệu có tính giản lược, có nghĩa là câu trong ngôn ngữ kí hiệu bỏ đi một số thành phần so với câu trong ngôn ngữ nói. Nguyên nhân chủ yễu dẫn đến sự khác biệt này là cú pháp của ngôn ngữ kí hiệu chịu ảnh hưởng của lối tư duy đặc thù của người khiếm thính là tư duy trực quan - hành động và tư duy trực quan - hình tượng [3]. 2.2. Một số kết quả khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học 2.2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với việc học tập và giao tiếp của học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học 210 Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Biểu đồ 1. Đánh giá của giáo viên về vai trò của ngôn ngữ kí hiệu trong học tập và giao tiếp của học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Phần lớn ý kiến giáo viên (80%) cho rằng ngôn ngữ kí hiệu có vai trò rất quan trọng đối với việc học tập và giao tiếp của học sinh khiếm thính. Còn lại 20% ý kiến giáo viên cho rằng quan trọng. Không có giáo viên nào đánh giá vai trò của ngôn ngữ kí hiệu đối với học sinh khiếm thính là ít quan trọng hay không quan trọng. Như vậy, qua quá trình giảng dạy, hầu hết các giáo viên đều nhận thức được vai trò quan trọng của ngôn ngữ kí hiệu đối với học sinh khiếm thính. Ngoài ra, khi được hỏi về sự cần thiết phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học, đa phần các giáo viên đều cho là cần thiết (56,7%) và rất cần thiết (33,3%). Tuy nhiên, 10% ý kiến giáo viên cho là không cần thiết. Giải thích lí do cho ý kiến này, các giáo viên cho rằng: các em vẫn phải tiếp xúc, giao tiếp với bố mẹ, người thân trong gia đình và những người xung quanh bằng ngôn ngữ nói, nên để các em hòa nhập tốt được thì phải giúp các em đọc khẩu hình miệng, phát âm và nói được các từ, cần phát triển ngôn ngữ nói cho các em, ngôn ngữ kí hiệu chỉ sử dụng để hỗ trợ các em. 2.2.2. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Bảng 1. Mục tiêu và mức độ phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học ở lớp 1A Mục tiêu/Mức độ Luônluôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ M Thứbậc Phát triển vốn kí hiệu 7 23 0 0 0 4,23 1 Phát triển cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ kí hiệu 0 0 0 2 28 1,06 4 Phát triển các kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu: hình dạng bàn tay, chuyển động của tay, vị trí làm kí hiệu, chiều hướng của bàn tay, sự diễn tả không bằng tay. 5 17 6 2 0 3,83 2 Phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp 0 5 16 9 0 2,86 3 Như vậy, mục tiêu phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp 1A mà các giáo viên thường xuyên thực hiện là phát triển vốn kí hiệu cho học sinh, xếp thứ bậc 1. Tiếp đến là mục tiêu phát triển các kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu: hình dạng bàn tay, chuyển động của tay, vị trí làm kí 211 Bùi Thị Anh Phương hiệu, chiều hướng của bàn tay, sự diễn tả không bằng tay. Mục tiêu là phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp cho học sinh mặc dù cũng đã được các giáo viên chú ý nhưng không thường xuyên. Phát triển cấu trúc ngữ pháp ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh là mục tiêu mà hầu hết các giáo viên chưa thực hiện. Như vậy, khi phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính, giáo viên thường xuyên thực hiện các mục tiêu là phát triển vốn kí hiệu; phát triển các kĩ năng ngôn ngữ kí hiệu: hình dạng bàn tay, chuyển động của tay, vị trí làm kí hiệu, chiều hướng của bàn tay, sự diễn tả không bằng tay nhưng chưa chú trọng đến việc phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp cho học sinh. 2.2.3. Các nội dung phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Bảng 2. Nội dung phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Mục tiêu/Mức độ Luônluôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ M Thứbậc Theo các chủ đề của chương trình mầm non 8 22 0 0 0 4,26 1 Theo các môn học của chương trình phổ thông 0 0 17 13 0 2,56 3 Do giáo viên tự thiết kế 6 15 9 0 0 3,90 2 Nội dung phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học được hầu hết các giáo viên thực hiện là theo các chủ đề trong chương trình mầm non với 22 người trả lời là thường xuyên, 8 người trả lời là luôn luôn. Nội dung mà do giáo viên tự thiết kế cũng được giáo viên thực hiện với mức độ thường xuyên cao. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy nội dung phát triển ngôn ngữ cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học mà giáo viên đang thực hiện là dựa theo các chủ đề trong chương trình mầm non nhưng giáo viên vẫn tự thiết kế, điều chỉnh một cách cụ thể cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. 2.2.4. Các phương pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp 1A mà giáo viên đang sử dụng Bảng 3. Phương pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp 1A Phương pháp/Mức độ M Thứ bậc SD Phương pháp dùng lời 3,86 2 0,97 Phương pháp trực quan 4,36 1 0,61 Phương pháp sử dụng trò chơi 2,70 4 0,87 Phương pháp hợp tác nhóm 2,56 5 0,89 Phương pháp luyện tập- thực hành 3,63 3 0,88 Các phương pháp được giáo viên thường xuyên sử dụng khi phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp 1A là phương pháp trực quan (xếp thứ bậc 1) và phương pháp dùng lời (xếp thứ bậc 2). Tiếp theo là các phương pháp: phương pháp luyện tập - thực hành (xếp thứ bậc 3); phương pháp sử dụng trò chơi (xếp thứ bậc 4); phương pháp hợp tác nhóm (xếp thứ bậc 5). Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy, để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp 1A, giáo viên đã có kết hợp sử dụng các phương pháp khác nhau và đã có thường xuyên sử 212 Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học dụng các phương pháp phù hợp với đặc điểm học sinh khiếm thính như là phương pháp trực quan. Tuy nhiên, các phương pháp khác được xem là có hiệu quả để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính là phương pháp luyện tập - thực hành; phương pháp hợp tác nhóm; phương pháp sử dụng trò chơi chưa được giáo viên thường xuyên sử dụng, chẳng hạn như việc sử dụng các trò chơi với ngón tay không chỉ giúp học sinh hào hứng, thích thú mà còn giúp các cử động tay linh hoạt hơn để làm các kí hiệu nhanh và rõ ràng hơn... 2.2.5. Các biện pháp mà giáo viên sử dụng để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Bảng 4. Biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học Biện pháp/Mức độ M Thứ bậc SD Lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mức độ của học sinh khiếm thính 3,73 3 0,90 Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện cần thiết 4,03 2 0,76 Trực quan hóa kí hiệu cho học sinh 4,06 1 0,78 Tạo cơ hội cho học sinh bắt chước, thực hành làm kí hiệu 3,33 4 1,18 Hỗ trợ cá nhân học sinh khiếm thính 3,16 5 1,08 Khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu 2,20 6 0,99 Tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng kí hiệu trong giao tiếp 2,03 7 1,03 Lồng ghép mục tiêu phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh vào các hoạt động ngoại khóa 1,40 8 0,77 Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy, các biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học được các giáo viên sử dụng ở mức độ thường xuyên cao là trực quan hóa kí hiệu cho học sinh (xếp thứ bậc 1); chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện cần thiết (xếp thứ bậc 2); lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mức độ của học sinh khiếm thính (xếp thứ bậc 3). Các biện pháp giáo viên ít sử dụng nhất là: lồng ghép mục tiêu phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh vào các hoạt động ngoại khóa; khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu và tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng kí hiệu trong giao tiếp. Như vậy, kết quả khảo sát cho thấy: các giáo viên đã có sử dụng các biện pháp khác nhau khi phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học. Tuy nhiên, các biện pháp này thường chỉ xuất phát từ phía giáo viên nhiều hơn chẳng hạn như biện pháp chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện cần thiết hay biện pháp lựa chọn mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với mức độ của học sinh khiếm thính mà chưa tập trung về phía học sinh ví dụ như biện pháp khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu hay tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng kí hiệu trong giao tiếp. Mặt khác, các biện pháp mà giáo viên thường xuyên sử dụng mang tính chất cung cấp cho học sinh nhiều hơn là giúp cho học sinh vận dụng, sử dụng ngôn ngữ kí hiệu. 2.3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học 2.3.1. Trực quan hóa khái niệm và kí hiệu mới cho học sinh Đối với học sinh khiếm thính, các em gặp khó khăn về khả năng nghe nhưng cảm giác, tri giác, thị giác và cảm giác, tri giác vận động ở các em lại phát triển nổi trội. Do đó, phát triển ngôn 213 Bùi Thị Anh Phương ngữ kí hiệu cho học sinh, việc trực quan hóa những khái niệm và kí hiệu mới được xem là một trong những biện pháp hiệu quả bởi biện pháp này tận dụng được điểm mạnh của học sinh khiếm thính là tri giác thị giác. Trực quan hóa khái niệm và kí hiệu sẽ giúp học sinh khiếm thính hiểu khái niệm và kí hiệu, từ đó sẽ giúp học sinh lĩnh hội và ghi nhớ kí hiệu đó nhanh hơn. Trực quan hóa khái niệm và kí hiệu mới cho học sinh bằng cách: - Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi (vật thật hoặc tranh ảnh). - Chỉ vào đối tượng hay đồ vật mà giáo viên muốn dạy kí hiệu cho học sinh. Điều này sẽ giúp học sinh tạo mối liên hệ giữa đối tượng hay đồ vật đó với kí hiệu. - Làm kí hiệu mẫu một vài lần. Khi làm kí hiệu mẫu phải rõ ràng về: vị trí làm kí hiệu, hình dạng bàn tay, chuyển động của tay, chiều hướng của bàn tay và sự diễn tả không bằng tay (nét mặt, điệu bộ cơ thể). Đồng thời phải đảm bảo là học sinh phải được quan sát rõ khi giáo viên làm kí hiệu mẫu. 2.3.2. Tạo cơ hội cho học sinh bắt chước, thực hành làm kí hiệu Việc học ngôn ngữ kí hiệu cũng giống như học bất kì một ngôn ngữ nào khác, nếu không tạo cơ hội cho học sinh bắt chước, thực hành làm kí hiệu thì các kí hiệu mà giáo viên cung cấp sẽ không thể trở thành kí hiệu của bản thân học sinh bởi không được thực hành cũng có nghĩa là không được tự làm. Điều này, một mặt sẽ làm cho học sinh không nhớ được kí hiệu, mặt khác sẽ không phát triển được kĩ năng, sự thành thục trong việc sử dụng ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh. Sau khi giúp học sinh hiểu khái niệm và kí hiệu mới, quan sát kí hiệu mẫu, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh khiếm thính được bắt chước, thực hành làm kí hiệu: - Giáo viên cần dành thời gian để tất cả các học sinh đều được bắt chước, thực hành làm kí hiệu. - Giám sát, theo dõi và chỉnh sửa cho các học sinh mà làm kí hiệu chưa rõ ràng hoặc chưa đúng hình dạng bàn tay, chuyển động của tay hay chiều hướng của bàn tay. . . - Giáo viên có thể cho học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi để học sinh làm kí hiệu và chỉnh sửa cho nhau. 2.3.3. Khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu Khi học sinh đã kí hiệu được tên của đồ vật hay một người nào đó, ví dụ như học sinh kí hiệu được “cái áo” hoặc “bông hoa”; “bố” hoặc “mẹ”. . . , việc khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu dựa trên những kí hiệu mà học sinh đang sử dụng là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp học sinh khiếm thính phát triển khả năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ kí hiệu - đây là tiền đề để học sinh cảm thấy tự tin và chủ động giao tiếp hơn. Khuyến khích học sinh mở rộng câu kí hiệu bằng cách: - Cung cấp cho học sinh nhiều loại kí hiệu khác nhau, chẳng hạn như: các kí hiệu hành động, ví dụ kí hiệu “ăn”, “uống”, “ngủ”. . . ”; các kí hiệu cảm xúc, ví dụ “vui” , “buồn”, “tức giận”. . . ; các kí hiệu mô tả, ví dụ: “nóng”, “lạnh”, “cao”, “thấp”. . . - Xuất phát từ những gì học sinh đang quan tâm, chú ý hoặc yêu thích để mở rộng câu kí hiệu cho học sinh. Chẳng hạn như học sinh làm kí hiệu “bông hoa” (khi đang nhìn vào một bông hoa” thì giáo viên mở rộng câu kí hiệu đó cho học sinh như “bông hoa đẹp” hoặc “bông hoa màu đỏ” hoặc “bông hoa màu đỏ rất đẹp”. . . - Khuyến khích và chờ đợi học sinh bắt chước làm lại kí hiệu câu đó. Khen ngợi học sinh 214 Phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học khi học sinh làm kí hiệu được và ngược lại, làm lại kí hiệu câu đó thêm một vài lần trong trường hợp học sinh chưa làm kí hiệu được. 2.3.4. Tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu trong giao tiếp Cách tốt nhất để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính là giao tiếp với học sinh càng nhiều càng tốt. Việc luôn luôn đặt học sinh vào các tình huống giao tiếp không chỉ giúp học sinh vận dụng, sử dụng được các kí hiệu mà giáo viên cung cấp cho phù hợp mà còn giúp các em có thói quen giao tiếp và hiểu được các quy tắc trong giao tiếp. Có rất nhiều cách khác nhau để tạo ra các tình huống giúp học sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu: - Các tình huống tự nhiên xuất phát từ phía học sinh khiếm thính. Ví dụ như giáo viên có thể hỏi học sinh về một câu chuyện mà học sinh quan tâm, yêu thích sau đó để học sinh trả lời... - Các tình huống xuất phát từ phía giáo viên. Đây có thể là một tình huống tự nhiên ở lớp học hoặc một tình huống mà giáo viên cố tình tạo ra nhưng được thực hiện theo một cách rất tự nhiên, chẳng hạn như giáo viên có thể mời một người khiếm thính lớn tuổi đến giao tiếp, trò chuyện với các em vào ngày “Người khuyết tật Việt Nam”... - Sử dụng các trò chơi khác nhau, đặc biệt là trò chơi đóng vai cũng là một trong các cách tạo tình huống để học sinh khiếm thính sử dụng ngôn ngữ kí hiệu một cách hiệu quả bởi trong trò chơi, học sinh buộc phải tương tác, phải giao tiếp với nhau... Tóm lại, có rất nhiều biện pháp để phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học. Tuy nhiên, giáo viên cần dựa vào đặc điểm của học sinh khiếm thính và đặc trưng của ngôn ngữ kí hiệu để lựa chọn các biện pháp phát triển ngôn ngữ kí hiệu cho các em. 3. Kết luận Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp và tư duy. Hạn chế về ngôn ngữ tạo ra những rào cản trong giao tiếp và nhận thức. Do đó, đối với học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính lớp tiền tiểu học nói riêng, các em càng được học nhiều, càng có cơ hội tiếp cận nhiều với một ngôn ngữ nào đó - dù là
Tài liệu liên quan