Định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối chương trình cử nhân trực tuyến NEU – Edutop

Tóm tắt Loại hình đào tạo từ xa nhằm mở rộng cơ hội học tập cho mọi người theo hướng học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp, mọi đối tượng có thể tham gia học tập thích ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội và ổn định cuộc sống. Ngày nay, nhiều người chọn cách sử dụng Internet như một công cụ phát triển học tập. Càng ngày càng có nhiều sinh viên chuyển sang học trực tuyến bởi tính tương tác cao, sự thuận tiện, linh hoạt của phương pháp học này. Nhiều người đã đi làm cũng quay trở lại trường học để nâng cao kỹ năng hoặc tìm kiếm cơ hội thăng tiến sự nghiệp. Khi hoàn thành khóa học, sinh viên được cấp bằng, có thể tìm việc, chuyển sang việc làm mới hoặc được thăng lương thăng chức. Điều này đặt ra cho các chương trình đào tạo trực tuyến vấn đề cần quan tâm tới nhu cầu nghề nghiệp của sinh viên. Bài viết này tập trung vào nghiên cứu định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên E-Learning năm cuối.

pdf11 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Định hướng nghề nghiệp của sinh viên năm cuối chương trình cử nhân trực tuyến NEU – Edutop, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
561 ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN TRỰC TUYẾN NEU – EDUTOP ThS. Bùi Thị Nga Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA Tóm tắt Loại hình đào tạo từ xa nhằm mở rộng cơ hội học tập cho mọi người theo hướng học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tầng lớp, mọi đối tượng có thể tham gia học tập thích ứng kịp thời với sự phát triển của xã hội và ổn định cuộc sống. Ngày nay, nhiều người chọn cách sử dụng Internet như một công cụ phát triển học tập. Càng ngày càng có nhiều sinh viên chuyển sang học trực tuyến bởi tính tương tác cao, sự thuận tiện, linh hoạt của phương pháp học này. Nhiều người đã đi làm cũng quay trở lại trường học để nâng cao kỹ năng hoặc tìm kiếm cơ hội thăng tiến sự nghiệp. Khi hoàn thành khóa học, sinh viên được cấp bằng, có thể tìm việc, chuyển sang việc làm mới hoặc được thăng lương thăng chức. Điều này đặt ra cho các chương trình đào tạo trực tuyến vấn đề cần quan tâm tới nhu cầu nghề nghiệp của sinh viên. Bài viết này tập trung vào nghiên cứu định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho sinh viên E-Learning năm cuối. Từ khóa: sinh viên E-Learning, định hướng nghề nghiệp, kỹ năng, đào tạo trực tuyến Cùng với sư ̣phát triển mạnh mẽ của công nghê ̣thông tin và truyền thông, đào taọ trưc̣ tuyến ra đời như môṭ cuôc̣ cách maṇg về daỵ và hoc̣. Đây là môṭ xu thế tất yếu của thời đaị và đang “bùng nổ” ở nhiều nước trên thế giới. Theo VTV, TS Phạm Minh Tuấn – Sáng lập Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA cho rằng: “Tại Việt Nam hiện có khoảng 3 triệu người Việt đã học các khóa học có đóng phí online. Xu thế mới là xem ngành nào đang hot, công việc nào đang hot, kiến thức nào cần thiết cho ngành ấy và các nhà tuyển dụng đang tìm cái gì, ngoài những bài giảng nào là hay nhất, cần thiết nhất trong khối lượng bài giảng khủng khiếp và tài liệu học tập trên mạng”. Hiện nay, thế giới bước vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi Internet kết nối vạn vật, mọi tài nguyên, học liệu, kiến thức đều được số hóa, có trên mạng. Xu hướng này tạo điều kiện cho phát triển đào tạo trực tuyến. Xu thế mới này giúp người học học tập suốt đời. Chứng tỏ sự phát triển và xu hướng tất yêu của đào tạo trực tuyến E-Learning. Sinh viên hiện nay cũng có rất nhiều các lựa chọn các chương trình học tập cho mình. Học trực tuyến đang là lựa chọn của rất nhiều sinh viên với các ưu điểm và lợi ích đáp ứng được nhu cầu của người học. 562 1. Mô hình đào tạo trực tuyến Việc xây dựng xã hội học tập với sự kết nối, chung tay của toàn xã hội nhằm mang lại cho người dân cơ hội tiếp cận, học tập để đổi mới tư duy làm việc, trang bị tri thức tại chỗ cho người dân ở những vùng còn khó khăn đang ngày càng được chú trọng. Quá trình khuyến khích người dân học tập suốt đời có vai trò không nhỏ tạo nguồn lực dồi dào cho đất nước. Trong hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo từ xa theo xu thế phát triển của khu vực và thế giới, theo TS Trần Thị Lan Thu - 2017, các chương trình đào tạo trực tuyến đảm bảo các điều kiện triển khai: - Về chính sách, cơ sở pháp lý và các quy định: nhà trường có xây dựng thống văn bản pháp lý quy định về đào tạo trực tuyến bám sát với văn bản quy định của Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo liên quan. - Cơ sở hạ tầng: đảm bảo cơ sở vật chật nhà trường về studio, máy chủ. an toàn thông tin, phần mềm web server, hệ thống quản lý dữ liệu, phần mềm vận hành đào tạo với các module và các hệ thống quản lý học tập LMS và quản lý nội dung LCMS. - Tổ chức đội ngũ: + Đội ngũ nhân sự xây dựng nội dung giảng dạy như thiết kế giảng dạy, thiết kế đồ họa, phát triển nội dung, quản lý nội dung. + Đội ngũ giảng viên: đáp ứng được các chuẩn giảng viên theo quy định, ngoài ra còn đảm bảo các yêu cầu về sư phạm và kỹ năng trong giảng dạy trực tuyến + Đảm bảo đội ngũ hỗ trợ, phục vụ đào tạo. - Tổ chức quản lý đào tạo: xây dựng quy định tổ chức và quản lý đào tạo về: các ngành học, thời gian học, các điều kiện thủ tục trong quá trình học, tổ chức bài giảng, buổi giảng, tổ chức các hoạt động cho sinh viên, các quy trình đào tạo, vận hành, đánh giá kết quả học tập tích lũy, cấp bằng. 2. Sinh viên của đào tạo trực tuyến Sinh viên học trực tuyến là những người đã trưởng thành, có thể tự chủ trong việc học tập của mình. Đa số là những người đã đi làm. Phần lớn họ tự chi trả các khoản học phí. Phương pháp học trực tuyến E-Learning rất phù hợp và linh hoạt với nhiều người và được số đông lựa chọn. Sinh viên vừa học vừa làm mà không phải bỏ việc, họ vừa tích lũy kiến thức và bằng cấp giúp cho họ có triển vọng nghề nghiệp tốt hơn. - Sinh viên là người tự quyết định thời gian mình học tập cho mỗi học phần. - Sinh viên được học tập ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào mà không có giới hạn và hạn chế về thời gian và địa điểm học tập. 563 - Sinh viên sẽ tiết kiệm tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí phát sinh trong việc đi lại. - Sinh viên chủ động các kế hoạch học tập của mình. Theo nghiên cứu khảo sát sinh viên học trực tuyến của chương trình đào tạo NEU - EDUTOP thường có đặc điểm sau: - Độ tuổi khác nhau: độ tuổi của sinh viên trong chương trình khoảng từ 21 - 52 tuổi. Mỗi lớp học đều có nhiều lứa tuổi khác nhau, các sinh viên đăng ký học cùng ngành, trong cùng thời gian thì xếp vào lớp học cùng nhau. - Địa điểm khác nhau: Sinh viên đến từ các vùng miền trong bán kính cách trường khoảng 400km để đảm bảo sinh viên có thể tham gia học tập trung và thi cử tại trường. - Trình độ đầu vào của sinh viên cũng tương đối khác nhau: nhiều sinh viên đã tích lũy bằng trung cấp, cao đẳng, đại học thậm chí thạc sỹ từ các nghiên cứu trước đó cũng tham gia học tập chương trình này. - Nhiều sinh viên có vị thế trong xã hội: có đến 15% sinh viên đang theo học là các cán bộ quản lý hoặc chủ các doanh nghiệp. Nghề nghiệp của họ cũng rất đa dạng: hướng dẫn viên, hành chính văn phòng, kinh doanh, kế toán Đa số là đi làm, có một số ít sinh viên đăng ký học thêm một chuyên môn theo hình thức học trực tuyến, đồng thời cũng có những trường hợp đã nghỉ hưu cũng tham gia học để cập nhật kiến thức và công nghệ. Sinh viên học trực tuyến mỗi người một đặc điểm khác nhau, nhu cầu khác nhau, tại chương trình ngày người học được trang bị một lượng kiến thức nền tảng vững chắc và có cơ hội tích lũy được các kỹ năng xử lý các vấn đề trong cuộc sống, trong công việc. 3. Đặc điểm của đào tạo trực tuyến ảnh hưởng tới kết quả học tập tích lũy kiến thức của sinh viên Tại Việt Nam có khá nhiều trường đã ứng dụng công nghệ thông tin vào trong đào tạo. Trong số đó có nhiều trường đã triển khai đào tạo trực tuyến toàn phần. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong số những trường đã triển khai đào tạo trực tuyến từ năm 2012. Mô hình tổ chức đào tạo là nhà trường liên kết với công ty cổ phần đầu tư và phát triển đào tạo Edutop64 triển khai hình thức đào tạo này. Cho đến nay đã có khoảng gần 1000 sinh viên đã tốt nghiệp. 564 3.1. Phương thức đào tạo trực tuyến Sinh viên sẽ chủ động việc học của mình theo phương pháp học LIPE. Phương pháp này có sự kết hợp cả học online và offline thông qua các thông qua các thiết bị hỗ trợ học tập như máy tính, laptop, ipad, loa, micro, wifi Sinh viên sẽ học trong 9 tuần học trong đó 8 tuần sẽ học tập và tuần 9 sẽ ôn tập để chuẩn bị cho thi hết môn: Học lý thuyết (Lecture): Sinh viên được học với học liệu đa dạng trên hệ thống học liệu đa phương tiện (giáo trình điện tử pdf, video, MP3, Video và sách) Trao đổi giải đáp (Interaction): Sinh viên trao đổi, đặt câu hỏi với giảng viên và thảo luận với các thành viên trong lớp thông qua diễn đàn thảo luận môn học, qua hệ thống H2472 hoặc tại các buổi học trực tuyến Online S. Ở mỗi môn học đều có giảng viên doanh nghiệp tham gia hướng dẫn cho sinh viên thông qua các tình huống học tập thực tế, cũng như các kinh nghiệm, trải nghiệm của giảng viên. Làm bài luyện tập (P): Sinh viên sẽ làm các bài luyện tập trắc nghiệm trên hệ thống để nắm rõ, kiến thức về môn học và tính điểm chuyên cần. Kiểm tra đánh giá (E): Mỗi môn học có các bài kiểm tra (trắc nghiệm, tự luận) bài tập để tính điểm kiểm tra. Kết thúc mỗi môn học có bài thi kết thúc học phần (sinh viên đến địa điểm tập trung để làm làm bài thi trực tiếp) Với học offline: Tùy từng môn học mà có các buổi học offline. Tỷ lệ các môn có buổi học offline chiếm khoảng 20% tổng số thời lượng các môn học. Tại các buổi học offline này các giảng viên doanh nghiệp sẽ là người trực tiếp hướng dẫn. Gần đây chương trình đào tạo trực tuyến NEU - EDUTOP cũng đã phát triển đến 1 phương pháp đào tạo hiệu quả hơn, hỗ trợ người học tốt hơn đó là LISPEC (Lecture – học lý thuyết, INTERACTION - tương tác, SUPPORT - hỗ trợ, PRACTICE – luyện tập, EXAM – kiểm tra thi cử, CERTIFICATE - Cấp bằng). 3.2. Đội ngũ giảng viên Có 2 hệ thống giảng viên tham gia giảng dạy: Giảng viên chuyên môn 100% thầy cô tham gia giảng dạy trong chương trình là giảng viên của các khoa trong trường. Là người hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu và hỗ trợ giải đáp cho sinh viên những vướng mắc trong quá trình tự học. Giảng viên doanh nghiệp Đội ngũ giảng viên doanh nghiệp sẽ tham gia hướng dẫn trực tiếp, đóng vai trò rất quan trọng trong chương trình giảng dạy. Các giảng viên này là các cán bộ quản 565 lý cao cấp có nhiều năm kinh nghiệm của các doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Giảng viên hướng dẫn sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc liên quan đến các tình huống thực tế trên hệ thống diễn đàn, các hệ thống hỗ trợ giải đáp cho sinh viên, giúp cho sinh viên hiểu rõ các nội dung giảng dạy, đồng thời gỡ rối cho sinh viên các vấn đề gặp phải trong công việc, trong cuộc sống. Đây là giảng viên có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định nghề nghiệp tương lai của sinh viên. 3.3. Đội ngũ cán bộ hỗ trợ Giáo viên chủ nhiệm Là đầu mối hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính của học viên với nhà trường. Thường xuyên tham gia các diêñ đàn để tư vấn cho sinh viên trong quá trình hoc̣ tâp̣. Cán bộ hỗ trợ học tập Cố vấn học tập có trách nhiệm Hướng dẫn sinh viên nắm vững các quy chế đào tạo của Bộ GD&ĐT và các quy định về đào tạo của trường. Tư vấn cho sinh viên về chương trình đào tạo: mục tiêu, nội dung chọn ngành nghề phù hợp. Định kỳ tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên Cán bộ hỗ trợ kỹ thuật Giải đáp hỗ trợ sinh viên về mặt kỹ thuật, hệ thống. 3.4. Các hoạt động ngoại khóa Đối với sinh viên E-Learning, mục tiêu hàng đầu là học tập. Bên cạnh đó việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không những góp phần làm tăng hiệu học quả học tập mà còn giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường sức khỏe thể chất, cũng như mang đến những kinh nghiệm bổ ích và quý giá cho cuộc sống sau này. Đối với nhà trường, đây cũng là hoạt động nhằm gắn kết sinh viên, giảm tỷ lệ drop-out, tăng hình ảnh, thương hiệu uy tín cho chương trình. Sinh hoạt ngoại khóa chuyên môn: bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành, sinh viên có thể tham gia vào một nhóm hay một câu lạc bộ có liên quan đến lợi ích học tập. Ở chương trình NEU - EDUTOP sinh viên có thể tham gia các hội lành nghề kế toán, hội lành nghề pháp chế, hội lành nghề Marketing hay tham gia sinh hoạt CLB Phát triển sự nghiệp. Tại đây sinh viên được huấn luyện trở thành các chuyên gia về chuyên môn nghề nghiệp. Tham gia các hoạt động này họ được làm quen với những người bạn mới có cũng lĩnh vực nghiên cứu, đây còn là cơ hội để mang những vấn đề trong học thuật vào thực tiễn cuộc sống, hỗ trợ nhau cách giải quyết vấn đề và xử lý tình huống phát sinh trong công việc 566 Sinh hoạt ngoại khóa bằng các hoạt động kỹ năng xã hội: Ở môi trường E-Learning quy tụ sinh viên từ nhiều nghề nghiệp, lĩnh vực, vị trí xã hội khác nhau. Bằng cách tham gia các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các chương trình tình nguyện, tổ chức các chương trình thăm quan, hay các giải thi đấu thể thao sẽ giúp sinh viên trưởng thành hơn về mặt giao tiếp xã hội thông qua việc tương tác với những người bạn mới, là dịp tạo dựng những mối quan hệ dài lâu, bền vững Các hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên xây dựng các kỹ năng cần thiết cũng như học hỏi được nhiều kinh nghiệm rất bổ ích sau khi ra trường, kể cả trong quá trình tìm việc làm và những biểu hiện trong công việc của mình. Việc tham gia vào các hoạt động như thảo luận, vận động, tình nguyện hay thậm chí là tự mình điều hành một câu lạc bộ sinh hoạt ngoại khóa riêng, sẽ giúp sinh viên phát triển các kỹ năng như đàm phán, giao tiếp, xử lý các mâu thuẫn và kể cả kỹ năng lãnh đạo. Tham gia các hoạt động có liên quan đến nghề nghiệp tương lai cũng giúp làm tăng khả năng cạnh tranh và tạo được ấn tượng tốt đối với các nhà tuyển dụng. Ở chương trình NEU - EDUTOP có Liên chi hội từ xa thành lập, tạo ra các sân chơi cho các sinh viên bằng các hoạt động sinh hoạt ngoại khóa có ý nghĩa. Các hoạt động chia thành các nhóm: CLB Văn Nghệ, CLB Thể thao, CLB Tình nguyện, CLB Phát triển sự nghiệp, CLB Cựu sinh viên. Các chương trình thường xuyên tổ chức đó là tổ chức trung thu cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em nghèo vùng cao, tổ chức các giải thi đấu bóng đá, tennis và bên cạnh hoạt động vui chơi còn có các chương trình gắn kết sinh viên, cựu sinh viên thông qua các hoạt động giao lưu, kết nối, chia sẻ kinh nghiệm công việc, hoặc tuyển dụng nhân sự hay tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh. 4. Kết quả khảo sát định hướng của sinh viên năm cuối chương trình đào tạo NEU - EDUTOP Sinh viên năm cuối của chương trình đào tạo trực tuyến đã trải qua 1 quá trình dài học tập, sinh hoạt trong các CLB của nhà trường. Các sinh viên này đã hoàn thành khoảng 80% học phần. Qua việc học tập, tư vấn của các thầy cô, các bạn sinh viên khác, đặc biệt là các giảng viên doanh nghiệp và qua việc thông qua sinh hoạt các hoạt động ngoại khóa, nhiều sinh viên đã có những nhận thức, thay đổi nhất định và có định hướng rất rõ ràng sau khi ra trường. Qua kết quả khảo sát đợt tháng 10 năm 2016 của chương trình NEU – EDUTOP trên 177 sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, có 173 phiếu trả lời hợp lệ 567 Dự định sau khi tốt nghiệp Với câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp chương trình cử nhân trực tuyến NEU - EDUTOP, anh/chị sẽ có dự định nào sau đây? (có thể chọn nhiều phương án): TT Dự định sau khi tốt nghiệp Số phiếu lựa chọn Tỷ lệ 1 Thành lập doanh nghiệp mới 32 18% 3 Chuyển sang công ty khác 50 29% 3 Đi học cao học/du học 50 29% 4 Không thay đổi 77 45% 5 Khác 4 2% (Kết quả trả lời các dự định sau khi tốt nghiệp trong khảo sát tháng 10/2016 của chương trình cử nhân trực tuyến NEU – EDUTOP) (Dự định của sinh viên NEU – EDUTOP sau khi tốt nghiệp) Từ kết quả trên cho thấy: - Phần lớn sinh viên (45%) sinh viên vẫn tiếp tục ở lại cống hiến cho doanh nghiệp cũ thông thường sau khi tốt nghiệp, thông tin từ chương trình sau khi tốt nghiệp cựu sinh viên được tăng lương hàng năm khoảng 16.1% gấp rưỡi mặt bằng của xã hội. Nhiều sinh viên được bổ nhiệm giữ các chức vụ quản lý ngay sau khi tốt nghiệp. Có 29% sinh viên mong muốn chuyển sang công ty khác để tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp tốt hơn. Cũng tương đương tỷ lệ như vậy các bạn sinh viên mong muốn được học tiếp cao học hoặc đi du học. Đối với họ đây là hình thức học tập phù hợp.. 568 - Một tỷ lệ không nhỏ với 18% sinh viên E-Learning sẽ dự định triển khai thành lập doanh nghiệp mới sau khi đã tích lũy đủ các kiến thức, kinh nghiệm từ chương trình học. Mục tiêu này là cơ sở nền tảng để sinh viên phát triển thành chủ doanh nghiệp, doanh nhân. Đây là một kết quả tuyệt vời mà trong chương trình đào tạo chính quy hoặc chương trình đào tạo khác không có hoặc không có tỷ lệ cao như vậy được. Nguyện vọng sau khi tốt nghiệp Với câu hỏi: Anh/chị mong muốn chương trình (nhà Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đối tác là Tổ hợp công nghệ giáo dục TOPICA) sẽ hỗ trợ gì cho Anh/chị trong giai đoạn này để phát triển sự nghiệp tốt hơn? (lựa chọn nhiều phương án) STT Mong muốn sau khi tốt nghiệp Số phiếu trả lời Tỷ lệ 1 Hỗ trợ các khóa đào tạo về kỹ năng mềm 87 50% 2 Quảng bá doanh nghiệp các Anh/chị đang làm việc với nhiều người 38 22% 3 Mời doanh nhân thành đạt đến giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các Anh/chị 37 21% 4 Không có nhu cầu 32 18% 6 Mời anh chị làm giảng viên hướng dẫn tại chương trình 13 8% 7 Cung cấp thông tin về chương trình cho doanh nghiệp Anh/chị đang làm việc 11 6% 8 Mời lãnh đạo cơ quan anh/chị đang làm việc đến làm giảng viên hướng dẫn 8 5% (Kết quả trả lời các nguyện vọng sau khi tốt nghiệp trong khảo sát tháng 10/2016 của chương trình cử nhân trực tuyến NEU – EDUTOP) 569 (Kết quả trả lời các nguyện vọng sau khi tốt nghiệp trong khảo sát tháng 10/2016 của chương trình cử nhân trực tuyến NEU – EDUTOP) - Đã có tới 50% số lượng sinh viên mong muốn được hỗ trợ thêm các kỹ năng mềm thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn. Đây là một nhu cầu rất lớn của sinh viên mong muốn được trang bị thêm các kỹ năng mềm để xử lý công việc hiệu quả hơn. - Có 22% sinh viên được khảo sát mong muốn được Quảng bá doanh nghiệp họ đang làm việc với nhiều người. Việc đi học không chỉ giúp sinh viên tích lũy thêm kiến thức mà họ còn mong muốn phát triển công việc bằng cách quảng bá được doanh nghiệp trong cộng đồng sinh viên. - Có 21% mong muốn chương trình sẽ tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm với các diễn giả là các doanh nhân thành đạt. Việc gặp gỡ thường xuyên với các doanh nhân là tấm gương để học hỏi cũng như là động lực để cho sinh viên E-Learning phấn đấu. - Có 8% mong muốn được trở thành giảng viên hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm cho các sinh viên thế hệ sau. Sau quá trình trải nghiệm học tập nghiêm túc họ rất tự tin để chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm có được trong vai trò giảng viên doanh nghiệp. Đối tượng này cũng phù hợp với yêu cầu của chương trình và có thể mời họ tham gia. - Có 6% mong muốn chương trình được thông tin tới toàn doanh nghiệp để mọi người quan tâm tham gia học. Từ kết quả vừa học vừa làm của họ có thể cho thấy mức độ phù hợp trong việc lựa chọn hình thức học E-Learning. Sự phù hợp này là mong muốn được mang lại cho các đồng nghiệp của mình để cũng thay đổi và phát triển doanh nghiệp 570 - Bên cạnh đó cũng có 5% mong muốn chương trình sẽ mời sếp tham gia chia sẻ kinh nghiệm cho các sinh viên khác. Như vậy là, ngay cả khi sinh viên đào tạo trực tuyến đã tốt nghiệp ra trường thì họ vẫn mong muốn được tiếp tục học tập hoặc sinh hoạt trong cộng đồng sinh viên E-Learning để phục vụ cho nghề nghiệp và tiếp tục phát triển sự nghiệp. 5. Kết quả và nhận định Có thể nói rằng từ mô hình dạy, học trực tuyến đã mang lại cho sinh viên E-Learning rất nhiều lợi ích. Họ được học tập nghiên cứu thông qua hỗ trợ của công nghệ giúp họ thành thạo hơn với các kỹ năng máy tính văn phòng. Họ được chủ động việc học tập. Được tìm hiểu kiến thức thực tiễn từ giảng viên doanh nghiệp, được tôi luyện thêm các kỹ năng khi tham gia các hoạt động ngoại khóa. Vì vậy mà sinh viên E-Learning trưởng thành hơn, và có các mục tiêu phát triển sự nghiệp cụ thể hơn. Với các tỷ lệ thể hiện trong hai câu hỏi khảo sát trên, kiến nghị nhà trường cũng cần có các hoạt động cụ thể như gia tăng các dịch vụ đào tạo, sau đào tạo để giúp sinh viên có thể liên tục được học tập, học tập suốt đời. Người tham gia học trực tuyến phần lớn đã có việc làm và định hướng của họ sau khi học xong quan tâm tới việc phát triển sự nghiệp thành đạt hơn như tăng lương, thăng chức, mở doanh nghiệp. Việc quan tâm tới nhu cầu của sinh viên để xây dựng các chương trình đào tạo, và các dịch vụ hỗ trợ để đáp ứng mong đợi của sinh viên là cần thiết. Nhà trường có thể xây dựng các chương trình đào t