Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng – Một giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục và con người Việt Nam

văn hóa đọc giữ một vai trò quan trọng, góp phần hình thành nên con người toàn diện, có trí tuệ, có nhân cách, lối sống lành mạnh, có năng lực tiếp nhận, cập nhật tri thức không ngừng để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc [1] Trong rất nhiều các biện pháp và nội dung cần triển khai để thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 phát triển phong trào đọc và xây dựng thế hệ đọc tương lai, góp phần thực hiện mục tiêu: “tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào25 dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của m i người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” [2] mà Nghị quyết 33 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra, phát triển văn hóa đọc là một nội dung cần được quan tâm đúng mức

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng – Một giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục và con người Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 12 (37) - Thaùng 2/2016 24 Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng – Một giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục và con người Việt Nam Development of reading culture – An important solution to the construction and development of culture, education and human resourse TS. Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ Thư viện – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ph.D. Vu Duong Thuy Nga, Library Department – The Ministry of Culture, Sports and Tóm tắt Đánh giá thực trạng văn hóa đọc ở Việt Nam. Nêu thực trạng xã hội với những vấn đề cần quan tâm và phân tích sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục và nâng cao nội lực của con người Việt Nam phục vụ phát triển bền vững đất nước. Từ khóa: văn hóa đọc, Việt Nam, phát triển con người toàn diện... Abstract Current context of rising issues in our society; an analysis of the necessity of reading culture development in community to enhance culture, education and to empower Vietnamese people in order to meet sustainable development's demands of the country. Keywords: reading culture, Viet Nam, human resourse development Văn hóa đọc giữ một vai trò quan trọng, góp phần hình thành nên con người toàn diện, có trí tuệ, có nhân cách, lối sống lành mạnh, có năng lực tiếp nhận, cập nhật tri thức không ngừng để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội hiện đại - xã hội dựa trên nền tảng của nền kinh tế tri thức. Sinh thời, Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn: bất luận làm công việc gì cũng cần phải đọc. Người mới học chữ cần đọc để không mù lại, người làm công an cần đọc để nắm tình hình. Những người làm công việc chuyên môn cần phải đọc để nâng cao trình độ. Người làm quản lý lãnh đạo cần phải đọc để quản lý, lãnh đạo tốt hơn. Làm nhà báo, nhà văn lại càng phải đọc[1] Trong rất nhiều các biện pháp và nội dung cần triển khai để thực hiện Chiến lược Phát triển Văn hóa đến năm 2020 phát triển phong trào đọc và xây dựng thế hệ đọc tương lai, góp phần thực hiện mục tiêu: “tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào 25 dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của m i người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước” [2] mà Nghị quyết 33 khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đặt ra, phát triển văn hóa đọc là một nội dung cần được quan tâm đúng mức. 1. Thực trạng xã hội và những vấn đề gây nhức nhối Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó. Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối lương tâm và dư luận xã hội. Điều đáng lo ngại là số tội phạm vị thành niên ngày càng trẻ hóa và số những vụ án đặc biệt nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Theo thống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7% và với m i vụ án, hầu hết những tội phạm vị thành niên đều phạm cùng một lúc nhiều tội danh. Tuy chưa cấu thành tội phạm nhưng bạo lực học đường lại đang trở thành một vấn nạn đáng báo động về sự suy đồi đạo đức và sự sai lệch về hành vi của một bộ phận không nhỏ học sinh. Theo số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều cha mẹ học sinh, các nhà trường và là n i trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Nguyên nhân Hành vi và nhận thức của một con người được hình thành bởi 2 yếu tố: hoàn cảnh và nền tảng giáo dục.Sự xuống cấp của đạo đức xã hội bắt nguồn từ sự mất đi hệ giá trị nền tảng cũ, trong khi hệ giá trị nền tảng mới chưa được hình thành. Sự phát triển của xã hội hiện đại cũng không chỉ mang lại những mặt tích cực, mà còn có cả những mặt trái. Việc dễ dàng tiếp cận những luồng thông tin không có chọn lọc và định hướng dễ khiến trẻ hình thành những lệch lạc trong suy nghĩ và nhận thức. Với những trẻ có môi trường và hoàn cảnh sống không thuận lợi thì việc tiếp cận với những luồng thông tin thiếu kiểm soát và chọn lọc còn có thể dẫn trẻ đến với con đường của tội phạm và bạo lực. 2. Vai trò của văn hóa đọc đối với sự phát triển bền vững của cá nhân, cộng đồng và quốc gia Hành vi của một con người được quyết định bởi tư duy và nhận thức của chính họ. Đọc là quá trình giúp một người điều chỉnh hành vi, thông qua việc tiếp nhận thông tin tri thức có chọn lọc để thay đổi tư duy và nhận thức. Bởi vậy, sách và giáo dục chính là phương tiện quan trọng nhất tạo ra sự thay đổi. Đọc không chỉ giúp con người mở mang kiến thức, tiếp nhận những giá trị tri thức mới để vận dụng có ích vào thực tế cuộc sống, mà còn giúp họ thẩm thấu những giá trị đẹp đẽ và nhân văn từ sách để hoàn thiện nhân cách, trí tuệ và trở thành những con người có ích cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng và xã hội. 26 Một đất nước có trở nên lớn mạnh được hay không, hoàn toàn tùy thuộc vào sự giải phóng nguồn tài nguyên tiềm năng con người, trong đó trí tuệ và hệ giá trị nền tảng là yếu tố có vai trò quyết định. Văn hóa đọc ở cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp đều có ảnh hưởng đến cả hai yếu tố đó. Xét về bản chất, văn hóa đọc là một hoạt động văn hóa của con người, thông qua việc đọc để tiếp nhận thông tin và tri thức. Đó là nền tảng để tiếp nhận thông tin và trị thức. Văn hóa đọc thể hiện các năng lực của con người trong việc đọc thông qua nhu cầu hứng thú, kỹ năng lựa chọn tài liệu, thói quen đọc, kỹ năng đọc, khả năng lĩnh hội và vận dụng tri thức, thông tin từ tài liệu vào hoạt động thực tiễn. Mức độ phát triển của văn hóa đọc đã trở thành thước đo sự phát triển của một quốc gia. Nó được biểu hiện qua hành vi, tập quán đọc và thái độ ứng xử với sách báo và tài liệu của cá nhân và cộng đồng; sự đa dạng của các xuất bản phẩm và điều kiện đọc của người dân được đảm bảo với các thư viện hiện đại, thân thiện có vốn tài liệu phong phú. Đọc đã trở thành một trong nền tảng giúp con người hình thành nên sự hiểu biết, để từ đó khơi nguồn khả năng sáng tạo. Đối với cộng đồng, văn hóa đọc có vai trò quan trọng: - Góp phần giảm tệ nạn xã hội, tạo nên cộng đồng văn hóa biết hướng thiện, quý trọng tri thức, lẽ phải, biết phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái. - Góp phần xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Văn hóa đọc còn góp phần vào việc phát triển quốc gia một cách bền vững: - Góp phần phát triển giáo dục, kinh tế, văn hóa, hạn chế các tệ nạn xã hội, thúc đẩy xóa đói giảm nghèo, xóa dần khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, vùng sâu vùng xa, đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. - Phát triển văn hóa đọc sẽ góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập, bồi dưỡng lòng ham hiểu biết thông qua việc đọc, góp phần hình thành nhân cách và trí tuệ con người Việt Nam tham gia vào phát triển bền vững đất nước. - Phát triển văn hóa đọc sẽ góp phần nâng cao kỹ năng sống, ý thức cộng đồng. - Đọc sách góp phần xóa mù chữ và tránh tái mù đặc biệt đối với những người ở vùng sâu, vùng xa. - Giúp cho mọi người có sự hiệu biết và nâng cao năng lực, có thể hội nhập. 3. Thực trạng văn hóa đọc ở Việt Nam Việt Nam được UNDP đánh giá là nước đã đạt được những thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội trong hai thập kỷ vừa qua. Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đồng thời hình thành được hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Trên phương diện quản lý nhà nước, Việt Nam đã thực hiện thành công các biện pháp can thiệp với mục tiêu đối tượng cụ thể để h trợ cho hệ thống dịch vụ công, các cơ quan xây dựng luật và thực thi luật, đấu tranh chống tham nhũng và thực hiện các quyền con người nhằm đảm bảo cho hệ thống quản lý quốc gia theo kịp tốc độ phát triển kinh tế cao của đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, Việt Nam vẫn còn đang là nước có thu nhập thấp ở Đông Nam Á, tỷ lệ nghèo còn chiếm 10,7 %. Một trong những yếu tố góp phần vào việc phát triển một xã hội dân chủ công bằng và văn minh là việc người dân được 27 đảm bảo thông tin và được cung cấp các cơ hội để học tập suốt đời, không ngừng nâng cao nhận thức và hiểu biết. Văn hóa đọc đã tham gia và đóng góp không nhỏ vào việc tạo ra những cơ hội đó. So với năm 1945, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Điều kiện cho người dân Việt Nam đọc sách đã được cải thiện về nhiều phương diện: sự hình thành các nhà sách, nhà xuất bản và mạng lưới thư viện rộng khắp cả nước. Nhà nước đã thực hiện nhiều chương trình để trang bị và tăng cường khả năng sử dụng sách báo cho người dân. Đã có một thời phong trào đọc sách có hướng dẫn cùng với phong trào “tiếng hát át tiếng bom” đã góp phần là tạo nên động lực và niềm tin giúp con người Việt Nam vượt qua khó khăn để đánh thắng Đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Đối tượng người sử dụng thư viện để đọc sách đã được mở rộng với quảng đại quần chúng nhân dân. Cùng với sự gia tăng về số thẻ, lượt người đến sử dụng thư viện công cộng cũng có sự tăng trưởng trong những năm gần đây. Số liệu lượt bạn đọc đến thư viện công cộng được thể hiện trong biểu đồ 1. 19423717 21567542 22792919 24479849 24073568 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 30000000 Nam 2009 Nam 2010 Nam 2011 Nam 2012 Nam 2014 Series 1 Biểu đồ 1. Lượt bạn đọc giai đoạn 2009-2014 [Nguồn: số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] Kết quả điều tra xã hội học do Bộ VHTTDL thực hiện năm 2015 cho thấy mức độ phát triển văn hóa đọc của người dân Việt Nam còn chưa cao. Thực trạng về việc sử dụng thời gian r i của người Việt Nam cho việc đọc sách còn hạn chế. Kết quả cụ thể về thực trạng việc sử dụng thời gian r i của người Việt Nam được tổng hợp trong bảng 1. 28 Bảng 1. Thực trạng sử dụng thời gian rảnh rỗi của người Việt Nam Hoạt động Tỷ lệ % Đối với học sinh, sinh viên Tự học 48.3 Giúp đỡ bố mẹ 41.8 Xem vô tuyến và video 32.8 Chơi tự do 32.8 Lướt web 31.9 Đọc sách 31.6 Đi học thêm 23.2 Tham gia sinh hoạt các CLB 14.4 Chơi game 13.0 Đối với người trưởng thành Xem vô tuyến và video 57.3 Lướt web 40.0 Chơi tự do 40.0 Tự học, nghiên cứu 32.7 Đọc sách 24.0 Sinh hoạt câu lạc bộ 11.3 Các hoạt động khác 10.7 Du lịch 10.0 Chơi game 4.7 [Nguồn: Kết quả điều tra của Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] Về nhu cầu đọc của người dân Việt Nam thể hiện qua các chủ đề, lĩnh vực thường được quan tâm tìm đọc. Kết quả điều tra cho thấy: đối với học sinh sinh viên, nội dung các tài liệu được ưa thích đọc nhất lần lượt là sách liên quan đến học tập (54,4%), khoa học thường thức (32%), cổ tích (25,4%), trinh thám (23,7%), danh nhân (19,8%), tình yêu (17,8%), lịch sử (16,9%), khoa học viễn tưởng (16,9%), tình bạn (15%), võ hiệp (7,1%); đối với người trưởng thành ưa thích đọc các nội dung văn hoạc nghệ thuật (50%), chính trị xã hội (36%), gia đình lối sống (34%), kỹ năng sống (30%), khoa học thường thức (27,3%), khoa học kỹ thuật (22%), ngoại ngữ (21,3%), sách giáo khoa – giáo trình (16%), kinh tế (10%), thiếu nhi (8%), thể thao (8%) và các lĩnh vực khác (7,3%). Về mục đích đọc, người Việt Nam vẫn còn thiên nhiều về giải trí. Kết quả điều tra được 56% đọc để thư giãn, giải trí; 42% đọc để phục vụ học tập, 32% để phục vụ công tác; 15,3% phục vụ nghiên cứu khoa học và 4% đọc với mục đích khác [4]. Ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, sách báo còn rất hạn chế. Sự thiếu thông tin và cơ hội tiếp xúc với sách, báo, tài liệu đã ảnh hưởng đến tầm hiểu biết của người dân, và gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gây nên sự chênh lệch giữa các vùng miền. Trong công tác xuất bản có sự gia tăng số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế, sách xuất bản thiếu cân đối gần 80% là sách giáo khoa, giáo trình. Số lượng bản sách trong thư viện công cộng còn rất thấp, tính đến tháng 12 năm 2015 mới chỉ đạt 0,42 bản/đầu người. [3].Đầu tư cho thư viện còn thấp, chương trình mục tiêu quốc gia cho phát triển văn hóa trong lĩnh vực thư viện đã bị cắt giảm nghiêm trọng. Chương trình h trợ xây dựng thư viện huyện vùng đặc biệt khó khăn thôi không được triển khai từ năm 2009, chương trình h trợ cho các thư viện tỉnh xây dựng kho sách lưu động cũng ngừng từ 2011. 29 Trong những năm qua, nhiều tổ chức và cá nhân ở trong và ngoài nước đã n lực, hết mình vì mục tiêu đẩy mạnh việc đọc trong cộng đồng. Hơn 60 thư viện tư nhân có phục vụ cồng đồng, hơn 100 tủ sách dòng họ, hơn 4000 tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học đã được thành lập. Một số dự án do các cá nhân tâm huyết đã được thực hiện: “Sách hóa nông thôn”, “ Sách ơi mở ra”, “Sách cho em”... Nhưng những đóng góp đó chưa đủ khơi dậy và đảm bảo cho văn hóa đọc được nuôi dưỡng và phát triển. Để phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng không thể chỉ là sự n lực của một nhóm người nhiệt huyết, cũng không chỉ đơn thuần là công việc của những người làm công tác thư viện, xuất bản mà đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự đầu tư và ban hành các chính sách phù hợp của Nhà nước, sự chung tay của các Bộ ngành, địa phương và toàn xã hội. 4. Sự cần thiết phải phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng Sự thay đổi của đời sống đương đại do sự phát triển của công nghiệp, sự bùng nổ thông tin, xu hướng toàn cầu hóa, sự phát triển của kinh tế thị trường đã đặt ra những thách thức lớn, đòi hỏi có một quan niệm mới về văn hóa đọc, đặc biệt là cần có một chính sách vĩ mô để phát triển văn hóa đọc cho phù hợp với bối cảnh của thời đại mới. Trong đó, sự điều chỉnh của Nhà nước là hết sức quan trọng. Ở Việt Nam, văn hóa đọc chưa được quan tâm phát triển đúng mức. Văn hóa chưa được đầu tư đủ mạnh cũng như chưa có sự kết nối một cách chặt chẽ. Sự suy giảm văn hóa đọc trong hai thập kỷ gần đây đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội: Trong các nhà trường, có nhiều học sinh không có ý thức, thói quen và kỹ năng đọc sách, nên không có kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. Một số người thờ ơ với sách và việc tích lũy tri thức; thực tế đã xuất hiện hiện tượng không ít người sống vô cảm, bất chấp vì thiếu hiểu biết về luật pháp, về trách nhiệm công dân. Sự thiếu hiểu biết còn dẫn đến những nguy cơ rất đáng báo động về môi trường sinh thái, an toàn thực phẩm, kế hoạch hóa gia đình... Đặc biệt, sự nghèo nàn về tâm hồn do thiếu tiếp xúc với những cuốn sách giàu tính nhân văn đã dẫn đến sự gia tăng các tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt trong giới trẻ. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Để hướng tới xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học, có ý thức tôn trọng pháp luật, có hiểu biết sâu sắc, về lịch sử, văn hoá dân tộc, biết tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới, biết trân trọng và vươn tới cái đúng, cái tốt đẹp, cao thượng; dám đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; tích cực ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam, có nhiều việc cần phải thực hiện, trong đó đẩy mạnh việc đọc và tăng cường khả năng tiếp nhận, ứng dụng tri thức thông qua sách báo có một ý nghĩa quan trọng. Một xã hội phát triển theo đúng nghĩa là một xã hội văn minh đảm bảo sự công bằng, dân chủ cho người dân trong mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc. Những nước hạnh phúc là những nước có sự cân bằng giữa sự sung túc về vật chất và phong phú về tinh thần. Để tạo nên sự phong phú về tâm hồn, trước hết phải phát triển văn hóa giáo dục, để hình thành nên những con người có tri thức. Văn hóa đọc có vai trò 30 quan trọng đối với m i cá nhân và sự phát triển của xã hội. Vì thế, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã rất quan tâm và đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của dân chúng. Bài học của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã khẳng định vai trò của văn hóa đọc với sự phát triển quốc gia. Từ 300 năm trước , Nhật Bản đã rất chú trọng việc phổ biến tri thức thông qua hệ thống nhà xuất bản, thư viện, trường học. Những chính sách thúc đẩy văn hóa đọc đã tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của Nhật Bản. Hoa Kỳ đã phát triển vượt trội so với Châu Âu nhờ tri thức lan tỏa trong giới bình dân từ 200 năm trước đây. Và cho đến ngày nay, khi các quốc gia này đã trở thành cường thịnh, việc đọc của người dân vẫn được chính phủ quan tâm. Hoa Kỳ đứng đầu thế giới về đầu tư cho thư viện, Hàn Quốc m i năm chi tới 0,31% GDP cho thư viện để người dân có điều kiện đọc sách tốt nhất. Bình quân 1 năm Anh chi tới 54 USD cho một người dân trong việc đọc sách [5]. Từ thực trạng việc đọc của người dân ở Việt Nam và kinh nghiệm của nước ngoài, đã đến lúc không thể không quan tâm phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng. Để làm được việc đó, Chính phủ cần sớm có những chính sách, và sự đầu tư cụ thể. Đây là một việc làm hết sức cấp bách, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục và nâng cao nội lực của con người Việt Nam phục vụ phát triển bền vững đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hồ Chí Minh (1971), Bàn về vấn đề học tập, Nxb Sự thật, Hà Nội. 2. Nghị quyết số 33 - NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 9 tháng 6 năm 2014 về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững đất nước. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Số liệu thống kê từ 1011-2015. 4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kết quả điều tra của Vụ Thư viện về Thực trạng văn hóa đọc ở Việt Nam, 2015. 5. The Economic Landscape, truy cập tại: https://www.oclc.org/content/dam/oclc/report s/escan/downloads/economic.pdf Ngày nhận bài: 28/12/2015 Biên tập xong: 15/02/2016 Duyệt đăng: 20/02/2016