Phát triển xã hội học trong khu vực nhà nước: Phác thảo về cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Tóm tắt: Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và quan sát thu thập được, bài viết tổng quan sơ lược chặng đường phát triển của nền xã hội học trong khu vực nhà nước ở Việt Nam suốt hơn bốn thập kỷ qua; phân tích chỉ ra một số thành công, cơ hội và thách thức đặt ra trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực xã hội học ở Việt Nam hiện nay. Dựa vào bằng chứng thu thập được và kết quả phân tích, bài viết đưa ra một số bàn luận và khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần vào phát triển bền vững và thịnh vượng của nền xã hội học Việt Nam trong bối cảnh xã hội chuyển đổi và hội nhập quốc tế.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 47 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phát triển xã hội học trong khu vực nhà nước: Phác thảo về cơ hội và thách thức đặt ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 15 PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC TRONG KHU VỰC NHÀ NƢỚC: PHÁC THẢO VỀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐẶT RA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ PGS. TS Nguyễn Đức Chiện Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Email: xhhchien@yahoo.com Tóm tắt: Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và quan sát thu thập được, bài viết tổng quan sơ lược chặng đường phát triển của nền xã hội học trong khu vực nhà nước ở Việt Nam suốt hơn bốn thập kỷ qua; phân tích chỉ ra một số thành công, cơ hội và thách thức đặt ra trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực xã hội học ở Việt Nam hiện nay. Dựa vào bằng chứng thu thập được và kết quả phân tích, bài viết đưa ra một số bàn luận và khuyến nghị nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần vào phát triển bền vững và thịnh vượng của nền xã hội học Việt Nam trong bối cảnh xã hội chuyển đổi và hội nhập quốc tế. Từ khóa: phát triển xã hội học, khu vực Nhà nước, cơ hội, thách thức 1. Đặt vấn đề Xã hội học là một chuyên ngành khoa học xã hội đƣợc hình thành từ những biến đổi sâu sắc về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học ở các nƣớc Tây Âu vào nửa sau thế kỷ XIX (Tony Bilton và các tác giả khác, 1993:19). Ngay từ ban đầu, các nhà xã hội học tiền bối đã nỗ lực vận dụng những thành tựu phƣơng pháp nghiên cứu trong khoa học tự nhiên để nghiên cứu các vấn đề xã hội mới nảy sinh, đƣa ra cách lý giải thuyết phục về các hiện tƣợng, sự kiện xã hội, tính quy luật và mối quan hệ nhân quả của nó trong đời sống xã hội ở các quốc gia phƣơng Tây. Với góc nhìn khoa học mới giúp xã hội học giải thích thấu đáo các vấn đề xã hội nảy sinh trong đời sống xã hội. Mặc dù là chuyên ngành ra đời muộn nhƣng với tính sát thực và hiệu quả, xã hội học nhanh chóng trƣởng thành cuốn hút quan tâm của toàn xã hội. Nhƣ lời Peter Berger - một học giả có uy tín trong giới xã hội học quốc tế đã nhận xét về tính ƣu trội của ngành khoa học này “Sức quyền rũ của xã hội học là ở chỗ cách nhìn (giải thích vấn đề) của nó giúp ta phát hiện ra dƣới ánh sáng mới chính thế giới mà chúng ta sống suốt đời (...) sự thông thái của xã hội học chính là ở chỗ các sự vật không đúng nhƣ vẻ ngoài của chúng” (Tony Bilton và các tác giả khác, 1993:21). Ở Việt Nam, chính thức xã hội học du nhập muộn hơn so với các ngành khoa học xã hội khác. Ngƣợc dòng thời gian, qua các tƣ liệu cho thấy từ thập niên đầu đến thập niên 60 của thế kỷ XX Xã hội học thế giới đã phát triển mạnh mẽ ở một số quốc gia châu Âu, Châu Mỹ, nhƣng Xã hội học Việt Nam vẫn chƣa đƣợc xác lập một cách chính thức. Phải đến những năm cuối của thập niên 70 (thế kỷ XX) trƣớc yêu cầu cấp bách của xã hội và những nỗ lực chung của xã hội, đặc biệt là các nhà khoa học xã hội, Xã hội học Việt Nam chính thức định hình với tính chất là một tổ chức nghiên cứu. Năm 1977, Ban Xã hội học đƣợc thành lập HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 16 thuộc Viện Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) với lực lƣợng nghiên cứu rất mỏng (10 cán bộ), chủ yếu từ các chuyên ngành khoa học khác chuyển sang, nhƣ Triết học, Toán, Văn học, Sử học, Kinh tế chính trị. Sự ra đời Ban Xã hội học đánh dấu một mốc quan trọng trong việc định hình và phát triển của bộ môn khoa học này. Cuối năm 1983, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ký Quyết định thành lập Viện Xã hội học trên cơ sở Ban Xã hội học. Quyết định này có ý nghĩa quan trọng đối với những ngƣời làm nghiên cứu Xã hội học. Bộ máy lãnh đạo, cơ cấu phòng và lực lƣợng nghiên cứu đƣợc bổ sung sau khi thành lập viện. Do ở Việt Nam lúc đó chƣa có cơ sở đào tạo xã hội học nên Viện Xã hội học tuyển chọn các sinh viên tốt nghiệp đại học, nhà nghiên cứu từ các ngành khoa học tự nhiên và nhân văn vào làm công tác nghiên cứu. Đây cũng là một khó khăn đặt lên vai lãnh đạo và các cán bộ nghiên cứu khi phải bắt đầu làm quen với ngành khoa học mới mẻ này. Đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), trƣớc nhu cầu cấp bách của xã hội trong thời kỳ Đổi mới, Chính phủ đã quyết định thành lập nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành xã hội học bậc đại học và sau đại học ở viện và trƣờng đại học khu vực nhà nƣớc1 (Cơ sở đào tạo Sau đại học thuộc Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Khoa Tâm lý học - Xã hội học ở Đại học Tổng hợp Hà Nội, Khoa Xã hội học ở Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Cơ sở đào tạo Sau đại học thuộc Viện Xã hội học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Khoa Xã hội học ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Khoa Xã hội học ở Đại học Công đoàn, v.v). Có thể nói, giai đoạn này đánh dấu sự mở rộng và lớn mạnh của nền xã hội học Việt Nam với sự ra đời hàng loạt cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội học chuyên nghiệp, chủ yếu là trong các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, việc ra đời các cơ sở này đã đóng góp thiết thực vào công tác đào tạo các thế hệ sinh viên, học viên có kiến thức chuyên môn sâu về chuyên ngành xã hội học ở Việt Nam2. Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, từng bƣớc khắc phục khó khăn, vừa làm vừa học, các thế hệ tiền bối “thế hệ vàng3” đã không ngừng phấn đấu cho sự lớn mạnh của nền xã hội học Việt Nam. Kết quả, xã hội học ở Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học đầu ngành về lĩnh vực lý thuyết xã hội học và chuyên ngành, nhƣ: Xã hội học An sinh xã hội, Xã hội học Đô thị, Xã hội học Nông thôn, Xã hội học Gia đình, Xã hội học Dân số, Xã hội học Văn hóa, Xã hội học Dƣ luận xã hội và Truyền thông đại chúng, Xã hội học Quản lý, Xã hội học Tôn giáo, Xã hội học Giới, v.v Các nhà khoa học đầu đàn của xã hội học đã và đang có đóng góp quan trọng vào công tác giảng dạy và nghiên cứu đề tài/ dự án trong nƣớc và quốc tế. Thực tế hoạt động nghiên cứu xã hội học trong thời gian qua đƣợc phát triển không 1 Xã hội học khu vực nhà nƣớc đƣợc hiểu là các cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội học thuộc nhà nƣớc, do (chính phủ hoặc địa phƣơng) đầu tƣ về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công. 2 Giới hạn xã hội học khu vực nhà nƣớc trong bài viết này quan tâm đến công tác đào tạo và nghiên cứu xã hội học ở các trƣờng đại học và viện nghiên cứu của nhà nƣớc. Bài viết không bàn về “Xã hội học công” hay “Xã hội học công cộng”. 3 GS. TS Bùi Thế Cƣờng, Nguyên Viện trƣởng Viện KHXH vùng Nam Bộ đề cập cụm từ này trong bài viết “Có hay không một thế hệ vàng của Viện Xã hội”, đƣợc in trong Kỷ yếu Viện Xã hội học 40 năm phát triển và hội nhập (1977- 2017). Nxb KHXH 2017. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 17 ngừng với số lƣợng đề tài, dự án ở các cấp độ trong nƣớc và quốc tế gia tăng. Công tác đào tạo cũng có sự phát triển nở rộ theo chiều rộng. Mỗi năm, các cơ sở đào tạo xã hội học đã cung cấp một lực lƣợng nhân lực hùng hậu với hàng nghìn sinh viên, hàng trăm học viên cao học và nghiên cứu sinh ngành xã hội học. Thông qua các dự án nghiên cứu và chƣơng trình giảng dạy, các cán bộ đã xuất bản hàng trăm đầu sách và hàng nghìn bài báo, công trình nghiên cứu khoa học; đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ, dự án quốc tế đạt kết quả nhất định, đƣợc ứng dụng vào công tác giảng dạy và hoạch định chính sách phát triển ở nƣớc ta. Có thể nói, cở sở xã hội học khu vực nhà nƣớc đã và đang có đóng góp quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực cho công cuộc đổi mới, phát triển đất nƣớc. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đƣờng phát triển của nền xã hội học ở Việt Nam, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu thuộc khu vực nhà nƣớc trong thời gian qua cũng không tránh khỏi hạn chế; cơ hội và thách thức mới4 vẫn đang tiếp diễn đối với quá trình phát triển nền xã hội học nƣớc ta, đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu trả lời, nhƣ: trong hơn 40 năm qua các cơ sở xã hội học khu vực nhà nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu gì trong bức tranh phát triển xã hội học khu vực và thế giới? Cơ hội, bất cập và thách thức nào đang tiếp tục đặt ra đối với sự phát triển nền xã hội học Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế? Dựa vào nguồn tài liệu thứ cấp và quan sát của tác giả thu thập đƣợc, bài viết tổng quan phác thảo sơ lƣợc chặng đƣờng phát triển của nền xã hội học ở Việt Nam trong suốt hơn bốn thập kỷ qua; phân tích chỉ ra một số thành công, cơ hội và thách thức trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo lĩnh vực xã hội học ở Việt Nam thời gian qua; bài viết cũng đƣa ra một số bàn luận và khuyến nghị giải pháp nhằm cải thiện nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học, góp phần vào quá trình phát triển và sự thịnh vƣợng của nền xã hội học ở nƣớc ta trong bối cảnh xã hội Việt Nam chuyển đổi và hội nhập quốc tế5. 2. Cơ hội, thách thức trong đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các cơ sở xã hội học khu vực nhà nƣớc Cơ hội và thách thức trong hoạt động đào tạo xã hội học Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta rất chú trọng đến công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy, nghiên cứu cho cán bộ ở các viện nghiên cứu chuyên ngành và các cơ sở đào tạo. Đào tạo nƣớc ngoài với các đề án nhƣ: Đề án 322, Đề án 911, Đề án 165, và các đề án khác đƣợc ra đời nhằm tạo cơ hội cho các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu trẻ tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, bằng các mối quan hệ độc lập, các viện và trƣờng cũng có nhiều chƣơng trình hợp tác song 4 Phát triển xã hội học trong khu vực nhà nƣớc ở bài viết này muốn nói đến sự đời và phát triển các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy xã hội học ở Việt Nam; số lƣợng các đề tài/ dự án nghiên cứu; số lƣợng ngƣời tốt nghiệp các bậc cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành xã hội học. Còn thuật ngữ cơ hội trong phát triển xã hội học khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam đƣợc bài này đề cập đến những cơ hội tham gia đào tạo, tham gia các đề tài nghiên cứu; thách thức là những khó khăn trong công tác đào tạo và nghiên cứu mà các cơ sở này đang phải đối diện, thách thức này có thề cản trở tiến trình phát triển và hội nhập xã hội học Việt Nam. 5 Hạn chế nguồn dữ liệu bài viết quan tâm phân tích mang tính định tính về cơ hội và thách thức trong phát triển xã hội học khu vực nhà nƣớc ở các viện nghiên cứu và trƣờng đào tạo chuyên ngành xã hội học. HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 18 phƣơng với các viện, trƣờng đại học nƣớc ngoài, trong đó có các học bổng ngắn và dài hạn cho cán bộ trẻ tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ. Công tác đào tạo chuyên ngành xã hội học ở trong nƣớc cũng đƣợc phát triển nở rộ với việc Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo ký quyết định thành lập nhiều cơ sở đào tạo xã hội học, có chức năng giảng dạy và cấp bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ xã hội học. Có thể nói, cơ chế và môi trƣờng đào tạo đang tạo nhiều cơ hội tốt cho cán bộ, ngƣời học nâng cao trình độ kiến thức và hiểu biết về tri thức xã hội học, nhằm nhanh chóng phát triển ngành xã hội học và đóng góp thiết thực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên, những bất cập và thách thức trong hoạt động đào tạo ở các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học ở nƣớc ta vẫn đang tiếp tục đặt ra đối với ngành xã hội học; chẳng hạn nhƣ tình trạng cán bộ không nỗ lực quyết tâm tham gia khai thác các cơ hội đào tạo trong và ngoài nƣớc để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng tin học, ngoại ngữ và điều này có thể dẫn đến nguy cơ tụt hậu về chuyên môn xã hội học của thế hệ trẻ so với thế hệ trƣớc; tình trạng cán bộ đƣợc cử đi đào tạo trong và ngoài nƣớc nhƣng khi hoàn thành khóa học không về nƣớc hoặc trở về thì xin chuyển ra bên ngoài làm việc cho các tổ chức NGO, tổ chức quốc tế. Đây cũng đƣợc xem là vấn đề chảy máu chất xám diễn ra ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội học khu vực nhà nƣớc. Liên quan đến tình hình đào tạo ở các cơ sở xã hội học khu vực nhà nƣớc, một số bất cập và thách thức đang đặt ra hiện nay là chất lƣợng đào tạo không đƣợc nhƣ mong muốn. Tình trạng sinh viên, học viên sau đại học ít hứng thú với bài giảng, thiếu tích cực trong việc tra cứu đọc các tài liệu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến môn học, số môn học và chƣơng trình đạo tạo môn học chƣa hợp lý, v.v... Thực tế này phần nào ảnh hƣởng đến kiến thức chuyên ngành của ngƣời học bị thiếu hút nghiêm trọng. Hệ quả này tất yếu dẫn đến sinh viên, học viên sau đại học lúng túng, gặp khó khăn trong thiết kế đề cƣơng nghiên cứu, triển khai điền dã thu thập thông tin, xử lý số liệu và viết khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp. Cũng liên quan đến bất cập về chất lƣợng đào tạo hiện nay là ngƣời học tốt nghiệp về công tác tại viện, trƣờng hay cơ quan bên ngoài gặp nhiều khó khăn với công việc đƣợc giao. Thực tế nhiều sinh viên khi tốt nghiệp đại học ra trƣờng về một đơn vị công tác đều cho biết những điều họ học trong trƣờng khác nhiều với thực tế, nhất là đối với cơ quan nghiên cứu. Khi mới vào nghề, hầu hết họ đều thiếu hiểu biết về quy trình nghiên cứu và kỹ năng cần thiết để triển khai một nghiên cứu. Bên cạnh đó, vẫn còn hạn chế về trình độ công nghệ thông tin, khả năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm, v.v.. phần nào dẫn khó khăn khi tham gia hoạt động nghiên cứu. Một bất cập nữa là tình trạng ngƣời học xã hội học khi ra trƣờng khó xin việc, hiện tƣợng không ít trƣờng hợp sinh viên phải “treo bằng xã hội học”, làm trái ngành nghề đào tạo, thậm chí làm công nhân lao động hoặc đi xuất khẩu lao động. Có thể khẳng định hoạt động xã hội học trong khu vực nhà nƣớc đã cung cấp lƣợng nhân lực khoa học hùng hậu cho ngành xã hội học, khoa học xã hội và cho các lĩnh vực phát triển của đất nƣớc. Hiện nay, nếu thống kê cơ cấu tuổi của nhân lực đƣợc đào tạo xã hội học ở các cơ sở đào tạo thì có thể sẽ cho thấy bức tranh đậm nét về nhân lực trẻ, trình độ chuyên môn, HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 19 bằng cấp cao gia tăng. Tuy nhiên, vấn đề gây quan ngại nhất là chất lƣợng đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo thời gian vừa qua là chƣa đƣợc nhƣ mong đợi của xã hội, hiện tƣợng đào tạo chạy theo số lƣợng hơn là chất lƣợng. Thực tế có thể làm suy giảm niềm tin xã hội và uy tín của ngành xã hội học Việt Nam, và hơn thế nữa ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong đào tạo xã hội học ở khu vực nhà nƣớc so với cơ sở đào tạo xã hội học khu vực tƣ, năng lực cạnh tranh trong đào tạo với các trƣờng đào tạo xã hội học trong khu vực và thế giới. Cơ hội và thách thức trong hoạt động nghiên cứu xã hội học Đƣợc sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành và nhu cầu của các địa phƣơng, các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế, hoạt động nghiên cứu và tƣ vấn xã hội học cũng có sự phát triển nở rộ trong thời gian qua. Cho đến nay ngành xã hội học đã có nhiều đề tài cấp nhà nƣớc, đề tài cấp bộ, cấp địa phƣơng, cấp cơ sở đã đƣợc các thế hệ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy thực hiện bằng nguồn ngân sách của Chính phủ, địa phƣơng. Kết quả các đề tài nghiên cứu này đã có đóng góp khoa học trong việc phát hiện và lý giải thấu đáo quy luật mối quan hệ xã hội nảy sinh trong đời sống xã hội, là cơ sở cho việc hoạch định đƣờng lối của Đảng, xây dựng chính sách phát triển của Nhà nƣớc và các địa phƣơng. Kết quả quá trình thực hiện một chuỗi các đề tài cũng đóng góp quan trọng vào công tác đào tạo cán bộ, nhất là cán bộ trẻ ở các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy xã hội học. Sản phẩm của các đề tài cũng đƣợc xuất bản, bao gồm sách chuyên khảo, bài báo công trình khoa học, là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên sau đại học, giới nghiên cứu và quản lý xã hội. Các đề tài/ dự án nghiên cứu, tƣ vấn hợp tác với các viện, trƣờng, tổ chức quốc tế cũng phát triển mạnh, đa dạng về cấp độ và quy mô hợp tác nghiên cứu trong những thập niên vừa qua. Có thể thấy trong những thập niên vừa qua các cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội khu vực nhà nƣớc ở Việt Nam đã thực hiện nhiều đề tài/ dự án nghiên cứu hợp tác với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học có uy tín trên thế giới, hợp tác với các tổ chức quốc tế có quy mô hoạt động toàn cầu nhƣ: UNDP, WB, UNFPA, JICA, ADB, HAI, và nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO), v.v Các mối quan hệ hợp tác nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa trong việc mở rộng đề tài nghiên cứu, tƣ vấn phát triển xã hội, đóng góp khuyến nghị khoa học có giá trị đối với chính sách hỗ trợ phát triển của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam; bổ sung nguồn dữ liệu tham khảo hữu ích cho Chính phủ, bộ ngành và các địa phƣơng trong quá trình phát triển; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tƣ vấn về phát triển xã hội, phát triển cộng đồng cho cán bộ; nâng cao vị thế của các cơ sở xã hội học ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế phát triển xã hội học trong khu vực nhà nƣớc thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập và thách thức, kể cả thách thức vừa mới nảy sinh gần đây. Tình trạng một số đề tài kết quả nghiên cứu tốt, có phát hiện khoa học và hàm ý chính sách nhƣng chƣa đƣợc xã hội đón nhận sử dụng vào thực tiễn đời sống xã hội, v.v Ở phần trên vừa cho thấy các cơ sở đào tạo và nghiên cứu xã hội học công thời gian qua đã thực hiện nhiều hệ đề tài trong và ngoài nƣớc, nhƣng theo đánh giá của một số chuyên gia thì phần lớn đề tài đạt chất lƣợng chuyên môn chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng, cho dù đề tài/ dự án đã nỗ lực công bố sản phẩm sách và bài tạp chí đƣợc xuất bản ở trong nƣớc. Điểm hạn chế nổi bật là kết quả đề tài thiếu đóng HỘI THẢO KHOA HỌC “PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC CÔNG Ở VIỆT NAM” 20 góp lý luận và phƣơng pháp cho sự phát triển tri thức chuyên ngành xã hội học; các phát hiện và khuyến nghị khoa học của đề tài thiếu tính khả thi, ứng dụng trong thực tiễn quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam. Nguyên nhân của thực tế này có thể xuất phát từ các giả định khác nhau: do hạn chế trong thiết kế đề cƣơng nghiên cứu, quy trình khảo sát theo phƣơng pháp xã hội học chƣa tốt, chƣa biết kết hợp phƣơng pháp liên ngành, xuyên ngành trong nghiên cứu; xử lý và phân tích các dữ liệu khảo sát thực nghiệm theo kinh nghiệm, không vận dụng triệt để tính ƣu việt của phƣơng pháp và lý thuyết xã hội học, vấn đề tuyển chọn và xét duyệt các đề tài/ dự án nghiên cứu, v.v 3. Bàn luận Một vài phân tích trên đã phác thảo sơ bộ về quá trình hình thành và phát triển của nền xã hội học ở Việt Nam hơn 40 năm qua. Mặc dù là chuyên ngành khoa học ra đời muộn hơn so với các chuyên ngành khoa học xã hội khác, nhƣng các cơ sở nghiên cứu và đào tạo xã hội học khu vực nhà nƣớc nhanh chóng trƣởng thành khẳng định vị thế quan trọng trong giới khoa học xã hội trong nƣớc và khu vực. Xã hội học Việt Nam khi mới ra đời với vỏn vẹn 10 cán bộ thì đến nay nền xã hội học này đã có một lực lƣợng đông đảo cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, và nhiều cán bộ có chuyên môn xã hội học đang công tác ở các bộ ngành, địa phƣơng và các tổ chức NGO, tổ chức quốc tế. Hoạt động đào tạo ở các cơ sở xã hội học khu vực nhà nƣớc trong những thập niên vừa qua đã đạt đƣợc những thành quả quan trọng. Nhiều lƣợt cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đã khai thác triệt để các chƣơng trình học bổng trong và ngoài nƣớc để tham gia các khóa đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, sau tiến sĩ. Kết thúc khóa học trở về cơ quan, có những đóng góp quan trọng đối với công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, hoạt động nghiên cứu, tƣ vấn xã hội học cũng đã khai thác tốt các đề tài, dự án đƣợc đặt hàng từ Chính phủ, các bộ ngành, địa phƣơng, các viện nghiên cứu, đại học nƣớc ngoài và các tổ chức NGO, tổ chức quốc tế. Kết quả các công trình nghiên cứu, tƣ vấn đã có một số đóng góp tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc ta hoạch định, xây dựng mô hình quản lý phát triển xã hội bền vững; nghiên cứu tƣ vấn đã giúp nhiều địa phƣơng định hƣớng quy hoạch hƣớng đến phát triển hài hóa; nghiên cứu tƣ vấn gợi ý cho các tổ chức quốc tế có định hƣớng chính sách hỗ trợ phát triển bao trùm. Kết quả nhiều đề tài nghiên cứu đƣợc chắt lọc, xuất bản phẩm là tài liệu t