Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội

Tóm tắt. Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội đã được làm thường xuyên và có hiệu quả. Phối hợp nhà trường với gia đình tốt hơn với cộng đồng nhưng chênh lệch không nhiều. Bên cạnh những thuận lợi như nhận thức của gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục mầm non tăng lên, có nhiều tài liệu và phương tiện phổ biến kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ, giáo viên yêu nghề, mến trẻ. . . thì vẫn còn những khó khăn như cha mẹ ít thời gian quan tâm đến con, một số tổ chức, đoàn thể phối hợp chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chưa thật tốt, kinh phí hạn hẹp, số trẻ đông.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0013 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 103-111 This paper is available online at PHỐI HỢP NHÀ TRƯỜNG VỚI GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG Ở CÁC TRƯỜNGMẦM NON THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyễn Thị Như Mai Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội đã được làm thường xuyên và có hiệu quả. Phối hợp nhà trường với gia đình tốt hơn với cộng đồng nhưng chênh lệch không nhiều. Bên cạnh những thuận lợi như nhận thức của gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục mầm non tăng lên, có nhiều tài liệu và phương tiện phổ biến kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ, giáo viên yêu nghề, mến trẻ. . . thì vẫn còn những khó khăn như cha mẹ ít thời gian quan tâm đến con, một số tổ chức, đoàn thể phối hợp chưa thường xuyên, công tác tuyên truyền chưa thật tốt, kinh phí hạn hẹp, số trẻ đông. Từ khóa: Trường mầm non, phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng, thành phố Hà Nội. 1. Mở đầu Giáo dục trẻ em không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường. Để các em trở thành một công dân tốt, có ích, rất cần thiết phải phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong giáo dục trẻ. Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong giáo dục từ lâu đã được quan tâm. Làm sao để gia đình và cộng đồng cùng chung tay với nhà trường nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ? Nhiều nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam đã được tiến hành, có thể tóm tắt thành các hướng chính sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận của sự phối hợp: H. Kirschenbaum, A. Henward, K.Ratliffe (Mỹ), J.-C. Bareau (Pháp), M.-C.Andres (Thụy Sĩ), J.-C Kalubi (Canada). . . [5, 6]. Nghiên cứu các cách thức phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục: M.Warner (Mỹ), F.Beauregard, C.Marchand (Canada), J.L.Auduc (Pháp), Phạm Thị Tâm, Trần Thị Bích Trà. . . [3, 5]. Nghiên cứu làm rõ hiệu quả của sự phối hợp: S.J.Larivee, F.Beauregard (Canada), P.Stein, H. Kirschenbaum (Mỹ), M.-C.Rolland, (Pháp). . . [6]. Những nghiên cứu này làm nền móng và củng cố việc phối hợp giữa ba lực lượng giáo dục trở thành những quy định có tính pháp lí ở nhiều quốc gia. Thấy được tầm quan trọng của sự phối hợp, Luật Giáo dục Việt Nam, điều 12, đã quy định: “Mọi tổ chức, gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà Ngày nhận bài: 15/6/2014. Ngày nhận đăng: 10/2/2015. Liên hệ: Nguyễn Thị Như Mai, e-mail: nhumai0907@yahoo.ca 103 Nguyễn Thị Như Mai trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn” [1].Từ lâu giáo dục Việt Nam đã thực hiện phối hợp và ngày càng thấy cần thiết phải tăng cường. “Chỉ thị về Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh và sinh viên.” được Bộ Giáo dục và Đào tạo kí ngày 23/12/2008 [2] đã thể hiện rõ điều đó. Giáo dục Mầm non Việt Nam đã thực hiện kết hợp nhà trường - gia đình - cộng đồng và thu được nhiều kết quả. Thành phố Hà Nội là nơi giáo dục mầm non được các tầng lớp xã hội quan tâm, đã thực hiện việc phối hợp này trong nhiều năm qua. Để thấy rõ hơn thực tế phối hợp, nghiên cứu được thực hiện trên các giáo viên mầm non, những người trực tiếp thực hiện kết nối giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan niệm về phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ em “Phối hợp” được hiểu là sự liên kết những yếu tố khác nhau một cách chặt chẽ để tạo nên một chỉnh thể đồng bộ và hài hòa nhằm đạt được một kết quả xác định. Với ý nghĩa này, phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục (CS - GD) trẻ em là sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng để tạo nên lực lượng giáo dục rộng lớn, hoạt động đồng bộ nhằm giúp cho công tác chăm sóc - giáo dục trẻ em đạt được hiệu quả cao nhất. Hiểu đơn giản hơn, phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ là việc gia đình và xã hội cùng tham gia với nhà trường chăm sóc - giáo dục trẻ em để công việc này có kết quả tốt [4]. 2.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội. - Khách thể khảo sát: Điều tra, khảo sát 132 giáo viên ở 98 trường mầm non công lập và tư thục thuộc các quận và huyện của thành phố Hà Nội (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Thanh Trì, Đông Anh, Chương Mỹ, Đan Phượng, Mỹ Đức, Quốc Oai, Sóc Sơn, Phúc Thọ). Các giáo viên này đã làm việc từ 1,5 năm đến 23 năm và có một số người làm công tác quản lí nhà trường. - Thời gian khảo sát: Tháng 3 đến tháng 6 năm 2014. 2.3. Kết quả nghiên cứu Ý kiến của giáo viên về thực trạng phối hợp được phân thành 4 mức: - Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Tốt. - Thường xuyên/Hiệu quả/Khá. - Ít thường xuyên/Ít hiệu quả/Trung bình. - Không thường xuyên/Không hiệu quả/Yếu. Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm trung bình (TB) khảo sát: - Từ trên 3 đến 4: Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Tốt. 104 Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội - Từ trên 2 đến 3: Thường xuyên/Hiệu quả/Khá. - Từ trên 1 đến 2: Ít thường xuyên/Ít hiệu quả/Trung bình. - Điểm 1: Không thường xuyên/Không hiệu quả/Yếu. 2.3.1. Nhận thức về sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng Điều tra về nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng thu được kết quả: Hầu hết giáo viên mầm non đều thấy Rất cần thiết (91,7%) phải phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ. Không có giáo viên nào thấy Không cần thiết. Nhận thức tốt về sự cần thiết của hoạt động này là cơ sở để giáo viên thực hiện các công việc phối hợp tích cực và hiệu quả. 2.3.2. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và gia đình a/. Về nội dung phối hợp giữa trường mầm non và gia đình. Phối hợp giữa trường MN với gia đình được thực hiện ở nhiều nội dung khác nhau và tiến hành trong suốt năm học. Kết quả điều tra thể hiện ở Bảng 1. Bảng 1: Mức độ thực hiện và hiệu quả của các nội dung phối hợp giữa trường MN với gia đình STT Nội dung phối hợp Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả TB Thứ bậc TB Thứ bậc Nội dung phối hợp giữa trường MN và gia đình 2,85 2,84 1 Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ: 3,12 1 2,97 1 2 Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ: 2,89 2 2,84 2 3 Phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác CS – GD trẻ: 2,8 3 2,84 2 4 Tham gia xây dựng cơ sở vật chất: 2,58 4 2,71 4 Số liệu cho thấy: Nhìn chung, sự phối hợp nhà trường với gia đình là Thường xuyên và Hiệu quả (Điểm TB: 2,85 và 2,84), thứ bậc lần lượt là: 1- Phối hợp thực hiện chương trình chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ 2- Phối hợp thực hiện chương trình giáo dục trẻ. 3- Phối hợp kiểm tra, đánh giá công tác CS – GD trẻ. 4- Tham gia xây dựng cơ sở vật chất. Trong 4 nội dung trên, nội dung phối hợp nhà trường với gia đình để “Tạo môi trường an toàn về tình cảm” cho trẻ (thuộc nội dung 2) được thực hiện thường xuyên nhất và có hiệu quả nhất (Rất thường xuyên và Rất hiệu quả: Điểm TB: 3,26; 3,19 ). Gia đình tham gia đóng góp hiện vật cho nhóm, lớp, trường mầm non (thuộc nội dung 4) ở mức thường xuyên nhưng thấp hơn các nội dung khác (Điểm TB: 2,42). Gia đình cũng tham gia đóng góp ý kiến có hiệu quả với nhà trường 105 Nguyễn Thị Như Mai về chương trình và phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ (thuộc nội dung 3) nhưng mức độ hiệu quả ít hơn các nội dung khác (ĐiểmTB: 2,54). b/. Về hình thức phối hợp của trường mầm non với gia đình. Các hình thức phối hợp giữa trường MN và gia đình cũng được sử dụng thường xuyên và hiệu quả. Kết quả thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức phối hợp giữa trường MN với gia đình STT Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả TB Thứ bậc TB Thứ bậc Hình thức phối hợp giữa trường MN và gia đình 2,65 2,71 1 Qua bảng thông báo hoặc qua góc “Tuyên truyền cho cha mẹ”. 3,45 2 3,31 3 2 Trao đổi thường xuyên, hàng ngày trong các giờ đón, trả trẻ. 3,55 1 3,51 1 3 Tổ chức họp phụ huynh định kì. 3,33 3 3,32 2 4 Tổ chức những buổi sinh hoạt, phổ biến kiến thức CS-GD trẻ. 2,27 7 2,42 7 5 Thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe của trẻ. 2,87 4 2,99 4 6 Thông qua các hội thi, văn hóa văn nghệ. 2,84 5 2,90 5 7 Đến thăm trẻ tại nhà. 1,80 10 2,06 8 8 Hòm thư cha mẹ. 1,88 9 2,05 9 9 Phụ huynh tham quan hoạt động của trường MN. 2,35 6 2,50 6 10 Thông qua đài truyền hình, truyền thanh. . . 2,16 8 2,0 10 Các giáo viên MN sử dụng thường xuyên nhất và hiệu quả nhất hình thức “Trao đổi thường xuyên, hàng ngày với gia đình của trẻ trong các giờ đón, trả” các em. “Đến thăm trẻ tại nhà” ít được thực hiện nhất. Trao đổi với giáo viên các cô cho biết chỉ đến thăm được tại nhà những trẻ có hoàn cảnh hoặc yêu cầu đặc biệt. Hình thức phối hợp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, truyền thanh. . . hiệu quả không bằng các hình thức khác. c/.Về công việc mà các giáo viên mầm non đã làm để thu hút sự tham gia, phối hợp của phụ huynh. Các giáo viên MN đã làm nhiều việc để thu hút sự tham gia, phối hợp của cha mẹ và gia đình của trẻ đối với công tác chăm sóc- giáo dục các em với mức độ Rất thường xuyên và Thường xuyên. Hiệu quả các việc làm này ở mức Rất hiệu quả và Hiệu quả. Thường xuyên và hiệu quả nhất là “Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh”, “Có nhận xét, đánh giá về công tác phối hợp với gia đình trong CS-GD trẻ” mặc dù vẫn được giáo viên làm thường xuyên và có hiệu quả nhưng ít hơn. 106 Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội Bảng 3. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các công việc giáo viên MN đã làm để thu hút sự tham gia, phối hợp của phụ huynh STT Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả TB Thứ bậc TB Thứ bậc 1 Lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt với phụ huynh. 3,33 1 3,30 1 2 Sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức CS-GD trẻ khi gia đình có yêu cầu. 3,10 5 3,20 3 3 Thông tin đầy đủ cho cha mẹ trẻ về chương trình CS-GD trẻ em ở trường, nhóm bằng các hình thức khác nhau 3,18 2 3,04 5 4 Trao đổi cụ thể chế độ sinh hoạt của trẻ ở trường, nắm bắt các thông tin, đặc điểm của trẻ, cho bố mẹ làm quen trẻ với cô giáo và các bạn. 3,12 4 3,24 2 5 Liên lạc thường xuyên với gia đình để kịp thời có những biện pháp CS-GD phù hợp. 3,06 6 3,02 6 6 Thống nhất với cha mẹ về nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường. 3,18 2 3,09 4 7 Căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể từng gia đình để có hình thức phối hợp phù hợp và hiệu quả. 2,81 7 2,81 7 8 Đưa nội dung phối hợp, yêu cầu phối hợp cụ thể vào kế hoạch tuần, tháng. 2,88 8 2,78 8 9 Có nhận xét, đánh giá về công tác phối hợp với gia đình trong CS-GD trẻ (những gì đã thực hiện và còn tồn tại, hướng giải quyết?. . . ) 2,74 9 2,76 9 Như vậy, có nhận xét chung: Việc phối hợp giữa trường MN với gia đình được làm thường xuyên và có hiệu quả. Giáo viên MN đã có nhiều nỗ lực thực hiện các công việc để thu hút gia đình cùng chăm sóc- giáo dục trẻ. 2.3.3. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng a/. Về nội dung phối hợp giữa trường mầm non với cộng đồng Không chỉ thu hút sự tham gia của gia đình vào quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ, các trường mầm non của thành phố Hà Nội còn tích cực phối hợp với cộng đồng. 107 Nguyễn Thị Như Mai Bảng 4. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các nội dung phối hợp giữa trường MN với cộng đồng STT Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả TB Thứ bậc TB Thứ bậc Nội dung phối hợp giữa trường MN với cộng đồng 2,09 2,19 1 Phối hợp với chính quyền địa phương. 3,18 1 2,31 3 2 Phối hợp với Hội phụ nữ. 2,24 5 2,21 5 3 Phối hợp với các cơ sở y tế. 2,95 2 2,94 1 4 Phối hợp với Ban dân số - gia đình vàtrẻ em. 2,32 4 2,31 3 5 Phối hợp với Đoàn thanh niên. 2,59 3 2,57 2 6 Phối hợp với Hội nông dân. 1,80 6 1,79 6 7 Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi. . . 1,64 8 1,62 8 8 Phối hợp với những tổ chức, cơ sở khác 1,74 7 1,79 6 Nhìn chung các trường mầm non Hà Nội phối hợp Thường xuyên và Hiệu quả với cộng đồng, tuy vậy so với phối hợp với gia đình thì không bằng: điểm TB thấp hơn lần lượt là 0,76 và 0,65 về sự thường xuyên và hiệu quả. Trong 8 nội dung phối hợp chính, phối hợp với chính quyền địa phương được làm thường xuyên nhất nhưng hiệu quả thứ 3. Phối hợp với các cơ sở y tế có hiệu quả cao nhất. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi. . . ít được làm hơn cả và hiệu quả cũng ít nhất (điểm TB: 1,64 và 1,62). Những tổ chức, cơ sở khác mà trường mầm non cũng có phối hợp là: - Cụm dân cư phường. - An ninh trật tự địa phương. - Tổ chức từ thiện. - Khoa Giáo dục Đặc biệt, trường ĐHSP Hà Nội. - Chuyên gia tư vấn giáo dục mầm non. - Làng trẻ SOS. - Các “Mái ấm tình thương”. - Các cơ sở sản xuất, Hội làng nghề xã. - Cơ sở trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non. - Cơ sở kinh doanh thực phẩm sạch. - Các hãng sữa. b/. Về hình thức phối hợp giữa trường mầm non với cộng đồng. Kết quả thể hiện ở Bảng 5. 108 Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội Bảng 5. Mức độ thực hiện và hiệu quả của các hình thức phối hợp giữa trường MN với cộng STT Nội dung Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả TB Thứ bậc TB Thứ bậc Hình thức phối hợp giữa trường MN với cộng đồng 2,41 2,41 1 Thông qua các đại hội, hội nghị, các cuộc họp thường kì của địa phương mà nhà trường được tham gia. 2,44 4 2,41 4 Qua các góc tuyên truyền cho cha mẹ của trường MN. 3,08 2 3,12 2 3 Qua các buổi họp phụ huynh. 3,20 1 3,23 1 4 Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng: đài phát thanh, truyền hình, sách, báo. . . 2,36 5 2,40 5 5 Qua các buổi họp của Hội phụ nữ. 2,0 6 1,91 6 6 Qua các buổi họp của tổ dân phố, phường, xã, thôn, xóm. . . 1,95 7 1,83 7 7 Tổ chức các hội thi. 2,70 3 2,74 3 8 Thành lập các câu lạc bộ tư vấn về CS-GD trẻ thơ. 1,54 8 1,60 8 Mức độ thực hiện tương đương với mức độ hiệu quả. Hình thức Rất thường xuyên và Rất hiệu quả là “Qua các buổi họp phụ huynh”, đứng đầu trong các hình thức phối hợp. “Thành lập các câu lạc bộ tư vấn về CS-GD trẻ thơ” ít thường xuyên và ít hiệu quả nhất. Như vậy, phối hợp trường mầm non với cộng đồng ở thành phố Hà Nội cũng diễn ra thường xuyên và có hiệu quả. Tuy vậy, có sự khác biệt nhất định với phối hợp nhà trường và gia đình. 2.3.4. So sánh mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của phối hợp trường MN với gia đình và cộng đồng So sánh kết quả ở Bảng 1 và 2; 4 và 5 cho thấy có sự khác biệt trong phối hợp giữa trường mầm non với gia đình và trường mầm non với cộng đồng. Phối hợp giữa nhà trường và gia đình thường xuyên và hiệu quả hơn phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng cả về hình thức và nội dung, nhưng chênh lệch không nhiều. Độ chênh về nội dung phối hợp cao hơn về hình thức phối hợp. 2.3.5. Đánh giá chung về thực trạng phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong chăm sóc - giáo dục trẻ hiện nay Đánh giá chung của giáo viên về thực trạng phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng là Thường xuyên và đạt kết quả Khá. Tuy nhiên, điểm trung bình phối hợp nhà trường với gia đình cao hơn cho thấy sự kết hợp chặt chẽ và có kết quả hơn. Cụ thể: Phối hợp trường mầm non với gia đình: điểm trung bình mức độ thực hiện 2,75; điểm trung bình mức độ kết quả: 2,92. Phối hợp trường mầm non với cộng đồng: điểm trung bình lần lượt là: 2,25 và 2,26. 109 Nguyễn Thị Như Mai 2.3.6. Những thuận lợi và khó khăn trong phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng Trong quá trình thực hiện phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng giáo viên thấy có những thuận lợi và khó khăn chính sau đây: Thuận lợi: - Nhận thức của gia đình và cộng đồng về giáo dục mầm non đã có chuyển biến tích cực trong thời gian gần đây. Gia đình thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về chương trình chăm sóc- giáo dục trẻ. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi về tình hình chăm sóc- giáo dục trẻ với phụ huynh để từ đó phối hợp cùng đạt hiệu quả cao. - Gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tham gia xây dựng, ủng hộ cơ sở vật chất cho trường lớp. - Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình phối hợp. Giáo viên có hiểu biết, nhiệt tình và tâm huyết với trẻ, được nhà trường chú ý bồi dưỡng chuyên môn. - Phương tiện thông tin đại chúng ngày càng hiện đại. Internet, facebook giúp mối liên hệ nhà trường - gia đình - cộng đồng lan rộng, tin tưởng hơn. Có tài liệu, kiến thức về công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. - Điều kiện sống tốt hơn, nhiều gia đình, tổ chức (tổ dân phố, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội cựu chiến binh) chú ý đến việc chăm sóc – giáo dục trẻ. Gia đình và cộng đồng tạo điều kiện để trường mầm non tổ chức các hoạt động cho trẻ. - Nhà trường nắm bắt kịp thời những thông tin của nhà nước, địa phương đưa ra về chăm sóc - giáo dục trẻ. Khó khăn: - Nhà trường chưa nhận được sự quan tâm sát sao của chính quyền địa phương. Có tổ chức, đoàn thể ở địa phương chưa chú trọng đúng mức đến công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. Công tác tuyên truyền qua đài và truyền hình địa phương chưa thường xuyên. - Một số giáo viên, người quản lí chưa có kinh nghiệm và kiến thức sâu sắc để làm tốt công tác phối hợp. Cộng đồng còn tạo nhiều áp lực với giáo viên mầm non. - Phụ huynh ít thời gian tham gia các hoạt động cùng với con ở trường; nhiều người chưa thực sự quan tâm đến phối hợp chăm sóc - giáo dục trẻ. Gia đình có tâm lí ỷ lại giáo viên, ít hoặc không hướng dẫn trẻ thêm khi ở nhà. Một số cha mẹ không thống nhất quan điểm với nhà trường nên dễ xảy ra mâu thuẫn khi phối hợp. Phụ huynh bao bọc con quá mức. - Kinh tế một số địa phương ngoại thành khó khăn nên kinh phí hạn hẹp, ảnh hưởng đến công tác phối hợp. Ở vùng nông thôn ngoại thành, người dân làm nghề nông, hiểu biết còn hạn chế, bậc học mầm non chưa được quan tâm thích đáng. - Số lượng trẻ ở trường mầm non nội thành đông, làm hạn chế thời gian thực hiện phối hợp. - Còn nhiều trường sính thành tích, sợ lộ mặt yếu kém nên chưa tích cực phối hợp. 2.3.7. Một số đề xuất của giáo viên mầm non giúp nâng cao hiệu quả phối hợp nhà trường - gia đình - cộng đồng Để việc phối hợp nhà trường - gia đình - cộng đồng được tốt hơn, các giáo viên đã đưa ra các đề xuất sau: - Cha mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn, chịu khó đọc thông tin, thông báo của trường và hỏi han tình hình con em. - Gia đình và giáo viên chủ động hơn nữa, sâu sát hơn đối với tình hình của trẻ. - Tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, chăm sóc đời sống giáo viên. - Tổ chức gặp mặt gia đình và cộng đồng trong các dịp lễ, Tết để gần nhau hơn. - Tăng cường phối hợp với các cơ sở y tế để giúp cha mẹ phòng bệnh và chăm sóc trẻ tốt hơn nữa. 110 Phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội - Các ban ngành địa phương, các tổ chức nên tổ chức các lớp học miễn phí bổ sung kiến thức chăm sóc – giáo dục trẻ cho phụ huynh. - Tuyên truyền tốt hơn nữa về tầm quan trọng của phối hợp. - Không nên sính thành tích, phải đặt lợi ích của trẻ lên hàng đầu. 3. Kết luận Nhìn chung việc phối hợp nhà trường với gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Hà Nội đã được làm thường xuyên và có hiệu quả. Phối hợp nhà trường với gia đình tốt hơn với cộng đồng nhưng chênh lệch không nhiều. Bên cạnh những thuận lợi như nhận thức của gia đình và cộng đồng về tầm quan trọng của giáo dục mầm non tăng lên, có nhiều tài liệu và phương tiện phổ biến kiến thức chăm sóc - giáo dục trẻ, giáo viên yêu nghề, mến trẻ. . . thì vẫn còn nh
Tài liệu liên quan