PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Phong cách lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới và lợi ích của quần chúng. Thực tế cho thấy, có những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt, cán bộ chưa có uy tín, không phải do người cán bộ thiếu nhiệt tình, kiến thức, năng lực hay phương tiện vật chất bảo đảm mà còn do phong cách lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp. Bởi vậy, việc xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ cho cán bộ cơ sở là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài.
Ở phương Tây, việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo chủ yếu tập trung ở cấp độ cá nhân người lãnh đạo, vì họ quan niệm lãnh đạo là hành vi cá nhân khi tác động và định hướng các hoạt động của nhóm.
Ở Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Việt Nam nghiên cứu về phong cách lãnh đạo không chỉ đề cập đến phong cách lãnh đạo của cá nhân người lãnh đạo mà trước hết chú trọng đến phong cách chung, phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng Sản cầm quyền (phong cách lãnh đạo lêninnít).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo Người, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào "tâm lý quốc dân"và đi vào cuộc sống. Biến nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động của quần chúng, tạo ra đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Phong cách lãnh đạo, quản lý là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biện pháp, tác phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức khoa học vào thực tiễn đem lại hiệu quả. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi xin trao đổi một số nội dung về " Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở hiện nay - Thực trang và giải pháp lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn".
17 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở hiện nay - Thực trạng và giải pháp lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU.
Phong cách lãnh đạo, quản lý có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ và tác động đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của tổ chức, phong cách của cán bộ cấp dưới và lợi ích của quần chúng. Thực tế cho thấy, có những nhiệm vụ chưa hoàn thành tốt, cán bộ chưa có uy tín, không phải do người cán bộ thiếu nhiệt tình, kiến thức, năng lực hay phương tiện vật chất bảo đảm mà còn do phong cách lãnh đạo, quản lý chưa phù hợp. Bởi vậy, việc xây dựng phong cách lãnh đạo, quản lý dân chủ cho cán bộ cơ sở là vấn đề vừa cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài.
Ở phương Tây, việc nghiên cứu phong cách lãnh đạo chủ yếu tập trung ở cấp độ cá nhân người lãnh đạo, vì họ quan niệm lãnh đạo là hành vi cá nhân khi tác động và định hướng các hoạt động của nhóm.
Ở Liên Xô (trước đây), Trung Quốc, Việt Namnghiên cứu về phong cách lãnh đạo không chỉ đề cập đến phong cách lãnh đạo của cá nhân người lãnh đạo mà trước hết chú trọng đến phong cách chung, phong cách lãnh đạo của Đảng Cộng Sản cầm quyền (phong cách lãnh đạo lêninnít).
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc xây dựng phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ. Theo Người, phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn để nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thấm sâu vào "tâm lý quốc dân"và đi vào cuộc sống. Biến nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước thành hành động của quần chúng, tạo ra đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Phong cách lãnh đạo, quản lý là tổng hợp những phương pháp, cách thức, biện pháp, tác phong, lề lối làm việc để vận dụng các kiến thức, tri thức khoa học vào thực tiễn đem lại hiệu quả. Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng cấu thành phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.
Từ việc nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi xin trao đổi một số nội dung về " Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở hiện nay - Thực trang và giải pháp lãnh đạo, quản lý tại Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn".
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đạo, quản lý là mẫu hành vi mà người lãnh đạo, quản lý lựa chọn nhằm tác động một cách có hiệu quả đến đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ lãnh đạo quản lý đã đề ra.
2. Phân loại các phong cách lãnh đạo
P/c lãnh đạo độc đoán
P/c lãnh đạo dân chủ
P/c lãnh đạo tự do
Mức độ tin tưởng với người xung quanh
Thiếu tin tưởng vào người xung quanh
Tin tưởng vào người xung quanh
Tin tưởng hoàn toàn tuyệt đối với người xung quanh
Đặc điểm
Không chia sẻ quyền lực
Không lắng nghe tham khảo
Ra quyết định một mình
Thông tin một chiều từ trên xuống, ý một người áp đặt cho mọi người
Kiểm tra, giám sát trực tiếp và chặt chẽ
Quyết định QL là mệnh lệnh trực tiếp từ trên xuống
Chia sẻ quyền lực, không ôm đồm
Lắng nghe tham khảo
Quyết định mang tính tập thể
Thông tin đa chiều, từ trên xuống và từ dưới lên
Kiểm tra, giám sát gián tiếp
Quyết định QL là đề nghị; khuyên của người đi trước; mệnh lệnh cấp trên
Giao quyền chủ động rất lớn cho cấp dưới trong một công việc cụ thể
Cấp dưới toàn quyền hành động theo suy nghĩ, theo cách thức mà mình cho là tốt nhất; tự do không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, Nhà QL phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát
Ưu điểm
Nắm chắc tình hình, phù hợp trong các tình huống cấp bách
Không có nhà QL, công việc vẫn tiến hành bình thường
Phát huy được trí tuệ tập thể, khả năng sáng tạo của cấp dưới
Phát huy khả năng tối đa của cấp dưới
Nhược điểm
Không có nhà quản lý thì công việc ùn ứ, ngưng trệ
Không phát huy trí tuệ tập thể
Dễ sa vào chủ quan, duy ý chí
Độc đoán, chuyên quyền, gây bất mãn cho cấp dưới, năng suất lao động không cao
Trong tình huống cấp bách, không có thời gian hội họp, không ra được quyết định, dễ sa vào dân chủ hình thức
Trường hợp nhà lãnh đạo thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, vô chính phủ
3. Đặc điểm công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp cơ sở và những yêu cầu đặt ra về phong cách lãnh đạo, quản lý.
Hệ thống quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam được phân làm bốn cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và xã, phường, thị trấn. Quản lý hành chính cấp cơ sở.
Hệ thống chính trị cấp cơ sở bao gồm tổ chức Đảng, Chính quyền nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên.
Cấp cở sở là nơi trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chính vì thế, để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao những người lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp cơ sở phải gần gũi, đi sâu đi sát quần chúng, am hiểu quần chúng; phải có khả năng tuyên truyền, vận động, tập hợp, thu hút quần chúng tham gia.
Công tác lãnh đạo, quản lý ở cấp cở sở là công tác có tính tổng hợp và rất phức tạp. Mục tiêu, hiệu quả mà Lãnh đạo cấp cở sở hướng tới là sự phát triển KT – XH, văn hoá, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn XH ở địa phương; đó là sự đồng thuận, đoàn kết, là niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Trong điều kiện hội nhập, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay môi trường lãnh đạo ở xã, phường, thị trấn có xu hướng được mở rộng. Việc giải quyết những vấn đề như: tệ nạn ma tuý, mại dâm; vấn đề dân tộc, tôn giáo; vấn đề việc làm, xoá đói giảm nghèokhông chỉ giới hạn ở từng xã, từng phường, từng thị trấn, mà nó liên quan đến phạm vi cả nước, thậm chí cả khu vực và thế giới.
Cấp cở sở cũng là cấp đang diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về nhiều lĩnh vực và ngày càng gia tăng tính phức tạp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các khu công nghiệpđã làm cho bộ mặt cở sở, phường thay đổi từng ngày theo hướng hiện đại; song bên cạnh đó cùng xuất hiện hàng loạt vấn đề khó khăn, bức xúc nảy sinh như vấn đề mất đất của người nông dân, vấn đề chuyển đổi việc làm, vấn đề tệ nạn XH, vấn đề môi trường sốngTừ đặc trưng trên cho thấy, nếu người LĐ đảng, quản lý nhà nước, LĐ các đoàn thể quần chúng không mở rộng dân chủ, bàn bạc, hợp tác, tạo điều kiện cho người dân cùng tham gia vào việc ra quyết định, giải quyết những vấn đề bức xúc nảy sinh thì rất khó có thể có được hiệu quả, rất khó có thể đưa đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống
Yêu cầu về mặt tác phong LĐ của cán bộ LĐ,QL cấp cơ sở nước ta hiện nay đó là: phục vụ nhân dân, nâng cao tinh thần trách nhiệm, hợp tác, chú trọng mở rộng quy chế dân chủ; thực sự gần dân, đi sâu đi sát dân chúng; khiêm tốn học hỏi, cầu thị; nâng cao tính khoa học, tính thiết thực và tính hiệu quả
4. Những biểu hiện đặc trưng của phong cách lãnh đạo của cán bộ lãnh đọa, quản lý ở cấp cơ sở:
- Tác phong làm việc dân chủ:
Chúng ta hiểu như thế nào là tác phong làm việc dân chủ?
Tức là luôn “lấy dân làm gốc”, mọi việc phải cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
+ Tác phong làm việc dân chủ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ ở cấp cở sở, nó sẽ khơi dạy được mọi sự tham gia nhiệt tình và những đóng góp sáng tạo của quần chúng trong việc tạo ra các quyết định, chỉ thị, trong việc tổ chức thực hiện những đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ở cấp cở sở có hiệu quả.
+ Người cán bộ LĐ,QL cấp cở sở phải luôn thực hiện nguyên tắc tập thể LĐ (dân chủ), cá nhân phụ trách (tập trung) nhằm phát huy sức mạnh của cả tập thể và cá nhân người LĐ,QL.
- Tác phong làm việc khoa học
Tác phong làm việc khoa học có nghĩa là gì?
Tác phong làm việc khoa học thể hiện đặc điểm nghiệp vụ tổ chức của phong cách LĐ cấp cở sở.
Người cán bộ LĐ,QL hiện nay phải có cả “Đức và Tài”, phải có tầm nhìn đúng; trong công tác phải thông thạo và có tính chuyên nghiệp, có phương pháp khoa học, sáng tạo trong vận dụng lý luận vào thực tiễn, nhạy cảm với cái mới. Chứ không còn như thời kỳ trước đây người cán bộ LĐ,QL chỉ cần có lòng nhịêt tình, vừa làm vừa thử sai, đúng. Lênin nói: “Nhiệt tình cộng với ngu dốt bằng phá hoại”.
Cấp cở sở là cấp tổ chức thực hiện nên đòi hỏi người LĐ,QL phảI có năng lực tổ chức, kỹ năng giao tiếp, am hiểu con người và biết sử dụng đúng người, đúng việc.
- Tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực.
Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Tính hiệu quả, thiết thực là tiêu chí đánh giá tài - đức của cán bộ LĐ, đánh giá sự phù hợp hay không của phong cách LĐ.
Cấp cở sở là nơi thực hiện hoá, đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy đòi hỏi tác phong làm việc của người LĐ, QL cấp cở sở phải đảm bảo tính hiệu quả và thiết thực khi đưa ra các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện.
Quá trình làm việc của người lãnh đạo, quản lý phải được thể hiện ở sản phẩm cuối cùng là các kết quả đạt được mang tính hiệu quả và thiết thực. Đồng thời, nhu cầu, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân đòi hỏi tính thiết thực hiệu quả trong quá trình giải quyết. Chính vì vậy, tác phong làm việc hiệu quả, thiết thực cũng là một đặc trưng cơ bản của phong cách lãnh đạo cấp cở sở.
- Tác phong đi sâu đi sát quần chúng.
Tác phong đi sâu đi sát quần chúng là như thế nào?
Cấp cở sở là cấp gần dân, sát dân nên LĐ muốn thành công đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý cấp cở sở phải có phong cách đi sâu, đi sát quần chúng.
Muốn hiểu được nhu cầu, nguyện vọng, tâm trạng, tình cảmcủa nhân dân đòi hỏi người LĐ,QL phải gần dân, đi sâu đi sát quần chúng, đặt mình vào vị trí của quần chúng, tránh bệnh quan liêu.
Tác phong đi sâu, đi sát quần chúng là đặc trưng riêng biệt của phong cách LĐ cấp cở sở. Có đi sâu đi sát quần chúng mới có được tác phong khoa học, dân chủ; tác phong hiệu quả và thiết thực.
- Tác phong tôn trọng và lắng nghe ý kiến quần chúng.
Dân là gốc nước, dân là chủ, mọi nguồn sức mạnh, trí tuệ, sáng tạo đều từ nhân dân mà ra. Chính vì thế tác phong tôn trọng và lắng nghe quần chúng không chỉ là đặc trưng cơ bản của phong cách LĐ cấp cở sở, mà còn là nguyên tắc làm việc, nguyên tắc ứng xử của người LĐ.
Lắng nghe là một việc làm hết sức quan trọng đối với người LĐ. Bởi vì: thông qua việc lắng nghe từ nhân dân người cán bộ mới thấu hiểu, nắm rõ tâm tư, nhu cầu, nguyện vọng, tư tưởng, tình cảmcủa người dân, từ đó đưa ra những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cho phù hợp với người dân.
Hiện nay cán bộ lãnh đạo, quản lý đã biết lắng nghe nhân dân chưa? Lắng nghe như thế nào? Hiệu quả ra sao?
Để rèn luyện tác phong làm việc trên, người lãnh đạo, quản lý cấp cở sở phải luôn ghi nhớ lời dạy cuả Bác Hồ.
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
- Tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị.
Giúp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cở sở tiến bộ, có thêm kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tác phong nàu giúp dễ gần được quần chúng, chiếm được sự cảm tình, tôn trọng của quần chúng.
- Tác phong làm việc năng động, sáng tạo.
Nhạy bén trong việc phát hiện cái mới, ủng hộ những cái mới tích cực nhân nó lên thành diện rộng, thành phong trào để đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở cở sở ngày càng được cải thiện, đổi mới, văn minh hơn.
- Tác phong làm việc gương mẫu và tiên phong.
Là yếu tố đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội, tạo được sự tín nhiệm, niềm tin của nhân dân. Để tạo ra bước chuyển mới trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóarất cần đến tác phong gương mẫu, tiên phong của những người cán bộ lãnh đạo, quản lý để qua đó người dân mến phục, noi theo và tin tưởng.
5. Một số yếu tố hình thành phong cách lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cở sở
- Khí chất
- Tri thức
- Phẩm chất chính trị, đạo đức
- Cơ chế chính sách
- Đặc trưng nghề nghiệp
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÁN BỘ, QUẢN LÝ TẠI TRUNG TÂM DỊCH VỤ HUYỆN QUAN SƠN.
1. Đặc điểm, tình hình trung tâm dịch vụ huyện Quan Sơn.
Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Quan Sơn được thành lập theo quyết định số 3003/QĐ-UBND ngày 26/7/2019 của UBND tỉnh Thanh Hóa; Phương án số 09/PA-UBND ngày 10/9/2019 của UBND huyện Quan Sơn về Sắp sếp tổ chức và hoạt động của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn sau khi thực hiện hợp nhất Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Thú y và Trạm khuyến nông huyện Quan Sơn;
Cơ cấu tổ chức cán bộ, viên chức gồm 7 đồng chí, trong đó có 01 đồng chí giám đốc, 02 đồng chí phụ trách bộ phận chuyên môn. Các đồng chí còn lại là viên chức làm nhiệm vụ chuyên môn về các lĩnh vực trồng trọt, BVTV, Chăn nuôi, Thú y, Khuyến nông; 01 đồng chí kế toán.
1.1. Vị trí, chức năng của Trung tâm.
Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Quan Sơn là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND huyện Quan Sơn, có chức năng tổ chức thực hiện các dịch vụ công về chăn nuôi, thú y, thú y thủy sản, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, bảo vệ thực vật, khuyến nông và các dịch vụ khác trên địa bàn huyện. Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND huyện Quan Sơn, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản trực thuộc sở Nông nghiệp và PTNT.
Trung tâm hoạt dộng theo cơ chế tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại kho bạc và ngân hàng thương mại theo quy định hiện hành của Pháp luật.
1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm.
Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về trồng trọt, BVTV; Chăn nuôi, thú y, vệ sinh môi trường; công tác khuyến nông, chuyển giao tiên bộ kỹ thuật áp dụng công nghệ mới vào nông nghiệp và các chương trình công tác khác đã được phê duyệt.
Tổ chức thực hiện điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo tình hình dịch bệnh trên cây trồng và dịch bệnh động vật trên địa bàn huyện; Thông báo kịp thời và đề xuất chủ trương, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật phòng chống trên địa bàn, đồng thời báo cáo về Chi cục chuyên ngành của tỉnh theo từng lĩnh vực quản lý; Xây dựng, duy trì hệ thống điều tra, phát hiện, cảnh báo, cơ sở dự liệu và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, dịch bệnh động vật trên địa bàn phụ trách theo quy định.
Triển khai thực hiện các quy trình, kỹ thuật về trồng trọt, BVTV, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản áp dụng trên địa bàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phối hợp kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP trong trồng trọt, VietGAP trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; các cơ sở chăn nuôi được cấp chứng nhận dduur điều kiện vệ sinh thú y, cơ sở an toàn dịch bệnh; Kiểm tra, giám sát cấp tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững, chứng chỉ rừng.
Phối hợp với các phòng chuyên môn kiểm tra và tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành; Tổ chức thực hiện kế hoạch và tổng kết, đánh giá kết quả sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo từng vụ, hàng năm và giai đoạn của huyện. Phối hợp tổ chức xây dựng và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới BVTV, thú y, khuyến nông cơ sở.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu công bố dịch, công bố hết dịch hại trên cây trồng, dịch bệnh dộng vật theo quy định của pháp luật. Đề xuất UBND huyện các biện pháp phòng tránh và khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch hại gây ra để khôi phục sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Phối hợp với các phòng ban chuyên môn thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và thanh kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y tại các cơ sở giết mổ do UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; các cơ sở giết mổ khác khi được Chi cục Chăn nuôi và Thú y ủy quyền bằng văn bản.
Phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành để liên kết với các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp để tổ chức trình diễn và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, con vật nuôi, giống thủy sản, phân bón, thuốc BVTV, thức ăn chăn nuôi cho nông dân, ngư dân.
Tham gia với các cơ quan quản lý chuyên ngành thực hiện công tác quản lý Nhà nước về sản xuất, kinh doanh, và xử dụng vật tư thức ăn chăn nuôi, thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y, thuốc thú y thủy sản; Kiểm soát giết mổ động vậy, kiểm tra vệ sinh thú y; sản xuất, kinh doanh và xử dụng vật tư phân bón, giống cây trồng, thuốc BVTV và kiểm dịch thực vật nội địa; Tham gia quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung; Quản lý về quản cáo, hội thảo chuyên ngành về vật tư nông nghiệp trên địa bàn quản lý.
Tham gia theo dõi, giám sát, nhận xét việc khảo nghiệm, sản xuất thử, đề xuất công nhận giống mới Nông lâm nghiệp và thủy sản theo quy định.
Dịch vụ phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng; dịch vụ khuyến nông, cung cấp và tư vấn xử dụng các loại giống cây trồng, con vật nuôi mới, thuốc thú y, vắc xin và các loại vật tư, trang thiết bị thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư và ngành nghề nông thôn.
Tham gia đạo tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định của pháp luật. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn, kỹ thuật, bồi dưỡng nghiệp vụ, cung cấp thông tin khoa học, kỹ thuật, thông tin thị trường cho Ban nông nghiệp xã, phường, thị trấn (hoặc ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp), cộng tác viên khuyến nông cấp xã, Câu lạc bộ khuyến nông, mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, cộng tác viên khuyến nông, thú y viên, cán bộ BVTV cơ sở, các tổ chức xã hội khác và nông dân để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và cơ quan chuyên ngành của Tỉnh theo đúng quy định.
2. Thực trạng vấn đề cán bộ, quản lý.
2.1. Ưu điểm.
Đội ngũ lãnh đạo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ tốt, có lòng nhiệt tình, luôn trung thành với mục tiêu lý tưởng của Đảng, thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Có tác phong làm việc dân chủ khi đưa ra quyết định về các vấn đề của của cơ quan.
Dân chủ nhưng khoa học, nhanh gọn, dứt khoát là tác phong làm việc của lãnh đạo. Ưu tiên đến việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý; lịch trình làm việc được xây dựng trước, cụ thể, giao nhiệm vụ đúng người đúng việc. Hàng tháng, tất cả các cán bộ lãnh đạo đều phải xây dựng chương trình công tác trọng tâm của mình trong tháng.
Giám đốc luân quan tâm đến đời sống anh em trong cơ quan, ân cần thăm hỏi để tìm ra các khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống để đưa ra các hướng giải quyết và giúp đỡ kịp thời.
Giám đốc luôn luôn quan tâm việc tiếp thu các ý kiến đóng góp của đội ngũ cán bộ trong cơ quan, những ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng đều được trân trọng lắng nghe.
Có tác phong khiêm tốn học hỏi và thực sự cầu thị.
Năng động, sáng tạo, sẵn sàng đổi mới là yêu cầu luôn được đặt ra đối giám đốc và tất cả các cán bộ, viên chức trong cơ quan.
Nói và làm luôn đôi với nhau, nên được cán bộ, viên chức trong cơ quan tin theo và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.2. Tồn tại, hạn chế.
Chưa nắm bắt được kịp thời dịch hại ở cơ sở.
Đội ngũ cán bộ, viên chức còn ít.
Làm việc đôi lúc đôi nơi còn thiếu kế hoạch, thụ động, trong chờ, chưa bám sát vào thực tiễn. Một số ít cán bộ kỷ luật chưa cao nhất là về giờ giấc, chưa gương mẫu trong công tác rèn luyện đạo đức tác phong, có hiện tượng nói nhiều, làm ít, hoặc làm cho xong việc, qua loa đại khái, trong công việc còn nặng tính hình thức.
Thực hiện tự phê bình và phê bình và phê bình của một số Đảng viên chưa nghiêm túc, vẫn còn hiện tượng nể nang " dĩ hoà vi quý" trong sinh hoạt chính trị cho nên tinh thần đấu tranh chống tiêu cực trong mỗi lĩnh vực chưa triệt để.
2.3. Nguyên nhân.
Do địa bàn quản lý quá rộng, dịch hại sảy ra thất thường, thêm vào đó là lực lượng cán bộ, viên chức ít nên rất khó khăn trong việc nắm cơ sở, phát hiện và phòng trừ dịch bênh cho bà con nhân dân.
Do các cán bộ trong cơ quan đa phần còn trẻ, kinh nghiệm còn chưa nhiều, còn nặng về kinh tế lo cho gia đình nên ảnh hưởng một phần không nhỏ đến h