Phương pháp điện di DNA

Điện di là kỹ thuật được sử dụng trong thí nghiệm để phân để phân tích các đại phân tử tích điện. Trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử người ta thường sử dụng phương pháp điện di để tách ly, phát hiện phân tử DNA nguyên vẹn, DNA bị cắt hạn chế và DNA của sản phẩm PCR.

pdf6 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4013 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp điện di DNA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp điện di DNA Nguyên tắc điện di Điện di là kỹ thuật được sử dụng trong thí nghiệm để phân để phân tích các đại phân tử tích điện. Trong phòng thí nghiệm sinh học phân tử người ta thường sử dụng phương pháp điện di để tách ly, phát hiện phân tử DNA nguyên vẹn, DNA bị cắt hạn chế và DNA của sản phẩm PCR. Axit nucleic nói chung là một phân tử tích điện âm, vì vậy, chúng có thể dịch chuyển qua bảng gel từ cực âm (cathode) sang cực dương (anode) dưới tác dụng của điện trường. Trên cùng một bản gel, có cùng một dòng điện những phân tử DNA khác nhau về trọng lượng nên khác nhau về điện tích và chạy được những quãng đường khác nhau sau một thời gian như nhau. Sau khi phân tách bằng điện di, để phát hiện phân tử DNA, người ta dùng phương pháp làm hiện hình. Đối với gel agarose, người ta nhuộm bằng ethidium bromid. Chất này sẽ gắn xen các bazơ của phân tử DNA và phát quang dưới tia tử ngoại. Như vậy dễ dàng cho phép phát hiện vị trí các đoạn DNA trên gel và có thể phân biệt được phân tử DNA trên cùng một bảng gel. Đối với gel polyacrylamid, các phân tử thường được đánh dấu bằng đồng vị phóng xạ và vị trí của chúng sẽ được phát hiện bằng kỹ thuật phóng xạ tự ghi. Trong điện di, người ta sử dụng thang DNA chuẩn, thường là DNA λ. Khi điện di cho chạy cùng với mẫu nghiên cứu, qua đó có thể so sánh với DNA mẫu với DNA chuẩn để biết trọng lưọng phân tử, hoặc trích li được DNA khác nhau. Cách tiến hành Hệ thống điện di bao gồm nguồn điện, buồng điện di, khuôn đổ gel và hệ thống soi chụp ảnh. Các bước được tiến hành như sau: - Cân khoảng 1g agarose cho vào 100ml đệm TBE (Tris-borate-EDTA) hoặc TAE (Tris-acetate-EDTA) ở nhiệt độ phòng, khuấy đều và để yên 1 phút, cho vào lò viba (làm nóng chảy gel và không tạo bọt). - Làm nguội gel xuống 50÷55°C, thêm 1µl ethidium bromid, đổ gel vào khuôn gel và lắp lược. - Khi gel nguội, đặt khuôn gel vào buồng điện di, tháo lược và đổ đệm chạy vào khay gel sao cho đệm cao hơn mặt gel khoảng 2÷5 mm. - Nạp DNA mẫu và DNA chuẩn vào các giếng, đậy nắp và cắm điện cực. - Điện di trong khoảng 30 phút với điện thế 100÷120V. - Chụp hình ảnh gel dưới ánh sáng UV để xem kết quả. Mô hình máy điện di Lưu ý: Tùy thuộc vào kích thước của DNA mẫu mà người ta chọn loại gel (agarose, polyacrlamid), nồng độ gel, loại đệm (TBE hoặc TAE). Đệm TAE cho độ phân giải cao các phân đoạn lớn hơn 4 kb, trong khi đệm TBE có phân giải cao từ 0,1 đến 3kb. Ngoài ra, độ phân giải các phân đoạn DNA còn phụ thuộc vào phương pháp điện di, tối ưu điện thế, tối ưu lượng DNA nạp và đệm nạp. Thuốc nhuộm ethidium bromid (EtBr) là một thuốc nhuộm huỳnh quang mà có thể nhận biết cả hai loại DNA sợi đơn và sợi kép. Mặc dù vậy, ái lực liên kết với DNA sợi đơn tương đối thấp hơn so với DNA sợi kép. DNA nhuộm EtBr được nhận biết bằng tia cực tím. Tại bước sóng 254nm, ánh sáng UV được hấp thụ bởi DNA và chuyển sang thuốc nhuộm. Tại bước sóng 302nm và 366nm, ánh sáng UV được hấp thụ bởi chính thuốc nhuộm. Trong cả hai trường hợp, năng lượng được phát xạ ứng với tia tại bước sóng 590nm trong vùng vàng đỏ của quang phổ thấy được. EtBr là chất gây đột biến mạnh, cần phải mang găng tay khi thao tác với dung dịch thuốc nhuộm này và các gel nhuộm. Để tạo độ phân giải cao rõ nét, các vạch và nền nhạt nên nhuộm gel với EtBr ngay sau khi điện di. Ưu, nhược điểm và ứng dụng của phương pháp PCR Ưu và nhược điểm của phương pháp PCR Ưu điểm: Thời gian thực hiện nhanh, chỉ cần 3 giờ là có thể khuếch đại được một trình tự đáng quan tâm. Thực hiện đơn giản và ít tốn kém (nó được thực hiện trong ống nghiệm plastic nhỏ gồm thành phần tối thiểu được thực hiện đồng thời). Yêu cầu về độ tinh sạch của mẫu không cao (vết máu khô, mẫu vật khảo cổ, những vết tích để lại của người đã chết). Nhược điểm: Cần phải có DNA mồi đặc trưng cho DNA cần khuếch đại. Để có đoạn mồi này ít nhất phải biết trước trình tự nucleotide cần khuếch đại. Kích thước DNA cần khuếch đại không vượt quá 3kb. Khả năng ngoại nhiễm lớn (do thao tác nhiều lần). Sai sót còn do sử dụng E-Taq-polymerase khoảng 104 (sai sót cho một lần sao chép). Phạm vi sử dụng - Sản xuất mẫu dò đánh dấu phóng xạ (dầu dò) với khối lượng lớn, phù hợp với phương pháp lai giữa DNA và DNA, RNA và DNA. - Khuếch đại số lượng RNA, do lượng mRNA nhỏ dưới mức cho phép nên người ta dùng phương pháp RT-PCR để tăng nồng độ mRNA đến một giới hạn phát hiện bằng cách phiên mã ngược: mRNA → cDNA. Từ cDNA, ta đánh giá được mRNA. - Khuếch đại DNA và RNA ngay tại hệ mô: Gọi là kỹ thuật insitu, kỹ thuật này được tiến hành ngay trên lát cắt mô, tế bào cố định trên lame trong thiết bị PCR có bộ phận tạo nhiệt cho lame. - Trong nuôi cấy mô tế bào, kỹ thuật PCR được dùng để nghiên cứu những thay đổi ở mức độ DNA của các dòng mô nuôi cấy và các cây tái sinh từ mô sẹo, để nghiên cứu sự có mặt của các gen ngoại lai trong các cây biến nạp. - Định lượng DNA: Khi nồng độ DNA thấp, dùng phương pháp PCR nhân lên đến mức xác định. Người ta xác định được số lượng bản mẫu ban đầu qua tính toán dựa vào sản phẩm cuối cùng và số chu kỳ nhân. Điều quan trọng là số chu kỳ nhân không được vượt quá giai đoạn đầu của phản ứng, khi mà số lượng bản sao còn tỷ lệ thuận với số lượng bản mẫu ban đầu. Ứng dụng: Trong pháp y, chuẩn đoán những bệnh di truyền, nghiên cứu mẫu khảo cổ, bảo tồn và duy trì những gen quí.
Tài liệu liên quan