Phương pháp giải bài tập

Dạng 1: Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp  Đầu tư của doanh nghiệp là: việc chi một khoản tiền nhằm đem lại lợi ích trong tương lai.  Đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sản phẩm, hệ thống, chương trình. “ Nghiên cứu về lập dự án đầu tư với giả thiết rủi ro là không đổi” 1. Dự tính luồng tiền hoạt động tăng thêm sau thuế của dự án • Nguyên tắc xác định luồng tiền - Tiền luôn được xác định sau thuế - Phân tích tình huống khi có và không có dự án đầu tư và tất cả các chi phí và lợi ích có liên quan đến phải được tính tới ( kể cả chi phí cơ hội) - Chú ý có 2 nhân tố tác động:  Phương pháp khấu hao (chi phí khấu hao càng lớn thì càng làm giảm số thuế công ty phải nộp)  Giá bán (hay còn gọi là giá trị thu hồi của tài sản khấu hao) Giá bán > giá trị còn lại  DN phải nộp thuế Giá bán > cơ sở khấu hao  DN bị đánh thuế theo mức lãi trên vốn Giá bán < giá trị còn lại  lỗ, DN được khấu trừ thuế

doc14 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp giải bài tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP Dạng 1: Quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp Đầu tư của doanh nghiệp là: việc chi một khoản tiền nhằm đem lại lợi ích trong tương lai. Đầu tư cho máy móc, thiết bị, nhà xưởng, sản phẩm, hệ thống, chương trình. “ Nghiên cứu về lập dự án đầu tư với giả thiết rủi ro là không đổi” Dự tính luồng tiền hoạt động tăng thêm sau thuế của dự án Nguyên tắc xác định luồng tiền Tiền luôn được xác định sau thuế Phân tích tình huống khi có và không có dự án đầu tư và tất cả các chi phí và lợi ích có liên quan đến phải được tính tới ( kể cả chi phí cơ hội) Chú ý có 2 nhân tố tác động: Phương pháp khấu hao (chi phí khấu hao càng lớn thì càng làm giảm số thuế công ty phải nộp) Giá bán (hay còn gọi là giá trị thu hồi của tài sản khấu hao) Giá bán > giá trị còn lại à DN phải nộp thuế Giá bán > cơ sở khấu hao à DN bị đánh thuế theo mức lãi trên vốn Giá bán < giá trị còn lại à lỗ, DN được khấu trừ thuế Xác định luồng tiền tăng thêm Luồng tiền được chia thành 3 nhóm Nhóm 1: Luồng tiền ra ban đầu (tiền đầu tư ban đầu) Luồng tiền ra ban đầu bao gồm: Giá trị của các tài sản mới (Giá mua) (1) Chi phí lắp đặt, vận chuyển(2) Mức tăng (giảm) của vốn lưu động thuần (3) Tiền thuần thu được từ bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế (4) Thuế (tiết kiệm thuế) từ việc bán tài sản cũ nếu là dạng đầu tư thay thế (5) Công thức: T ra ban đầu = (1) + (2) +/- (3) – (4) +/- (5) Nhóm 2: Luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ Luồng tiền này bao gồm: Doanh thu hoạt động thuần tăng lên (giảm đi) trừ (cộng) bất kỳ khoản chi phí hoạt động thuần nào tăng lên (giảm đi), không kể khấu hao (1) Khoản tăng lên (giảm đi) thuần của khấu hao (2) = Thay đổi thuần của thu nhập trước thuế (3) Tăng (giảm) thuần về thuế (4) = Thay đổi thuần của thu nhập sau thuế (5) Tăng (giảm) thuần của khấu hao (6) Tăng (giảm) thuần về vốn lưu động (nếu có) (7) = Luồng tiền thuần tăng thêm trong kỳ Nhóm 3: Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ Luồng tiền thuần tăng lên cuối kỳ = luồng tiền tăng lên trong kỳ ở năm cuối của tài sản mới +/- Giá trị thu hồi cuối cùng của các tài sản mới +/- Thuế (tiết kiệm thuế) do bán tài sản hoặc thanh lý tài sản mới +/- Tăng (giảm) của vốn lưu động thuần Phương pháp đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư Có 4 phương pháp dựng để đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư Chúng ta sẽ sử dụng một ví dụ minh họa như sau: Phương pháp kỳ thu hồi vốn (PBP) Ý nghĩa: Phương pháp này cho chúng ta biết thời gian (số năm) cần thiết để thu hồi được số vốn đầu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Cách tính: Ta lập bảng thời gian thu hồi vốn (đv: 1000 đ) Số tiền đầu tư ban đầu là 100.000 Năm Luồng tiền thuần thu được Luồng tiền tích lũy 1 35.000 35.000 2 37.000 72.000 3 40.000 112.000 Ta thấy ở năm thứ 3, số tiền tích lũy được là 112.000 đã vượt quá số tiền đầu tư ban đầu là 100.000. Như vậy, thời gian thu hồi hết vốn đầu tư ban đầu phải nhỏ hơn 3 năm. Vậy thời gian thu hồi vốn là: T = 3 - (112.000 – 100.000)/40.000 hoặc T = 2 + (100.000 – 72.000)/ 40.000 Tiêu chuẩn áp dụng: Thời gian thu hồi hết vốn đầu tư < thời gian đòi hỏi: dự án được chấp nhận Thời gian thu hồi hết vốn đầu tư > thời gian đòi hỏi: dự án không được chấp nhận. Hạn chế: Không chú ý tới luồng tiền nảy sinh khi hết hạn của kỳ thu tiền à không được coi được coi là thước đo khả năng sinh lợi. Bỏ qua khái niệm của tiền theo thời gian ( không quan tâm đến thời điểm phát sinh của luồng tiền) Kỳ thu hồi vốn là một lựa chọn mang tính chủ quan. Phương pháp tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR) Khái niệm: IRR là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng giá trị hiện tại của luồng tiền thuần kỳ vọng trong tương lai (CF) với luồng tiền ra ban đầu (ICO). Công thức: ICO = CF1 / (1+IRR)1 + CF2 / (1+IRR)2 + + CFn / (1+IRR)n Cách tính: Với luồng tiền thuần đã xác định được qua các năm ta ước lượng một tỷ lệ chiết khấu phù hợp là i1 và i2. Khi đó ta có bảng tính sau: Bảng 1: Năm Luồng tiền thuần PVIF tại mức i1 Giá trị hiện tại (P1) 1 2 I1 thỏa mãn: Tổng giá trị hiện tại tại mức i1 > Luồng tiền ra ban đầu (vốn đầu tư) Bảng 2: Năm Luồng tiền thuần PVIF tại mức i2 Giá trị hiện tại (P2) 1 2 I2 thỏa mãn: Tổng giá trị hiện tại tại mức i2 < Luồng tiền ra ban đầu (vốn đầu tư) Từ việc xác định i1 và i2 như trên, ta nhận thấy tỷ lệ chiết khấu phải nằm trong khoảng (i1 , i2 ) Ta dựng công thức để xác định tỷ lệ chiết khấu chính xác: X/ i2 - i1 = P1 – P0 / P1 – P2 Sau khi tính được X thì tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR là: IRR = i1 + X Chú ý: Khi luồng tiền thuần là một dãy đồng nhất (Luồng tiền thu được mỗi năm là như nhau) thì tính IRR như sau: Lấy ICO / CF = a Sau đó tra bảng để xác định thừa số chiết khấu gần nhất với kết quả thu được cho kỳ n (năm) là b à tỷ lệ chiết khấu tương ứng là i1ư So sánh a và b Nếu a > b thì tỷ lệ chiết khấu thực tế sẽ thuộc khoảng (i1 -1, i1) Nếu a < b thì tỷ lệ chiết khấu thực tế sẽ thuộc khoảng (i1, i1 +1) Tiêu chuẩn áp dụng: IRR tính được > IRR được đòi hỏi: dự án được chấp nhận (làm tăng giá trị thị trường của cổ phiếu) IRR tính được < IRR được đòi hỏi: dự án không được chấp nhận. Phương pháp giá trị hiện tại thuần (NPV) Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần (NPV) của một dự án là giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trừ đi luồng tiền ra ban đầu (ICO) của dự án. Công thức: NPV = CF1 / (1+k)1 + CF2 / (1+k)2 + + CFn / (1+k)n - ICO Trong đó: k là tỷ lệ lợi tức đòi hỏi (chi phí sử dụng vốn bình quân) Tiêu chuẩn áp dụng: NPV tính được ≥ 0 : dự án được chấp nhận NPV tính được < 0: dự án không được chấp nhận Nhận xét: Hai phương pháp IRR và NPV đều cho một kết quả giống nhau về việc chấp nhận hay từ chối dự án. Phương pháp chỉ số sinh lợi (PI) Khái niệm: Chỉ số sinh lợi (tỷ số chi phí – thu nhập) của một dự án là tỷ số giữa giá trị hiện tại của luồng tiền thuần trong tương lai với luồng tiền ban đầu. Công thức: PI = [CF1 / (1+k)1 + CF2 / (1+k)2 + + CFn / (1+k)n ] / ICO Tiêu chuẩn áp dụng: PI tính được ≥ 1: dự án được chấp nhận PI tính được < 1: dự án không được chấp nhận Nhận xét: Phương pháp NPV và PI đều cho một kết quả giống nhau về việc chấp nhận hay từ chối dự án. Tuy nhiên, phương pháp NPV thường được dựng hơn bởi nó thể hiện cả mức đóng góp kinh tế bằng số của dự án trong khi phương pháp PI chỉ cho biết khả năng sinh lợi tương đối của dự án. Dạng 2: Quyết định đầu tư dự án hay không ? Doanh nghiệp có dự tính đầu tư vào một dự án: mua máy mới, mua một dây chuyền công nghệ Chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp trên để đưa ra quyết định đầu tư. Ở đây, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp NPV ( đơn giản và chính xác). Chúng ta dựa vào các tiêu chuẩn áp dụng đã trình bày ở trên để đưa ra quyết định là chấp nhận hay từ chối dự án. Chúng ta sẽ trình bày theo các bước làm ở dạng 3. Ở bước 3, chúng ta cần chú ý kỹ tới các chỉ tiêu có thể có trong bảng xác định dòng tiền thuần và cần tính toán chính xác. Dạng 3: Quyết định có nên đầu tư thay thế tài sản cũ bằng tài sản mới hay không? Doanh nghiệp có dự tính đầu tư vào một dự án: Mua một tài sản mới thay cho tài sản cũ. Chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp trên để đưa ra quyết định đầu tư. Tùy vào việc sử dụng phương pháp nào để tính mà cú quyết định là chấp nhận hay từ chối dự án. Ở đây, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp NPV (đơn giản và chính xác). Giả sử cuối cùng ta tính được Giá trị hiện tại thuần của dự án 1 (máy cũ) là: NPV1 Giá trị hiện tại thuần của dự án 2 (máy mới) là: NPV2 Nếu NPV1 > NPV2: chấp nhận dự án 1 (tiếp tục sử dụng máy cũ) Nếu NPV1 < NPV2: chấp nhận dự án 2 ( mua máy mới, bán máy cũ) Các bước tiến hành khi giải bài tập dạng này: Bước 1: Tính khấu hao TSCĐ (nếu chưa tính khấu hao trước đó) Tùy theo đề bài yêu cầu tính khấu hao theo phương pháp nào mà có cách làm phù hợp. Phương pháp đường thẳng Mức khấu hao hàng năm là: M(i) = NG / N = NG x T ( T là tỷ lệ khấu hao hàng năm T = 1/N ) Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh Mức khấu hao hàng năm là: M(i) = G(i) x Tđc với Tđc = T x H (H = 1.5 nếu N≤ 4 ; H = 2.0 nếu 4 6) Chú ý: Khấu hao theo phương pháp này trong những năm đầu, 2 năm cuối khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Ta nên lập bảng sau (minh họa) Năm Giá trị còn lại (Gi) Tđc Mi 1 100.000 0.4 40.000 2 60.000 0.4 24.000 3 36.000 0.4 14.400 4 11.600 0.5 5.800 5 5.800 1 5.800 Phương pháp tỷ lệ giảm dần Mức khấu hao hàng năm là: M(i) = T(i) x NG T(i) = (Số năm sử dụng còn lại / Tổng số năm sử dụng ) = {[(N – i + 1) x 2]} / {[N x (N+1)]} Ta nên lập bảng như sau: Năm T(i) NG M(i) 1 5/15 120.000 40.000 2 4/15 120.000 32.000 3 3/15 120.000 24.000 4 2/15 120.000 16.000 5 1/15 120.000 8.000 Bước 2: Lập bảng lịch trình thanh toán nợ (nếu DN vay một khoản tiền nào đó để đầu tư và phải trả khoản nợ này theo thời hạn) Ta có bảng lịch trình thanh toán nợ như sau: Năm Nợ gốc đầu kỳ Số tiền trả nợ mỗi kỳ Trả lãi Trả gốc Nợ gốc cuối kỳ (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 2 3 4 Chú ý: - Nếu doanh nghiệp trả cả gốc + lãi ở các năm là như nhau thì phải dựng công thức tính giá trị của chuỗi tiền đều bằng nhau để tính được số tiền trả nợ mỗi kỳ (3) - Nếu doanh nghiệp trả gốc ở các năm là như nhau thì ta tính được số tiền trả gốc (5) Bước 3: Lập bảng xác đinh dòng tiền thuần thu được trong các năm sử dụng tài sản cũ và tài sản mới Ở bước này cần chú ý kỹ tới các chỉ tiêu xuất hiện trong bảng để tính dòng tiền thuần Các chỉ tiêu thường xuất hiện trong bảng: Giá mua Chi phí lắp đặt, vận chuyển Vốn vay Chi phí tiết kiệm (lợi nhuận trước thuế tăng thêm có thể gồm chi phí khấu hao hoặc chưa) Thu nhập trước lãi vay Chi phí khấu hao Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế Giá trị khấu hao Chi phí sữa chữa, nâng cấp Trả gốc Tùy vào mỗi bài toán cho dữ liệu nào mà xác định chỉ tiêu hợp lý. Bài tập minh họa Bài 1/ Công ty ABC dự tính mua một máy cưa mới để thay thế máy cưa cũ. Giá mua máy mới: 100.000 Thời gian sử dụng: 5 năm Lợi nhuận trước thuế của 5 năm dự tính là: 30.000 ; 26.000 ; 22.000 ; 20.000 ; 20.000 Năm thứ 3, phải duy tu sữa chữa với chi phí dự tính là 10.000 Khấu hao theo phương pháp đường thẳng Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là: 28% Hỏi: Công ty có thể thực hiện dự án đầu tư này không nếu công ty chỉ đầu tư vào những dự án có thời gian thu hồi vốn không quá 3 năm? (đơn vị tính: 1.000 đ) Bài làm: Mức khấu hao mỗi năm: M(i) = 100.000/5 = 20.000 Bảng xác định dòng tiền thuần Năm 0 1 2 3 4 5 1. Giá mua 100.000 2. CPKH 20.000 20.000 20.000 20.000 20.000 3. LNTT 30.000 26.000 22.000 20.000 20.000 4. Thuế DN 28% 28% 28% 28% 28% 5. LNST 21.600 18.720 15.840 14.400 14.440 6. CP sữa chữa 10.000 7. Dòng tiền thuần 41.600 38.720 35.840 34.400 34.400 Tổng số tiền đầu tư ban đầu (luồng tiền ra ban đầu) : 100.000 + 10.000 = 110.000 Bảng thời gian thu hồi vốn Năm Luồng tiền thu được Luồng tiền tích lũy 1 41.600 41.600 2 38.720 80.320 3 35.840 116.160 4 34.400 140.560 5 34.400 174.960 Thời gian hoàn vốn là: 2 + (110.000 – 80.320) / 35.840 = 2.828 (năm) = 2 năm 10 tháng 3 ngày. Vì thời gian hoàn vốn nhỏ hơn 3 năm nên công ty có thể thực hiện dự án này. Bài 2/ Công ty X định thay thế một máy cũ. Giá trị còn lại của máy cũ theo sổ kế toán là: 960.000 Khấu hao máy cũ theo phương pháp đường thẳng, chi phí khấu hao mỗi năm là: 192.000 Giá thị trường của máy cũ là: 800.000 và đem lại lợi nhuận kinh doanh trước thuế dự kiến mỗi năm là: 416.000 trong thời gian 5 năm. Giá trị thanh lý của máy cũ sau 5 năm dự kiến là: 200.000 Giá máy mới trên thị trường là: 1.500.000 và dự kiến đem lại lợi nhuận kinh doanh trước thuế là: 560.000 trong thời gian 7 năm. Khấu hao máy mới theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh. Giá trị thanh lý của máy mới sau 7 năm là: 500.000 Thuế suất doanh nghiệp: 28% Chi phí sử dụng vốn bình quân: 15% Hỏi: Công ty có nên thay thế máy cũ bằng máy mới không? Bài làm Mức khấu hao của máy mới M(i) = G(i) x Tđc với Tđc = T x H = 1/7 x 2.5 = 0.35714 = 35.714% Ta có bảng giá trị khấu hao như sau: Năm Giá trị còn lại (Gi) Tđc Mi 1 1.500.000 35.714% 535.710 2 964.290 35.714% 344.386 3 619.904 35.714% 221.392 4 398.512 35.714% 142.324 5 256.188 35.714% 91.495 6 164.693 0.5 82.347 7 82.347 1 82.347 Bảng xác định dòng tiền thuần của máy cũ: Năm 0 1 2 3 4 5 1. Giá trị 960000 2. CPKH 192000 192000 192000 192000 192000 3. LNTT 416000 416.000 416.000 416.000 416000 4. Thuế DN 28% 28% 28% 28% 28% 5. LNST 299520 299520 299520 299520 299520 6. Thanh lý 200000 7. Dòng tiền thuần 491520 491520 491520 491520 691520 Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần đối với máy cũ: NPVc = CF1 / (1+k)1 + CF2 / (1+k)2 + + CFn / (1+k)5 - ICO = 491520 / (1+15%)1 + 491520 / (1+15%)2 + 491520 / (1+15%)3 + 491520 / (1+15%)4 + 691520 / (1+15%)5 - 0 = 491520 x 3.3522 + 691520 x 0.4972 - 0 = 1991497,088 Bảng xác định dòng tiền thuần của máy mới: Năm 0 1 2 3 4 5 6 7 1. Giá trị 1.500.000 2. CPKH 535.710 344.386 221.392 142.324 91.495 82.347 82.347 3. LNTT 560.000 560.000 560.000 560.000 560.000 560.000 560.000 4. Thuế DN 28% 28% 28% 28% 28% 28% 28% 5. LNST 403.200 403.200 403.200 403.200 403.200 403.200 403.200 6. Thanh lý 500.000 7. Dòng tiền thuần 938.910 747.586 624.592 545.524 494.695 485.547 985.547 Nếu công ty chấp nhận đầu tư mua máy mới thì có nghĩa là công ty sẽ bán máy cũ và thu được lại là 800000. Như vậy, luồng tiền ra (ICO) thực tế của dự án mua máy mới là: 1500000 – 800000 = 700000 Giá trị hiện tại của dòng tiền thuần đối với máy mới: NPVm = CF1 / (1+k)1 + CF2 / (1+k)2 + + CFn / (1+k)7 - ICO = 938910 / (1+15%)1 + 747586 / (1+ 15%)2 + + 985547 / (1+15%)7 – 700000 = 938910 x 0.8696 + 747586 x 0.7561 ++ 985547 x 4.1604 - 700000 = 816476 + 565249 + 410669 + 311930 + 245962 + 209902 + 370467 - 700000 = 2230646 Ta nhận thấy: NPVm > NPVc , vì vậy công ty nên thay thế máy cũ bằng máy mới. Bài 3/ Công ty ABC xem xét mua một dây chuyền công nghệ. Giá mua: 1280 trd Chi phí chuyên chở và lắp đặt: 320 trd Thời gian sử dụng: 5 năm Hoạt động của dây chuyền không làm tăng doanh thu nhưng có thể tiết kiệm chi phí sản xuất của công ty mỗi năm là 480 trd Giá trị thanh lý của dây chuyền công nghệ sau 5 năm bằng 0 Khấu hao tài sản theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh Thuế suất DN: 28% Chi phí sử dụng vốn: 15% Hỏi: Xác định luồng thu nhập và NPV của dự án Nếu tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì NPV thay đổi như thế nào? Bài 4/ Công ty Nhật Long đang xem xét một dự án đầu tư một dây chuyền công nghệ. Nguyên giá: 1000 trd Thời gian hoạt động dự kiến là 5 năm Vốn chủ sở hữu là 200 và công ty phải vay ngân hàn 800 trd, thời hạn 5 năm và lãi suất vay là 10% năm. Vốn trả đều trong 5 năm, mỗi năm 160 trd.. Thu nhập trước khấu hao, lãi vay và thuế do dây chuyền tạo ra là mỗi năm dự kiến là 300 trd. Thuế suất DN: 28% Công ty khấu hao theo phương pháp đường thẳng, tỷ lệ chiết khấu là 13% năm. Hỏi: Công ty có thể đầu tư vào dự án này không nếu phương pháp sử dụng là NPV? Bài 5/ Công ty A dự định thay thế một thiết bị cũ. Nguyên giá của thiết bị cũ là 1280 trd Tổng thời gian dự kiến là 5 năm và đã sử dụng được 2 năm, có giá thị trường ở thời điểm hiện tại là 480 trd và đem lại lợi nhuận kinh doanh trước thuế mỗi năm là 190 trd trong thời gian 3 năm. Giá thiết bị mới trên thị trường hiện nay là 1280 Dự kiến lợi nhuận kinh doanh trước thuế là 336 trd trong thời gian 5 năm. Giá trị thanh lý của thiết bị mới sau 5 năm là 540 trd Thuế suất DN: 28% Chi phí sử dụng vốn bình quân: 10% Khấu hao tài sản theo phương pháp tỷ lệ giảm dần Hỏi: Công ty có nên thay thế thiết bị cũ bằng thiết bị mới hay không?
Tài liệu liên quan