Phương pháp giải nhanh đề trắc nghiệm môn hoá học

I. MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT KHI GIẢI ĐỀ TRẮC NGHIỆM ♣ Tái hiện kiến thức, hiểu rõ đề để có thể giải các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở mức độ biết. ♣ Xâu chuỗi các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập vận dụng mức độ cơ bản. ♣ Phân tích, so sánh, tổng hợp để làm các bài toán vận dụng ở mức độ cao. ♣ Sử dụng các công công tóan học, các qui tắc tính nhanh để giải các bài tập. ♣ Phối hợp các thao tác các kĩ năng hợp lý để giải bài toán trong thời gian ngắn nhất II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH ĐỀTRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 1. Mức độ biết: Để trả lời các câu hỏi thuộc mức độ này, đòi hỏi ở học sinh một hệthống kiến thức được trang bị đầy đủ, hiểu rõ kiến thức cơ bản trong chương trình để trả lời. Ví dụ: Câu 1:Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chếHNO3từ: A. NH3và O2. B. NaNO2và H2SO4 đặc. C. NaNO3và H2SO4 đặc. D. NaNO3và HCl đặc.

pdf39 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp giải nhanh đề trắc nghiệm môn hoá học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 1 Part: 1 PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN HOÁ HỌC  I. MỘT SỐ KĨ NĂNG CẦN THIẾT KHI GIẢI ĐỀ TRẮC NGHIỆM ♣ Tái hiện kiến thức, hiểu rõ đề để có thể giải các câu hỏi trắc nghiệm khách quan ở mức độ biết. ♣ Xâu chuỗi các kiến thức đã học để làm tốt các bài tập vận dụng mức độ cơ bản. ♣ Phân tích, so sánh, tổng hợp để làm các bài toán vận dụng ở mức độ cao. ♣ Sử dụng các công công tóan học, các qui tắc tính nhanh để giải các bài tập. ♣ Phối hợp các thao tác các kĩ năng hợp lý để giải bài toán trong thời gian ngắn nhất II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH ĐỀ TRẮC NGHIỆM HÓA HỌC 1. Mức độ biết: Để trả lời các câu hỏi thuộc mức độ này, đòi hỏi ở học sinh một hệ thống kiến thức được trang bị đầy đủ, hiểu rõ kiến thức cơ bản trong chương trình để trả lời. Ví dụ: Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ: A. NH3 và O2. B. NaNO2 và H2SO4 đặc. C. NaNO3 và H2SO4 đặc. D. NaNO3 và HCl đặc. Câu 2: Thành phần chính của phân bón nitrophotka là: A. NH4H2PO4, KNO3. B. (NH4)2HPO4, NH4H2PO4. C. (NH4)2HPO4, KNO3 D. A, B, C đều sai. Trong 2 ví dụ trên, học sinh cần biết các kiến thức trên mới trả lời được vì vậy cần nắm vững kiến thức trong sách giáo khoa Hóa học lớp 10, 11, 12. MỘT SỐ VÍ DỤ ÁP DỤNG Câu 1: Mệnh đề không đúng là: A. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3. B. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối. C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2. D. CH3CH2COOCH=CH2 có thể trùng hợp tạo polime. Câu 2: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với: A. kim loại Na. B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. Câu 3: Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là A. protit luôn chứa chức hiđroxyl. B. protit luôn là chất hữu cơ no. C. protit luôn chứa nitơ. D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn. Câu 4: Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. C. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. Câu 5: Nilon–6,6 là một loại: A. tơ axetat. B. tơ poliamit. C. polieste. D. tơ visco. Câu 6: Phân tử đường saccarozơ được cấu tạo từ: Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 2 A. 2 phân tử α-glucopiranozơ bằng liên kết 1,4 glicôzit B. 1 phân tử β-fructofuranzơ và 1 phân tử α-glucopiranozơ bằng liên kết 1,2 glicôzit C. 1 phân tử α-glucopiranzơ và một phân tử β-fructofuranozơ bằng liên kết 1,4 glicozit D. 2 phân tử α-glucopiranozơ bằng liên kết 1,6 glicôzit Câu 7: Hai khoáng vật chính của photpho là: A. photphorit và apatit. B. Photphorit và photphat. C. apatit và cacnalit. D. photphat và photphua. Câu 8: Khi đốt cháy NH3 trong khí clo, khói trắng sinh ra chính là: A. N2. B. NH4Cl. C. HCl. D. NCl3. Câu 9: Để nhận biết ion nitrat ta dùng hỗn hợp Cu và: A. H2SO4. B. HNO3. C. H3PO4. D. NaNO3. Câu 10: Khi đi từ trí sang phải trong một chu kì, bán kính nguyên tử của một nguyên tố: A. tăng dần do số Z tăng dần nên án ngữ không gian của các electron giảm. B. giảm dần do lực hút tĩnh điện giữa vỏ electron và hạt nhân tăng dần. C. tăng từ kim loại đến á kim, rồi giảm từ á kim đến phi kim. D. không biến đổi tuần hoàn. 2. Mức độ hiểu và áp dụng: Dạng 1: Dựa vào số proton, nơtron, electron để xác định nguyên tố, đơn chất, hợp chất. Ví dụ 1: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số proton, nơtron, electron là 52. Biết X là một đồng vị bền. Vậy X là: A. Cl. B. S. C. Ar. D. P. Hướng dẫn: Bài làm chi tiết: Theo đề ta có: PX + NX + EX = 52 => 2PX + NX = 52. Do X là đồng vị bền nên ta có: PX ≤ NX ≤ 1,52PX => PX ≤ 52 – 2PX ≤ 1,52PX => 3PX ≤ 52 ≤ 3,52PX => 14,8 ≤ PX ≤ 17,3 Do PX nguyên dương nên: PX = 15, 16, 17 đều là những nguyên tố thuộc chu kì 3, hơn nữa vì X là đồng vị bền nên PX ≤ 52 – 2PX ≤ 1,2PX => 16,3 ≤ PX ≤ 17,3 => PX = 17. X là 17Cl35 Clo Nhận xét: Nếu nắm rõ phương pháp này ta có thể giải nhanh: 52 : 3,5 ≤ PX ≤ 52 : 3 và suy ra X ở chu kì 3. Áp dụng: 52 : 3,2 ≤ PX ≤ 52 : 3 để tìm nhanh X (*) Một cách gần đúng, do 2PX + NX = 52 nên có thể tính P trung bình để xác định X thuộc chu kì nào. Từ đó áp dụng: PX ≤ NX ≤ 1,52PX hay PX ≤ NX ≤ 1,2PX Dạng 2: Xác định nhanh Công thức phân tử, Công thức đơn giản ♣ Kiến thức cần nắm vững. Đốt cháy a mol hợp chất hữu c A (C, O, N) thu được x mol CO2, y mol H2O và z mol N2. Số nguyên tử C = =2CO A n n x a ; Số nguyên tử H = =2H O A 2n n 2y a ; Số nguyên tử N = =2N A 2n n 2z a . Tỷ lệ C/H = =2 2 CO H O n 2n x 2y ; Tỷ lệ C/N = =2 2 CO N n 2n x 2z ; Tỷ lệ H/N = 2 2 H O N n x = n y . ♣ Các ví dụ minh họa mức độ phổ thông: Câu 1: Đun nóng hỗn hợp 2 rượu đơn chức A, B có số nguyên tử C gấp đôi nhau với 1 axit tạo ra một hỗn hợp este trong đó có este E. E không tác dụng với Na. Đốt cháy 1 mol E cần 5 mol oxi , tạo ra 5 mol CO2 và 4 mol H2O. 2 rượu trên là : A. CH3OH và C2H5OH. B. C2H5OH và C4H9OH. C. CH3OH và C3H7OH. D. C4H9OH và C2H5OH. Hướng dẫn Trong E, Số C = 5, Số H = 8. Axit ít nhất có 2 C. Số nguyên tử Cacbon trong hai rượu phải là 1 và 2. Chọn đáp án A. Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức chưa no có một liên kết pi ở mạch cacbon ta thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 2 2H O COn : n 9 : 8= . Vậy công thức phân tử của amin là: Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 3 A. C3H6N B. C4H9N C. C4H8N D. C3H7N Hướng dẫn Tỷ lệ C/H = 8/18 = 4/9. Chọn đáp án B. Câu 3: Đốt cháy một 1 mol rượu A thu được 4 mol H2O. A là: A. CH3OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H5OH. D. C3H6(OH)2. Hướng dẫn: Chú ý Số nguyên tử H = 2nH2O/nHCHC. Đáp án. D. ♣ Mức độ đại học: Câu 1: Hỗn hợp E gồm 3 este đa chức của axit oxalic và hai rượu đơn chức, no, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp. Thực hiện phản ứng xà phòng hóa hoàn toàn 4,8 gam hỗn hợp E bằng dung dịch xút vừa đủ thì thấy đã dùng hết 19,48 ml dung dịch NaOH 11% (có khối lượng riêng 1,12 g/ml). Công thức của hai rượu tạo nên hỗn hợp E là: A. CH3OH, C2H5OH. B. C4H9OH, C5H11OH. C. C5H11OH, C6H13OH. D. C2H5OH, C3H7OH. Câu 2: Hợp chất A là một α − aminoaxit mạch không nhánh. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó đem cô cạn thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, để trung hòa 2,94 gam A bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau khi cô cạn sản phẩm thì thu được 3,82 gam muối. CTCT của A là: A. HOOC–CH2–CH(NH2)–COOH B. CH3OCO–CH2–CH(NH2)–COOH C. H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH D. HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH Dạng 3: Áp dụng hệ thống cơ sở lý thuyết để giải một số câu trắc nghiệm. Đối với dạng này, cần nắm rõ sơ đồ liên hệ giữa các đơn chất, hợp chất vô cơ, hữu cơ, hiiểu rõ vai trò các chất tham gia phản ứng và nắm cơ chế phản ứng, bản chất của từng chất trong phản ứng. Vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học. Câu 1: Khi cho Cu tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng và NaNO3, vai trò của NaNO3 trong phản ứng là: A. chất xúc tác. B. chất khử. C. chất oxi hoá. D. môi trường. Câu 2: Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa A. NaCl, NaOH, BaCl2. B. NaCl. C. NaCl, NaOH. D. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2. Câu 3: Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là: A. HNO3, NaCl, Na2SO4. B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4. C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2. D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2. Câu 4: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là: A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 5: Tổng hệ số cân bằng của phản ứng: Au + NaCN + H2O + O2 → Na[Au(CN)2] + NaOH là: A. 25. B. 41. C. 23. D. 16. Dạng 4: Sử dụng các phương pháp bảo toàn: Khối lượng, điện tích, số mol electron, số khối, số Z,... Đây là một trong những phương pháp chính để giải các bài toán hóa học. Khi áp dụng phương pháp này, cần áp dụng tổng hợp các định luật, quy tắc: ♣ Định luật bảo toàn khối lượng. ♣ Bảo toàn số mol nguyên tố. ♣ Qui tắc tăng giảm khối lượng. ♣ Định luật bảo toàn số mol electron ♣ Các bài toán quy về 100 Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 4 ♣ Các quy tắc biện luận đối với bài toán có chất dư, bài toán tính hiệu suất. SỬ DỤNG ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN SỐ MOL ELECTRON Kiến thức cần nắm Trong các hệ oxi hóa khử: Tổng số mol electron chất khử cho = tổng số mol electron chất oxi hóa nhận. a. Kim loại tác dụng với HNO3 (tạo sản phẩm khử N+x): Số mol electron trao đổi gấp bao nhiêu lần số mol điện tích của anion tạo muối thì số mol của anion tạo muối gấp bấy nhiêu lần số mol của N+x n NO3- tạo muối = nNO2 + 3nNO + 8nN2O + 10nN2. n HNO3 phản ứng = 2nNO2 + 4nNO + 10nN2O + 12nN2. m muối = m kim loại + m gốc nitrat tạo muối. b. Kim loại tác dụng với H2SO4 (tạo sản phẩm khử là S+x) Số mol electron trao đổi gấp bao nhiêu lần số mol điện tích của anion tạo muối thì số mol của anion tạo muối gấp bấy nhiêu lầnsố mol của S+x. n SO42- tạo muối = n SO2 + 3 nS + 4 nH2S. n H2SO4 phản ứng = 2 nSO2 + 4 nS + 5 nH2S. Qui tắc chung: Số mol electron trao đổi gấp bao nhiêu lần số mol điện tích của anion tạo muối thì số mol của anion tạo muối gấp bấy nhiêu lần số mol của chất có số oxi hóa +x SỬ DỤNG QUY TẮC TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG Ví dụ 1: (Đề tuyển sinh khối B 2009) Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam (giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt). Khối lượng sắt đã phản ứng là: A. 1,40 gam. B. 2,16 gam. C. 0,84 gam. D. 1,72 gam. Hướng dẫn: Bài giải chi tiết: Do khả năng oxi hóa của Ag+ > Cu2+ nên khi cho Fe vào hỗn hợp dung dịch trên thì Ag+ bị Fe khử trước đến hết thì Cu2+ mới bị khử. Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (1) a 2a a 2a Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (2) b b b b Nếu Fe thiếu và Ag+ dư (không xảy ra (2)) thì: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag (3) Nhận thấy: mthanh sắt tăng lên = mAg sinh ra + mCu sinh ra – mFe đã phản ứng Do nFe = 100 : 56 là dư nhiều so với Ag+ và Cu2+ nên xảy ra (1), (2) Vậy 108.2a + 64b – (56a + 56b) = 101,72 – 100 = 1,72 gam Nếu không xảy ra (2) thì a = 0,01075 mol => 2a = 0,0215 > 0,02 (số mol AgNO3) vô lí Vậy xảy ra (2) nên b = 0,015 mol => mFe đã phản ứng = 0,025.56 = 1,40 gam (Đáp án A) Nhận xét: Nếu theo các thao tác trên thì sẽ không đủ thời gian cho một câu trắc nghiệm là 1’48’’ vì vậy cần áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng: mthanh sắt tăng lên = mAg sinh ra + mCu sinh ra – mFe đã phản ứng => (108.2 –56)a + (64 – 56)b = 1,72 với a = 0,02 : 2 = 0,01 => b = 0,015 => mFe đã phản ứng = 1,40 gam. Ví dụ 2: Ngâm một thanh sắt có khối lượng m gam vào V ml dung dịch CuSO4 1,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn đem cân thấy khối lương thanh sắt nặng m + 1,2 gam gồm 2 kim loại. Biết kim loại bám hoàn toàn vào thanh sắt. Giá trị của V là: A. 0,1. B. 100. C. 150. D. 0,15. Hướng dẫn: ∆m = 1,2 gam = (64 – 56)nFe phản ứng = 8 nFe phản ứng => nFe phản ứng = 0,15 mol => V = 0,15 : 1,5 = 0,1 lit = 100 ml => phương án B BÀI TẬP MINH HOẠ Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 5 Câu 1: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong dung dịch HNO3, kết thúc phản ứng thu được 0,1 mol NO và 0,15 mol NO2. Số mol HNO3 đặc tham gia phản ứng là: A. 0,3 mol. B. 0,4 mol. C. 0,7 mol. D. 0,35 mol. Hướng dẫn Dựa vào mối quan hệ giữa số mol HNO3 phn ứng với số electron trao đổi và số nguyên tử Nitơ trong sản phẩm khử ta có: n HNO3 = 4n NO + 2 n NO2 = 0,7 mol. Đáp án: C. Câu 2: Hòa tan hoàn tòan 2,52 gam hỗn hợp Mg và Al bằng dung dịch HCl thu được 2,688 lít khí (đktc). Cũng lượng hỗn hợp này nếu hòa tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 0,04 mol một sản phẩm duy nhất chứa S. Sản phẩm khử đó là: A. SO3. B. H2S. C. SO2. D. S Hướng dẫn Dùng mối quan hệ: ne kim loại nhường = H+ nhận = ne S+6 nhận. 0,04 (6-x) = 0,24 => x = 0. Sản phẩm khử là S. Đáp án D. Câu 3: Hòa tan hòan tòan 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (số mol hai kim loại bằng nhau) bằng dung dịch HNO3 dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp X (gồm hai khí NO và NO2) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối và axit dư. Tỷ khối hi của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 5,60. Hướng dẫn Dùng định luật bảo toàn số mol electron. 3nFe + 2nCu = 3 nNO + 2 nNO2. M = 19 nên hai khí có số mol bằng nhau. Đáp án. D. Câu 4: Trộn m gam Al với hỗn hợp CuO và Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, sau một thời gian được hỗn hợp chất rắn A. Hòa tan hết a trong dung dịch HNO3 thu được 0,03 mol NO2 và 0,02 mol NO. Giá trị của m là: A. 0,27 gam. B. 0,54 gam. C. 0,81 gam. D. 1,08 gam. Hướng dẫn Chú ý: trong hệ này Al là chất khử, HNO3 là chất oxi hóa. Dùng định luật bảo toàn số mol electron: 3nAl = nNO2 + 3 nNO. Tìm ra m = 0,81 gam. Đáp án C. Câu 5: Hòa tan 5,04 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị không đổi trong 100 ml dung dịch HNO3 xM thu được m gam muối, 0,02 mol NO2 và 0,005 mol N2O. Giá trị của x và m lần lượt là A. 0,9 M và 8,76 gam. B. 0,45 m và 8,72 gam. C. 0,9M và 7,82 gam. D. 0,5 M và 2,78 gam. Hướng dẫn n HNO3 = 0,02.2 + 0,005.10 = 0,09 mol. X = 0,9M. m = 5,04 + (0,02 + 0,005.8)62 = 8,76 gam. Đáp án A ÁP DỤNG TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP Câu 1: Hòa tan 2,29 gam hỗn hợp hai kim loại Ba và Na vào nước được dung dịch A và 6,72 lít khí (đktc). Thêm từ từ dung dịch FeCl3 vào dung dịch A cho đến dư. Lọc kết tủa, rửa sạch, sấy khô và nung đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 1,6 gam. B. 3,2 gam. C. 4,8 gam. D. 6,4 gam. Hướng dẫn Dựa vào mối quan hệ về số mol giữa Fe2O3, Fe(OH)3, OH- và H2 dễ dàng suy ra: Số mol Fe2O3 = 1/3 nH2 = 0,01 mol. M = 1,6 gam. Đáp án A. Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO và ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1 M vừa đủ. Sau phn ứng cô cạn dung dịch, khối lượng muối khan thu được là A. 4,81 gam. B. 5,81 gam. C. 3,81 gam. D. 6,81 gam. Hướng dẫn Chú ý : nO2- = nSO42- M = 2,81 + (96 - 18).0,05 = 6,81 gam. Đáp án D. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 6 Câu 3: Nung 13,4 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị 2, thu được 6,8 gam chất rắn và khí X. Lượng khí X sinh ra cho hấp thụ vào 75 ml dung dịch NaOH 1M, khối lượng muối khan thu được sau phản ứng là (cho H = 1, C = 12, O = 16, Na = 23) A. 4,2 gam. B. 5,8 gam. C. 6,3 gam. D. 6,5 gam. Hướng dẫn Dùng định luật bảo toàn khối lượng tìm ra số mol của CO2 = 0,15 mol. Lập tỉ lệ nNaOH / nCO2 để suy ra phản ứng chỉ tạo muối axit. nNaHCO3 = 0,075 mol. m = 6,3 gam. Đáp án C. Câu 4: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II) tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là A. Mg và Ca. B. Ca và Sr. C. Be và Mg. D. Sr và Ba. Hướng dẫn Dùng phương pháp đặt công thức trung bình. n H2 = n Kl = 0,03 mol. M = 1,67/0,03 = 55,67. Hai kim loại là Ca và Sr. Đáp án B. Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2 thu được 35,2 gam CO2 và 25,2 gam H2O. Giá trị của m là A. 1,24 gam. B. 12,4 gam. C. 2,48 gam. D. 24,8 gam. Hướng dẫn: Sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố: mX = 12mCO2/44 + 2mH2O/18 = 12,4 gam. Đáp án B. Câu 6: Để trung hòa hết 10,6 gam axit cacboxilic A cần dùng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15 gam chất rắn. Giá trị của V là A. 100 ml. B. 200 ml. C. 300ml. D. 400 ml. Hướng dẫn: Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng: 1 mol R(COOH)x phản ứng với x mol NaOH tạo ra 1 mol R(COONa)x khối lượng chất rắn tăng 22x g a mol R(COOH)x phản ng với ax mol NaOH tạo ra 1 mol R(COONa)x thì m chất rắn tăng 22ax = 4,4 g Vậy ax = n NaOH = 0,2 mol, V = 200 ml. Đáp án B. Câu 7: Đốt cháy a mol andehit no, đơn chức, mạch hở thu được 1,12 lít khí (đktc) CO2. Nếu cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình tăng thêm: A. 3,5 gam. B. 3,1 gam. C. 2,5 gam. D. 2,1 gam. Hướng dẫn: Cần chú ý andehit no đơn chức khi đốt cháy cho số mol nước bằng số mol CO2. Khối lượng bình tăng = mCO2 + mH2O = 3,1 gam. Đáp án B. Câu 8: Đốt cháy 0,1 mol một rượu no, mạch hở cần vừa đủ 5,6 lít O2 (đktc). Công thức của rượu là A. C2H5OH. B. C2H4(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C3H7OH. Hướng dẫn: Qui tắc: nO2/n rượu = 2,5 thì rượu là C2H4(OH)2, nếu = 3,5 thì rượu là C3H5(OH)3. Đáp án B. Câu 9: Đốt cháy 0,1 mol hỗn hợp 2 rượu no thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng KOH rắn dư thì khối lượng bình tăng: A. 8,8 gam. B. 5,4 gam. C. 14,2 gam. D. 19,6 gam. Hướng dẫn: Chú ý: Khi đốt cháy rượu no thì số mol nước - số mol CO2 = số mol rượu. Khối lượng bình tăng = mH2O + mCO2 Đáp số C. Câu 10: m gam axit cacboxilic đơn chức X tác dụng với NaOH dư thu được 1,25m gam muối. X là A. CH3COOH. B. C2H5COOH. C. C3H7COOH. D. C2H3COOH. Hướng dẫn: Dùng qui tắc tăng giảm khối lượng. 1 mol axit chuyển thành một mol muối khối lượng tăng 22 gam Ta có: M = M + 22 1,25 Suy ra M = 88. Đáp án C. Tài liệu ôn thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh Đại học – Cao đẳng môn Hóa học Copyright © 2009 volcmttl@yahoo.com.vn 7 3. Mức độ phân tích tổng hợp và suy luận: Đối với mức độ này, cần nắm vững các kiến thức trong chương trình hóa học THPT. Trên cơ sở đó phải mở rộng hệ thống kiến thức và bổ sung một số kiến thức thuộc các lĩnh vực khác (Toán, lý, sinh…) để không phải áp dụng một cách máy móc các công thức hóa học. Ví dụ: Kết hợp Hóa học và vật lý để tính vận tốc tức thời, vận tốc trung bình của phản ứng, áp dụng tích phân để tính hiệu ứng nhiệt ∆H, năng lượng phản ứng, nội năng,…Áp dụng các công thức vật lý hạt nhân để tính năng lượng trong phản ứng hạt nhân, chu kì bán rã, số nguyên tử còn lại của một phóng xạ…Áp dụng các lý thuyết sinh học để hiểu rõ cấu trúc các bậc của protein, cấu trúc của ADN, ARN… Tất cả các kiến thức này cần tổng hợp một cách toàn diện có hệ thống. Minh hoạ: (Đề tuyển sinh đại học khối B – 2009) Câu 1: Cho chất xúc tác MnO2 vào 100 ml dung dịch H2O2, sau 60 giây thu được 33,6 ml khí O2 (ở đktc). Tốc độ trung bình của phản ứng (tính theo H2O2) trong 60 giây trên là: A. 5,0.10-4 mol/(l.s). B. 5,0.10-5 mol/(l.s). C. 1,0.10−3mol/(l.s). D. 2,5.10−4mol/(l.s) Hướng dẫn: nOxi = 1,5.10-3 mol, t = 60s, V = 0,1 lit Phản ứng: 2H2O2 → 2H2O + O2 3,0.10-3 mol 1,5.10-3 mol Vậy tính theo H2O2 thì tốc độ trung bình của phản ứng là: VTB = d(H2O2)/dt = 3.10-3 : 60 = 5.10-5 mol/(0,1lit.s) Do V = 0,1 lit nên: vTB = 5.10-5 : 0,1 = 5,0.10-4 mol/(l.s). Đáp án A Câu 2: Loại đường cấu trúc nên phân tử ADN là: A. C5H10O4 đeoxiribozơ B. C5H10O5 đeoxiribozơ C. C5H10O5 ribozơ D. C5H10O4 ribozơ Hướng dẫn Dựa vào kiến thức hoá học trong bài prôtêin, axit nuclêic (SGK Hóa học 12) và kiến thức sinh học có thể chọn đáp án đúng là A Minh hoạ đề thi đại học Câu 1: (Khối B – 2009) Cho các hợp chất hữu cơ: (1) ankan (2) ancol no, đơn chức, mạch hở; (3) xicloankan (4) ete no, đơn chức, mạch hở; (5) anken (6) ancol không no (có một liên kết đôi C=C), mạch
Tài liệu liên quan