Phương pháp khử chất ô nhiễm nguy hiểm trong nước

Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Washington ở St.Louis đã phát hiện một phương pháp mới khử chất ô nhiễm nguy hiểm trong nguồn nước một cách có hiệu quả, đó là chất Ete butylic metyl bậc 3 (MTBE) có trong các nguồn nước đô thị có nồng độ thấp Biswas, Giáo sư về Khoa học Môi trường cho biết, một hợp chất có cấu trúc nano gọi là titan dioxit làm cho MTBE phản ứng với oxy tan trong nước để tạo ra khí cacbon dioxit không độc. Phản ứng này xảy ra bằng con đường oxy hoá MTBE trên bề mặt của titan dioxit tạo thành một sản phẩm có hại. Sau đó, Biswas chếtạo chất xúc tác cấu trúc nano để làm suy giảm chất ô nhiễm này. Biswas cho biết: “Các chất quang xúc tác được cấp điện từmột nguồn ánh sáng nhân tạo hoặc nguồn năng lượng mặt trời để vận hành ”. Công trình nghiên cứu của Biswas được giới thiệu tại Hội nghịhàng năm của Hội hoá học Hoa Kỳ tổ chức ở Philadelphia.

pdf57 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp khử chất ô nhiễm nguy hiểm trong nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp khử chất ô nhiễm nguy hiểm trong nước Phương pháp khử chất ô nhiễm nguy hiểm trong nước Các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, Đại học Washington ở St.Louis đã phát hiện một phương pháp mới khử chất ô nhiễm nguy hiểm trong nguồn nước một cách có hiệu quả, đó là chất Ete butylic metyl bậc 3 (MTBE) có trong các nguồn nước đô thị có nồng độ thấp Biswas, Giáo sư về Khoa học Môi trường cho biết, một hợp chất có cấu trúc nano gọi là titan dioxit làm cho MTBE phản ứng với oxy tan trong nước để tạo ra khí cacbon dioxit không độc. Phản ứng này xảy ra bằng con đường oxy hoá MTBE trên bề mặt của titan dioxit tạo thành một sản phẩm có hại. Sau đó, Biswas chế tạo chất xúc tác cấu trúc nano để làm suy giảm chất ô nhiễm này. Biswas cho biết: “Các chất quang xúc tác được cấp điện từ một nguồn ánh sáng nhân tạo hoặc nguồn năng lượng mặt trời để vận hành ”. Công trình nghiên cứu của Biswas được giới thiệu tại Hội nghị hàng năm của Hội hoá học Hoa Kỳ tổ chức ở Philadelphia. Biswas đã triển khai lắp một bóng đèn cực nhỏ (corona) phát ra môt ánh sáng mờ khi có dòng điện chạy qua. Hệ thống này còn tạo ra lượng ôzôn thích hợp để tăng tốc độ oxy hoá MTBE thành cacbon dioxit. Biswas cho rằng điều quan trọng là tìm ra một phương pháp khử chất ô nhiễm này vì đây là “chất độc gây ung thư”, có trong nước, làm cho nước có mùi khó chịu. Vấn đề nan giải do thùng chứa nước rò rỉ Từ năm 1979, Hoa Kỳ đã sử dụng MTBE làm nhiên liệu, thậm chí những năm gần đây, ở California, MTBE được sử dụng làm chất thay thế cho các phụ gia chì chứa nhiều octan (hợp chất hydrocacbon của xăng) vì nó giúp cho xăng cháy hết. Vì vậy, MTBE có tác dụng làm giảm các sản phẩm phụ có hại đối với môi trường, xăng không chì khi không cháy hết hoàn toàn. Một hạn chế là MTBE cũng có thể gây nguy hiểm đối với sức khoẻ con người do tiếp xúc với các nguồn nước ngầm. Khi xăng rò rỉ, thì MTBE rất dễ hoà tan trong nước và thậm chí rò rỉ ở một địa điểm chỉ trong một thời gian rất ngắn cũng làm cho MTBE lan ra rất nhanh. Biswas đã thiết kế thành công một thiết bị gọn nhẹ để khử MTBE . Thiết bị ban đầu kích thước chỉ bằng 18x6 inch, chứa được 3-4 galông nước. Chất phản ứng khử được hết MTBE trong vài giờ. Các công ty như Salt Lake City ở Ceramatec đã cộng tác với ông để nâng cấp thiết bị lọc nước. Baswas tin rằng công nghệ của ông có thể được sử dụng trên phạm vi toàn quốc để khử MTBE trong nước. Sau khi Đạo Luật không khí sạch 1990 được ban hành, thì quy định các mức phát tán khí thải nguy hiểm của ô tô giảm đi, nhưng các mức MTBE trong xăng lại bắt đầu tăng lên. MTBE vẫn được coi là chất thay thế cho đến khi phát hiện được các mức MTBE khá cao trong nước giếng ở Santa Monica, California vào năm 1996, lúc đó mọi người mới bắt đầu chú ý tới chất ô nhiễm này. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho biết: nếu các mức ô nhiễm dưới 20-40 phần tỷ (ppb) thì được xem như không độc, tuy nhiên là nước có chứa các độc tố ở mức thấp hơn thì mùi của nước vẫn bị hôi. Biswas phát hiện ra rằng, titan dioxit là chất xúc tác trong quá trình oxy hoá MTBE. Titan dioxit được coi như một hợp chất kích thích vì nó còn oxy hoá cả bụi và các lớp bẩn, đồng thời cũng là một thành phần hoạt tính trong các sản phẩm, giống như các viên gạch ốp lát trong buồng tắm “tự sạch”. Đây là một “hoá chất kỳ diệu” được ứng dụng nhiều trong các công nghệ môi trường. Các hạt nano cũng là một lĩnh vực đang được tích cực nghiên cứu. Việc ứng dụng các hạt nano sẽ mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn việc sản xuất thuốc dưới dạng bơm xịt và các vật liệu mới – công trình nghiên cứu này đang được tiến hành dưới sự bảo trợ của Trung tâm đổi mới vật liệu ở Đại học Washington. Các hạt nano cũng có thể gây rủi ro đối với sức khoẻ con người. Biswas cho biết: “Cần giải quyết vấn đề rủi ro ngay từ đầu còn hơn là sau đó mới phát hiện. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tạo ra những hạt nano an toàn”. Nguồn: Washington University ib St Louis, 1/2005 Công nghệ tái sử dụng nước thải công nghiệp, thân thiện về mặt sinh thái Ngành công nghiệp dệt ở Tamil Nadu đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại nguồn thu nhập cao từ xuất khẩu cho Ấn Độ, đặc biệt ở Tiruppur, Erode và Karur. Cùng với việc xả nước thải và tích trữ chất thải hóa học (dạng bùn) sau những công đoạn khác nhau và tẩy trắng trong công nghiệp dệt, thì nguồn nước ngầm cũng đang trở nên ô nhiễm. Trong thời đại thị trường tự do toàn cầu, người ta cho rằng, trong tương lai gần, ngành thương mại dệt sẽ phải đa dạng hóa các loại sản phẩm. Sự phát triển đó sẽ gây ô nhiễm nhiều hơn. Một tổ chức tình nguyện cùng với các nhà máy dệt đã triển khai công nghệ thân thiện về sinh thái để tái sử dụng nước thải từ các công đoạn dệt và tẩy trắng. Ông Prabhakar, Kỹ sư lâu năm về công nghệ xử lý nước thải cho biết: “Đây là hệ thống hoạt động của vòi phun, dùng hơi nước để làm bốc hơi nước thải hoặc dung dịch muối. Dung dịch này được cô đặc, sau khi đạt đến nồng độ đặc biệt, muối sẽ được thu lại. Nếu đó là nước thải, các chất thải rắn thì có thể được xử lý được hoàn toàn”. Ông Manivannan, nhà thiết kế hệ thống công nghệ xử lý nước thải được triển khai mới đây cho biết: “Hệ thống này có thể được ứng dụng trong ngành công nghiệp có quy mô nhỏ, đồng thời, công nghệ này cũng được ứng dụng cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm khác. Với công nghệ này, 1kg hơi nước sẽ xử lý được gần 3 - 3,2 kg nước thải”. Theo ước tính, khoảng 30 tấn bùn thải, các chất thải hóa học hàng ngày được xử lý đổ vào các sông, kênh rạch và các bể chứa gây ô nhiễm nguồn nước. Tình trạng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người dân ở khu vực Tiruppur, nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp dệt. Các chất thải đã ảnh hưởng lớn đến độ mầu mỡ của đất canh tác trong khu vực. Nhìn chung, ngành công nghiệp dệt đòi hỏi nhiều nước, hơn nữa nước chỉ được sử dụng một lần vì nước thải ra có chứa hoá chất độc hại. Với công nghệ được triển khai mới đây, có thể giảm được ô nhiễm trong một phạm vi lớn và loại bỏ hoàn toàn quá trình tạo bùn, 90% nước thải có thể được tái sử dụng trong các quy trình xử lý tương tự và đạt được mục tiêu tẩy trắng, đây là một công nghệ thân thiện về mặt sinh thái. Nguồn: Webindia, 1/2005. Xử lý ô nhiễm nước bằng vi khuẩn amôni Phương pháp sinh học xử lý ô nhiễm amôni trong nước cấp có nhiều ưu điểm, với hiệu suất ổn định, không sinh ra các sản phẩm phụ và ít tốn kém để hoàn nguyên vật liệu như phương pháp trao đổi ion nếu áp dụng ở điều kiện Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm amôni (NH4+) trong nước cấp, đặc biệt trong nguồn nước ngầm ở Hà Nội là khá phổ biến với nồng độ cao, có thể tới 10-20mg/l hoặc hơn. Xử lý loại bỏ amôni là yêu cầu cần thiết, tránh hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong điều kiện nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng, phương pháp xử lý amôni trong nước không chỉ yêu cầu đảm bảo hiệu quả xử lý mà chi phí phải phù hợp. Trên cơ sở những yêu cầu này, TS. Nguyễn Việt Anh và các đồng sự ở Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp (CEETIA) - Đại học xây dựng Hà Nội đã chọn phương pháp xử lý amôni sinh học, kết hợp nitrat hóa và khử nitrat với giá thể vi sinh là sợi acrylic để nghiên cứu. Theo phương pháp này, amôni trước hết bị ôxy hóa thành các nitrit nhờ các vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrosospire, Nitrosococcus Nilrosolobus. Sau đó, các ion nitrit bị ôxy hóa thành nitrat nhờ các vi khuẩn Nitrobacter, Nitrospina, Nitrococcus. Các vi khuẩn nitrat hóa Nitrosomonas và Nitrobacter thuộc loại vi khuẩn tự dưỡng hóa năng. Năng lượng sinh ra từ phản ứng nitrat hóa được vi khuẩn sử dụng trong quá trình tổng hợp tế bào. Nguồn cacbon để sinh tổng hợp các tế bào vi khuẩn mới là cacbon vô cơ. Ngoài ra, chúng tiêu thụ mạnh ôxy. Quá trình trên thường được thực hiện trong bể phản ứng sinh học với lớp màng vi sinh (bùn) dính bám trên các vật liệu mang (giá thể vi sinh). Việc tạo màng sinh vật trên bề mặt vật liệu mang sẽ làm tăng tốc độ phản ứng sinh hóa, đồng thời tăng tuổi thọ của bùn hoạt tính. Để loại bỏ nitrat trong nước, sau công đoạn nitrat hóa amôni là khâu khử nitrat sinh hóa nhờ các vi sinh vật dị dạng trong điều kiện hiếm khí (anoxic). Nitrit và nitrat sẽ chuyển thành dạng khí nitơ (N2). Để thực hiện phương pháp này, người ta cho nước qua bể lọc kỵ khí với vật liệu lọc, nơi dính bám và sinh trưởng của vi sinh vật khử nitrat. Quá trình này đòi hỏi phải có nguồn cơ chất - chất cho điện tử. Chúng có thể là chất hữu cơ, sunfua hydro H2S... Nếu trong nước không có ôxy nhưng có mặt các hợp chất hữu cơ mà vi sinh hấp thụ được, trong môi trường anoxic, khi đó vi khuẩn dị dưỡng sẽ sử dụng các ion nitrat NO3- như nguồn ôxy để ôxy hóa chất hữu cơ (chất nhường điện tử), còn NO3- (chất nhận điện tử) sẽ bị khử thành khí nitơ. Một mô hình thí nghiệm xử lý amôni trong nước ngầm với các thiết bị, vật liệu cần thiết đã được Trung tâm CEETLA thiết kế và cho vận hành liên tục trong hai năm 2003 và 2004 ở điều kiện hoạt động tiêu chuẩn về nhiệt độ, ánh sáng... Kết quả cho thấy, sau hai quá trình nitrat hóa và khử nitrat, hàm lượng amôni trong nước thí nghiệm từ khoảng 20mg/l đã giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 0-0,7mg/l, đạt hiệu suất từ 93,2 - 99,9%. Thí nghiệm cũng cho thấy, với hàm lượng amôni trong nước dưới 10mg/l, có thể chỉ cần thực hiện một quá trình nitrat hóa là đạt được yêu cầu chất lượng nước cấp cho sinh hoạt hiện nay của Bộ Y tế là 15mg/1. Với hàm lượng amôni trong nước lớn hơn, cần thực hiện cả hai quá trình: nitrat hóa và khử nitrat để đạt yêu cầu chất lượng nước với cả chỉ tiêu NO3- vì NH4+ được chuyển hóa thành NO3-). Vật liệu mang acrylic rất phù hợp để làm giá thể dính bám vi sinh trong xử lý sinh học. So với các vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như các loại đá khoáng xốp, vật liệu này có các chỉ tiêu vượt trội hơn hẳn về độ sạch, diện tích tiếp xúc bề mặt, độ rỗng, độ bền, nhẹ, lại không bị tắc và sức cản dòng chảy nhỏ. Còn so với các vật liệu nhân tạo khác, acrylic cũng có nhiều ưu điểm như độ dính bám tốt, nhẹ và giá thành rẻ. Qua thí nghiệm cho thấy hiệu quả xử lý của cả hai quá trình nitrat hóa và khử nitrat đạt khá cao và ổn định. Điều đó chứng tỏ công nghệ xử lý amôni trong nước ngầm bằng phương pháp sinh học trên là rất khả thi, có thể triển khai ứng dụng trong thực tế. So với các công nghệ xử lý amôni theo phương pháp sục clo/nước javen hay phương pháp trao đổi ion vốn tốn kém và chỉ áp dụng được cho các trạm cấp nước quy mô nhỏ, phương pháp sinh học không chỉ rẻ tiền hơn mà còn cho phép triển khai xử lý amôni trong nước ở quy mô vừa và lớn. Nguồn: Nhân dân, 07/01/2005 Công ty Fujitsu và Toray phát triển loại chất dẻo đầu tiên từ thực vật dùng cho máy tính cá nhân Công ty Fujitsu Limited, Fujitsu Laboratories và Toray Industries đã thông báo về việc liên doanh sản xuất vỏ máy tính xách tay cỡ lớn đầu tiên trên thế giới bằng chất dẻo từ thực vật. Chất dẻo mới thân thiện với môi trường này được sử dụng cho loại máy tính xách tay FMV-BIBLO model mùa xuân 2005 của Futjitsu. Ba công ty này có kế hoạch mở rộng các ứng dụng khác nhau đối với chất dẻo này, góp phần giảm gánh nặng về môi trường cũng như giảm mức tiêu thụ tài nguyên dầu mỏ. Trong những năm gần đây, các vấn đề môi trường như suy giảm tầng ôzôn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng nhanh chóng của chất thải công nghiệp và chất thải độc hại đã diễn ra trên toàn thế giới. Để giải quyết các vấn đề này, cần phải phát triển xã hội “tái chế”. Hiện nay, các luật và các quy định về môi trường khác nhau đang được xây dựng trên phạm vi toàn cầu. Ngành công nghiệp Công nghệ Thông tin (IT) cũng không nằm ngoài các xu hướng này, ở Nhật Bản, nhận thức về môi trường đang được nâng cao với việc thông qua nhiều luật liên quan tới môi trường như Luật Khuyến khích Mua bán Xanh, Luật Khuyến khích Sử dụng hiệu quả Tài nguyên và Luật Phát thải Chất ô nhiễm và Đăng ký Chuyển nhượng (PRTR). Sử dụng các nhiên liệu hoá thạch như dầu mỏ và than đá làm tăng CO2 trong khí quyển và gây hiệu ứng nhà kính, do vậy, giảm các phát tán CO2 là đòi hỏi cấp bách. Căn cứ vào các sự kiện này, cần quan tâm nhiều hơn tới việc ứng dụng các chất dẻo được sản xuất bằng nguyên liệu từ thực vật để thay thế cho chất dẻo từ nguồn tài nguyên có hạn là dầu lửa. Tháng 6/2002, sử dụng polylactic chiết suất từ cây ngũ cốc và từ các loại cây khác, Fujitsu và Fujitsu Laboratories đã phát triển công nghệ chất dẻo từ thực vật đầu tiên trên thế giới. Chất dẻo này có thể được dùng làm linh kiện vỏ máy tính xách tay cỡ nhỏ. Công nghệ được ứng dụng làm vỏ máy tính xách tay FMV-BIBLO của Fujitsu. Công ty Toray xác định polylactic là nguyên liệu ưu việt, thân thiện môi trường và công ty đang phát triển các thị trường sợi, dệt may, chất dẻo và màng ở chi nhánh mang tên Ecodear, đồng thời vẫn đang tiến hành nghiên cứu về các biện pháp để đạt hiệu suất sử dụng axít polylactic cao hơn. Để mở rộng ứng dụng chất dẻo từ thực vật, ba công ty này đang nâng cao khả năng chịu nhiệt và các đặc tính làm chậm cháy của nguyên liệu. Trước đây, nguyên liệu mới này không đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng loạt và sử dụng cho vỏ máy cỡ lớn, do axít polylactic có nhiệt độ chuyển hoá thuỷ tinh thấp, gây khó khăn cho quá trình đúc khuôn. Các công ty này hiện đang phát triển một loại chất dẻo mới sử dụng công nghệ hợp kim polyme trộn lẫn với axít polylactic và với một chất dẻo không kết tinh có nhiệt độ chuyển hoá thuỷ tinh cao, cũng như là công nghệ làm chậm cháy. Các tiến bộ này đã tạo ra nguyên liệu chịu nhiệt và làm chậm cháy cho màn hình cỡ lớn của các thiết bị IT, thích hợp với việc sản xuất hàng loạt. Về mặt môi trường, chất dẻo này chứa khoảng 50% sản phẩm tự nhiên (trong đó có các nguyên liệu từ thực vật), làm giảm sử dụng tài nguyên dầu lửa. Khi chất dẻo được sử dụng để sản xuất máy tính xách tay, các phát tán CO2 trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm này sẽ giảm khoảng 15%, từ đó giảm được nhiều hơn các tác động của môi trường. Fujitsu, Fujitsu Laboratories và Toray dự kiến sẽ mở rộng phạm vi sử dụng nguyên liệu mới này như là một biện pháp để giảm gánh nặng về môi trường và mức tiêu thụ dầu lửa trong ngành công nghiệp IT. Nguồn: Earthvision, 1/2005 Sandia bắt đầu thử nghiệm các công nghệ khử asen mới Các nhà nghiên cứu của Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia thuộc Cơ quan An ninh Hạt nhân Quốc gia, Hoa Kỳ sẽ tiến hành thử nghiệm các phương pháp mới để xử lý nước nhiễm asen nhằm giảm chi phí đáp ứng được tiêu chuẩn mới về asen do Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đề ra cho các chính quyền thành phố. Thử nghiệm này sẽ được Công ty Công nghệ Khử Nước nhiễm Asen (AWTP) tài trợ. Malcolm Siegel, Giám đốc Dự án Chứng minh Công nghệ Xử lý Asen Sandia cho biết: “Mục tiêu của chương trình là phát triển, trình diễn và phổ biến thông tin về các công nghệ xử lý nước chi phí - hiệu quả nhằm giúp các cộng đồng nhỏ ở Tây Nam và ở các nơi khác của nước này tuân theo tiêu chuẩn mới của EPA”. Thử nghiệm này được tiến hành tại một suối nước nóng, sử dụng làm nước uống cho vùng Socorro, New Mexico, Hoa Kỳ, một thị trấn có khoảng 9000 dân nằm cách miền Nam Albuquerque 80 dặm. Việc lắp đặt thiết bị thử nghiệm sẽ được hoàn thành vào tháng 12/2005 do Sandians Randy Everett và Brian Dwyer tiến hành Các thành viên của AWTP gồm có Sandia, Tổ chức Nghiên cứu Awwa (AwwaRF), và WERC, Tổ chức liên kết Giáo dục Môi trường và Phát triển Công nghệ. Tổ chức Awwa đang quản lý các chương trình nghiên cứu dài hạn. Sandia sẽ tiến hành chương trình trình diễn, còn WERC sẽ đánh giá tính khả thi về kinh tế của các công nghệ nghiên cứu và tiến hành các hoạt động chuyển giao công nghệ. Sự hỗ trợ của Quốc hội Hoa Kỳ và thiết kế của Công ty Công nghệ khử Nước nhiễm Asen được triển khai dưới sự lãnh đạo của Sen. Pete Domenici, Hoa Kỳ nhằm giúp các cộng đồng nhỏ tuân theo tiêu chuẩn mới về nước uống nhiễm Asen của EPA. Quy định mới này sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2006, làm giảm Chất ô nhiễm ở mức cao nhất (MCL) từ 50 microgam/lít (µg/L) xuống còn 10 µg/L và nhằm làm giảm tỷ lệ mắc bệnh về bàng quang và ung thư phổi do tiếp xúc với asen. Ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, các mức asen tự nhiên xuất hiện thường vượt quá MCL mới. Các yêu cầu tiêu chuẩn mới sẽ tác động tới các cộng đồng nhỏ ở vùng thiếu cơ sở hạ tầng xử lý thích hợp và kinh phí giảm thiểu asen tới mức yêu cầu. Thử nghiệm thí điểm ở Socorro sẽ so sánh 5 công nghệ mới do các trường đại học, các doanh nghiệp nhỏ và các công ty lớn xử lý nước ở các giếng lớn kéo dài khoảng 9 tháng. Các quy trình xử lý này được lựa chọn từ 20 công nghệ. Nhóm chuyên gia kỹ thuật đã xem xét các công nghệ này tại Diễn đàn các chuyên gia công nghệ xử lý asen do Sandia tổ chức. Sandia đang triển khai các kế hoạch thử nghiệm tương lai trong các cộng đồng dân cư ở Hoa Kỳ, tại New Mexico cũng như các vùng khác của nước này. Các địa điểm này sẽ được lựa chọn thông qua tư vấn của nhiều cơ quan như Bộ môi trường của New Mexico, EPA, Sở y tế bang India, EPA của Navajo, và Hội đồng quản lý công nghệ giữa các tiểu bang. Ngoài ra, AWTP sẽ đưa vào ứng dụng một website, nơi các cộng đồng có thể chất vấn về thử nghiệm công nghệ. Các nội dung trình bày sẽ bao gồm các công nghệ bổ sung được xem xét tại các diễn đàn chuyên gia cũng như các công nghệ khác được phát triển từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do AwwaRF quản lý. Các diễn đàn giáo dục sẽ được WERC tổ chức ngay từ lúc bắt đầu trình diễn thử nghiệm để giới thiệu với các thành viên cộng đồng về chương trình và sau khi thử nghiệm được hoàn thành nhằm giới thiệu các kết quả thử nghiệm. . Nguồn: Science daily, 1/2005 Nguồn cung cấp nước uống từ nước mặn và nhiệt chất thải Mỗi ngày, có khoảng 10350 nhà máy khử mặn trên thế giới sản xuất hơn 8,3 tỷ galông (1 galông = 3,78 lít) nước uống đáp ứng nhu cầu dân số đang gia tăng. Các nhà máy làm được điều này nhờ phương pháp chuyển nước mặn thành nước ngọt bằng các kỹ thuật rẻ hơn rất nhiều. Hiện nay, hai giáo sư thuộc Đại học Của Florida, Hoa Kỳ đã cải tiến công nghệ nhiều hơn với một ý tưởng mới. Trong khi các nhà máy điện cần có nước để đáp ứng các mục đích làm mát còn các nhà máy khử mặn lại cần có nhiệt, vậy tại sao không kết hợp hai nhu cầu này lại? Theo tính toán của giáo sư James Klausner và Renwei Mei, quy trình này sẽ làm giảm 1/6 chi phí so với công nghệ hiệu quả nhất hiện nay. Barbara Carney, người quản lý dự án khử mặn, Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng Quốc gia cho biết: “Nước là yếu tố quan trọng để sản xuất điện, còn điện lại đòi hỏi khối lượng nước lớn. Thay vì chỉ sử dụng nước, các nhà máy điện có thể sẽ là nơi sản xuất nước”. Hiện nay, phần lớn các nhà máy khử mặn đều nằm ở Trung Đông, sử dụng một trong hai quy trình để chuyển nước mặn thành nước ngọt. Quy trình thứ nhất là đun sôi nước mặn và ngưng tụ hơi nước để tạo ra nước ngọt, đó là quy trình chưng cất. Quy trình thứ hai là sử dụng bơm cao áp để đẩy nước mặn qua các bộ lọc nhỏ, bộ lọc sẽ giữ nước mặn và khử muối và muối khoáng có trong nước mặn, quy trình này được gọi là quy trình thẩm thấu ngược. Cả hai công nghệ này đều cần tới nhiều năng lượng và không phải là công nghệ chi phí - hiệu quả trên quy mô lớn, ngoại trừ ở các khu vực như Saudi Arabia nơi thiếu nước và giá năng lượng rẻ. Kỹ thuật mới khử mặn theo ki u khuếch tán (DDD) sử dụng nhiệt thải của các nhà máy điện. ể Vì nhiệt không đủ để làm sôi nước mặn, Giáo sư Klausner và Mei đơn giản chỉ sử dụng nhiệt để đun nước. Sau đó, nước được bơm lên đỉnh tháp khuếch tán, đó là một tháp chưng cất trong có khuôn tạo thành thác nước chảy chậm. Đồng thời, không khí nóng được bơm lên từ đáy tháp. Khi nước mặn chảy nhỏ giọt gặp không khí nóng, lúc đó quá trình bốc hơi nước diễn ra. Nước bốc hơi và không mặn được thu hồi. Theo bà Carney, “Thay vì giải phó