Nấu đường liên tục thực chất là giai đoạn nấu đường được tiến hành cùng một lúc trong thiết bị nấu liên tục thường là nồi đường nằm ngang được chia ra làm nhiều ngăn, nhiều buồng.
Thông thường 1 thùng nấu đường liên tục gồm 5 buồng 13 ngăn. Nguyên liệu vào liên tục, sản phẩm ra liên tục thường khởi tinh bằng phương pháp bỏ bột đường hoặc đường hồi.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4136 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Phương pháp nấu đường liên tục và trợ tinh đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP NẤU ĐƯỜNG LIÊN TỤC
VÀ TRỢ TINH ĐƯỜNG
NẤU ĐƯỜNG LIÊN TỤC
1.1 Khái niệm nấu đường liên tục.
Nấu đường liên tục thực chất là giai đoạn nấu đường được tiến hành cùng một lúc trong thiết bị nấu liên tục thường là nồi đường nằm ngang được chia ra làm nhiều ngăn, nhiều buồng.
Thông thường 1 thùng nấu đường liên tục gồm 5 buồng 13 ngăn. Nguyên liệu vào liên tục, sản phẩm ra liên tục thường khởi tinh bằng phương pháp bỏ bột đường hoặc đường hồi.
Mục đích nấu đường.
Mục đích kết tinh đường là để tạo ra những tinh thể đường trong dung dịch siro. Nước mía qua quá trình trích ly và xử lý hóa chế để loại tạp chất nước mía có Bx = 12÷15% được đưa qua khâu bốc hơi cô đặc đến nồng độ Bx = 55÷60% với nồng độ này dung dịch chưa đạt tới độ bảo hòa và mầm tinh thể cũng chưa xuất hiện. Do đó, cần tiếp tục cô đặc trong thiết bị nồi nấu đường chân không để siro tiếp tục bốc hơi nước và đạt được độ bão hòa nhất định. Lúc này tinh thể đường bắt đầu xuất hiện, chúng được tiếp tục lớn lên về kích thước tạo thành hạt đường.
Trong quá trình hình thành và lớn lên của hạt đường cần nắm vững các điều kiện kỹ thuật như độ Bx, AP, nhiệt độ (t0) áp suất hơi (P), độ chân không trong nồi nấu. v.v… để hạt đường đạt yêu cầu về chất lượng, tăng hiệu suất tổng thu hồi và đảm bảo năng suất của nhà máy.
Mục đích của nấu đường là tách nước từ mật chè đưa dung dịch đến trạng thái quá bảo hòa từ đó làm xuất hiện những tinh thể đường. Sản phẩm của quá trình nấu đường gọi là đường non gồm có tinh thể đường và mật cái.
1.2.Sơ đồ quy trình công nghệ .
Đường hồi dung
Mật rỉ
Đường C
Mật loãng C
Ly tâm C
Trợ tinh C
Nấu C
Đường B
Mật B
Ly tâm B
Trợ tinh B
Nấu B
Mật đặc
Đường A (thô )
Mật loãng A
Ly tâm A
Trợ tinh A
Nấu A
Mật chè
khởi
giống
1.3.1. Giải thích quy trình:
Nấu đường thô : được chia thành 03 hệ: A, B, C theo quy trình Nấu – Trợ tinh – Ly tâm.
Mật chè, mật loãng A, đường B, đường C hồi dung đưa vào nấu A.
Mật đặc A,mật loãng C đưa vào nấu B
Mật B, mật loãng C đưa vào nấu C
Sản phẩm đường A chính là đường thô. Mật C là mật cuối cùng được bơm qua bồn chứa
mật rỉ bán cho các đơn vị khác sử dụng nấu cồn, sản xuất mỳ chính… Sản phẩm của quá trình nấu đường non 03 hệ A, B, C là đường cát A hay là đường thô và đường thô sẽ được đem đi tinh luyện để được sản phẩm là đường tinh luyện cao cấp.
- Syrô từ quá trình bốc hơi được đưa vào 3 thùng chứa (thùng cao vị) cung cấp nguyên liệu nấu đường cho 2 nồi mẻ A.
- Đường non nhả xuống các thùng trợ tinh, làm nguội tự nhiên để tăng hiệu suất kết tinh đường và thu hồi đường.
- Trợ tinh xong đường non được xả xuống máng phân phối đến máy ly tâm phân mật, tách riêng đường và mật.
* Các loại đường được phân thành 3 loại có thuần độ cao, trung bình và thấp, tương ứng với đường non A, B, C.
Đường A: là đường thành phẩm, tinh thể sắc cạnh, trắng , sạch, có màu sáng óng ánh, hiệu suất kết tinh lớn.Có thể dung các phương pháp khởi tinh để nấu đường A: Phương pháp đường giống, đường hồ và cho bộ….Cho đường giống thì có thể hút giống trước và tiếp tục nấu sau, cho đường hồ thì nấu mật chè đến độ quá bỏa hòa α=1.1-1.15 cho bồi đường vào tiếp tục nấu. Nguyên liệu chính nấu đường non A là mật chè.
Đường non A nấu đến nồng độ 93-950Bx thì nhả xuống. Thời gian nấu non A là 2-3h.
Đường B: tinh thể đều và nhỏ hơn đường A, là sản phẩm trung gian của chế độ nấu đường 3 hệ.
Độ Nguyên chất AP của đường non B thường 68-72% ; mật nguyên B có độ tinh khiết AP= 45-50%. Nếu độ tinh khiết của mật nguyên B nhỏ hơn 45% thì khó khăn cho nấu đường C.
Nguyên liệu chính nấu đường non B là mật loãng C và mật nguyên A. Đường non B nấu đến nồng độ 96-980Bx thì nhả xuống. Thời gian nấu non B là 4-6h.
Đường C: Dường non C là đường cuối của quá trình sản xuất đường vì vậy cần phải chú ý nếu không tốt sẽ tăng thành phần đường trong mật rỉ.
Độ nguyên chất thấp, độ nhớt không cao nên kết tinh khó.Thời gian nấu kéo dài AP của đường non C thường 52-58% thường nấu mật Nguyên B bằng cách pha loãng từ Bx=80% xuống 65-70%.
Đường non C sau khi nấu có nồng độ 990Bx. Thời gian nấu non C là 8-10h.
Nồi nấu liên tục A, B, C: ống truyền nhiệt nằm ngang, được chia làm 13 ngăn theo đường hình sin. Mức đường trong nồi không quá 75%. Tốc độ nạp liệu 44 m3/h.
Tất cả quá trình luyện đường đều khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và các thông số được kiểm soát và đo lường theo đúng hệ thống quản lý ISO 9001:2000.
1.4.Các thông số của quá trình và thiết bị khu vực nấu đường thô:
1.4.1.Các thông số quá trình
1.4.1.1.Thông số của quá trình nấu đường non A
Thông số đầu vào
Áp lực hơi : 0,3 -0,5 kg/cm2
Chân không nồi nấu : 650 - 680 mmHg
Thuần độ/Bx của giống B : ≥80/≥85
Thuần độ/Bx/pH của syrô : 75 -85 /≥ 50/ 6,4 -6,7
Thuần độ/Bx của mật A loãng :≥80/≥70
Thuần độ/Bx của mật hồi dung :≥88/60 -65
Thông số đầu ra
Thuần độ /BX của đường non A : ≥80/≥90
Cỡ hạt : 0,6 -0,7 mm
Hiệu suất : 50 -60%
Lưu lượng syrô vào bình nấu : 3 -4 m3/h
Thông số của quá trình nấu đường non B
Thông số đầu vào
Áp lực hơi : 0,3 -0,5 kg/cm2
Nhiệt độ buồng đốt nồi liên tục : 94 – 1000C
Chân không nồi nấu : 650 - 680 mmHg
Thuần độ/Bx của syrô : ≥5 – 85/ ≥50
Thuần độ/Bx của A nguyên đã điều tiết : ≥ 65/ ≥70
Thông số đầu ra
Thuần độ /Bx của đường non B : ≥65/≥92
Hiệu suất kết tinh : 40 -50%
1.4.1.2.Thông số của quá trình nấu đường non C
Thông số đầu vào
Áp lực hơi : 0,3 -0,5 kg/cm2
Nhiệt độ buồng đốt nồi liên tục : 94 – 1000C
Chân không nồi nấu : 650 - 680 mmHg
Thuần độ/Bx của A nguyên đã điều tiết : ≥ 65/ ≥70
Thuần độ/Bx của B nguyên đã điều tiết : ≥ 45/ ≥70
Thuần độ/Bx của C loãng : ≥ 58/ ≥70
Thông số đầu ra
Thuần độ /Bx của đường non C : ≥48/≥97
Hiệu suất kết tinh : 40 -50%
1.4.2. Các thông số của thiết bị
a. nồi nấu liên tục
Nồi mẻ A: gồm 2 nồi, loại ống đứng
Công suất : 60 tấn/mẻ
Bề mặt truyền nhiệt : 277m2
Số lượng ống : 1062 ống
Đường kính trong : 98mm
Đường kính ngoài : 102mm
Chiều dài ống : 900mm
Tỉ lệ S/V : 6,50
Nhiệt độ trong nồi : 60-700C
Áp suất chân không : 680mmHg
Áp suất hơi nấu : 0,3-0,5 Kg/cm2
Nồi mẻ B: gồm 2 nồi, loại ống đứng
Công suất : 40 tấn/mẻ
Bề mặt truyền nhiệt : 187m2
Số lượng ống : 716 ống
Đường kính trong : 98mm
Đường kính ngoài : 102mm
Tỉ lệ S/V : 6,50
Nhiệt độ trong nồi : 50-600C
Áp suất chân không : 680mmHg
Áp suất hơi nấu : 0,3-0,5 Kg/cm2
1.5. Những sự cố trong khâu nấu đường, biện pháp khắc phục.
Khâu nấu đường.
Ngụy tinh: do đối lưu không tốt.
Nguyên nhân.
Số lượng giống ít.
Cho nguyên liệu nguội vào.
Tốc độ bốc hơi quá nhanh.
Độ quá bão hòa quá cao.
Biện pháp khắc phục.
Phải theo dõi tình hình, diễn biến, áp lực hơi, độ chân không và nồng độ
mẫu dịch.
Khi cố định tinh thể và rửa tinh phải nắm vững số lượng tinh thể.
Nếu có ngụy tinh dùng nước và siro để hòa tan hoặc giảm chân không.
Một số tinh thể bị hòa tan.
Nguyên nhân.
Do chân không đột ngột giảm.
Van nguyên liệu và van nước chưa đóng hoặc đóng không kín.
Vào nước hoặc nguyên liệu quá nhiều, nhiệt độ quá cao do hơi nhiều
hoặc thủng ống gia nhiệt.
Biện pháp khắc phục.
Kiểm tra an toàn thiết bị, áp lực hơi, độ chân không.
Nếu có hòa tan đóng tất cả van nước, nguyên liệu, hơi.
Kiểm tra chân không.
Đường non đóng cục hay dính chùm.
Nguyên nhân.
Đối lưu không tốt, đường non quá đặc.
Tinh thể đường non nấu không cứng.
Nồng độ thấp hoặc nấu quá lâu.
Biện pháp khắc phục.
Bx đường nấu vừa, phải thường xuyên theo dõi độ Bx và AP của dung
dịch trong nồi.
Phát hiện sớm rửa nước ngay.
Thêm nước nóng, hoặc nguyên liệu vào để xử lý.
Chân không nồi nấu đột ngột xuống thấp.
Nguyên nhân.
Thiếu nước làm lạnh ở tháp ngưng tụ.
Đường ống bị thủng, lọt không khí.
Nồi nấu không kín.
Đồng hồ chỉ thị chân không bị hỏng.
Biện pháp khắc phục.
Thường xuyên kiểm tra các thiết bị phụ trợ.
Khi ngưng tiếp nguyên liệu phải chú ý liên hệ các bộ phận khác có liên
quan.
Nước làm lạnh có đường.
Nguyên nhân.
Độ chân không khi cao khi thấp
Van hơi mở quá lớn, quá trình bốc hơi quá mạnh làm hơi cuốn theo đường.
Tinh thể đường non quá cao.
Biện pháp khắc phục.
Theo dõi thường xuyên độ chân không.
Không nấu đường có tinh thể cao.
Khi rút chân không phải mở van từ từ.
Nước ngưng tụ có đường.
Nguyên nhân.
Ống gia nhiệt hoặc sàn gia nhiệt bị thủng.
Biện pháp khắc phục.
Sau khi thông rửa nồi phải kiểm tra cẩn thận.
Sử dụng áp lực vừa phải không quá cao so với qui định. Nếu có hiện
tượng thì không đưa nước ngưng tụ về lò hơi và cô lập thiết bị thủng để xử lý.
Trợ tinh: Đường non phải giữ trong trợ tinh quá lâu.
Nguyên nhân.
Hỏng máy hoặc các máy phía sau trợ tinh bị hỏng.
Xử lý.
Phải theo dõi cường độ dòng điện cánh khấy để cho thêm lượng mật cần
thiết giữ đường ở trạng thái bình thường tránh tình trạng nhiệt độ giảm thấp, nhiệt độ bão hòa tăng sinh ngụy tinh.
Hay đường non đặc quá làm quá tải môtơ gây cháy môtơ.
Cánh khấy không quay.
Nguyên nhân: mất điện hoặc cháy môtơ.
Biện pháp xử lý: lập tức quay tay tránh đường lắng xuống làm kẹt cánh khấy. Hệ thống nước làm lạnh ở trợ tinh bị xì.
Hiện tượng.
Đường non loãng hơn trước.
Đầu ra nước làm lạnh có màu của đường.
Xử lý: Thanh toán đường non trong thiết bị ngay để ngưng máy sửa chữa.
2.Trợ tinh
2.1. Mục đích của trợ tinh
Tổn thất đường trong mật cuối chiếm khoảng 70% tổng tổn thất của toàn nhà máy. Vì vậy cần tìm mọi biện pháp làm giảm tổn thất đó nhằm nâng cao hiệu suất thu hồi đường.
Đối với đường non C không thể kết thúc quá trình kết tinh trong nồi nấu vì độ nhớt lớn. muốn lấy được nhiều đường từ đường non cần thời gian dài và như vậy có thể xảy ra hiện tượng caramen hóa và hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy, sau khi nấu đường đến nồng độ chất khô 98 – 99%, cần cho đường non và thiết bị trợ tinh để kết tinh thêm, đồng thời làm cho đường non thích ứng với điều kiện ly tâm. Đó chính là mục đích chung của trợ tinh.
Trong quá trình nấu đường giai đoạn cuối của một nồi đường tinh thể tuy đã lớn lên nhất định nhưng đường trong mẫu dịch còn nhiều, do điều kiện độ chân không, thiết bị, độ thuần khiết của đường non thấp, độ nhớt càng tăng nên nấu tiếp tục ở nồi nấu thì tốc độ kết tinh rất chậm, thời gian sẽ kéo dài, ảnh hưởng đến màu sắc than phẩm. Để cho tinh thể đường được hoàn chỉnh hơn và để cho tinh thể có khả năng tiếp tục hấp thụ thành phần đường còn trong mẫu dịch, giảm tổn thất cần tiếp tục nấu đường ở một giai đoạn khác là trợ tinh.
Trợ tinh còn có tác dụng làm cho đường non thích hợp với quá trình phân mật (điều khiển độ nhớt và nhiệt độ của đường non)
Trợ tinh có tác dụng như thùng trữ đường non trước khi phân ly (đối với đường non A, B thì tác dụng này là chủ yếu)
đối với đường non A,B có độ tinh khiết cao tương đối cao nên độ nhớt thấp, vì vậy trong quá trình nấu đường đã kết tinh được 1 lượng đường lớn trong mật. Ngoài ra nếu mật của nó còn nhiều đường thì có thể nấu đường non B, C nên không nhất thiết kéo dài thời gian trợ tinh A,B .
Đối với đường non C là đường non cấp cuối, độ tinh khiết thấp, độ nhớt lờn, tốc độ kết tinh chậm. Khi nấu đường lượng đường kết tinh được không nhiều. Mật của đường non C là mật cuối nấu có độ tinh khiết cao sẽ làm tăng tổn thất đường do đó sẽ làm giảm hiệu suất thu hồi. Cần chú trọng đến trợ tinh đường non C.
2.2.Nguyên lý của trợ tinh:
Trợ tinh liên tục làm cho tinh thể kết tinh nhưng khác nấu đường là không phải dung phương pháp đun nóng để bốc hơi phần nước trong đường non làm cho đường non đạt hệ số quá bảo hòa và kết tinh mà dung phương pháp giảm nhiệt dộ bằng cách làm lạnh đường non , do giảm nhiệt, độ tan của đường non giảm, nồng độ của dung dịch tăng lên, đường non đạt trạng thái quá bảo hòa, tinh thể có khả năng hấp thụ thành phần đường và lớn lên, giảm độ tinh khiết của mẫu dịch, tăng hiệu suất thu hồi, giảm tổn thất.
Ngoài ra, do sự bay hơi của dung dịch cũng làm nồng độ dung dịch tăng lên, lợi dụng sự khuấy trộn làm cho nồng độ, nhiệt độ đồng đều trong toàn khối đường non giúp cho các hạt tinh thể lớn lên đồng đều.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trợ tinh
2.3.1 Thời gian
Hiệu quả của quá trình trợ tinh được đánh giá bằng độ giảm độ tinh khiết của mật cái trước và sau khi trợ tinh
Về thời gian trợ tinh người ta thấy rằng: trong kh→oảng 10 giờ đầu, độ tinh khiết mật cái giảm nhanh, sau đó độ tinh khiết mật cái giảm chậm. Vì
+ Lúc đầu độ tinh khiết mật cái cao, nhiệt độ cao, độ nhớt thấp nên tốc độ kết tinh nhanh → kết tinh được nhiều được.
+ Về sau: độ tinh khiết mật cái giảm, nhiệt độ giẩm, độ nhớt tăng, tốc độ kết tinh giảm → tinh thể lớn chậm.
thời gian trợ tinh còn phụ thuộc vào đường non và tốc độ giảm nhiệt độ: đường non có tạp chất ít,tốc độ giảm nhiệt độ nhanh thì thời gian trợ tinh ngắn.
→ Tốt nhất là kéo dài thời gian trợ tinh, thời gian trợ tinh ngắn nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất thu hồi cao là tốt nhất
2.3.2. Sự khuấy trộn
Tác dụng của khuấy trộn:
Làm giảm nhiệt độ → tăng hệ số quá bão hòa
Làm cho đường non tiếp xúc đều với nước làm lạnh, nhiệt độ giảm đều trong toàn khối đường non, tinh thể hấp thụ tốt thành phần đường trong mẫu dịch.
Đề phòng tinh thể lắng xuống đáy ảnh hưởng đến sự lớn lên của tinh thể và gây trở ngại cho khuấy
Tuy nhiên: tốc độ khuấy không quá nhanh,nhanh quá thì:
+ Làm cho tinh thể bị mài mòn
+Làm cho nhiệt độ giảm nhanh → tăng hệ số quá bão hòa nhanh dễ sinh ra ngụy tinh
+Tiêu hao năng lượng nhiều và có thể sinh ra gãy trục,thường khống chế tốc độ khuấy 0.36-0.5 vòng trên phút và phải đảm bảo khuấy liên tục
2.3.3.Tốc độ giảm nhiệt độ:
- Cần chú ý khống chế tốc độ giảm nhiệt độ vì tốc độ giảm nhiệt lien quan mật thiết với tốc độ kết tinh. Tốc độ giảm nhiệt độ phải đảm bảo theo một chế độ thích hợp để tốc độ kết tinh tốt.
- Tốc độ giảm nhiệt độ nhanh thì có lợi nhưng nhanh quá sẽ sinh ra ngụy tinh và quá bão hòa đột ngột. Tốc độ giảm nhiệt độ tốt nhất là trong một giờ giảm một độ có khi giảm từ 1-1.5 độ để rút ngán thời gian trợ tinh và giữ độ quá bão hòa ở mức thấp 1,1-1,2.
- Tốc độ làm nguội phụ thuộc vào nhiệt độ của không khí, nếu nhiệt độ cao thì tốc độ làm nguội chậm và cấu tạo của thiết bị trợ tinh, thiết bị trợ tinh có hệ thống nước làm mát thì tốc độ hạ nhiệt nhanh,việc bố trí thùng trợ tinh cũng có ảnh hưởng đến sự giảm nhiệt độ. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ của nước làm nguội và nhiệt độ của đường non.
2.3.4. Đặc tính của đường non
Độ nhớt của đường non ảnh hưởng lớn đến trợ tinh. Độ nhớt phụ thuộc vào hàm lượng tinh thể và độ nhớt mật cái.
Độ nhớt của mật cái cao, hàm lượng tinh thể nhiều thì độ nhớt đường non càng lớn, tốc độ kết tinh càng chậm, khuấy đường non khó khăn → tốc độ kết tinh giảm, giảm hiệu quả trợ tinh. Vì vậy cần khống chế nồng độ đường non thích hợp.
Nếu tinh thể nhỏ và nhiều, diện tích hấp phụ đường lớn trợ tinh dễ .
→ Hàm lượng tinh thể, kích thước tinh thể phải đảm bảo tính đồng đều để tốc độ kết tinh nhanh.
2.4. Các giai đoạn của quá trình trợ tinh.
Khống chế quá trình trợ tinh chủ yếu là duy trì hệ số quá bảo hòa thích hợp, quá trình trợ tinh có thể chia làm 3 giai đoạn:
2.4.1. Giai đoạn chuẩn bị:
- Cần chuần bị thùng trợ tinh trước khi cho đường non vào.
- Nhiệt độ của đường non lúc xả ở nồi nấu xuống khoãng 68-72oC , lúc xả đường xuống do giảm nhiệt độ dột ngột của đường non nên sinh ra ngụy tinh. Do đó cần cho nước nóng vào thùng trợ tinh để nâng nhiệt độ lên gần nhiệt độ của đường non. Cũng có thể cho nước nóng vào đường non trong lúc xả đường non xuống. Mục đích của cho nước nóng vừa có tác dụng làm đường non loãng ra dễ xả đường xuống vừa có tác dụng duy trì hệ số quá bảo hòa thích hợp trnah1 hiện tượng sinh ngụy tinh.
- Lúc bắt dầu trợ tinh, nhiệt độ đường non tương đối cao chênh lệch nhiệt độ với không khí lớn, cho nê nhiệt độ giảm xuống tương đối nhanh (trong 3h đầu nhiệt độ giảm xuống 6oC lúc này sinh ra các tinh thể giả nhất) nên cần khống chế tốc độ giảm nhiệt độ thích hợp theo thời gian trên cơ sở dựa vào tình trạng thực tế của nhà máy (khi tháo đường non nồng độ quá cao dễ sinh ra các tinh thể giả, quá thấp làm cho tốc độ trợ tinh chậm lại).
2.4.2. Giai đoạn trung gian,
Đây là thời kì trợ tinh chủ yếu. Cần khống chế hệ số quá bảo hòa của mật cái ở mức độ an toàn. Do vậy luôn luôn theo dõi kiểm tra nồng độ và nhiệt độ của đường non. Nếu như quá bảo hoàn không phù hợp với yêu cầu, dung phương pháp cho them nước hoặc mật đường để điều chỉnh đồng loạt của mật cái đến mức quy định. Do đó cần phải tính toán trước lượng mật hoặc lượng nước phải cho them . dựa vào việc xác định và tính toán nhiệt độ để tính toán lượng nước cho vào. Tốc độ giảm nhiệt độ nên thích hợp với tốc độ kết tinh. Lúc đường non giảm nhiệt đỗ quá nhanh có thể cho nước hoặc mật đường hoặc tạm ngừng khuấy để khống chế nhưng không được ngừng khuấy quá lâu để tránh đường non bị lằng xuống đáy.
Có thể cho nước hoặc mật đường vào lien tục hoặc gián đoạn.
2.4.3. Giai đoạn cuối.
Giai đoạn này làm xử lý đường non trước khi tách mật . đường non sau khi trợ tinh nhiệt độ của nó và nồng độ của mật cái nhất thiết phải phù hợp với yêu cầu tách mật . Mà đường non trong quá trình trợ tinh nhiệt độ giảm xuống độ tinh khiết mật cái giảm, độ nhớt tăng cao. Để thích hợp cho điều kiện phân mật, cần tăng nhiệt độ lên 52-55oC để giảm độ nhớt và đảm bảo nồng độ tiêu chuẩn tương ứng tạo điều kiện phân mật tốt.
2.5. Điều kiện kỹ thuật của trợ tinh
2.5.1. Nhiệt độ làm nguội của đường non
- Đường non ra khỏi nồi nấu có nhiệt độ khaongr 70-75oC. Ở trợ tinh đường non được làm nguội đến nhiệt độ:
+ Nhiệt độ thuận lợi nhất làm nguội đường non hạ phẩm là khoảng 41-43oC, và nếu xuống dưới điểm đó thì mẫu dịch trở thành quá nhớt dính, cá phần tử đường bám vào tinh thể sẽ bị nước rữa cần thiết ở phân mật rửa đị mất. Nếu đường non được hâm nóng trước khi phân mật thì có thể hạ xuống 36oC.
+ Đối với đuòng non có thuần độ cao thì giới hạn ha nhiệt sẽ thấp hơn vì độ keo dính của chúng ít hơn
2.5.2. Thời gian trợ tinh:
Theo các nhà ngiên cứu ngành đường, khi dự kiến dùng thùng trợ tinh bình thường để trợ tinh thì thời gian trợ tinh:
Đường non A 12h
Đường non B 24h
Đường non C 72h
Tuy nhiên trong thực tế phần lớn các nhà máy đường đều rút ngắn thời gian trợ tinh đặc biệt đối với đường non A, thời gian trợ tinh tối thiểu:
+ Đường non A 2-4h
+ Đường non B 4-10h
+đường non C 16-24h
2.5.3. Tốc độ quay của cánh khuấy:
Tốc độ quay yêu cầu 0.5-0.75 vòng /phút. Nhưng tốc độ đó không quan trọng lắm, người ta thử hạ thấp hơn cũng không ảnh hưởng gì, những trị số thấp là tốt nhất và nên dung ở 0.5 vòng/phút
2.5.4. Dung tích thùng trợ tinh:
- Dung tích đơn cị của thùng trợ tinh được xác định tùy theo dung tích của nồi nấu. Không được lẫn lộn vào trong một trợ tinh những tinh thể của hai nồi nấu và cũng không được nhả đường non nóng vào trong trợ tinh còn một nửa đường non đã nguội.
- Dùng những thùng trợ tinh có dung tích đơn vị bằng dung tích nồi nấu cộng thêm 15-20% hoặc có thể dung hai trợ tinh để chứa đường non của một nồi nấu ví dụ 2 thùng 30m3 cho nồi nấu 50m3
2.5.5. Pha loãng đường non:
- Để sự lưu chuyển và kết tinh được dể dảng có thể pha loãng đường non trong thùng trợ tinh nhầm:
+ Khống chế độ quá bảo hỏa ở mức thích hợp cho tinht hể đường hấp thu thành phần đường trong mật cái.
+ Và làm cho mật cái đường non dạt nồng độ tách mật thích hợp.
-Yêu cầu:
+Thường dung 1 loại mật gần giống với mật dịch của đường non để pha loãng.
+ Việc pha loãng nhất là pha bằng nước nóng làm chậm sự hấp thu đường trong mẫu dịch, nên tránh. Trong trướng hợp bắt buộc phải pha loãng để phân mật thì phải thực hiện đúng 2 hoặc 2 giờ trước khi phân mật.
+ thơm mật hay nước điều tra, tính toán mà định lượng cho thêm, chú ý tới nhiệt độ, phương thức cho thêm nên liên tục và nhiều lần.
+ Vị trí cho thêm là ở đáy và bề mặt đường non sao cho nó nhanh chóng thấm vào đường non là được.
2.5.6. Hâm nóng đường non.
- Thướng hâm nóng đường non trước khi phân mật nhằm làm cho độ nhớt đường non giảm, phù hợp với khả năng cơ giới của máy tách mật.
- Hâm nóng bằng cách cho nước nóng đi trong ống xoắn hoặc trực tiếp cho vào máng phân phối đường non, nhiệt độ nước nóng cho vào không được quá cao tranh hò