Các đặc trị của những toán tử năng lượng cho dao động điều hòa và toán tử mô-men góc của hạt chuyển động trên một mặt cầu đã được xác định bằng cách giải phương trình vi phân. Sau đây, chúng ta sẽ sử dụng một phương pháp khác để tìm các đặc trị này, được gọi làphương pháp toán tử bậc thang. Theo đó, các đặc trị được xác định chỉ cần dựa vào các mối liên hệ giao hoán của các toán tử.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương pháp toán tử cho mô-Men góc và cho dao động điều hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương pháp toán tử cho mô-men góc và
cho dao động điều hòa
Lý lê
Ngày 9 tháng 9 năm 2009
Tóm tắt nội dung
Các đặc trị của những toán tử năng lượng cho dao động điều hòa
và toán tử mô-men góc của hạt chuyển động trên một mặt cầu đã được
xác định bằng cách giải phương trình vi phân. Sau đây, chúng ta sẽ
sử dụng một phương pháp khác để tìm các đặc trị này, được gọi là
phương pháp toán tử bậc thang. Theo đó, các đặc trị được xác định chỉ
cần dựa vào các mối liên hệ giao hoán của các toán tử.
1 Phương pháp toán tử bậc thang cho mô-men góc
Chúng ta đã dùng chữ cái L để chỉ mô-men góc orbital. Sau đây, chúng ta
sẽ dùng chữ cái M để chỉ mô-men góc nói chung. Có ba toán tử mô-men góc
là M̂x, M̂y, M̂z . Tính tất của chúng cũng giống như L̂x, L̂y, L̂z mà chúng ta
đã biết. Các mối liên hệ giao hoán của chúng như sau
[M̂x, M̂y] = i~M̂z; [M̂y, M̂z] = i~M̂x; [M̂z, M̂x] = i~M̂y (1)
Toán tử M̂2 được xác định bởi
M̂2 = M̂2x + M̂
2
y + M̂
2
z (2)
Chúng ta có
[M̂2, M̂x] = [M̂
2, M̂y] = [M̂
2, M̂z] = 0 (3)
Nhiệm vụ của chúng ta là sẽ xác định các đặc trị của M̂2 và M̂z dựa vào
những mối liên hệ trên. Trước hết, chúng ta định nghĩa hai toán tử mới là
toán tử tăng M̂+ và toán tử giảm M̂− như sau
M̂+ = M̂x + iM̂y (4)
M̂− = M̂x − iM̂y (5)
M̂+ và M̂− là những ví dụ về toán tử bậc thang (ladder operators). Sau
đây, chúng ta khảo sát tính giao hoán của chúng với toán tử M̂z.
1
Ta có
M̂+M̂− = (M̂x + iM̂y)(M̂x − iM̂y)
= M̂2x + iM̂yM̂x − iM̂xM̂y + M̂2y
= M̂2 − M̂2z + i[M̂y, M̂x]
Vì
[M̂y, M̂x] = −[M̂x, M̂y] = −i~M̂z
nên
M̂+M̂− = M̂
2 − M̂2z + i[M̂y, M̂x] = M̂2 − M̂2z + ~M̂z (6)
Tương tự, ta tìm được
M̂−M̂+ = M̂
2 − M̂2z − ~M̂z (7)
Ta có
[M̂+, M̂z] = [M̂x + iM̂y, M̂z ] = [M̂x, M̂z ] + i[M̂y, M̂z ]
với
[M̂x, M̂z] = −[M̂z, M̂x] = −i~M̂y
và
[M̂y, M̂z] = i~M̂x
Suy ra
[M̂+, M̂z] = −i~M̂y − ~M̂x = −~(M̂x + iM̂y) = −~M̂+ (8)
Như vậy, chúng ta thấy
[M̂+, M̂z ] = M̂+M̂z − M̂zM̂+ = −~M̂+ (9)
Do đó
M̂+M̂z = M̂zM̂+ − ~M̂+ (10)
Tương tự, ta tìm được
M̂−M̂z = M̂zM̂− + ~M̂− (11)
Gọi Y là những đặc hàm chung của M̂2 và M̂z, ta có
M̂zY = bY (12)
M̂2Y = cY (13)
với b và c là những đặc trị cần xác định. Áp dụng toán tử M̂+ lên (12), ta
nhận được
M̂+M̂zY = bM̂+Y (14)
2
với M̂+M̂z = M̂zM̂+ − ~M̂+, (14) trở thành
(M̂zM̂+ − ~M̂+)Y = bM̂+Y
hay
M̂z(M̂+Y ) = (b+ ~)(M̂+Y ) (15)
Phương trình trên có nghĩa là hàm (M̂+Y ) là một đặc hàm của toán tử M̂z
với đặc trị là (b + ~). Tiếp tục, áp dụng toán tử M̂+ lên (15) và sử dụng
phương trình M̂+M̂z = M̂zM̂+ − ~M̂+, ta sẽ thu được
M̂z(M̂
2
+Y ) = (b+ 2~)(M̂
2
+Y ) (16)
Cứ tiếp tục như trên nhiều lần với toán tử tăng M̂+ ta sẽ thu được
M̂z(M̂
k
+Y ) = (b+ k~)(M̂
k
+Y ) (k = 0, 1, 2, 3 . . .) (17)
Tương tự, nếu ta áp dụng toán tử giảm M̂− lên (12) và lưu ý
M̂−M̂z = M̂zM̂− + ~M̂−
ta sẽ thu được
M̂z(M̂−Y ) = (b− ~)(M̂−Y ) (18)
M̂z(M̂
k
−Y ) = (b− k~)(M̂k−Y ) (19)
Tóm lại, bằng cách sử dụng các toán tử tăng và toán tử giảm lên đặc
hàm với đặc trị b, chúng ta tạo ra từng nấc các giá trị đặc trị khác nhau là
b± k~.
b− ~
b
b+ ~
b+ 2~
b− 2~
Như vậy, những hàm M̂k±Y là những đặc hàm của M̂z với những đặc trị
là b± k~:
M̂z(M̂
k
±Y ) = (b± k~)(M̂k±Y ) (20)
Sau đây chúng ta sẽ chứng minh những hàm này cũng là những đặc hàm
của M̂2 với cùng những đặc trị là c; nghĩa là ta chứng minh
M̂2(M̂k±Y ) = c(M̂
k
±Y ) (21)
3
Ta thấy M̂2 giao hoán với M̂+ và M̂−. Thật vậy
[M̂2, M̂±] = [M̂
2, M̂x ± iM̂y] = [M̂2, M̂x]± i[M̂2, M̂y] = 0 (22)
Tương tự, ta có
[M̂2, M̂2±] = [M̂
2, M̂±]M̂± + M̂±[M̂
2, M̂±] = 0 (23)
Do đó
[M̂2, M̂k±] = 0 hay M̂
2M̂k± = M̂
k
±M̂
2 (24)
Từ (13), ta có
M̂k±M̂
2Y = M̂k±cY = cM̂
k
±Y
Áp dụng (24), ta được
M̂2(M̂k±Y ) = c(M̂
k
±Y ) (25)
Đây là điều chúng ta cần chứng minh.
Đặt Yk = M̂k±Y và bk = b± k~, từ (20) ta có
M̂zYk = bkYk (26)
suy ra
M̂zM̂zYk = M̂zbkYk = bkM̂zYk
hay
M̂2z Yk = b
2
kYk (27)
Lấy (25) trừ (27), ta được
M̂2(M̂k±Y )− M̂2z Yk = c(M̂k±Y )− b2kYk (28)
Thế M̂k±Y = Yk, ta có
M̂2Yk − M̂2z Yk = cYk − b2kYk (29)
hay
(M̂2x + M̂
2
y )Yk = (c− b2k)Yk (30)
Toán tử M̂2x + M̂
2
y tương ứng với một thuộc tính vật lí không âm, do đó
nó sẽ có những đặc trị cũng không âm. Từ đó, ta suy ra
c− b2k ≥ 0 hay
√
c ≥ |bk|
Vì vậy
−√c ≤ |bk| ≤
√
c (31)
(k = 0,±1,±2,±3, . . .)
4
Vì c là hằng số, trong khi đó k thì thay đổi, nên các đặc trị bk sẽ bị chặn
trên và chặn dưới. Chúng ta đặt bmin và bmax là những giá trị nhỏ nhất và
lớn nhất của bk. Ymin và Ymax là những đặc hàm tương ứng
M̂zYmin = bminYmin (32)
M̂zYmax = bmaxYmax (33)
Từ (33), ta có
M̂+M̂zYmax = bmaxM̂+Ymax (34)
hay
M̂z(M̂+Ymax) = (bmax + ~)(M̂+Ymax) (35)
(Vì M̂+M̂z = M̂zM̂+ − ~M̂+)
Phương trình (35) cho ta thấy M̂+Ymax là một đặc hàm của M̂z với đặc trị
là (bmax +~). Điều này mâu thuẫn với giả thiết rằng bmax là đặc trị lớn nhất
của M̂z. Để loại bỏ mâu thuẫn này và để (35) đúng thì hàm M̂+Ymax phải
bị triệt tiêu; nghĩa là
M̂+Ymax = 0 (36)
Áp dụng toán tử giảm lên (36) và kết hợp với (7), ta được
M̂−M̂+Ymax = 0
(M̂2 − M̂2z − ~M̂z)Ymax = 0
(c− b2max − ~bmax)Ymax = 0
(c− b2max − ~bmax) = 0
Như vậy
c = b2max + ~bmax (37)
Lý luận tương tự, ta có
M̂−Ymin = 0 (38)
c = b2min − ~bmin (39)
Từ (39) và (37), ta được
b2max + ~bmax + ~bmin − b2min = 0 (40)
Giải phương trình trên cho ta kết quả
bmax = −bmin; bmax = bmin − ~ (41)
Chúng ta loại nghiệm thứ hai vì bmax không thể nhỏ hơn bmin. Vậy nên
bmin = −bmax (42)
5
Mặt khác vì các giá trị bk khác nhau từng nấc với giá trị là ~, nên
bmax − bmin = n~ (n = 0, 1, 2, . . .) (43)
Thế (42) vào (43), ta được
bmax =
1
2
n~ = j~ (j =
n
2
= 0,
1
2
, 1,
3
2
, 2, . . .) (44)
Ta có
bmin = −bmax = −j~ (45)
Như vậy, các đặc trị b của toán tử M̂z nhận những giá trị từ −j~ đến j~
như sau
b = −j~, (−j + 1)~, (−j + 2)~, . . . , (j − 2)~, (j − 1)~, j~ (46)
(j = 0,
1
2
, 1,
3
2
, 2, . . .)
và từ (37), ta tìm được các đặc trị c của toán tử M̂2
c = j(j + 1)~2 (j = 0,
1
2
, 1,
3
2
, 2, . . .) (47)
Tóm lại, chỉ bằng cách sử dụng mối liên hệ hoán vị giữa các toán tử,
chúng ta đã tìm được các đặc trị của M̂2 và của M̂z
M̂2Y = j(j + 1)~2Y (j = 0,
1
2
, 1,
3
2
, 2, . . .) (48)
M̂zY = mj~Y (mj = −j,−j + 1, . . . , j − 1, j) (49)
Bên cạnh những giá trị j nguyên, chúng ta còn thấy xuất hiện những giá trị
j bán nguyên. Điều này được dự đoán là có thể có thêm một loại mô-men
góc khác nữa bên cạnh mô-men góc orbital. Thật vậy, trong những phần
sau, chúng ta sẽ thấy mô-men góc spin có thể nhận những giá trị nguyên
cũng như bán nguyên.
2 Phương pháp toán tử bậc thang cho dao động
điều hòa
Toán tử năng lượng cho dao động điều hòa trong không gian một chiều được
viết như sau
Ĥ = − ~
2
2m
d2
dx2
+
1
2
kx2 =
1
2m
(i2~2
d2
dx2
+m2ω2x2) (50)
với ω2 =
k
m
.
6
Các toán tử tăng Â+ và toán tử giảm Â− trong trường hợp này được
định nghĩa như sau
± =
1√
2m
(
− i~ d
dx
± imωx
)
=
1√
2m
(
p̂x ± imωx
)
(51)
Ta có
Â+Â− =
1√
2m
(
p̂x + imωx
) 1√
2m
(
p̂x − imωx
)
=
1
2m
(p̂x + imωx)(p̂x − imωx)
=
1
2m
(p̂2x − imωp̂xx+ imωxp̂x +m2ω2x2)
=
1
2m
(p̂2x +m
2ω2x2 − imωp̂xx+ imωxp̂x)
=
1
2m
(
p̂2x +m
2ω2x2 + imω(xp̂x − p̂xx)
)
với
1
2m
(p̂2x +m
2ω2x2) = Ĥ; (xp̂x − p̂xx) = [x, p̂x] = i~
Ta suy ra
Â+Â− = Ĥ − 1
2
~ω = Ĥ − 1
2
hν (52)
hay
Ĥ = Â+Â− +
1
2
hν (53)
Trong đó
ν =
ω
2pi
Tương tự, ta có
Â−Â+ = Ĥ +
1
2
~ω = Ĥ +
1
2
hν (54)
hay
Ĥ = Â−Â+ − 1
2
hν (55)
Từ (52) và (54) ta được
[Â+, Â−] = Â+Â− − Â−Â− = (Ĥ − 1
2
hν)− (Ĥ − 1
2
hν) = −hν (56)
Mặt khác, ta có
[Â+, Ĥ ] = [Â+, (Â+Â− +
1
2
hν)]
7
Xét
[Â+, (Â+Â− +
1
2
hν)]
Áp dụng các công thức
[Â, B̂ + Ĉ] = [Â, B̂] + [Â, Ĉ]
[Â, B̂Ĉ] = [Â, B̂]Ĉ + B̂[Â, Ĉ]
Ta có
[Â+, (Â+Â− +
1
2
hν)] = [Â+, Â+Â−] + [Â+,
1
2
hν]
= [Â+, Â+]Â− + Â+[Â+, Â−] + 0
= 0 + Â+[Â+, Â−]
với [Â+, Â−] = −hν, ta thu được
[Â+, Ĥ] = −hνÂ+ (57)
Tương tự, ta có
[Â−, Ĥ ] = hνÂ− (58)
Chúng ta có phương trình Schro¨dinger
Ĥψ = Eψ (59)
Áp dụng Â+ lên Ĥψ, ta được
Â+(Ĥψ) = Â+Eψ = EÂ+ψ (60)
Từ (57) ta có
Â+Ĥ − ĤÂ+ = −hνÂ+ ⇒ Â+Ĥ = ĤÂ+ − hνÂ+
Do đó, (60) trở thành
(ĤÂ+ − hνÂ+)ψ = EÂ+ψ
⇒ Ĥ(Â+ψ) = (E + hν)(Â+ψ) (61)
Phương trình trên cho thấy Â+ψ cũng là đặc hàm của Ĥ với đặc trị E+hν
nếu ψ là đặc hàm của Ĥ. Điểm khác biệt là năng lượng tăng lên một bậc
bằng +hν so với năng lượng ở trạng thái ψ.
Tương tự, ta có
Ĥ(Â−ψ) = (E − hν)(Â−ψ) (62)
Như vậy, Â−ψ cũng là đặc hàm của Ĥ với đặc trị E−hν. So với năng lượng
ở trạng thái ψ, năng lượng ở trạng thái này giảm một bậc là −hν. Bởi vì
8
đặc trị năng lượng của toán tử Hamiltonian chỉ nhận giá trị dương nên sự
giảm này phải được dừng lại tại một điểm cụ thể nào đó. Điểm này được
gọi là năng lượng điểm không, tức năng lượng thấp nhất của hệ. Tại đó, sự
tác dụng của toán tử giảm Â− không làm cho năng lượng của hệ giảm thêm
được nữa
Â−ψ0 = 0 (63)
Ta có phương trình Schro¨dinger cho trạng thái ψ0
Ĥψ0 = E0ψ0 (64)
với
Ĥ = Â+Â− +
1
2
hν
Do đó
(Â+Â− +
1
2
hν)ψ0 = E0ψ0
Â+Â−ψ0 +
1
2
hνψ0 = E0ψ0
Vì Â−ψ0 = 0 nên
1
2
hνψ0 = E0ψ0
Suy ra
E0 =
1
2
hν (65)
Mức năng lượng tiếp theo E1 cao hơn năng lượng điểm không E0 một
bậc là hν
E1 = E0 + hν = (1 +
1
2
)hν
Tương tự, mức năng lượng E2 cao hơn mức năng lượng E1 một bậc là hν
E2 = E1 + hν = (2 +
1
2
)hν
Một cách tổng quát, năng lượng của dao động điều hòa được tính bởi
En = (n+
1
2
)hν (n = 0, 1, 2, . . .) (66)
Như vậy, dựa vào sự hoán vị của các toán tử, chúng ta cũng xác định được
các đặc trị của dao động điều hòa. Kết quả hoàn toàn phù hợp với việc giải
phương trình Schro¨dinger.
9
Bài tập
1. Toán tử tăng và toán tử giảm của mô-men góc được định nghĩa như sau
M̂+ = M̂x + iM̂y
M̂− = M̂x − iM̂y
Chứng minh
M̂−M̂+ = M̂
2 − M̂2z − ~M̂z
2. Toán tử tăng và toán tử giảm của dao động điều hòa được định nghĩa
như sau
± =
1√
2m
(
p̂x ± imωx
)
Chứng minh
Â−Â+ = Ĥ +
1
2
~ω
3. Cho biết các đặc trị được phép của M̂2 và của M̂z. Nếu số lượng tử j =
1
2
thì số lượng tử mj nhận những giá trị nào? Gọi Y là đặc hàm chung của
M̂2 và M̂z. Chứng minh
M̂k±Y (k = 0, 1, 2, . . .)
cũng là những đặc hàm chung M̂2 và M̂z.
4. Thực hiện phép giao hoán sau
[Â−, (Â−Â+ − 1
2
hν)]
10