Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này,
nhà nhập khẩuyêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định
bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh
toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng
chứng từ nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng
cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế
của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Phương thức chuyển tiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phương thức chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền (remittance)
Trong giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, theo phương thức này,
nhà nhập khẩuyêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất
định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định
bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
Phương thức chuyển tiền có thể là bộ phận của phương thức thanh
toán khác như phương thức nhờ thu, tín dụng dự phòng, tín dụng
chứng từ nhưng cũng có thể là một phương thức thanh toán độc lập.
Thực tế, nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng
cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế
của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu
Một số rủi ro mà nhà xuất khẩu có thể gặp phải như:
- Nhà NK nhận được hàng nhưng không thanh toán dẫn đến nhà
XK không nhận được tiền.
- Nhà NK đồng ý thanh toán nhưng luật lệ của nước nhập khẩu
không cho phép chuyển tiền cho nhà XK dẫn đến nhà XK
không nhận được tiền.
- Nhà NK không nhận hàng, không thanh toán dẫn đến nhà XK
phải lấy hàng về và không được tiền.
- Nhà NK không nhận hàng, không thanh toán, nhưng luật lệ của
nước nhập khẩu không cho chuyển hàng về. Khi đó nhà XK sẽ
mất hàng và không được thanh toán.
*Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường
hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi
giao hàng, đặt cọc, tạm ứng Trong trường hợp này nhà nhập khẩu có thể
sẽ phải gánh chịu rủi ro nếu tiền đã chuyển mà hàng không được giao đúng
thời hạn, đúng chất lượng hoặc số lượng
Để phòng ngừa rủi ro các bên nên:
- X ây dựng rõ lộ trình chuyển tiền: Ví dụ: chuyển trước bao nhiêu % tại
thời điểm nào?; Thanh toán nốt phần còn lại tại thời điểm nào?
- Thỏa thuận thời điểm chuyển tiền trùng với thời điểm giao hàng.
- Quy định rõ về phương tiện chuyển tiền, chi phí chuyển tiền ai chịu?
III. Giải pháp nghiệp vụ.
1. Rủi ro trong đàm phán hợp đồng ngoại thương.
Đàm phán là hành vi và là quá trình mà trong đó hai hay nhiều bên tiến hành
thương lượng, thảo luận về các mối quan tâm trung và những điểm còn bất
đồng, để đi đến một thỏa thuận thống nhất. Đàm phán hợp đồng ngoại
thương gồm nhiều giai đoạn.
- Giai đoạn chuẩn bị
- Giai đoạn tiếp xúc
- Giai đoạn đàm phán
- Giai đoạn kết thúc – ký kết hợp đồng
- Giai đoạn rút kinh nghiệm
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi giai đoạn của quá trình đàm phán. Muốn
phòng chống rủi ro thì phải làm tốt từ khâu chuẩn bị đàm phán, khâu này rất
quan trọng cần phải chuẩn bị kỹ về thong tin, năng lực, thời gian, địa điểm,
phương án, chiến lược.đàm phán. Qua điều tra có thể thấy đây là một
điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như công ty Thắng
Lợi nói riêng. Do thiếu thông tin, nguồn thong tin không đáng tin cậy hoặc
có thong tin nhưng không xử lý và sử dụng được.đã làm cho công ty
Thắng lợi gặp nhiều rủi ro. Thiếu thong tin đã dẫn đến nhiều rủi ro nhưng
năng lực cán bộ đàm phán bị hạn chế cần đưa đến những rủi ro với mức độ
tổn thất lớn hơn nhiều.Trình độ hạnh chế thể hiện ở nhiều mặt: yếu chuyên
môn, ngoại ngữ, không có kiến thức về hàng hóa, hoặc khả năng giao tiếp
yếu.
Chuyên môn yếu:
Trong đàm phán, thì cán bộ đàm phán là nhân tố quan trọng nhất, quyết định
sự thành bại của toàn bộ quá trình đàm phán. Nếu người cán bộ không được
trang bị đầy đủ về kiến thức chuyên môn về ngoại thương thì sẽ gây ra rủi
ro, tổn thất lớn.
Ngoại ngữ yếu
Đàm phán hợp đồng ngoại thương hầu hết phải dung tiếng nước ngoài, chủ
yếu là tiếng anh. Nếu trình độ ngoại ngữ của cán bộ đàm phán yếu sẽ gây ra
rất nhiều rủi ro, dễ xảy ra trường hợp hiểu lầm, hiểu sai. Nếu đàm phán trực
tiếp mà không giỏi ngoại ngữ làm cho người đàm phán lung túng, khi khách
nước ngoài trình bày tuy không hiểu hết vấn đề nhưng vẫn gật gù đồng ý, hai
bên thỏa thuận “ tay bắt mặt mừng” nhưng đến khi nhận được hợp đồng fac
sang, nhìn rõ giấy trắng mực đen mới biết mình nhầm, hay cho rằng khách
hàng làm sai với thỏa thuận. Tình trạng này làm cho người đàm phán thiếu
tự tin, mất thế chủ động, việc đàm phán không chính xác, làm cho mình và
khách hàng khó trình bày, không chiếm được tình cảm có khi mất cả cơ hội
kinh doanh.
Không hiểu biết đầy đủ về hàng hóa.
Một số cán bộ đàm phán không am hiểu về hàng hóa, nên khi đàm phán các
điều khoản chất lượng, quy cách, bao bì, đóng gói. Rất dễ xảy ra sai sót
gây tổn thất cho công ty.
Nghệ thuật đàm phán, kỹ năng giao tiếp
Trong đàm phán, nghê thuật đàm phá chiếm vị trí quan trọng. Nếu cán bộ
đàm phán không khéo léo, mềm dẻo thì rất dễ mất khách, ngược lại nếu cán
bộ không vững vàng dễ bị khách hàng ép ký hợp đồng chứa những điều
khoản bất lợi.
Biện pháp phòng ngừa
Để phòng ngừa rủi ro trong khâu cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt:
Thông tin, năng lực, thời gian, địa điểm, chiển lược đàm phán.cần
chuẩn bị tốt tất cả các bước của quá trình đàm phán:
- Chuẩn bi
- Tiếp xúc
- Đàm phán
- Kết thúc đàm phán
- Rút kinh nghiệm
2: Những rủi ro trong soạn thảo, ký kết hợp đồng
Trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng có thể xuất nhiều rủi ro với biểu hiện
cụ thể: hợp đồng chứa nhiều sở hở, bất lợi, thậm chí không thực hiện được
hợp đồng. Đặc biệt Việt nam do mở cửa muộn nên chưa có nhiều kinh
nghiệm trên thương trường, nên hơp đông thường do nước ngoài soạn thảo,
hoặc nếu Việt nam soạn thảo thì cũng dựa vào mẫu hợp đồng của nước
ngoài, khi đám phán chủ yếu tập trung vào điều khoản giá, vì vậy hợp đồng
thường chứa những bất lợi cho ta. Các hợp đồng của đối tác thường dài,
phức tạp, nếu hợp đồng đơn giản thì lại dựa trên những hợp đồng khung rất
phức tạp. Nếu công ty Thắng lợi không có cán bộ đàm phán, soạn thaoe\r
hợp đồng giỏi tiếng anh và giỏi nghiệp vụ thì rất dễ rủi ro.
Nguyên nhân của rủi ro trong khâu soạn thảo, ký kết hợp đồng
- Do khâu đàm phán không tốt
- Do thế và lực của công ty quá yếu
- Do năng lực của cán bộ bị hạn chế
Biện pháp phòng ngừa
- Chuẩn bị đàm phán và đàm phán thật tốt
- Ra sức nâng cao về thế và lực của doanh nghiệp
- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn – nghiệp vụ, ngoại
ngữ, đặc biệt là kiến thức về hợp đồng ngoại thương.
3. Rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu.
Sau khi hợp đồng được ký kết, công việc hết sức quan trọng là tổ chức thực
hiện các hợp đồng đó.
Khi thực hiện hợp đồng, bên bán và bên mua làm nhiệm vụ chủ yếu của
mình theo nghĩa vụ qui định trong hợp đồng.
- Bên bán làm các việc để giao hàng và chứng từ cho người mua.
- Bên mua nhận hàng và trả tiền cho người bán theo hợp đồng .
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi khâu công tác của quá trình tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất nhập khẩu, nhưng tập chung nhiều nhất vào các khâu:
thanh toán, giao nhận hàng, kiểm tra chất lượng, số lượng, giám định, mua
và đòi bảo hiểmRiêng trong khâu thanh toán tập trung vào gần 70% rủi ro
trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện hợp hợp đồng ngoại thương, mỗi
phương thức thanh toán đều gắn với những rủi ro riêng như đã nói ở phần
trên.
Nguyên nhân của các rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất nhập khẩu.
- Hợp đồng không chặt chẽ, chứa đựng những sơ hở, bất lợi cho
doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện hợp đồng không khoa học
- Trình độ của cán bộ, nhân viên tổ chức thực hiện hợp đồng non
yếu.
Biện pháp phòng ngừa
- Soạn thảo, ký kết hợp đồng chặt chẽ, tránh những sơ hở.
- Tổ chức thực hiên hợp đồng khoa học.
- Nắm vững luật lệ, chủ chương, chính sách, quy định của Nhà
nước về xuất nhập khẩu.
- Đào tạo đội ngũ nhân viên năng động sang tạo, giỏi chuyên
môn, nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ.