Quá trình biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đới bờ biển và địa bàn các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1. MỞ ĐẦU (*) (**) Bước vào thế kỉ 21, con người đang phải đối mặt với tình huống khẩn cấp, đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Nó đang tác động thay đổi một cách kịch tính về các mục tiêu và nội dung phát triển của nhân loại, đồng thời làm hạn chế phạm vi lựa chọn của con người. Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể xảy ra do tác động của các quá trình tự nhiên và nhân tạo, mà có thể nhận dạng qua những biến đổi về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Những biến đổi về điều kiện khí tượng, thuỷ văn và hiện tượng thời tiết cực đoan được gây ra trước hết từ sự nóng lên của trái đất, mà chủ yếu do việc phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), nhiệt độ trái đất đã tăng 0,740C trong thế kỉ vừa qua (1906 – 2005) và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng lên. Nếu trong thế kỉ 21 nhiệt độ trái đất tăng vượt qua ngưỡng 20C, thì kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra, trước hết là các hệ lụy tích lũy kéo dài do mực nước biển dâng.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quá trình biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đới bờ biển và địa bàn các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011 63 QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN ĐỚI BỜ BIỂN VÀ ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN (*) ĐOÀN TUÂN (**) TÓM TẮT Biến đổi khí hậu (BĐKH) xảy ra gắn liền với các biến đổi về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), BĐKH xảy ra trước hết gắn liền với mực nước biển dâng xâm thực các vùng ven biển và đi sâu vào lục địa, gây xói lở bờ biển, gia tăng tổn thất về tài nguyên, nông nghiệp, du lịch, đa dạng sinh học và sức khoẻ cộng đồng. ABSTRACT Climatic changes are connected to meteorological and hydrographical changes, to the rise of the sea level and to other extreme climatic phenomena. In the Mekong Delta, climatic changes will first be connected to the rise of the sea that erodes coastline regions and then into the mainland. As a result, the coastlines will be eroded and the natural resources, agriculture, tourism, varied organisms, and community health will be damaged. 1. MỞ ĐẦU (*) (**) Bước vào thế kỉ 21, con người đang phải đối mặt với tình huống khẩn cấp, đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu. Nó đang tác động thay đổi một cách kịch tính về các mục tiêu và nội dung phát triển của nhân loại, đồng thời làm hạn chế phạm vi lựa chọn của con người. Biến đổi khí hậu toàn cầu có thể xảy ra do tác động của các quá trình tự nhiên và nhân tạo, mà có thể nhận dạng qua những biến đổi về điều kiện khí tượng, thuỷ văn, mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan. Những biến đổi về điều kiện khí tượng, thuỷ văn và hiện tượng thời tiết cực đoan được gây ra trước hết từ sự nóng lên của trái đất, mà chủ yếu do việc phát thải nhiều khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), (*) TS, Trường Đại học Sài Gòn (**) ThS, Trường Đại học Sài Gòn nhiệt độ trái đất đã tăng 0,740C trong thế kỉ vừa qua (1906 – 2005) và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng lên. Nếu trong thế kỉ 21 nhiệt độ trái đất tăng vượt qua ngưỡng 20C, thì kết quả phát triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa sinh thái không thể đảo ngược sẽ xảy ra, trước hết là các hệ lụy tích lũy kéo dài do mực nước biển dâng. Mực nước biển dâng cao sẽ gây ra tác động tiêu cực nhiều mặt đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các vùng ven biển và liên hệ. Các tác động không chỉ gây ra ngập lụt, xói lở, mất đất, thay đổi hệ sinh thái v.v. mà còn gây ra ăn mòn, ngập mặn, phá hủy chất lượng đất, nước mặt, nước ngầm,... và nhiều tác động tiêu cực khác đến môi trường. Những tác động đó gây thiệt hại đến phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đe dọa an ninh lương thực do phá hoại sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,... Thêm vào đó, các giá trị văn 64 hoá, lịch sử cũng sẽ bị xâm hại, tác động trực tiếp đến du lịch. Mặt khác, nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi mật độ, phân bố và cấu trúc dân cư tại các vùng ven biển và các vùng đất cao hơn chịu tác động do việc di dân cơ học. Tóm lại, nước biển dâng sẽ đe doạ trực tiếp đến an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế - xã hội của những khu vực bị tác động. Kết quả dự báo khoa học cho thấy: Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kì, Thái Lan và Philippines sẽ có mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do mực nước biển dâng cao. Ở Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, BĐKH gây ra những tác động chính như: gia tăng nhiệt độ; dâng cao mực nước biển; thay đổi chế độ mưa; gia tăng hạn hán, lụt lội, dông bão; gia tăng tần suất cháy rừng và giảm năng suất nông nghiệp. Riêng Việt Nam, một quốc gia có bờ biển dài 3.260 km và hàng nghìn đảo lớn nhỏ khác nhau, được dự báo là sẽ bị ảnh hưởng nặng nề bởi mực nước biển dâng cao, cùng với các quốc đảo và quốc gia có bờ biển khác. Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc, (UNDP), Việt Nam có thể trở thành một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới, nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao theo tốc độ hiện nay (bị ảnh hưởng thứ 2 sau Bangladesh). Tổng thiệt hại từ các hậu quả của việc nước biển dâng cao có thể lên đến 17 tỉ USD/năm. Theo dự báo, nếu mực nước biển dâng cao 1 mét, Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai (trong đó vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có thể mất tới 20% diện tích), nơi cư trú của 23% số dân. Bên cạnh đó, BĐKH cũng làm cho các trận bão lớn xảy ra thường xuyên hơn và với mức độ tàn phá nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp và nguồn nước của Việt Nam. Hiện nay, vấn đề biến đổi khí hậu đã có dấu hiệu ảnh hưởng đến đới bờ biển Việt Nam, cũng như hàng loạt các cơn bão có đường đi dị thường, khó dự báo đã xuống hiện và có xu hướng chuyển dịch dần xuống phía Nam. Hiện tượng lũ lụt, hạn hán xảy ra với quy mô ngày càng nghiêm trọng hơn và mức độ biến động ngày càng cao. 2. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - ẢNH HƯỞNG ĐỚI BỜ BIỂN VÀ ĐỊA BÀN CÁC TỈNH, THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Quan niệm về đới bờ biển Đới bờ biển (Coastal Zone), theo Imann and Nordstrom, 1974, được xác định trong mối tương tác lục địa - biển trên một phạm vi rộng dọc theo bờ biển. Ở đó bao gồm đồng bằng ven biển, đầm phá, cồn cát, các hệ cửa sông, thềm lục địa và khối nước bao phủ lên thềm, trong đó kể cả các vũng vịnh và hải đảo (xem hình 1). Đới bờ biển (đới bờ) là khu vực chuyển tiếp giữa lục địa - biển, gồm 2 phần: phần đất liền ven biển và phần biển ven bờ với nhiều hệ sinh thái đặc trưng. Ranh giới về phía đất liền là nơi kết thúc ảnh hưởng của biển, không còn sự nhiễm mặn. Ranh giới về phía biển là nơi kết thúc ảnh hưởng của các dòng chảy sông, không còn lắng đọng trầm tích do sông. Tuy nhiên, ranh giới của đới bờ còn phụ thuộc vào khả năng quản lí hành chính. Nhìn chung, ở nước ta hầu như còn chưa có sự thống nhất trong quan niệm về xác định đới bờ biển. Vùng biển ven bờ được giới hạn đến đường cách bờ 6 hải lí (Viện chiến lược phát triển, 2004), hoặc theo chiều sâu ảnh hưởng của sóng biển tới đáy bằng nửa 65 độ dài bước sóng và biến thiên trong khoảng từ 30 đến 50m. Tuy nhiên, hiện nay BĐKH cũng đang làm thay đổi cả quan niệm về đới bờ biển nói chung do mực nước biển dâng cao sẽ xâm thực các vùng ven biển và đi sâu vào trong lục địa, mà kết quả là diện tích phần lục địa sẽ bị ngập mặn và mất dần. Vì vậy, có thể sử dụng quan niệm khá thống nhất của Hội đồng Châu Âu về đới bờ biển: “Đới bờ là một dải đất và lãnh hải có độ rộng không ổn định, phụ thuộc vào tự nhiên, môi trường và nhu cầu quản lí”. Một hệ thống duyên hải tự nhiên với những vùng mà hoạt động của con người liên quan đến việc sử dụng tài nguyên có thể mở rộng quá giới hạn lãnh hải và nhiều kilomet sâu vào lục địa, trong đó ranh giới của đới bờ phía đất liền có thể lấy theo ranh giới hành chính các huyện, xã có biển. Hình 1. Sự phân chia các phân bậc trong đới bờ biển (Iman &Nordstrom, 1974) 2.2. Tác động do mực nước biển dâng cao đến đới bờ biển và địa bàn Vùng ĐBSCL Theo Báo cáo nghiên cứu đánh giá bước đầu về BĐKH của Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT), thì ở nước ta với khoảng thời gian 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 – 0,70C và mực nước biển đã dâng cao khoảng 20cm. Nước ta đứng thứ 5 về khả năng dễ bị tổn thương do các tác động của tình trạng BĐKH và đã được Liên Hợp Quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về nguy cơ BĐKH và phát triển con người. Theo đó, đời sống của người dân ở các tỉnh, thành nằm ven biển đang có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng bởi những thay đổi khí hậu toàn cầu, từ đây đòi hỏi một tầm nhìn dài hơn, một kế hoạch cụ thể và mang tính chiến lược. Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam (vùng vịnh Thái Lan). Vùng biển Việt Nam là một phần biển Đông, có chiều dài bờ biển 3.260 km, với hơn ½ các tỉnh, thành nằm tiếp giáp ven biển và là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn của các quá trình thay đổi khí hậu, sự biến động trạng thái trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu Đới bờ biển Cồn, đảo Đầm, phá, vũng vịnh... Cận bờ Thềm lục địa Dốc lục địa Vùng bờ Bờ biển Đồng bằng ven biển Mực nước biển 66 vực theo thời gian từ vài thập kỉ đến hàng triệu năm. Những biến đổi này được gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời (kể cả các cơn bão mặt trời) và chủ yếu là do các hoạt động của con người làm phát sinh khí nhà kính (KNK) từ nhiên liệu hóa thạch và phá rừng, gây ra sự nóng lên toàn cầu, từ đó nước biển dâng sẽ làm mất phần lớn diện tích. Nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Các quá trình động lực học biển mạnh hơn do mực nước dâng cao sẽ phá hủy đường bờ nghiêm trọng. Các hiện tượng thiên tai xảy ra với cường độ lớn và tần suất cao như bão, lũ lụt tàn phá khu vực. Nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thất thường có thể dẫn đến hạn hán, cháy rừng hoặc mưa với lượng lớn gây ngập lụt, phá hoại sản xuất. Tất cả các hậu quả do tình trạng BĐKH được dự báo nêu trên là có cơ sở khoa học và thực tế, bởi địa hình các tỉnh, thành vùng ven biển thường khá thấp (nhất là các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL), trung bình dưới 2 - 3m, cá biệt ở khu vực ven biển có nơi chỉ cao chừng 20-30cm so với mực nước biển. Theo dự báo của Hội đồng quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC), khi nhiệt độ tăng 10C trong giai đoạn 2010- 2039, mực nước biển tăng khoảng 20cm; giai đoạn 2070-2099, khi nhiệt độ tăng khoảng 30C - 40C, mực nước biển dâng thêm khoảng 1m. Như vậy, nếu diễn biến mực nước biển theo đúng kịch bản nêu trên, không bao lâu nữa, các tỉnh thành nằm ven biển sẽ mất đi một phần diện tích ven biển, và có thể lấn sâu hơn nữa vào trong nội địa (trong đó vùng ĐBSCL sẽ bị thiệt hại nặng). Theo kịch bản BĐKH ở Việt Nam đã được công bố tại Hội thảo biến đổi khí hậu toàn cầu và giải pháp ứng phó của Việt Nam tại Hà Nội, 2/2008, được trình bày như sau: Bảng 1. Thông báo Quốc gia về biến đổi khí hậu ở Việt Nam (so với năm 1990) Năm Nhiệt độ tăng thêm ( 0 C) Mực nước biển tăng thêm (cm) 2010 0,3-0,5 9 2050 1,1-1,8 33 2100 1,5-2,5 45 Nguồn: Nguyễn Khắc Hiếu, tháng 02/2008: Chú ý rằng số liệu trên chưa tính đến tính ì của khí hậu và đặc điểm sụt hạ địa chất địa phương. Vùng ĐBSCL là vùng đồng bằng châu thổ trẻ ở nước ta, được hình thành vào khoảng 11.000 năm trở lại đây. Cao trình mặt đất tương đối thấp. Nền đất yếu. Trên nhiều vùng khá rộng, trong Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau chẳng hạn, nhiều nơi độ cao so với mực nước biển chỉ vào khoảng 20 – 30 cm. Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở cuối lưu vực sông Mê-Kông, phụ thuộc nhiều vào nguồn nước (lượng và chất) từ vùng thượng nguồn đổ về. Hàng năm đồng bằng chịu lũ vào mùa mưa, nhưng lại bị khô hạn và xâm nhập mặn vào mùa kiệt do nước biển dâng. Theo các kết quả dự báo khoa học đưa ra, thì hiện nay Vùng ĐBSCL ngày càng có xu hướng thiếu nước trầm trọng và xâm nhập mặn ngày càng đi sâu vào vùng lục địa do việc khai thác quá nhiều nguồn nước sông Mê-Kông để làm thuỷ lợi và thuỷ điện ở đầu nguồn, như ở Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia. Vùng biển đới bờ chịu sự tác động của hai chế độ triều: Biển Đông bán nhật triều và Vịnh Thái Lan nhật triều. Nhìn tổng thể, ĐBSCL tiếp tục vươn ra biển, nhưng sự bồi tụ, xâm thực và xói lở thay đổi nhiều theo không gian và thời gian. Tuy nhiên, 67 tình huống này có thể sẽ khác đi khi mực nước biển dâng cao sẽ làm thay đổi đường bờ, gây xói lở bờ biển, bờ sông, phá hoại đê biển và xâm chiếm từng phần diện tích các vùng ven biển, cũng như theo triều đi sâu vào sông Tiền, sông Hậu. Những năm trở lại đây, tần suất và cường độ của các cơn bão đổ bộ vào nước ta tăng nhanh rõ rệt. Điều đó, theo các nhà khoa học sẽ là một minh chứng cho sự thay đổi khí hậu trái đất, hệ quả tất yếu của một loạt thay đổi dây chuyền mà xuất phát là sự nóng dần lên của Trái đất. Hai cơn bão Linda (1997) và Durian (2006) là những trận bão lịch sử đã ghi nhận bởi hậu quả nặng nề mà chúng gây ra cho các tỉnh vùng ĐBSCL như làm tăng tính cực đoan của thời tiết, hậu quả làm tăng tính cực đoan của lượng dòng chảy trong năm trên các dòng sông. Lũ lụt cũng không còn là một hiện tượng tự nhiên theo quy luật trong vài năm trở lại đây. Hơn nữa, các tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL lại là nơi giao thoa cân bằng động trong thời gian lịch sử kiến tạo kéo dài giữa hai quá trình biển và sông, giữa sóng triều và dòng vật chất từ lục địa. Do đó, bất kì một sự thay đổi thất thường nào của quá trình biển hoặc sông cũng đều dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ của một loạt các vấn đề liên quan như: xâm nhập mặn, suy giảm diện tích đất canh tác cũng như ảnh hưởng đến quá trình sinh sống của nhân dân, các hệ sinh thái đặc trưng Đáng báo động thay, những sự thay đổi của các quá trình sông và biển đó, phần lớn được cho là xuất phát từ sự BĐKH toàn cầu. Thời gian gần đây, sự biến đổi khí hậu còn được thể hiện rõ rệt qua hai hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến sự hạn hán và mưa không theo quy luật, ảnh hưởng rõ nét đến quá trình sản xuất nông nghiệp, không chỉ vùng ĐBSCL mà còn của cả Việt Nam. Theo dự báo của các chuyên gia nông nghiệp, đồng bằng sông Cửu Long sẽ là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu (BÐKH) của nước ta, đặc biệt là tác động do mực nước biển dâng cao, đất đai bạc màu, tài nguyên và đa dạng sinh học giảm mạnh. Diện tích đất bị xâm nhập mặn, đất bị khô hạn, nhiễm phèn ngày càng tăng. Hiện nay, toàn vùng đã có khoảng 2,1 triệu ha đất bị nhiễm mặn và 1,6 triệu ha đất nhiễm phèn. Trước thực tế này, đòi hỏi phải có chiến lược quản lí tài nguyên nước và lưu vực sông, cụ thể là thúc đẩy việc bảo vệ rừng, sử dụng hợp lí đất đai, quản lí tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, giảm ô nhiễm môi trường. Theo kịch bản của IPCC cho khu vực Nam Bộ về mức tăng nhiệt độ trung bình ( 0C) so với thời kì 1980 – 1999 có 03 mức: kịch bản phát thải thấp (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1) được trình bày ở bảng 2: 68 Bảng 2. Kịch bản của IPCC cho khu vực Nam Bộ về mức tăng nhiệt độ trung bình (0C) so với thời kì 1980 – 1999. Nam Bộ Các mốc thời gian của thế kỉ 21 Thời kì trong năm 2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 B1 Kịch bản phát thải thấp (B1) XII-II 0,3 0,5 0,6 0,8 0,9 1,1 1,1 1,1 1,1 III-V 0,4 0,6 0,8 0,9 1,0 1,2 1,2 1,3 1,3 VI-VIII 0,5 0,7 0,9 1,1 1,3 1,4 1,5 1,5 1,5 IX-XI 0,5 0,6 0,9 1,2 1,2 1,4 1,5 1,5 1,5 B2 Kịch bản phát thải trung bình (B2) XII-II 0,3 0,5 0,6 0,8 1,0 1,3 1,5 1,5 1,7 III-V 0,4 0,6 0,8 0,9 1,2 1,4 1,7 1,8 1,9 VI-VIII 0,5 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,0 2,1 2,1 IX-XI 0,5 0,6 0,9 1,2 1,4 1,8 1,9 2,1 2,3 A1 Kịch bản phát thải cao nhất (A2) XII-II 0,3 0,5 0,7 0,8 1,0 1,3 1,5 1,8 2,1 III-V 0,4 0,6 0,8 0,9 1,2 1,5 1,9 2,1 2,7 VI-VIII 0,6 0,7 0,9 1,2 1,5 1,8 2,2 2,6 2,9 IX-XI 0,5 0,7 1,0 1,2 1,5 1,8 2,1 2,5 2,9 Tương ứng với mức nhiệt độ tăng ở bảng trên (bảng 2) thì mức nước biển dâng (cm) tại khu vực ĐBSCL so với thờii2 1980 – 1999 được trình bày ở bảng 3: Bảng 3. Mức nước biển dâng (cm) tại ĐBSCL so với thời kì 1980 – 1999. Phạm vi vùng bị ngập Mức nước biển dâng (cm) Diện tích ngập (km 2 ) Khu vực đồng bằng sông Cửu Long 65 5133 75 7580 100 15116 Kết quả dự báo như trình diễn trên bản đồ mực nước biển dâng ở vùng ĐBSCL. Theo số liệu điều tra của PGS. TS. Dương Văn Viện thì ĐBSCL có khoảng 790.000 ha đất mặn (20%) trong tổng số gần 2 triệu ha tự nhiên bị ảnh hưởng mặn, phân bố chủ yếu dọc bờ biển Đông và vùng bán đảo Cà Mau. Trong đó, đất bị mặn dưới 2 tháng khoảng 100.000 ha (đều đã được sử dụng cho nông nghiệp), đất mặn từ 2-4 tháng 520.000 ha (88% sử dụng cho nông nghiệp, 9% cho rừng và 3% đất hoang), và đất mặn quanh năm chiếm khoảng 170.000 ha (34% cho rừng, 25% nuôi tôm và 36% đất hoang). Trước đây, khi công trình thuỷ lợi chưa phát triển, diện tích bị ảnh hưởng mặn 1g/l trở lên khoảng 2,1 triệu ha. Nếu tính với độ mặn 0,4g/l (tiêu chuẩn cho phép của nước sinh hoạt) thì phạm vi ảnh hưởng mặn còn rộng hơn. Đến nay do công trình thuỷ lợi phát triển nhiều, vùng ven biển được ngọt hóa nên diện tích bị ảnh hưởng giảm xuống còn 1,5 triệu ha. Tuy nhiên, ranh giới hưởng mặn giảm đáng kể, chỉ còn khoảng 1,3 mặn trên sông chính, sông Vàm Cỏ Tây và các kênh nối thông ra biển lại có xu thế càng ngày gia tăng. 69 2.3. Đánh giá sự tổn thất môi trường Đánh giá tổn thất môi trường (TTMT) luôn được đề cập song hành với phát triển bền vững, vì nó không chỉ tập trung đánh giá những rủi ro, thiệt hại ở hiện tại mà còn xem xét các nguy cơ có thể xảy ra ở tương lai. Để phát triển bền vững một vùng, cần tiến hành đánh giá tổn thương tất cả các yếu tố của vùng đó. Theo US-EPA, đánh giá TTMT của một vùng là đánh giá sự thiệt hại, tổn thất về sức khỏe con người và môi trường vùng đó do tác động ô nhiễm và suy thoái môi trường sống. Khi đánh giá mức độ tổn thương, cần đánh giá tổng hợp mức độ tổn thất, thiệt hại về chất lượng và giá trị của hệ thống tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường, cùng với đánh giá khả năng thích nghi, chống chịu, phục hồi của hệ thống đó trước các tác động của tai biến tự nhiên và nhân sinh. Để đánh giá mức độ TTMT vùng đới bờ, tiến hành xác định được các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương và khả năng chống chịu, thích ứng của chúng, để đưa vào tính toán Chỉ số tổn thương môi trường (EVI). Ví dụ, đối với vùng đới bờ biển tại khu vực miền Trung đã có những đề xuất tính toán Chỉ số tổn thương môi trường (EVI) như trình bày dưới đây: + Các yếu tố gây tổn thương: (1). Nhóm yếu tố thiên nhiên - Bão, áp thấp nhiệt đới - Ngập lũ - Nước biển dâng - Xói lở, đổ lở bờ biển - Động đất, núi lửa, sóng thần - Xâm nhập mặn - Bồi lắng (2). Nhóm yếu tố nhân sinh - Khai thác khoáng sản - Công nghiệp lọc dầu - Khai thác, đánh bắt thuỷ sản - Đô thị hóa, gia tăng dân số - Ô nhiễm do hoạt động du lịch - Hoạt động cảng biển - Vận tải biển + Các đối tượng bị tổn thương: (1.) Thiên nhiên - Bờ biển - Cảnh quan - Rừng phòng hộ ven biển (2). Môi trường - Suy giảm chất lượng môi trường - Suy thoái tài nguyên - Suy thoái đa dạng sinh học (3). Xã hội - Cư dân sống ven biển - Xáo trộn nơi ở và sinh kế - Cơ sở y tế, giáo dục, an sinh xã hội - Trụ sở cơ quan - Thất nghiệp, nghèo đói - Mâu thuẩn, xung đột (4). Kinh tế - Cơ sở hạ tầng: đường giao thông, cấp thoát nước, điện, viễn thông - Đê biển, đê chắn sóng, cầu cảng - Khu công nghiệp, nhà máy lọc dầu - Đánh bắt thuỷ hải sản - Hạ tầng du lịch - Canh tác nông nghiệp - Công trình thuỷ lợi - Phương tiện vận tải biển, tàu thuyền - Sân bay + Khả năng chống chịu, thích ứng và phục hồi: 70 (1). Rừng phòng hộ ven biển (rừng phòng hộ, rừng ngập mặn) (2). Hệ thống đê (đê biển, đê chắn sóng) (3). Cơ sở hạ tầng (4). Công tác đánh giá, xây dựng và dự báo, phòng chống bão lũ (5). Nhận thức của cộng đồng về tổn thương (6). Sự hỗ trợ chính quyền địa phương, trung ương (6). Sự hỗ trợ từ bên ngoài (các nước, các tổ chức phi chính phủ). Nguồn: Đặng Trung Tú, Nguyễn Thùy Dương, Hoàng Thị Minh Thảo, Đặng Trung Thuận (2009), Biến đổi khí hậu và vấn đề tổn thương môi trường ở đới bờ miền Trung. Tuy nhiên, theo chúng tôi cần đơn giản hóa các thông số này trên cơ sở lựa chọn các yếu tố đánh giá cơ bản nhất để tính toán ra chỉ số EVI, bởi vì ở trên có nhiều