Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Một là, đối với đảng viên, cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bác yêu cầu phải giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại của công dân. Người chỉ rõ: “.có những cán bộ, đảng viên vì việc này việc khác mà kêu, cán bộ thanh tra cũng phải xem xét hợp thời, chóng chừng nào hay chừng ấy. Đối với nhân dân việc kêu nài, có lúc không kêu nài đi nữa, cán bộ thanh tra cũng phải đi thăm dò ý kiến của nhân dân.” Đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện nguyên tắc này, khi bàn về công tác thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Về công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố giác, nhiệm vụ của Ban Thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, kịp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy. Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ luôn quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố hơn”. Không chỉ có giải quyết nhanh chóng kịp thời, Bác lưu ý các khiếu nại, tố cáo cần phải được giải quyết ngay từ nơi khiếu kiện. Người nói: “Các cô, các chú làm thế nào đừng để nhiều thư khiếu nại gửi đến Bác, vì các địa phương không giải quyết tốt cho nhân dân nên họ phải đưa đến Bác”.

doc4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2382 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm của CT HCM về tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Với bản chất là một Nhà nước dân chủ nhân dân, lấy dân làm gốc, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ phải đương đầu với những khó khăn của tàn dư thuộc địa để lại, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn quan tâm đến việc thể chế hoá và hiện thực hoá các quyền tự do, dân chủ nhằm bảo đảm cho công dân có thể nêu những ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị đối với hoạt động của Bộ máy Nhà nước, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước, quyền và lợi ích của cá nhân và tổ chức. Xuất phát từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ, ngoài việc mưu cầu lợi ích cho nhân dân, Đảng ta không có mục đích nào hết. Đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta luôn coi giải quyết khiếu nại, tố cáo chính là một biện pháp quan trọng và thiết thực để củng cố mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Làm tốt công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo là một hình thức biểu hiện trực tiếp của mối quan hệ giữa nhân dân với Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc xây dựng, củng cố mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước bởi người nhận thấy ở đó sức mạnh to lớn bảo đảm cho sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Người nói: “Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng và nhờ đó mà Đảng thắng lợi”. Người đã nhiều lần chỉ ra ý nghĩa chính trị sâu sắc của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta là người hiểu rõ và biết cách gắn chặt mối quan hệ đó: Một là, đối với đảng viên, cán bộ, công chức các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Bác yêu cầu phải giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại của công dân. Người chỉ rõ: “...có những cán bộ, đảng viên vì việc này việc khác mà kêu, cán bộ thanh tra cũng phải xem xét hợp thời, chóng chừng nào hay chừng ấy. Đối với nhân dân việc kêu nài, có lúc không kêu nài đi nữa, cán bộ thanh tra cũng phải đi thăm dò ý kiến của nhân dân.” Đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện nguyên tắc này, khi bàn về công tác thanh tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Về công tác xét và giải quyết các khiếu nại, tố giác, nhiệm vụ của Ban Thanh tra là phải làm cho nghiêm chỉnh, kịp thời, làm sớm chừng nào hay chừng ấy. Đồng bào có oan ức mới khiếu nại, hoặc chưa hiểu rõ chính sách của Đảng và chính phủ mà khiếu nại. Ta phải giải quyết nhanh, tốt thì đồng bào thấy rõ Đảng và Chính phủ luôn quan tâm lo lắng đến quyền lợi của họ, do đó mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Chính phủ càng được củng cố hơn”. Không chỉ có giải quyết nhanh chóng kịp thời, Bác lưu ý các khiếu nại, tố cáo cần phải được giải quyết ngay từ nơi khiếu kiện. Người nói: “Các cô, các chú làm thế nào đừng để nhiều thư khiếu nại gửi đến Bác, vì các địa phương không giải quyết tốt cho nhân dân nên họ phải đưa đến Bác”. Hơn thế nữa, Hồ Chí Minh đề cao trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan Nhà nước, từ trung ương đến địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần nhắc nhở: “Làm người lãnh đạo, làm cán bộ, viên chức Nhà nước là làm đầy tớ của dân, là công bộc của dân. Do đó, trách nhiệm của họ là phải giải quyết những công việc mà nhân dân đề nghị, yêu cầu”. Hồ Chủ tịch khẳng định: “Muốn cho dân yêu, muốn cho được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải ra sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến dâu mặc lòng, những vấn đề quan hệ đến đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem đến”. Hai là, đối với nhân dân, Người cũng luôn mong muốn mọi người thực hiện quyền dân chủ của mình. Bác nhấn mạnh: “Nước ta là một nước dân chủ. Mọi công việc đều vì lợi ích của dân mà làm, Mặt trận, Công đoàn, Hội nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, vv...Những đoàn thể ấy là tổ chưc của dân, phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ. Khi ai có điều gì oan ức thì có thể do các đoàn thể tố cáo lên cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam. Đồng bào hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn coi khiếu nại, tố cáo là phương thức giám sát của nhân dân đối với Nhà nước và cán bộ, công chức Nhà nước. Bác chỉ rằng: “những người lãnh đạo chỉ trông thấy một mặt của công việc, của sự thay đổi của mọi người, trông từ trên xuống. Vì vậy sự trông thấy có hạn. Trái lại dân chúng trông thấy công việc, sự thay đổi của mọi người, một mặt khác: họ trông thấy từ dưới lên. Nên sự trông thấy cũng có hạn. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm của cả hai bên lại. Muốn như thế, người lãnh đạo ắt phải có mối quan hệ chặt chẽ giữa mình với các tầng lớp người, với dân chúng. Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng, đó là nền tảng lực lượng của Đảng, nhờ đó mà Đảng thắng lợi. Vì vậy, cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”. Người còn nhấn mạnh: “Kiểm soát có hai cách: một cách là trên xuống. Tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ của mình. Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng và cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát nhân viên”. Người căn dặn: “Cán bộ cấp trên phải luôn luôn đôn đốc và kiểm tra công việc cán bộ cấp dưới. Nhân dân thì giúp chính phủ và đoàn thể kiểm tra công việc và hành vi của các cán bộ”. Bác Hồ cho rằng mọi công việc của Đảng phải dựa vào dân, qua tai mắt của nhân dân, sự giám sát kiểm tra của nhân dân mà đánh giá sàng lọc, rèn luyện cán bộ, đảng viên. Người từng nói đồng bào, chiến sĩ có quyền đòi hỏi cán bộ phải làm tròn nhiệm vụ, có quyền phê bình và chỉ trích cán bộ không làm tròn nhiệm vụ. Bác Hồ chỉ rõ, thực hiện dân chủ và dựa vào lực lượng quần chúng sẽ làm cho việc chống tham ô, lãng phí, quan liêu nhất định thành công, vì nhân dân là người hiểu rõ cán bộ, đảng viên hơn ai hết và là người công bằng nhất. Qua quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh có thể thấy khiếu nại, tố cáo là một phương thức thể hiện quyền dân chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với bộ máy Nhà nước và viên chức Nhà nước. Do đó việc quan tâm làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là thể hiện bản chất dân chủ, là biện pháp củng cố mối quan hệ giữa dân với Đảng và Nhà nước.
Tài liệu liên quan