Quan điểm giáo dục hoàn thiện con người trong tư tưởng của Phan Bội Châu

Tóm tắt Phan Bội Châu (1867 - 1940) là một trong những nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị, là bài học bổ ích trong quá trình phát triển đất nước ta hiện nay. Một trong những tư tưởng quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Phan Bội Châu là tư tưởng về giáo dục. Trong quan điểm về giáo dục của mình, Phan Bội Châu không những chỉ rõ mục đích, đối tượng, nội dung giáo dục mà còn chỉ ra những phương pháp, nhằm mở mang trí thức, hoàn thiện nhân cách, nâng cao tinh thần và ý chí của người Việt Nam; để từ đó đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Đó là một trong những quan điểm thể hiện tầm nhìn có giá trị nhân văn rất sâu sắc của Phan Bội Châu.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm giáo dục hoàn thiện con người trong tư tưởng của Phan Bội Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 7 (32) - Thaùng 9/2015 81 Quan điểm giáo dục hoàn thiện con người trong tư tưởng của Phan Bội Châu Educational point of view for personality perfection in Phan Boi Chau’thought ThS. Trịnh Thị Kim Chi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM M.A. Trinh Thi Kim Chi University of Social Sciences and Humanities – National University Ho Chi Minh City Tóm tắt Phan Bội Châu (1867 - 1940) là một trong những nhà tư tưởng, nhà cách mạng, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo dục tiêu biểu của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông đã để lại nhiều tư tưởng có giá trị, là bài học bổ ích trong quá trình phát triển đất nước ta hiện nay. Một trong những tư tưởng quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Phan Bội Châu là tư tưởng về giáo dục. Trong quan điểm về giáo dục của mình, Phan Bội Châu không những chỉ rõ mục đích, đối tượng, nội dung giáo dục mà còn chỉ ra những phương pháp, nhằm mở mang trí thức, hoàn thiện nhân cách, nâng cao tinh thần và ý chí của người Việt Nam; để từ đó đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Đó là một trong những quan điểm thể hiện tầm nhìn có giá trị nhân văn rất sâu sắc của Phan Bội Châu. Từ khóa: Phan Bội Châu, quan điểm về giáo dục, giá trị nhân văn Abstract Phan Boi Chau (1867-1940) is one of the thinkers, revolutionaries, writers, poets, educators of Viet Nam at the end of the 19th century and the early 20th century. During his active life, he has left many valuable ideas, useful lessons for the process of developing our country today. One of the important thoughts in Phan Boi Chau’s ideological system is educational ideology. In his education’s view, Phan Boi Chau not only specifies the purpose, objective and the content of education but also points out the educational methods, in order to expand knowledge, improve personality, elevates the sense and will of the Vietnamese; from which to stand up to expel the French colonial government, struggle for the independence and freedom of the nation, building the country more wealthy. This is one of the views expresses the kindness of Phan Boi Chau, with deeply humanistic value. Keywords: Phan Boi Chau, educational view, deeply humanistic value 1. Đặt vấn đề Trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu của lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bằng sự kế thừa những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hoá Việt Nam, cũng như tiếp thu có chọn lọc tinh thần nhân văn trong văn hoá phương Đông và phương Tây, những giá trị nhân văn trong tư tưởng Phan Bội Châu đã hình thành và phát triển. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC HOÀN THIỆN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU 82 “Nhân văn”, nguyên nghĩa là cái đẹp của con người, hay rộng hơn là văn hoá con người. Chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm, đề cao giá trị và phẩm chất cao đẹp của con người. Cùng với những quan điểm đề cao vai trò, giá trị con người và lòng yêu thương, quý trọng con người, yêu quý giống nòi, đất nước; đặc biệt là lý tưởng giải phóng con người, quan điểm về việc giáo dục hoàn thiện con người của Phan Bội Châu cũng là một trong những nội dung thể hiện tinh thần và giá trị nhân văn sâu sắc. Nếu bỏ qua những hạn chế do sự chế định của điều kiện lịch sử, quan điểm giáo dục của Phan Bội Châu vẫn có ý nghĩa nhất định đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. 2. Nội dung cơ bản trong quan điểm giáo dục của Phan Bội Châu 2.1. Quan điểm của Phan Bội Châu về vai trò và mục đích của giáo dục Là một nhà văn hoá lớn và một nhà cách mạng nhiệt thành, với lòng yêu nước, thương dân thiết tha và lòng tự tôn dân tộc cao cả, Phan Bội Châu rất quan tâm đến việc giáo dục cho người dân Việt Nam. Hơn thế nữa, chính trong quá trình hoạt động thực tiễn vận động duy tân, cách mạng hết sức sôi nổi, Phan Bội Châu có nhiều điều kiện để quan sát, học hỏi, đúc kết kinh nghiệm về giáo dục của các nước; và cũng chính từ thực tiễn đó đã giúp ông nhận thức rất rõ vai trò và sự cần thiết của giáo dục đối với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và kiến thiết đất nước. Theo Phan Bội Châu, giáo dục không chỉ là cái khuôn đúc đào tạo, rèn luyện con người, để từ đó mở mang tri thức, phát triển tâm hồn và nhân cách con người Việt Nam, mà còn là cơ sở nâng cao tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc, góp phần phát triển hoàn thiện con người Việt Nam. Phan Bội Châu khẳng định, giáo dục là làm cho “dân trí sẽ mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt”(1) - một trong những cơ sở và phương thức để duy tân, cách mạng, đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng cho nhân dân và dân tộc Việt Nam, xây dựng, kiến thiết đất nước ta hùng cường, phồn vinh. Giáo dục, theo Phan Bội Châu còn là cái gốc để xây dựng nền chính trị - xã hội. Vì thế, trong tác phẩm Tân Việt Nam, Phan Bội Châu đã viết: “Việc giáo dục là cái khuôn đúc người. Quan lại, binh lính cũng từ đó mà ra. Giáo dục cũng là cái gốc để gây dựng nền chính trị. Thuế khoá, hình pháp, mọi sự đều do đó mà định”(2). Nhưng theo Phan Bội Châu, giáo dục trở thành nhiệm vụ hết sức cơ bản và cấp bách đối với nước ta, không chỉ vì vai trò to lớn của nó đối với việc hoàn thiện con người và sự phát triển đất nước, mà còn vì người dân nước ta vẫn còn chìm đắm trong ngu muội, tối tăm, khiến cho dân trí kém, dân khí yếu, cuộc sống nghèo hèn; người dân chỉ biết cam chịu, phục tùng, cung đốn cho bọn độc phu, dung nhân. Đó chính là điều kiện cho thực dân Pháp cai trị, áp bức nước ta, là nguyên nhân để bọn thống trị đè đầu cưỡi cổ, bóc lột dân ta. Phan Bội Châu viết: “Người nước ta ngày nay còn chìm đắm trong giấc ngủ miên man, còn rúc sâu vào trong cái ngu dại, cuồng si”(3). Ông đau xót, lo lắng cho đời sống cực khổ, trình độ thấp kém, tinh thần nhu nhược, ý thức lạc hậu, tầm nhìn thiển cận của người dân nước ta. Ngoài cuộc sống ăn uống, trai gái tầm thường, người dân không hề biết đến dân quyền, quốc mệnh và sự nghiệp; ngoài đời sống chật hẹp, quẩn quanh với cửa nhà, làng xóm của mình, người dân cũng không hề biết đến một thế giới nào khác hơn. Phan Bội Châu viết: “dân ta ngu ngốc dại khờ, không biết giành dân quốc, giữ quốc mệnh. Chỉ ngày đêm lo hết lòng hết sức đem máu mỡ của mình cung đốn cho bọn độc phu, dung nhân uống nuốt! Than ôi! TRỊNH THỊ KIM CHI 83 Thật đáng thương thay!”(4); và “ngoài cửa nhà làng xóm của mình, dân nước ta không biết còn có cái thế giới nào nữa; ngoài ăn uống gái trai, không biết còn có cái sự nghiệp gì nữa. Thật là cực kỳ ngu dại”(5). Không những thế, từ khi xâm lược và cai trị nước ta, với chiêu bài “khai hoá”, thực dân Pháp đã dùng chính sách ngu dân hiểm độc, không chú ý đến phát triển giáo dục; một mặt, chúng vẫn chủ trương duy trì một nền giáo dục hủ lậu; và mặt khác, hơn thế, sau đó chúng lại chú tâm xây dựng một nền giáo dục nô lệ, khiến cho dân ta chỉ biết ngoan ngoãn phục tùng, để chúng dễ bề cai trị. Trong tác phẩm Thiên hồ! Đế hồ! Phan Bội Châu đã vạch rõ dã tâm ấy của thực dân Pháp, rằng: “Từ sau khi mất nước, cố nhiên người Pháp chẳng những không đem lại cho người Việt Nam một nền giáo dục tốt đẹp, mà họ ngày càng cưỡng bức người Việt Nam theo nền giáo dục nô lệ, trâu ngựa. Khi mới chiếm Việt Nam, người Pháp rất khuyến khích cái học từ chương, khoa cử, như văn bát cổ, thơ phú, huấn hỗ, từ chương”(6). Còn với nền giáo dục mới, mà sau này thực dân Pháp đem ra thi hành ở nước ta, Phan Bội Châu cho rằng đó chỉ là nền giáo dục có tính nô dịch, “chỉ làm cho người Việt Nam trở thành những con trâu, con ngựa cực kỳ ngoan ngoãn, những tên nô lệ mắt mù, tai điếc, chân tay tê liệt mà thôi. Đáng thương biết chừng nào!”(7). Vì thế, nhiệm vụ phát triển giáo dục để mở mang tri thức, phát triển nhân cách, nâng cao giá trị và ý thức của người dân Việt Nam, theo Phan Bội Châu, càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết. Đó cũng chính là điều Phan Bội Châu ngày đêm trăn trở, tâm niệm. Trong bài Vấn đề giáo dục ở nước ta, Phan Bội Châu đã khẳng định: “Vấn đề thuộc về giáo dục là một việc cần thiết của nước ta lúc bấy giờ”(8). Phan Bội Châu đã giành rất nhiều tâm huyết nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về giáo dục, qua các bài viết và các tác phẩm của ông, như Tân Việt Nam, Hải ngoại huyết thư, Vấn đề giáo dục - công dụng và giá trị của văn chương, Nam quốc dân tu tri, Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa bệnh nghèo, Thiên hồ, Đế hồ! Ông đã phân tích, giải nghĩa làm rõ quan niệm về giáo dục; ông cũng đã trình bày khá hệ thống về phương châm, nội dung giáo dục; và ông cũng đã chỉ rõ mục đích, ý nghĩa cao cả nhất của giáo dục, trong đó theo ông, giáo dục là để nâng cao trí tuệ, tâm hồn và ý thức của con người Việt Nam; từ đó người Việt Nam mới có đủ trình độ, bản lĩnh đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại quyền tự do, độc lập cho chính mình và cho dân tộc. Giáo dục không chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối với việc nâng cao giá trị làm người của mỗi người, mà rộng lớn hơn, nó còn có ý nghĩa to lớn đối với vận mệnh và sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Giáo dục sẽ góp phần làm cho mọi người biết hy sinh lợi ích riêng tư cho lợi ích chung, làm cho đất nước giàu mạnh. Phan Bội Châu viết: “Có chú trọng giáo dục thì mới bỏ được việc riêng tư mà theo công lợi, mà làm cho nước nhà giàu mạnh tiến tới”(9). 2.2. Quan điểm của Phan Bội Châu về khái niệm giáo dục và đối tượng giáo dục Trong quan điểm giáo dục hoàn thiện con người, Phan Bội Châu đã phân tích và lý giải khá sâu sắc ý nghĩa của khái niệm giáo dục. Trong bài Vấn đề giáo dục - công dụng và giá trị của văn chương, ông viết: “hai chữ giáo dục nguyên ở Hán văn mà bây giờ đã thành ra tiếng Quốc ngữ, giáo nghĩa là dạy, dục nghĩa là nuôi”(10), “vô luận Âu hay Á, Đông hay Tây, giống da trắng hay da vàng, nhất thiết phải lo sự sống, mà sở dĩ bảo tồn được sự sống, tất cần phải có nuôi. Sự nuôi tất phải có hai phương pháp, một là nuôi xác thịt, hai là nuôi tinh thần, tinh thần có được khôn QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC HOÀN THIỆN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU 84 thiêng, thì xác thịt mới là hữu dụng, mà lại xác thịt có được mạnh giỏi, thì tinh thần mới có chỗ dựa vào. Vì vậy mà giáo dục không thể một này nào thiếu được”(11). Phan Bội Châu cho rằng giáo dục là công việc chung của chính phủ và toàn xã hội. Đó là việc cần thiết cho mọi người, bởi “chúng ta học cốt là để học làm người”(12), không phân biệt lớn hay nhỏ, trai hay gái, giàu hay nghèo, sang hay hèn. Phan Bội Châu đã viết: “Mọi việc mà dân ta cần học đều mời thầy, mở trường để cho người nước ta bất kỳ giàu nghèo, sang hèn, trai gái, hễ từ năm tuổi trở lên, thì vào học ở trường ấu trĩ viện để chịu sự giáo dục của bậc ấu trĩ; tám tuổi trở lên, thì vào trường tiểu học để chịu sự giáo dục của bậc tiểu học; mười bốn tuổi trở lên thì vào học ở trường trung học để chịu sự giáo dục của bâc trung học; đến mười tám tuổi, tài chất đã khá, thì vào trường cao đẳng để chịu sự giáo dục của trường cao đẳng chuyên nghiệp”(13). Ngoài ra, ông còn chủ trương “đặt Viện từ thiện cảm hoá để giáo hoá người bị tội phải giam cầm; lập trường dạy người mù, người câm, người điếc, người tàn tật đáng thương; lập nhà nuôi trẻ mồ côi, nhà nuôi người già yếu, nhà hộ sinh cho bà đẻ. Trường học của trẻ nghèo khó, mồ côi phải do các thầy giáo có tài học, có lòng thương người dạy bảo, chăm sóc khiến cho dân ta được hưởng thái bình hạnh phúc”(14). Đặc biệt, Phan Bội Châu rất quan tâm đến việc giáo dục binh lính và phụ nữ. Bởi vì, binh lính là những người phải đem cả tính mạng của mình để giữ gìn đất nước, bảo vệ, giúp đỡ mọi người dân trong xã hội. Còn phụ nữ là những người có trách nhiệm to lớn trong xã hội, với thiên chức làm mẹ, làm vợ, nuôi dạy con cái, giúp đỡ chồng con và là người có ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ, tình cảm và nhân cách của con trẻ ngay từ nhỏ. Phan Bội Châu viết: “Người lính có nhiệm vụ giúp người ruộng, người đi buôn, mở đất dời dân, làm cho thế nước thêm mạnh, quyền dân thêm lớn. Nếu không có giáo dục chu đáo thì làm sao người lính dám bỏ mình vì nước, vì thương yêu đồng bào, gây dựng cơ nghiệp, nước nhà ngày một thịnh”(15). “Phụ nữ là người có trách nhiệm làm mẹ tốt, làm vợ hiền, biết việc văn thơ, hay nghề buôn bán, khéo đường dạy dỗ con em, giúp đỡ quân lính. Mẹ tốt thì sinh được con ngoan, vợ hiền thì được chồng giỏi”(16). Hơn thế, Phan Bội Châu còn khẳng định, nếu trong nước “không có phụ nữ yêu nước, thì nước ấy sẽ làm đầy tớ cho người mà thôi. Nước mà được duy tân thì việc giáo dục nữ giới là quan trọng lắm. Sách để dạy cho chị em phụ nữ phải chọn những sách hay sách tốt. Trường học để dạy cho chị em phụ nữ phải chọn những thầy giáo tốt và giỏi hơn Làm thế nào để phụ nữ trong nước, người nào cũng muốn làm bà mẹ tốt, cũng muốn làm người vợ hiền, cũng muốn làm người phụ nữ tài giỏi”(17). 2.3. Quan điểm của Phan Bội Châu về nội dung, phương châm và cách thức giáo dục Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đó là vấn đề giải phóng con người, giải phóng dân tộc, Phan Bội Châu rất chú trọng đến nội dung giáo dục. Ông cho rằng nội dung giáo dục phải toàn diện; phải giáo dục cả trí dục, đức dục và thể dục; giáo dục cả tri thức khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội; giáo dục các phẩm chất đạo đức, từ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, kính đễ, cần, kiệm, trung thực, thành tín, liêm sỉ đến công, dung, ngôn, hạnh. Đặc biệt, với quan điểm hết sức tiến bộ, Phan Bội Châu chủ trương cần phải giáo dục những tri thức mới về khoa học, về kinh tế, quân sự, luật học, thông tin, về công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, lâm TRỊNH THỊ KIM CHI 85 nghiệp, y học và các vấn đề mới về tư tưởng, chính trị - xã hội, như tư tưởng về dân chủ, dân quyền, quốc quyền, độc lập, tự cường, tự do, bình đẳng. Khái quát lại, đó là giáo dục cho người Việt Nam hiểu biết về đạo làm người, như: đạo làm con, đạo làm cha, đạo làm mẹ; là giáo dục nghĩa vụ làm người, như: nghĩa vụ đối với mình, nghĩa vụ đối với gia đình, nghĩa vụ đối với xã hội, nghĩa vụ đối với quốc gia, dân tộc Trong đó, cần chú ý giáo dục lòng yêu nước, ý thức dân tộc và giáo dục những điều có ích cho dân cho nước. Phan Bội Châu viết: “trên triều đình, dưới xã hội đều hết lòng chăm nom về việc giáo dục, đức dục, thể dục, không sót sự gì. Học Trung Quốc, học Nhật Bản, học châu Âu, học đủ các điều. Các ấu trĩ viện, dục anh viện, các trường tiểu học, trung học, đại học khắp thành thị thôn quê chỗ nào cũng có Cách thức mở trường, sắp xếp việc học, việc dạy và bổ nhiệm những người học đã thành tài, đều bắt chước cái hay cái tốt của các nước như Nhật Bản và châu Âu. Học triết học, văn học, sử học, chính trị, kinh tế, quân sự, luật pháp Học công nghiệp, thương nghiệp, nông nghiệp, nữ công, y thuật, lâm nghiệp Lại trước khi vào trường tiểu học, thì mọi người đã biết chữ Quốc ngữ, đã xem được báo chí, đọc biết tin tức mới lạ; đọc được các bài luận bàn. Dân trí được mở mang từ đó. Khi đã vào trường tiểu học rồi, thì hết lòng học hành mới gây lên tư cách dân nước được. Hơn nữa, sách học tiểu học, trung học, đại học thời có Bộ Giáo dục biên soạn có châm chước với lời nghị bàn, xét duyệt chung trong nghị viện. Tất cả mọi nội dung của sách chỉ nhằm mở mang lòng dân yêu nước và lòng tin yêu lẫn nhau, khai dân trí, giúp dân quyền, khiến cho ai ai cũng tiến bộ ngày ngàn dặm.”(18). Với tâm nguyện suốt đời chăm lo giáo dục cho người dân nước ta, Phan Bội Châu cũng đã đưa ra một phương châm giáo dục cho nền giáo dục nước nhà, rằng: “nên chia ra làm ba thời kỳ. Kẻ còn bé từ sáu tuổi sắp lên đến mười, sáu tuổi là thời kỳ thứ nhất, chỉ nên cho học bằng cách giáo dục cũ, luyện tập cho nó lấy luân lý đạo đức xưa, mà công khoá ở trong thời giờ học, chuyên chú trọng về Quốc ngữ và Hán văn, và cho nó biết được nhiều phổ thông thường thức, ví như nuôi đứa bé con thì cứ cho nó uống sữa mẹ, đó là thời kỳ đầu hết đó vậy. Còn lên nữa là thời kỳ thứ hai, quốc dân từ mười sáu tuổi sắp lên cho đến hai mươi bốn, hai mươi lăm tuổi thì dùng bằng cách giáo dục mới, chuyên dạy cho nó bằng Tây văn, mà cũng pha vào ít Hán văn, nhưng chú trọng thứ nhất là khoa học trí thức, cốt đào tạo cho thành một nhân tài hữu dụng, sẽ để đón người lấy trào lưu hiện tại và tương lai, đó là thời kỳ thứ hai vậy. Lại tiến lên một thời kỳ nữa tức là thời kỳ thứ ba Đó là giáo dục bằng một cách Âu Á hỗn hợp, tân cựu điều hoà”(19). 3. Kết luận Có thể nói, quan điểm về giáo dục và sự quan tâm giáo dục hoàn thiện cho con người Việt Nam trong tư tưởng của Phan Bội Châu là một trong những quan điểm thể hiện tâm huyết của ông, mang giá trị nhân văn sâu sắc. Giáo dục, theo Phan Bội Châu không chỉ là cái khuôn đúc nhằm đào tạo, rèn luyện, mở mang trí tuệ, phát triển tâm hồn, nhân cách và giá trị của người Việt Nam, mà còn nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc của người Việt Nam, hoàn thiện con người Việt Nam; để từ đó nhân dân ta có đủ tài năng và bản lĩnh đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Những quan điểm đó của Phan Bội Châu vẫn là bài học bổ ích đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo ở Việt Nam hiện nay. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC HOÀN THIỆN CON NGƯỜI TRONG TƯ TƯỞNG CỦA PHAN BỘI CHÂU 86 Chú thích: (1) Phan Bội Châu: Toàn tập, t. 2, Nxb Thuận Hoá, Huế, 2001, tr. 179. (2) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.184. (3) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.121. (4) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.179. (5) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.122. (6) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.5, sđd, tr.280. (7) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.5, sđd, tr.281. (8) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.7, sđd, tr.213. (9) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.185. (10) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.7, sđd 001, tr.213. (11) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.7, sđd, tr.213. (12) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.9, sđd, tr.259. (13) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.184. (14) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.189. (15) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.185. (16) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.185. (17) Phan Bội Châu: Toàn tập, t. 2, sđd, tr.185 - 186. (18) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.2, sđd, tr.184-185. (19) Phan Bội Châu: Toàn tập, t.7, sđd, tr.215. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Bội Châu (2001), Toàn tập (10 tập), Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám (3 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,. 3. Chương Thâu (2012), Phan Bội Châu nhà yêu nước, nhà văn hóa lớn, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 4. Chương Thâu (2005), Văn thơ Phan Bội Châu, Nxb Nghệ An. 5. Shiraishi (2000), (Nguyễn Như Diệm dịch), Phong trào dân tộc Việt Nam và quan hệ của nó với Nhật Bản và châu Á: Tư tưởng của Phan Bội Châu về cách mạng thế giới, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Nguyễn Q.Thắng (1991), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Ngày nhận bài: 28/5/2015 Biên tập xong: 15/9/2015 Duyệt đăng: 20/9/2015
Tài liệu liên quan