Tóm tắt
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt những giá trị tinh túy trong học thuyết Nho
giáo, trong đó Người đặc biệt chú trọng đến chữ “trung”. Theo Người, “trung” là “trung với nước”, là trung
thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này có ý nghĩa giáo dục sâu
sắc, góp phần tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa đủ đức, đủ tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Đà Nẵng là những người năng động,
luôn phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có thái độ
chưa tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện, có biểu hiện xem nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Bài viết đã chỉ ra quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa
và vận dụng sáng tạo chữ “trung” trong quan điểm của Nho giáo vào Việt Nam; qua đó, góp phần nhận thức
đầy đủ hơn về sự thể hiện của chữ “trung” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết đã nghiên cứu thực trạng và
đề xuất một số giải pháp vận dụng chữ “trung” trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng
nghề ở Đà Nẵng hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm hồ chí minh về chữ “trung” và sự vận dụng quan điểm đó trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Đà Nẵng hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
122
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ CHỮ “TRUNG” VÀ
SỰ VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ TRONG GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY
HO CHI MINH’S VIEW OF THE WORD “TRUNG” AND ITS
APPLICATION IN MORAL EDUCATION FOR STUDENTS
OF VOCATIONAL TRAINING COLLEGES
IN DA NANG TODAY
Lê Đức Thọ1, Phạm Xuân Đức2
Email: ductholevtc007@gmail.com
1Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
2Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 06/9/2017
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 21/12/2017
Ngày chấp nhận đăng: 28/3/2018
Tóm tắt
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt những giá trị tinh túy trong học thuyết Nho
giáo, trong đó Người đặc biệt chú trọng đến chữ “trung”. Theo Người, “trung” là “trung với nước”, là trung
thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quan điểm này có ý nghĩa giáo dục sâu
sắc, góp phần tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa đủ đức, đủ tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Sinh viên các trường cao đẳng nghề ở Đà Nẵng là những người năng động,
luôn phấn đấu trong học tập và rèn luyện. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên có thái độ
chưa tích cực trong quá trình học tập và rèn luyện, có biểu hiện xem nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống
của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Bài viết đã chỉ ra quá trình Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa
và vận dụng sáng tạo chữ “trung” trong quan điểm của Nho giáo vào Việt Nam; qua đó, góp phần nhận thức
đầy đủ hơn về sự thể hiện của chữ “trung” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết đã nghiên cứu thực trạng và
đề xuất một số giải pháp vận dụng chữ “trung” trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng
nghề ở Đà Nẵng hiện nay.
Từ khóa: Chữ “trung”; trung với nước; Hồ Chí Minh; giáo dục đạo đức.
Abstract
President Ho Chi Minh applied creatively and flexibly the quintessential values of Confucian doctrine, in
which he paid special attention to the word “trung”. According to him, “trung” is “trung voi nuoc”, to be loyal to
the interests of the nation and the people, to the revolutionary struggle of the Party, to the cause of building
and firmly defending the socialist fatherland of Vietnam. This view has meaningful education, contributing to
the creation of virtuous and virtuous socialists in service of the cause of industrialization and modernization of
the country. Students in vocational training colleges in Da Nang are dynamic, always striving in learning and
training. However, there is still a small part students have not positive attitude in the process of learning and
training, it has a slight expression of the traditional cultural values of the nation, followed by unhealthy tastes.
The article shows the Ho Chi Minh process of acquiring, inheriting, and manipulating the word “trung” in the
perspective of Confucianism into Vietnam; thereby contributing to a better understanding of the expression
of “trung” in Ho Chi Minh thought. The article has studied the situation and proposed some solutions using
the word “middle” in moral education for students of vocational colleges in Da Nang today.
Keywords: The word “trung”; loyal with nation; Ho Chi Minh; moral education.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc
xây dựng nền đạo đức mới - đạo đức cách mạng.
Người coi đó là gốc rễ của mọi công việc, là nền tảng
thắng lợi của sự nghiệp cách mạng, bảo đảm cho
sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc. Trong
những phẩm chất đạo đức cơ bản cần phải có thì
chữ “trung” được xem là cốt lõi. “Trung” trong quan
điểm của Người không chỉ có ý nghĩa trong lịch
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 123
sử mà nó vẫn còn nguyên ý nghĩa trong giai đoạn
hiện nay, nhất là trong bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường và tác động của quá trình toàn cầu hóa đã
tác động và làm biến đổi các giá trị đạo đức của con
người, nhất là sinh viên. Vì vậy, giáo dục đạo đức
cho sinh viên theo quan điểm về chữ “trung” của Hồ
Chí Minh là việc làm giúp sinh viên nhận thức được
ý nghĩa của chữ “trung” và có thể vận dụng vào các
hoạt động học tập và rèn luyện của bản thân.
2. NỘI DUNG
2.1. Quan điểm Hồ Chí Minh về chữ “trung”
2.1.1. Cơ sở lý luận của Hồ Chí Minh về chữ “trung”
Một là, truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức nói chung, về
chữ “trung” nói riêng bắt nguồn từ yêu cầu giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con
người. Điều đó chứng tỏ, Hồ Chí Minh không chỉ là
một lãnh tụ cách mạng, mà còn là một nhà tư tưởng
rất quan tâm đến vấn đề đạo đức và có rất nhiều
cống hiến về đạo đức cách mạng. Không những thế,
bản thân Người còn là một tấm gương rất mẫu mực
về đạo đức cách mạng, cho nên tư tưởng đó của
Người thực sự là một khoa học. Bởi, tư tưởng đó
của Người, trước hết là sự kế thừa, tiếp thu có chọn
lọc những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc
và được Người nâng lên một tầm cao mới, phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh mới.
Đó là truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương”,
quan tâm giúp đỡ lẫn nhau “thương người như
thể thương thân”, “sống trọng tình, trọng nghĩa”
Truyền thống tốt đẹp đó được hun đúc từ thực tiễn
của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của
dân tộc. Sinh ra trong gia đình nhà nho yêu nước,
tư tưởng đạo đức của quê hương (nết đất) và của
gia đình (nết nhà) đã có ảnh hưởng sâu sắc đến tư
tưởng và nhận thức của Người. Tính cách xứ Nghệ
với những đặc điểm: lý tưởng trong tâm hồn, kiên
trung trong bản chất, khắc khổ trong sinh hoạt, cứng
cỏi trong giao lưu đều là những tính cách có ý
nghĩa đạo đức.
Hai là, tư tưởng Nho giáo về chữ “trung”
Nho giáo là một học thuyết chính trị được Khổng Tử
khởi xướng, sau này được các học trò của ông bổ
sung, phát triển với quan điểm lấy đạo đức là điểm
mấu chốt để cải hóa xã hội, đem đến cho con người
cuộc sống thái bình, thịnh trị.
“Trung” là khái niệm chính trị - đạo đức, xuất hiện
trong các tác phẩm kinh điển của Nho giáo và
thường được dùng để chỉ hành động hết lòng với
vua, mà theo đó, khái niệm “trung quân” - trung với
vua xuất hiện. Khi quyền lợi của ông vua ấy thống
nhất với quyền lợi của dân tộc thì “trung” đó cũng
đồng thời là trung với nước.
Chữ “trung” trong quan niệm đạo đức của Nho giáo,
để chỉ mối quan hệ giữa thần dân với thiên tử (vua)
- “vua” là bậc tối cao nhất trong xã hội, có quyền đặt
ra mọi phép tắc, luật lệ trong xã hội, buộc con người
phải tuân theo. “Ý vua” là mệnh Trời (thiên mệnh),
mọi thần dân trong thiên hạ đều phải phục tùng tuyệt
đối, vua bảo chết thần dân không thể không chết -
quân xử thần tử thần bất tử bất trung. Cho nên chữ
“trung” trở thành “cuồng si”, “ngu tín”. Mà vua trong
chế độ phong kiến, là người đứng đầu và duy nhất
cho một quốc gia, dân tộc. Chữ “trung” đó thực chất
là sự phản ánh quy luật phân biệt đẳng cấp trong
chế độ phong kiến một cách mù quáng, nhằm bảo
vệ địa vị và lợi ích “độc tôn” cho một bộ phận thuộc
về tầng lớp cai trị, bóc lột trong xã hội, mà đứng đầu
là vua.
Trong mối quan hệ quân - thần, Khổng Tử đã nhận
thấy ở đó mỗi bên đều phải có trách nhiệm với nhau,
đều phải có cách đối xử cần thiết, và cách đối xử
của bên này là điều kiện để bên kia có cách đối xử
tương ứng. Khổng Tử nói: “Quân sử thần dĩ lễ, thần
sự quân dĩ trung” - Nhà vua sai khiến bề tôi thì bề tôi
dùng lễ, bề tôi phụng sự nhà vua thì giữ đạo trung.
Xuất phát từ thực tiễn Trung Quốc, Khổng Tử cho
rằng nguyên nhân dẫn đến loạn lạc trong thời Xuân
Thu là do vua không ra vua, bề tôi không ra bề tôi
và do vậy đưa đến tình trạng giành địa vị của nhau,
vương hầu lấn át quyền “thiên tử”. Khổng Tử không
chủ trương “ngu trung”, không bắt buộc bề tôi phải
phục tùng bề trên một cách vô điều kiện như quan
niệm về chữ “trung” của các nhà Nho sau này. Mạnh
Tử và Tuân Tử cũng đều cho rằng, trung không phải
là tuyệt đối, khi vua không ra vua thì thần dân không
nhất thiết phải trung.
Đến chế độ phong kiến trung ương tập quyền thì
nội dung của “trung” đã có khác. Khi đó, nhà vua và
triều thần đều cần người bề tôi tuyệt đối phục tùng
vua, trung thành với vua vô điều kiện. Trong lịch
sử xã hội phong kiến phương Đông đã có biết bao
người chết cho sự nghiệp của một ông vua. Việc
làm đó do tư tưởng trên chi phối, đồng thời nó cũng
làm cho tư tưởng trên mang ý nghĩa hiện thực và
được củng cố.
2.1.2. Chữ “trung” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đặt chữ “trung” trong một quan niệm
tích cực, tiến bộ; “trung” không chỉ là sự hy sinh cho
đến chết, mà quan trọng hơn là phải đạt cho được
kết quả, phải nhất định thành công. Cho nên “trung”
là “trung với nước”. Đây được coi là cuộc cách mạng
trong quan niệm về đạo đức. Người gạt bỏ các cốt
lõi nhất trong quan niệm của Nho giáo là trung thành
tuyệt đối với chế độ phong kiến mà vua là đại diện.
Người không chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối
của nhân dân bị áp bức với kẻ áp bức mình.
Theo Người, “trung” là “trung với nước”, là trung thành
124
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu
tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa ... Nước ở đây với ý nghĩa “Dân là con nước,
nước là mẹ chung” [3, tr. 486], là nước của dân, của
toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và chính mỗi
người dân là những “chủ nhân ông” của đất nước. Mối
quan hệ nước - dân, dân - nước mang ý nghĩa nhân
văn sâu sắc, hòa quyện với nhau trong một thể thống
nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi công dân
với cộng đồng, quốc gia, dân tộc.
Nội dung chủ yếu của chuẩn mực đạo đức “trung
với nước” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu
hiện cụ thể là:
Thứ nhất, yêu nước gắn liền với yêu chủ nghĩa xã
hội. Người đã gắn kết chủ nghĩa yêu nước truyền
thống với chủ nghĩa xã hội tạo thành một giá trị mới
làm chuyển hóa nội hàm của khái niệm trung với vua,
nước của vua sang quan điểm yêu nước mới.
Thứ hai, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của
nhân dân lên trên hết, bởi Đảng là người lãnh đạo,
dẫn dắt thực hiện lợi ích của dân tộc, của dân, của
nước. Người khẳng định “Đặt lợi ích của Đảng và
của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích
riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ
nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình,
gương mẫu trong mọi việc” [5, tr. 285].
Thứ ba, quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu
chung của cách mạng. Mục tiêu của cách mạng Việt
Nam là làm cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người căn
dặn: “Người cộng sản chúng ta không được phút
nào quên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm
cách mạng, phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc
lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản
thắng lợi hoàn toàn trên Tổ quốc ta và trên thế giới”
[4, tr. 61-52].
Thứ tư, trung với nước biểu hiện trong đời sống thực
tiễn hàng ngày, là việc thực hiện tốt chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước, có trách nhiệm
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
“Trung với nước” là thể hiện mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng, với xã hội, thể hiện trách nhiệm
của mỗi người với sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước, đó cũng là sự thể hiện lòng trung thành
của cộng đồng với mục tiêu, phương hướng phát
triển của đất nước là đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn
đấu hết sức mình cho sự nghiệp giải phóng và phồn
vinh của đất nước. Với nghĩa đó, “trung với nước”
trở thành bổn phận chung của mọi công dân, không
phân biệt bất kỳ ai, nó khác về chất so với chế độ
phong kiến trước đây.
Chữ “trung” trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
được thể hiện trong mọi công việc cách mạng của
Ðảng, trong từng suy nghĩ, việc làm cụ thể của mỗi
cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. Dù mục tiêu,
nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng khác nhau,
nhưng yêu cầu về trung, hiếu luôn nhất quán và là
tiêu chí chung cho cán bộ, đảng viên, các tầng lớp
nhân dân học tập và rèn luyện. Ðó là lòng yêu nước
thương nòi, tự hào với truyền thống vẻ vang của
dân tộc; là bổn phận và trách nhiệm của mỗi người
dân với cộng đồng, với sự nghiệp của Ðảng và dân
tộc, với sự hưng vong của đất nước; là ý chí và nghị
lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử thách, sẵn
sàng hy sinh vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách
mạng. Vì vậy, trong suốt quá trình xây dựng Ðảng,
lãnh đạo cách mạng, Bác thường xuyên quan tâm
tới việc nâng cao tinh thần “trung” ở mỗi người dân
Việt Nam yêu nước nói chung, cán bộ, đảng viên
nói riêng và đòi hỏi họ phải luôn ghi sâu trong lòng.
Như vậy, “trung” trong quan điểm của Nho giáo và
“trung” trong quan điểm Hồ Chí Minh là một sự đảo
lộn về quan niệm đạo đức truyền thống. Hồ Chí Minh
đã “lật ngược” học thuyết Nho giáo như Mác đã làm
với học thuyết Hêghen. “Trung với nước” không chỉ là
ý tưởng cao đẹp, một chuẩn mực trong tu dưỡng, rèn
luyện của các tầng lớp nhân dân Việt Nam hiện nay,
mà nó được đúc rút từ chính cuộc đời hoạt động cách
mạng đầy gian khổ, khó khăn và thử thách của Người.
2.2. Thực trạng và giải pháp vận dụng quan điểm
Hồ Chí Minh về chữ “trung” vào thực tiễn giáo
dục đạo đức cho sinh viên các trường cao đẳng
nghề ở Đà Nẵng hiện nay
2.2.1. Thực trạng đạo đức sinh viên các trường
cao đẳng nghề ở Đà Nẵng hiện nay
Đào tạo nghề là một trong những giải pháp có ý
nghĩa quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế,
đồng thời giúp người lao động có cơ hội tìm việc
làm, phát triển kinh tế, tăng thu nhập và nâng cao
chất lượng cuộc sống.
Đà Nẵng hiện có khoảng 6 trường cao đẳng nghề,
với hơn 10.000 sinh viên theo học ở các trình độ đào
tạo. Sinh viên các trường cao đẳng nghề có trình độ
xét tuyển đầu vào thấp hơn so với các trường cao
đẳng khác, không phải qua thi tuyển mà chỉ cần xét
học bạ là có thể theo học, học sinh rất ít người theo
học trường nghề, vì theo họ vào trường nghề là con
đường lựa chọn cuối cùng khi không vào được các
trường đại học, cao đẳng khác.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục lòng
yêu nước, giáo dục nhân cách cho sinh viên đã
được các trường cao đẳng nghề rất quan tâm. Nhờ
vậy, đa số sinh viên các trường cao đẳng nghề ở
Đà Nẵng hiện nay là những người năng động, sống
có mục đích, có lý tưởng, hoài bão. Luôn tự phấn
đấu rèn luyện bản thân, biết tự hoàn thiện kiến thức
chuyên môn nghề nghiệp, tích cực tham gia các
hoạt động xã hội trong nhà trường và ở địa phương.
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018 125
Họ là những người giàu lòng yêu nước, gắn bó thiết
tha, trung thành với Đảng, với nhân dân, với chế
độ xã hội chủ nghĩa, mong muốn được cống hiến
cho đất nước. Khảo sát 90 sinh viên năm thứ 2 lớp
May - Thiết kế thời trang và Công nghệ ô tô khóa
2016 - 2019 đang học tập tại Trường Cao đẳng
Nghề Đà Nẵng năm học 2017 - 2018 về nội dung
“Bạn có tự hào khi là người Việt Nam không?”, trong
số 90 sinh viên tham gia khảo sát có 42,3% rất tự
hào khi là người Việt Nam; 28,8% khá tự hào khi
là người Việt Nam và 18,9% chưa tự hào lắm. Kết
quả cho thấy, nhận thức của sinh viên về các giá trị
truyền thống dân tộc, về lòng yêu nước, trung thành
với sự nghiệp cách mạng của dân tộc có chuyển
biến tích cực. Sinh viên rất tự hào khi là người Việt
Nam, trái lại vẫn còn một bộ phận sinh viên chưa ý
thức được lòng tự hào khi là người Việt Nam.
Hình 1. Thái độ của sinh viên khi được hỏi: “Bạn có
tự hào khi là người Việt Nam không”?
Khi được hỏi về “ý thức bảo vệ Tổ quốc”, có 90 sinh
viên năm thứ 2 lớp May - Thiết kế thời trang và Công
nghệ ô tô khóa 2016 - 2019 tham gia trả lời khảo sát,
kết quả cho thấy:
Hình 2. Thái độ của sinh viên khi được hỏi về
“Ý thức bảo vệ Tổ quốc”
Đa số sinh viên có thái độ tích cực: 94,4% sinh viên
sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, vẫn
còn 5,6% sinh viên có thái độ chưa rõ ràng, thể hiện
thái độ chưa tích cực đối với vấn đề này.
Có thể thấy, sinh viên có ý thức cao đối với công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đấy là kết quả
tích cực của công tác giáo dục đạo đức cho sinh
viên hiện nay.
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa đã góp phần tích
cực trong việc tăng trưởng kinh tế và khả năng giúp
các nước kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo
đói. Tuy nhiên, trước cơn lốc của toàn cầu hóa, của
giao lưu, hội nhập cũng có những tác động ngược
chiều đến sự phát triển của mỗi nước, tác động đến
truyền thống đạo đức, văn hóa, đời sống tinh thần
của con người Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ nói
riêng. Cùng với đó, Việt Nam đang chuyển đổi nền
kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang kinh tế thị
trường, dưới tác động hai mặt của kinh tế thị trường
đã làm thay đổi chuẩn mực đạo đức và hành vi của
một bộ phận không nhỏ cá nhân, biểu hiện của nó là
sự xuống cấp về mặt đạo đức, lối sống buông thả,
ăn chơi, đua đòi, không có trách nhiệm đối với gia
đình và xã hội, sống ít ước mơ, hoài bão,...
Bên cạnh đó, tư tưởng coi trọng bằng cấp, học
đại học hơn học nghề đã khiến cho phần lớn học
sinh và phụ huynh chưa thấy được tầm quan trọng
của học nghề dẫn đến chủ quan với việc học và ý
thức học tập không tốt. Đây chính là khó khăn cho
các trường cao đẳng nghề trong việc xếp loại chất
lượng học sinh đầu vào.
Ngoài ra, sự hiểu biết, cá tính, yếu tố tài chính, quỹ
thời gian của học sinh cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến chất lượng đào tạo nghề. Dưới tác động tiêu
cực của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện một bộ
phận sinh viên có lối sống lệch lạc, thiếu lý tưởng và
ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng,
đua đòi, lãng phí, cá biệt có một số sinh viên sa vào
tệ nạn xã hội, tội phạm.
Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt động cơ
bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích
nhân tố và phân tích phân loại đã cho thấy ba kiểu
sống cơ bản của sinh viên các trường cao đẳng
nghề ở Đà Nẵng hiện nay (110 sinh viên năm thứ
2 khóa 2016 - 2019 được lựa chọn khảo sát ngẫu
nhiên, đang theo học chuyên ngành Công nghệ
ô tô tại hai trường: Cao đẳng Nghề Đà Nẵng và Cao
đẳng Nghề số 5 Bộ Quốc phòng) như sau:
Hình 3. Thực trạng lối sống của sinh viên các
trường cao đẳng nghề ở Đà Nẵng hiện nay
Chúng ta có thể thấy, lối sống của sinh viên hiện
nay đa số có dấu hiệu tích cực như tham gia các
hoạt động xã hội của nhà trường (41,3%), đoàn
thể Tuy nhiên, lối sống thích hưởng thụ, đua đòi,
ăn chơi vẫn chiếm một tỷ lệ khá lớn (24,7%). Trong
126
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(60).2018
khi, nhiệm vụ của sinh viên là học tập, thì tỷ lệ sinh
viên chú tâm việc học chỉ chiếm 23%, đáng lo ngại
là một bộ phận sinh viên (11%) có dấu hiệu sống thu
mình, khép kín.
Dẫu biết rằng việc đánh giá thực trạng đạo đức lối
sống sinh viên ngày nay cần có những điều tra xã
hội học toàn diện thì mới có thể rút ra kết luận khoa
học, khách quan. Nhưng rõ ràng những con số
thống kê nêu trên cũng đã phản ánh được phần nào
thực trạng đạo đức lối sống của sinh viên học nghề
ở Đà Nẵng hiện nay. Những số liệu cụ thể là những
báo động hết sức lo ngại về một bộ phận không nhỏ
của tầng lớp trẻ bị tha hóa, hư hỏng, để lại hậu quả
đau buồn cho gia đình cho xã hội. Nguyên nhân của
hạn chế, tồn tại là:
Về phía gia đình: Có gia đình do cha mẹ sống không
gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo
dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường.
Về phía nhà trường: Có lúc, có nơi uy tín người thầy
bị sa s