I. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh - ngƣời sáng lập, rèn luyện và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, luôn vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng và tinh hoa văn hóa nhân loại vào Việt Nam để giải quyết các
vấn đề đặt ra của thực tiễn cách mạng và định hƣớng sự phát triển tƣơng lai. Bên cạnh
việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm vận dụng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên nền
tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh sớm hình thành tƣ tƣởng về chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, trong đó nội dung cốt lõi là các đặc trƣng bản chất của chế độ thể
hiện trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, con ngƣời, quan hệ quốc tế
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của Chủ nghĩa xã hội - Sự vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|210
QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI - SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO
LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN VÀO VIỆT NAM
TS. Trần Trọng Đạo
Trường Đại học Nha Trang
Tóm tắt
Bài viết tập trung làm rõ quan điểm Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lênin về đặc
trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã vận dụng
sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã
hội vào Việt Nam.
Từ khóa: Chủ nghĩa xã hội, đặc trưng bản chất, vận dụng sáng tạo.
I. MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh - ngƣời sáng lập, rèn luyện và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam,
trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, luôn vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng và tinh hoa văn hóa nhân loại vào Việt Nam để giải quyết các
vấn đề đặt ra của thực tiễn cách mạng và định hƣớng sự phát triển tƣơng lai. Bên cạnh
việc vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh đặc biệt quan tâm vận dụng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trên nền
tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh sớm hình thành tƣ tƣởng về chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam, trong đó nội dung cốt lõi là các đặc trƣng bản chất của chế độ thể
hiện trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, con ngƣời, quan hệ quốc tế.
II. NỘI DUNG
2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một số đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa
xã hội
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã luận giải một số đặc trƣng cơ
bản của chủ nghĩa xã hội - với tƣ cách là một chế độ xã hội, là giai đoạn thấp của chủ
nghĩa cộng sản trên một số nội dung cơ bản sau:
Chủ nghĩa xã hội là xã hội thực hiện đƣợc việc xóa bỏ từng bƣớc chế độ tƣ hữu tƣ
bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sở hữu công cộng - sở hữu toàn dân để giải phóng cho
sức sản xuất xã hội phát triển.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
211|
Chủ nghĩa xã hội là xã hội có một nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa
học và công nghệ hiện đại có khả năng cải tạo nông nghiệp, tạo ra năng xuất lao động
cao hơn chủ nghĩa tƣ bản. Nhƣ vậy, chủ nghĩa xã hội sẽ hoàn toàn thắng thế khi tạo ra
đƣợc năng xuất lao động cao hơn, xã hội giàu có và văn minh, thịnh vƣợng hơn chủ
nghĩa tƣ bản.
Dƣới chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện việc sản xuất có kế hoạch, tiến tới xóa bỏ
sản xuất hàng hóa trao đổi tiền tệ. Về sau, quan điểm này của Mác đƣợc Lênin phát
triển trong Chính sách kinh tế mới với việc duy trì kinh tế nhiều thành phần, hoạt động
theo cơ chế thị trƣờng.
Về phân phối lao động, chủ nghĩa xã hội là xã hội thực hiện nguyên tắc phân phối
theo lao động, thể hiện sự công bằng và bình đẳng về lao động và hƣởng thụ giữa mọi
cá nhân trong xã hội. Nhƣ vậy, xã hội làm theo năng lực, hƣởng theo nhu cầu là giai
đoạn phát triển cao của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội là xã hội phải khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa
nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, tiến tới một xã hội
tƣơng đối thuần nhất về giai cấp.
Về con ngƣời, chủ nghĩa xã hội là xã hội hƣớng đến giải phóng con ngƣời khỏi mọi
ách áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tƣ tƣởng và văn hóa cho nhân dân, tạo điều kiện
cho con ngƣời phát triển mọi khả năng sẵn có của mình.
Khi những đặc trƣng tốt đẹp trên đạt đƣợc và giai cấp không còn nữa, xã hội là
một thực thể thống nhất, thì chức năng chính trị của Nhà nƣớc - chức năng chuyên
chính vô sản sẽ dần dần tiêu vong. Lúc này, nhà nƣớc chỉ còn chức năng quản lý xã hội
và tổ chức cuộc sống cho mọi ngƣời1.
Nghiên cứu lý luận về chủ nghĩa xã hội của các nhà kinh điển Mác - Lênin từ
khát vọng giải phóng dân tộc với những đặc điểm riêng về văn hóa, đạo đức và con
ngƣời Việt Nam, Hồ Chí Minh sớm nhận thấy sự cần thiết phải bổ sung, phát triển và
vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác.
2.2. Hồ Chí Minh vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn
Việt Nam
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam, Ngƣời
cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung
1
Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000,
tr.96-97.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|212
sƣớng, ai nấy đƣợc đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động đƣợc thì nghỉ, những
phong tục tập quán không tốt dần dần đƣợc xóa bỏ (ví dụ: lấy vợ, lấy chồng sớm quá,
cúng bái, liên hoan lu bù, lƣời biếng...). Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày
càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”2. Nhƣ vậy, chủ nghĩa xã hội
là những cái rất cụ thể, vừa mang tính trƣớc mắt, vừa lâu dài, vừa là công việc hàng
ngày của mỗi ngƣời dân và cũng là của toàn dân tộc. Chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí
Minh là xóa bỏ những cái xấu, phát triển những cái tốt với mục đích vì con ngƣời và
hƣớng tới xây dựng một xã hội hòa thuận, hạnh phúc.
Từ định nghĩa trên, Hồ Chí Minh đã đƣa ra quan niệm về những đặc trƣng thể hiện
bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, với 5 nội dung chủ yếu:
Thứ nhất, về chế độ chính trị. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là chế độ xã hội do
nhân dân lao động làm chủ. Hồ Chí Minh cho rằng: “Nƣớc ta là nƣớc dân chủ, địa vị
cao nhất là dân, vì dân là chủ”3. Vì dân là chủ, nên dân là ngƣời có vị thế cao nhất
trong xã hội và mọi quyền hành, lực lƣợng đều ở nơi dân.
Trong chế độ chính trị dân chủ, dân là ngƣời bầu ra chính phủ, quốc hội, hội đồng
nhân dân các cấp, “Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ”, “Nhân dân có
quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân nếu những đại biểu
ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân"4, thậm chí, "Nếu Chính phủ
làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ"5. Chính bởi dân là chủ nhân của đất
nƣớc, nên nhà nƣớc phải là của dân, do dân, vì dân và “Cán bộ từ Trung ƣơng đến xã
đều phải là ngƣời đầy tớ trung thành của nhân dân”6; “Cán bộ từ Trung ƣơng đến khu,
đến tỉnh, huyện và xã đều phải một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của nhân dân,
chứ không phải là “quan cách mạng”"7.
Dân là chủ, nên các cơ quan nhà nƣớc phải luôn dựa vào dân, liên hệ chặt chẽ với
nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân Nhà nƣớc phải có
trách nhiệm quan tâm đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chăm lo lợi ích
và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, không lạm dụng quyền lực, không đặc
quyền, đặc lợi, không đƣợc “đè đầu dân nhƣ trong thời kỳ dƣới quyền thống trị của
2
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.438.
3
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.434.
4
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.375.
5
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.75.
6
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.110.
7
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.93.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
213|
Pháp, Nhật"8 mà phải thực sự trong sạch, cần, kiệm, liêm, chính và “việc gì có lợi cho
dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh"9 - làm tốt đƣợc điều
này, thì nhà nƣớc mới xứng đáng là nhà nƣớc vì dân và cán bộ, đảng viên mới xứng
đáng là ngƣời đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Thứ hai, về nền kinh tế. Chủ nghĩa xã hội là xây dựng nền kinh tế phát triển cao
với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến. Sự phát triển
của kinh tế đƣợc dựa trên chế độ công hữu về tƣ liệu sản xuất chủ yếu với “nhà máy, xe
lửa, ngân hàng, làm của chung”.
Tính ƣu việt của chủ nghĩa xã hội trong phát triển kinh tế, theo quan điểm Hồ Chí
Minh là: “trên cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, cách bóc lột theo
chủ nghĩa tƣ bản đƣợc xóa bỏ dần, đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ngày
càng đƣợc cải thiện”10. Nhƣ vậy, xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là
nhằm mục đích xóa bỏ dần bóc lột và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân - tức là đảm bảo đem lai tự do, hạnh phúc thật sự cho mọi ngƣời.
Thứ ba, về văn hóa. Chủ nghĩa xã hội là xã hội phát triển cao về văn hóa và đạo
đức. Theo Hồ Chí Minh, nền văn hóa mới ở Việt Nam phải có tính chất: “xã hội chủ
nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức”11.
Xã hội chủ nghĩa về nội dung thể hiện ở tính khoa học, hiện đại của nền văn hóa.
Đồng thời, để có nền hóa mới, hiện đại thì cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa
nhân loại để góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa dân tộc. Nền văn hóa mới
phải luôn phù hợp với trào lƣu tiến hóa của nhân loại trong thời đại mới.
Tính dân tộc của nền văn hóa là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới. Nền văn hóa mới phải phù hợp
với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân, mang đậm tính nhân văn, nhân đạo của dân
tộc và do nhân dân xây dựng. Đồng thời, văn hóa phải "thiết thực phục vụ nhân dân,
góp phần vào việc nâng cao đời sống vui tƣơi lành mạnh của quần chúng"12. Nhƣ vậy,
nền văn hóa mới ở Việt Nam là sự tổng hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc
và quốc tế.
8
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.65.
9
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.51.
10
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.376.
11
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.471.
12
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.470.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|214
Thứ tư, về con ngƣời. Hồ Chí Minh cho rằng: chủ nghĩa xã hội là "một xã hội
không có chế độ ngƣời bóc lột ngƣời, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao
động và có quyền lao động"13. Đặc trƣng tốt đẹp nhất của chủ nghĩa xã hội chính là
xã hội do con ngƣời và vì con ngƣời, là một xã hội mà ở đó con ngƣời đƣợc giải phóng
triệt để, mọi ngƣời đều đƣợc tự do, hạnh phúc và có điều kiện phát triển mọi khả năng
của bản thân.
Trong nhiệm vụ giải phóng con ngƣời nói chung, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
đến giải phóng phụ nữ, bởi: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội. Nếu không giải phóng
phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài ngƣời. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây
dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”14. Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ
có tầm quan trọng đặc biệt và chính là một nửa của chủ nghĩa xã hội. Xây dựng chủ
nghĩa xã hội và giải phóng phụ nữ phải luôn đi song hành với nhau bởi họ chính là một
nửa nhân loại, một lực lƣợng có sức mạnh quyết định đến sự thành bại của cách mạng.
Vì vậy, nếu không giải phóng phụ nữ thì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ khó
thành công và cũng không thể gọi là có chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, tƣ tƣởng về giải
phóng phụ nữ của Hồ Chí Minh đã khắc phục đƣợc hạn chế của Nho giáo và thực tiễn
xã hội lúc bấy giờ - xã hội trọng nam, khinh nữ. Đồng thời, đây cũng là cơ sở để Đảng
và Nhà nƣớc đề ra chủ trƣơng, đƣờng lối và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giải phóng phụ
nữ Việt Nam.
Bên cạnh đề cao sự nghiệp giải phóng con ngƣời, Hồ Chí Minh luôn quan tâm
đến sự công bằng, bình đẳng xã hội. Chủ nghĩa xã hội là xã hội phải thực sự công bằng,
bình đẳng giữa mọi ngƣời với nhau. Sự công bằng đƣợc thể hiện trƣớc tiên trong phân
phối thu nhập của xã hội, thể hiện ở: “Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai
không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những ngƣời già cả, đau yếu và trẻ em”15. Từ
quan điểm này của Hồ Chí Minh, có thể thấy sự công bằng, bình đẳng trong lao động
và hƣởng thụ - “làm theo năng lực, hƣởng theo lao động” là vấn đề tất yếu giữa những
con ngƣời bình thƣờng với nhau. Với những đối tƣợng đặc biệt nhƣ: “già cả, đau yếu
và trẻ em” thì cần chế độ chính sách của Nhà nƣớc và sự quan tâm hỗ trợ của cộng
đồng. Xem công bằng, bình đẳng là động lực cho sự phát triển của xã hội, nên Hồ Chí
Minh nhấn mạnh:
13
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.241.
14
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.300.
15
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.390.
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
215|
“Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng,
Không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”16.
Nhƣ vậy, công bằng không phải là cào bằng bình quân chủ nghĩa, giỏi kém nhƣ
nhau, làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội, là “trái với chủ nghĩa xã hội”.
Thứ năm, về quan hệ quốc tế. Việt Nam luôn nhất quán đƣờng lối đối ngoại rộng
mở, “làm bạn với tất cả mọi nƣớc dân chủ và không gây thù oán với một ai”17.
Nhƣ vậy, theo Hồ Chí Minh, chính sách đối ngoại của Việt Nam là “làm bạn với
mọi nƣớc dân chủ” - làm bạn với tất cả các nƣớc xã hội chủ nghĩa (dân chủ nhân dân)
và tƣ bản chủ nghĩa (dân chủ tư sản) để cùng nhau “giữ gìn hòa bình” cho thế giới.
Trên cơ sở quan điểm về đƣờng lối đối ngoại rộng mở, Hồ Chí Minh đã cụ thể
hóa thành quan điểm chỉ đạo trong quan hệ với các nƣớc trên thế giới từ nửa cuối
những năm 40 của thế kỳ XX. Trong “Lời kêu gọi Liên hợp quốc” năm 1946, Hồ Chí
Minh đã khẳng định: “trong chính sách đối ngoại của mình, nhân dân Việt Nam sẽ tuân
thủ những nguyên tắc dƣới đây:
1. Đối với Lào và Miên, Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nƣớc đó và bày
tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nƣớc có chủ quyền.
2. Đối với các nƣớc dân chủ, nƣớc Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa
và hợp tác trên mọi lĩnh vực:
a) Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tƣ của các nhà tƣ bản, nhà kỹ
thuật nƣớc ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b) Nƣớc Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đƣờng sá giao thông
cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế.
c) Nƣớc Việt Nam chấp nhận sự tham gia của mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế
dƣới sự lãnh đạo của Liên hợp quốc.
d) Nƣớc Việt Nam sẵn sàng ký kết với các lực lƣợng hải quân, lục quân trong
khuôn khổ của Liên hợp quốc những hiệp định an ninh đặc biệt và những hiệp ƣớc liên
quan đến việc sử dụng một vài căn cứ hải quân và không quân”18.
Từ những nguyên tắc trên, Hồ Chí Minh đã xác định quan điểm về mối quan hệ
với một số quốc gia có tầm ảnh hƣởng lớn và gần gũi với Việt Nam nhƣ: với ngũ
16
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.224.
17
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.256.
18
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.523.
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam
|216
cƣờng - Việt Nam giữ “thái độ bạn bè”; với các nƣớc châu Á - coi nhƣ những ngƣời
“anh em”; với nƣớc Pháp - Việt Nam sẵn sàng cộng tác thân thiện với nhân dân Pháp,
với tƣ bản hay công nhân, thƣơng gia hay trí thức, nếu họ muốn thật thà cộng tác với
Việt Nam thì sẽ đƣợc nhân dân Việt Nam hoan nghênh họ nhƣ anh em bầu bạn. Với
Trung Quốc - một nƣớc có quan hệ lịch sử lâu đời và có nhiều điểm tƣơng đồng về văn
hóa với Việt Nam, phát huy tinh thần hòa hiếu của cha ông, Hồ Chí Minh đã hoạt động
tích cực cùng với lãnh đạo Trung Quốc xây dựng và vun đắp cho mối quan hệ “vừa là
đồng chí, vừa là anh em”.
Để xây dựng khối đoàn kết chặt chẽ với tất cả các nƣớc trên thế giới, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh sự cần thiết phải quán triệt những nguyên tắc cơ bản: đoàn kết trên cơ
sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình - đoàn kết phải luôn đảm bảo đem lại
lợi ích chung cho mọi quốc gia, coi đây chính là mẫu số chung quan trọng nhất. Đoàn
kết trên cơ sở độc lập, tự chủ, tự lực, tự cƣờng - đoàn kết quốc tế nhƣng không trông
chờ, ỷ nại vào ngƣời khác, mà “Muốn ngƣời ta giúp cho thì trƣớc hết mình phải tự giúp
lấy mình đã”19.
Những quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh là tƣ tƣởng chỉ đạo, “nền móng” cho
đƣờng lối đối ngoại rộng mở, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ, chủ động hội
nhập quốc tế với phƣơng châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nƣớc
và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào
thực tiễn đất nƣớc trong thời kỳ đổi mới, tại Đại hội VII (6/1991), lần đầu tiên, Đảng đã
xác định các đặc trƣng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sau đó tiếp tục đƣợc
bổ sung, phát triển qua các Đại hội, đặc biệt tại Đại hội XI (1/2011). Chủ nghĩa xã hội
ở Việt Nam đƣợc Đảng xác định có 8 đặc trƣng cơ bản: Dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực
lƣợng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc; con ngƣời có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn
trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp
tác với các nƣớc trên thế giới20.
19
Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.320.
20
cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam
-2011-1528
“100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020)
217|
III. KẾT LUẬN
Thực tiễn thắng lợi của công cuộc xây dựng, phát triển đất nƣớc trong thời kỳ đổi
mới, đặc biệt kể từ khi thực hiện Cƣơng lĩnh xây dựng đất nƣớc trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (Đại hội VII, 6/1991) cho thấy sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong việc vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh về đặc trƣng bản chất của chủ nghĩa xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hội đồng Trung ƣơng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh (2003), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, (15 tập), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.