Tóm tắt. Vấn đề phân định giữa loại từ và lượng từ, đến nay đã được giải quyết phần nào.
Những ngộ nhận và tranh cãi xung quanh thuật ngữ ‘loại từ’ trong suốt mấy thập kỷ qua
cho thấy sự phức tạp của vấn đề. Dưới ánh sáng của Ngữ pháp chức năng từ vựng (LFG) và
Loại hình học (Typology), những kết quả nghiên cứu gần đây đã giúp làm rõ thêm những
điểm chung trong các ngôn ngữ có loại từ, điển hình như tiếng Hán hiện đại. Lớp từ nằm
ở vị trí giữa số từ và danh từ được dán nhãn là ‘lượng từ’ đều xuất hiện trong hầu hết các
ngôn ngữ trên thế giới. Loại từ (loại từ số) chỉ có trong một số ngôn ngữ được cho là ngôn
ngữ có loại từ (kể cả tiếng Việt). Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định sự tồn tại của ‘loại
từ’ trong tiếng Hán, một ngôn ngữ được cho là cùng loại hình đơn lập với tiếng Việt, hữu
ích cho việc khảo sát tiếp theo về bản chất của lớp từ này.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan điểm nghiên cứu về ‘loại từ’ và cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán hiện đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00014
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 81-88
This paper is available online at
QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ ‘LOẠI TỪ’ VÀ CÁCH NHÌN MỚI
TRONG NGHIÊN CỨU LOẠI TỪ TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI
Đỗ Thị Kim Cương
Phòng Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Vấn đề phân định giữa loại từ và lượng từ, đến nay đã được giải quyết phần nào.
Những ngộ nhận và tranh cãi xung quanh thuật ngữ ‘loại từ’ trong suốt mấy thập kỷ qua
cho thấy sự phức tạp của vấn đề. Dưới ánh sáng của Ngữ pháp chức năng từ vựng (LFG) và
Loại hình học (Typology), những kết quả nghiên cứu gần đây đã giúp làm rõ thêm những
điểm chung trong các ngôn ngữ có loại từ, điển hình như tiếng Hán hiện đại. Lớp từ nằm
ở vị trí giữa số từ và danh từ được dán nhãn là ‘lượng từ’ đều xuất hiện trong hầu hết các
ngôn ngữ trên thế giới. Loại từ (loại từ số) chỉ có trong một số ngôn ngữ được cho là ngôn
ngữ có loại từ (kể cả tiếng Việt). Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định sự tồn tại của ‘loại
từ’ trong tiếng Hán, một ngôn ngữ được cho là cùng loại hình đơn lập với tiếng Việt, hữu
ích cho việc khảo sát tiếp theo về bản chất của lớp từ này.
Từ khóa: Loại từ, loại từ số, ngôn ngữ có loại từ, tiếng Hán hiện đại.
1. Mở đầu
Loại từ (classifier) được giới ngôn ngữ học chú ý từ lâu bởi tính chất vừa hấp dẫn vừa phức
tạp của nó. Cùng với những thành tựu của lí luận ngôn ngữ học và những cứ liệu mới phát hiện
trong nhiều ngôn ngữ của thế giới, vấn đề ‘loại từ’ ngày càng thu hút nhiều công trình nghiên cứu.
Đặc biệt, những nghiên cứu về ‘loại từ’ gần đây đã tiến hành khảo sát trên các bình diện khác
nhau đã mang lại cách nhìn mới về đặc điểm từ loại của lớp từ này trong các ngôn ngữ. Khi xem
xét/khảo sát vấn đề, các nhà nghiên cứu không chỉ dựa vào các lí thuyết (quan điểm) truyền thống,
mà còn vận dụng nhiều luận cứ trong ngôn ngữ học hiện đại như Ngữ pháp chức năng từ vựng
(LFG), Loại hình học (Typology).
Loại từ là một vấn đề được quan tâm trong các nghiên cứu về loại hình học. Hơn bốn thập
kỉ trước, nghiên cứu loại hình hệ thống của loại từ được bắt đầu với công trình của Greenberg [7]
về loại từ số của hơn 100 ngôn ngữ. Ông mô tả các ngôn ngữ có loại từ số với sự tồn tại của các
kết cấu loại từ số và bắt đầu khảo sát việc [± cùng xuất hiện] của loại từ trong bối cảnh tính đếm.
Tuy nhiên, trên thực tế, loại từ có thể xuất hiện trong các bối cảnh khác nữa khi có sự kết hợp với
đại từ chỉ định hoặc với tính từ.
Với những khái quát đồng đại, Greenberg cho rằng, chỉ có 4 biểu thức về trật tự từ được phát
hiện trong kết cấu loại từ (classifier constructions) có chứa 3 thành tố gồm lượng từ (Q-quantifier),
loại từ (CL-classifier) và danh từ (N-noun) [7;28] . Bốn biểu thức này là:
Ngày nhận bài: 15/8/2014 Ngày nhận đăng: 01/10/2014
Liên hệ: Đỗ Thị Kim Cương, e-mail: kimcuong@hnue.edu.vn
81
Đỗ Thị Kim Cương
[Q-CL-N] (đặc trưng trong tiếng Hán, tiếng Việt)
[N-Q-CL] (đặc trưng trong tiếng Thái, tiếng Khmer)
[CL-Q-N] (đặc trưng trong tiếng Ibibio thuộc hệ Niger-Congo)
[N-CL-Q] (đặc trưng trong tiếng Bodo thuộc hệ Hán-Tạng)
Có hai biểu thức trật tự từ trong đó Q và CL bị ngăn cách bởi N là [CL-N-Q] và [Q-N-CL]
không thấy xuất hiện trong bất kì ngôn ngữ nào.
Bốn biểu thức chung của trật tự quan hệ giữa lượng từ và loại từ (đứng liền nhau) là không
thay đổi, tuy nhiên các thành tố này có thể xuất hiện ở vị trí trước hay sau danh từ tùy thuộc loại
hình ngôn ngữ. Ví dụ: [Q-CL]-N hoặc N-[Q-CL] | | [CL-Q]-N hoặc N-[CL-Q].
Greenberg nhận xét: biến thiên giữa [Q-CL] và [CL-Q] xuất hiện không thường xuyên và
được minh họa trong ba ngôn ngữ làm ví dụ [7;28] . Trong ngôn ngữ Bodo (Hán-Tạng), kết cấu bản
ngữ là [CL-Q]-N còn kết cấu vay mượn từ ngôn ngữ Assam (Indo-Aryan, Ấn-Âu) là [Q-CL]-N.
Trong ngôn ngữ Bengali (Indic), trật tự thông dụng là [Q-CL] có thể chuyển đổi để biểu thị bằng
số đếm áng chừng. Trong hầu hết các ngôn ngữ ở Thái Lan, trật tự [Q-CL] được sử dụng phổ biến,
nhưng khi đi với số từ ‘một’ thì trật tự đổi thành [CL-Q].
Trong bối cảnh như vậy, bài báo mong muốn góp thêm một số kiến giải về ‘loại từ’ để giúp
phân định với ‘lượng từ’ trong tiếng Hán hiện đại thông qua việc phân tích những quan điểm/cách
nhìn mới từ các nghiên cứu ‘loại từ’ trên thế giới hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ‘loại từ’ trong ngôn ngữ học hiện đại
2.1.1. Các xu hướng nghiên cứu loại từ
Từ sau Greenberg [7], số lượng các nghiên cứu và đánh giá hệ thống loại từ trong các ngôn
ngữ thế giới đã tăng lên đáng kể. Các công trình nghiên cứu về loại từ có thể được phân chia thành
ba xu hướng chính: (1) Nghiên cứu tổng thể loại hình học loại từ; (2) Nghiên cứu các kiểu loại từ
riêng biệt; (3) Nghiên cứu các ngôn ngữ riêng biệt trong đó có loại từ.
(1) Hướng thứ nhất, các nhà ngôn ngữ học [7], [2] đưa ra những khái quát loại hình và hệ
thống các công cụ phạm trù hóa danh từ với một số lượng lớn các ngôn ngữ được xem xét. Allan
khảo sát hơn 50 ngôn ngữ, Greenberg khảo sát hơn 100 ngôn ngữ, Aikhenvald khảo sát 500 ngôn
ngữ khác nhau. Ngoài việc sử dụng nguồn dữ liệu về loại từ đủ lớn để loại trừ những thiên lệch
trong chọn mẫu và đưa ra những khái quát chung, các nghiên cứu này còn đề xuất quan điểm riêng,
chứng minh sự tồn tại một loại hình học của một hệ thống loại từ mang đặc trưng của một khu
vực mà ngôn ngữ đó có quan hệ về nguồn gốc [1]. Jones so sánh đối chiếu các kết cấu loại từ
trong nhiều ngôn ngữ châu Á, bao gồm một khu vực rộng lớn từ Đông Nam Á như Miến Điện
(Miến-Tạng), Thái, Việt, đến Hán, Mã Lai, Ja-va. Aikhenvald còn mô tả hệ thống loại từ số trong
các ngôn ngữ Đông Nam Á thuộc hệ Nam Á ít được biết đến như Bahnaric (Mon-Khmer), Khasi,
Khmu, Nicobarese.
(2) Liên quan đến những nghiên cứu về loại từ thuộc xu hướng thứ hai có thể kể đến các
công trình chuyên về các lớp danh từ trong các ngôn ngữ châu Úc. Nghiên cứu về loại từ động từ
trong các ngôn ngữ Anh-điêng Nam Mỹ với công trình của Derbyshire và Payne; Nghiên cứu loại
từ các ngôn ngữ Papuan của Lang; các nghiên cứu khác về loại từ số của [7], [2] và [6].
(3) Hướng nghiên cứu thứ ba tập trung vào từng ngôn ngữ riêng biệt. Hướng này đã góp
82
Quan điểm nghiên cứu về ‘loại từ’ và cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán...
phần tạo nên bức tranh tổng thể về loại hình học, đồng thời là nguồn dữ liệu phong phú phục vụ
cho các nghiên cứu tiếp theo. Các nghiên cứu thuộc hướng này gồm [2], [5], [6] về hệ thống loại từ
số trong tiếng Nhật; [4] về loại từ tiếng Thái, [1] về loại từ tiếng Tariana (Bắc Arawak). Các công
trình nghiên cứu chuyên về loại từ hoặc liên quan đến loại từ tiếng Việt như Emeneau, Nguyễn
Đình Hòa, Lê Ni La, Phạm Thị Thúy Hồng...
2.1.2. Loại từ - một công cụ phạm trù hóa danh từ
Mặc dù đã có một khối liệu lớn về đặc điểm của các hệ thống loại từ khác nhau trong các
công trình về loại hình học được nhiều nhà ngôn ngữ tiến hành, [4] và [1;14] vẫn chỉ ra rằng, nhu
cầu cấp thiết là phải xây dựng được một loại hình học của loại từ (typology of classifiers) đầy đủ.
Có nhiều yếu tố thúc đẩy công việc này. Trước tiên đó là một khối lượng lớn dữ liệu mới về các
hệ thống loại từ đã được khai thác gần đây. Tuy nhiên, khối lượng dữ liệu này cần được tổ chức lại
một cách hệ thống; sự tồn tại của chúng cho phép kiến tạo một loại hình học có quy mô và giá trị
thỏa đáng.
Hơn nữa, vẫn còn tồn tại một số nhầm lẫn phổ biến về thuật ngữ trong các tài liệu và thiếu
“sự phân tích thống nhất và khái quát các hệ thống loại từ” [2;285] trong việc nghiên cứu các ngôn
ngữ trên thế giới. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho việc đối chiếu các phương tiện (devices)
phân loại phạm trù danh từ. Trong các tài liệu gần đây vẫn còn sự lẫn lộn một số thuật ngữ khi mô
tả loại từ. Chẳng hạn, [5] sử dụng thuật ngữ ‘loại từ danh từ’ (noun classifier) để mô tả các phương
tiện phân loại phạm trù danh từ dẫn đến sai lệch với [4], ông cho rằng, dùng thuật ngữ ‘loại từ danh
từ’ để chỉ “một kiểu loại từ đứng tách riêng với danh từ sở chỉ, độc lập với phạm trù chỉ lượng và
sở thuộc”. Allan [2;286] dùng các thuật ngữ ‘loại từ tương hợp’ để chỉ các lớp danh từ, ‘loại từ vị
từ’ để chỉ loại từ động từ, ‘loại từ nội-vị’ để chỉ loại từ vị trí.
Trước tình hình như vậy, Aikhenvald đã đề xuất “một khung loại hình học tích hợp” theo
cách tiếp cận thống nhất và tổng quát kiến thức hiện đại về cấu trúc và cơ chế ngôn ngữ và tri nhận
của loài người [1;1]. Công trình còn nhằm mục đích hướng dẫn việc phân tích một số ngôn ngữ
chưa được xem xét trước đây và cơ chế phân loại phạm trù danh từ của chúng. Ngoài việc đưa ra
một số giải pháp cho những vấn đề nêu trên, công trình của Aikhenvald còn rất đặc biệt vì nó đã
khảo sát khoảng 500 ngôn ngữ đại diện cho các hệ ngôn ngữ chủ yếu thuộc các khu vực khác nhau
trên thế giới. Aikhenvald đã nghiên cứu từng ngôn ngữ, từ đó tìm ra số liệu liên quan đến công cụ
phân loại phạm trù danh từ. Cách tiếp cận như vậy cho phép bà đưa ra một loại hình học tổng quát
mang tính khả dụng phù hợp với kiến thức hiện đại. Ví dụ, công trình này đã khảo sát các ngôn
ngữ Nam Mỹ và Papuan, cho thấy loại từ xuất hiện đồng thời với dấu hiệu biểu thị ‘giới’, đây là
đặc điểm của các ngôn ngữ có hai hệ thống loại từ.
Trong số 500 ngôn ngữ được khảo sát, [1] trực tiếp thu thập dữ liệu từ các ngôn ngữ:
Tariana, Baniwa, Warekena, Bare (Bắc Arawak), Tucano (Đông Tucano, Tucano), Piratapuya
(Đông Tucano, Tucano), Paumari (Arawa), và Manambu (Ndu, Sepik). Aikhenvald không giới
hạn nghiên cứu của mình trong khuôn khổ các mẫu có sẵn, mà tự kiểm chứng các ngôn ngữ với
dữ liệu mới khai khác được và không muốn hạn chế mức độ giá trị của dữ liệu thông qua phương
pháp chọn mẫu. Bà không chọn giải pháp thống kê, vì theo bà, con số có thể không đáng tin cậy,
một khi chúng ta chưa thể biết hết tất cả các ngôn ngữ hiện hữu trên thế giới. Điểm này cũng rất
đặc biệt, vì hầu hết các nghiên cứu loại hình học thường chú trọng đến chọn mẫu và các phương
pháp thống kê. Phải công nhận rằng, công trình của Aikhenvald rất tổng hợp về quy mô, nhưng dù
sao, đây cũng chỉ là một gợi ý mang tính định hướng cho những nghiên cứu phân bố thống kê về
83
Đỗ Thị Kim Cương
các hệ thống loại từ trong các ngôn ngữ trên thế giới [1;447].
2.1.3. Vấn đề phân biệt loại từ và lượng từ
Aikhenvald phân chia loại từ thành các tiểu loại: (i) noun classes (các lớp danh từ); (ii)
noun classifiers (loại từ danh từ); (iii) numeral classifiers - loại từ số (gồm đo đạc và thứ loại);
(iv) classifiers in possessive constructions (loại từ trong cấu trúc sở thuộc); (v) verbal classifiers
(loại từ động từ); (vi) locative classifiers (loại từ vị trí); (vii) deictic classifiers (loại từ chỉ xuất)
[1;16-18]. Behr Wolfgang, căn cứ theo các quan điểm của Aikhenvald, các nguyên tắc phân loại
của Grinevald, Craig [4], Dixon, đã đưa ra mô hình phân loại loại từ như sau:
Hình 1. Công cụ phạm trù hóa danh từ
(Theo Wolfgang Behr, SoY-talk Leiden, 2002-X-25)
Theo quan điểm loại hình học, Craig [4], Grinevald đồng tình với Aikhenvald [1] trong việc
phân loại các hệ thống phạm trù hóa danh từ. Theo đó, loại từ số được phân chia thành loại từ đo
đạc (mensural) và loại từ thứ loại (sortal):
Đa số các nhà ngôn ngữ học, đại diện là Grinevald thống nhất về cách phân loại loại từ,
nhưng không đồng ý với Craig [4] và Bisang về thuật ngữ. Đối với Craig, loại từ (classifier) là
thuật ngữ chung cho lớp từ mà các nhà ngôn ngữ khác quen gọi là ‘loại từ số’ hoặc ‘loại từ thứ
loại’ (sortal classifier). Với loại từ đo đạc (mensural classifier), Craig quan niệm đây chính là lượng
từ (quantifier).
Quan niệm này của Craig [4;242] được nhiều học giả ủng hộ và cho rằng “loại từ là những
hình vị có chức năng phân loại danh từ theo tiêu chí ngữ nghĩa”, theo đó (a) loại từ phân loại danh
84
Quan điểm nghiên cứu về ‘loại từ’ và cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán...
Hình 2. Hệ thống phạm trù hóa (Theo Bon Noellie, Uni of Lyon, SEALS XXII)
Hình 3. Hệ thống loại từ số
từ với những đặc điểm vốn có; (b) lượng từ phân loại danh từ với những đặc điểm lâm thời.
Tóm lại, điều quan trọng mà các học giả [1], [2], [7], [8] đã rút ra là “hầu hết các ngôn ngữ
đều có lượng từ, nhưng chỉ một số ngôn ngữ có loại từ”. Theo Donald, tính đếm và đo lường là
hai đặc điểm cơ bản để phân biệt loại từ và lượng từ [6]. Khả năng này có thể áp dụng cho việc
phân loại loại từ và lượng từ trong các ngôn ngữ khác nhau. Cấu trúc cụm loại từ chỉ tính đếm là
[Num[CL+N]]; cấu trúc cụm lượng từ chỉ đơn vị đo lường là [Num+CL[N]]. Như vậy, về cú pháp,
cấu trúc cụm loại từ mang ý nghĩa tính đếm khác với cấu trúc của cụm lượng từ mang ý nghĩa đo
lường. Quan điểm này mở ra xu hướng mới về nghiên cứu ‘loại từ’ trong ngôn ngữ học hiện đại.
2.2. Cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán hiện đại
2.2.1. Khái quát nghiên cứu loại từ tiếng Hán
Hệ thống loại từ là một trong những đặc điểm cơ bản của kết cấu danh ngữ có sự tham gia
của số từ và loại từ trong tiếng Hán hiện đại. Các nhà Hán ngữ học dùng thuật ngữ ‘loại từ’ và
‘lượng từ’ không thống nhất. Thuật ngữ ‘loại từ’ mới xuất hiện gần đây trong Hán ngữ học. Thuật
ngữ liangci (‘lượng từ’) được sử dụng để chỉ một lớp từ, một thành phần nằm ở vị trí giữa số từ và
danh từ trong danh ngữ. Các học giả chưa xác định và phân biệt rạch ròi giữa ‘loại từ’ và ‘lượng
từ’ [3] và một số người khác gọi ben trong cụm từ ‘san ben shu’ (ba cuốn sách) là getti-liang-ci
(lượng từ cá thể); ping (‘chai’) trong cụm từ san ping shui (ba chai nước) là rongqi-liang-ci (lượng
từ chỉ đơn vị chứa đựng); bang (‘cân’) trong cụm từ san bang rou (ba cân thịt) là duoliang-liang-ci
(lượng từ đo lường). Lí do khiến các học giả này không phân biệt giữa ‘loại từ’ và ‘lượng từ’, có
thể vì hai nhóm từ loại này nằm ở cùng vị trí như nhau trong cú pháp và cùng có chức năng cá thể
hóa danh từ, làm cho danh từ có khả năng đếm được.
Thuật ngữ ‘loại từ’ (classifier) tương đương trong tiếng Hán là fenlei-ci (phân loại từ), có
vẻ không mấy quen thuộc đối với nhiều nhà ngôn ngữ học ở Trung Quốc, được sử dụng trong cuốn
A grammar of Spoken Chinese của Chao Yuen Ren [3]. Các học giả phương Tây nghiên cứu tiếng
85
Đỗ Thị Kim Cương
Hán thường dùng cả hai thuật ngữ ‘loại từ’ và ‘lượng từ’ thay thế cho nhau. Một số học giả cho
rằng, ‘loại từ’ là cách gọi khác của ‘lượng từ’ hoặc đồng ý với Chao Yuen Ren coi ‘loại từ’ là một
tiểu loại của ‘lượng từ’; Denny sử dụng thuật ngữ ‘loại từ’ bao gồm cả ‘lượng từ’ [5].
Trên thực tế, Chao Yuen Ren gọi ‘loại từ’ là ‘lượng từ cá thể’; còn Li & Thompson cho
rằng “mọi lượng từ có thể trở thành loại từ”. Lyons gọi ‘lượng từ’ là mensural classifier (loại từ đo
lường); còn ‘loại từ’ thực sự (chính danh) là sortal classifiers (loại từ thứ loại). Denny [5;14] cho
rằng, ‘loại từ’ (như ben trong san ben shu ‘ba cuốn sách’) “định tính” cho danh từ; ‘loại từ’ (như
bag trong three bags of potatoes ‘ba túi khoai tây’) “định lượng” cho danh từ. Cái mà Denny cho
là ‘loại từ’ làm nhiệm vụ lượng hóa danh từ chính là lượng từ. Sự nhầm lẫn trong sử dụng các khái
niệm ‘loại từ’ và ‘lượng từ’ còn được phát hiện trong các ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á.
Để phân biệt ‘loại từ’ và ‘lượng từ’ trong tiếng Hán hiện đại, Tai & Wang [11] xác định:
“Loại từ phạm trù hóa một lớp danh từ bằng cách chỉ ra một số đặc điểm nổi trội nhận thức được,
dựa trên kết cấu hoặc chức năng, tồn tại cố hữu được định danh bởi lớp từ đó; lượng từ không phạm
trù hóa mà lượng hóa thuộc tính được danh từ gọi tên”. Ji Huimin [10] đề xuất tiêu chí phân biệt
‘loại từ’ và ‘lượng từ’ như sau:
Bảng 1. Tiêu chí phân biệt loại từ/lượng từ
Tiêu chí Loại từ Lượng từ
Chức năng cá thể hóa có có
Chức năng phân loại có không
Khả năng kết hợp (với) danh từ đếm được (với) DT khối và DT đếm được
Khả năng tạo từ ít (tương đối) nhiều
Ngữ nghĩa không/ít ý nghĩa từ vựng đầy đủ ý nghĩa từ vựng
Từ pháp học hình vị hạn định hình vị độc lập
Mở rộng bởi tính từ không được được
Kết hợp với de không có
2.2.2. Ngữ pháp chức năng từ vựng (LFG)
Her One-Soon dựa trên cơ sở lí thuyết Ngữ pháp chức năng từ vựng (Lexical Functional
Grammar – LFG) để khảo sát loại từ (C) và lượng từ (M) trong kết cấu [Num C/M N] của tiếng
Hán [9]. Kết cấu [Num C/M N] (Num: số từ, C: loại từ, M: lượng từ, N: danh từ) được các nhà
nghiên cứu phân tách thành hai cấu trúc có sự tham gia của C/M như sau:
Hình 4. Kết cấu loại từ và lượng từ
Theo Her One-Soon, có thể vận dụng quan điểm toán học để xác định đặc điểm của loại từ
và lượng từ. Trong lịch sử toán học Trung Quốc được ra đời từ khoảng 3000 năm trước, phép nhân
là phép toán được cho là quan trọng nhất. Khi đọc các con số trong tiếng Hán, người ta áp dụng
86
Quan điểm nghiên cứu về ‘loại từ’ và cách nhìn mới trong nghiên cứu loại từ tiếng Hán...
quy tắc của phép nhân đơn giản: [n × số cơ sở] (n: số nhân; số cơ sở: số bị nhân) để giải thích ý
nghĩa của chúng.
Ví dụ:
jiu-qian ‘9000’ = [jiu ‘9’× qian ‘1000’]
liu-shi ‘60’ = [liu ‘6’ × shi ‘10’]
Trong trật tự của kết cấu [Num C/M N], trong đó [Num C/M] có thể được coi như một thao
tác của một phép nhân đơn giản [n × số cơ sở]. Tuy nhiên, số cơ sở C luôn có giá trị bằng 1, còn
số cơ sở M luôn có giá trị khác 1 (6=1). Như vậy, M có giá trị bất định, trừ M đo lường chuẩn cố
định (kilo, mét, lít...), giá trị của M có thể được biểu thị bằng chữ (tá = 12; đôi = 2; chục = 10) hoặc
bằng các đơn vị chỉ lượng không xác định khác (bầy, đàn, nhóm...).
Dưới đây là so sánh kết cấu có loại từ và lượng từ:
Loại từ (C) Lượng từ (M)
a. a.
san wei laoshi ([3 × 1] teacher) liang da meigui ([2 × dozen (=12)] rose)
‘three teachers’ (‘ba vị giáo viên’) ‘two dozen roses’ (‘hai tá hoa hồng’)
b. b.
qi zhi laohu ([7 × 1] tiger) san shuang xie ([3 × pair (=2)] shoe)
‘seven tigers’ (‘bảy con hổ’) ‘three pairs of shoes’ (‘ba đôi giày’)
c. c.
shi ke xigua ([10 × 1] watermelon) yi qun yema ([1 × herd (n=?)] wild-horse)
‘ten watermelons’ (‘mười quả dưa hấu’)
‘one herd of wild horses’ (‘một bầy ngựa
hoang’)
d. d.
ba liang qiche ([8 × 1] car) san zu xuesheng ([3 × group (n=?)] student)
‘eight cars’ (‘tám chiếc xe’)
‘three groups of students’ (‘ba nhóm sinh
viên’)
3. Kết luận
Có thể nói rằng, đến nay vấn đề ranh giới giữa loại từ và lượng từ đã được giải quyết phần
nào. Những ngộ nhận và tranh cãi xung quanh thuật ngữ ‘loại từ’ trong suốt mấy thập kỉ qua cho
thấy sự phức tạp của lớp từ này. Kết quả nghiên cứu vấn đề dưới ánh sáng của Ngữ pháp chức năng
từ vựng (LFG) và Loại hình học (Typology) đã giúp khẳng định thêm những điểm chung trong các
ngôn ngữ có loại từ, điển hình như tiếng Hán hiện đại, làm rõ ranh giới giữa loại từ và lượng từ.
Đối với lớp từ nằm ở vị trí giữa số từ và danh từ được dán nhãn là ‘lượng từ’ đều xuất hiện trong
hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Loại từ (loại từ số) chỉ có trong một số ngôn ngữ được cho là
ngôn ngữ có loại từ (trong đó có tiếng Việt). Kết quả của nghiên cứu này đã đặt ra vấn đề: tiếng
Hán và tiếng Việt cùng chung loại hình đơn lập, từ những nét tương đồng trong hai ngôn ngữ sẽ
giúp giới Việt ngữ học khẳng định sự tồn tại của ‘loại từ’ và giải tỏa những ngộ nhận về lớp từ này
trong các nghiên cứu trước đây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Aikhenvald Alexandra Y., 2000. Classifiers: A typology of noun classification devices. New
York: Oxford University Press.
87
Đỗ Thị Kim Cương
[2] Allan Keith, 1977. Classifiers. Language. Volume 53, Number 2.
[3] Chao Yuen Ren, 1968. A Grammar of Spoken Chinese. Berkeley: University of California
Press.
[4] Craig Colette G. (ed.), 1986. Noun classes and categorization. Amsterdam/Phil.: John
Benjamins.
[5] Denny J., 1986. The Semantic Role of Noun Classifiers. In Noun Classes & Categorizations,
ed. by Craig, 297-308. Amsterdam: John Benjamins.
[6] Goral Donald, 1979. Numeral Classifier System: A Southeast Asian Cross-Linguistic Analysis.
University of California, Berkeley Press.
[7] Greenberg J., 1972. Numeral Classifiers and Substantival Number: Problems in the Genesis
of a Linguistic Type. Working P