Quan hệ liên nhân chi phối các yếu tố lựa chọn từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Nhật

Abstract: While teaching Japanese to students at Hanoi University of Science and Technology, we found that many students have learned the vocative words but still have difficulty in using them because they could not define the appropriate interpersonal relationships between participants in the conversations. In this article, we focus on how to use vocative word pairs in Vietnamese and Japanese, showing similarities and differences in the use of vocabularies in two languages; that helps learners avoid making mistakes in communication. The article can be used as a useful reference for people who teach and learn Japanese and Vietnamese, for researchers and interested people.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan hệ liên nhân chi phối các yếu tố lựa chọn từ xưng hô trong tiếng Việt và tiếng Nhật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 21-27 21 Email: phuong.tranlan@hust.edu.vn QUAN HỆ LIÊN NHÂN CHI PHỐI CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN TỪ XƯNG HÔ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG NHẬT Trần Lan Phương - Viện Ngoại ngữ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Ngày nhận bài: 10/12/2019; ngày chỉnh sửa: 12/01/2020; ngày duyệt đăng: 21/01/2020. Abstract: While teaching Japanese to students at Hanoi University of Science and Technology, we found that many students have learned the vocative words but still have difficulty in using them because they could not define the appropriate interpersonal relationships between participants in the conversations. In this article, we focus on how to use vocative word pairs in Vietnamese and Japanese, showing similarities and differences in the use of vocabularies in two languages; that helps learners avoid making mistakes in communication. The article can be used as a useful reference for people who teach and learn Japanese and Vietnamese, for researchers and interested people. Keywords: Vocative word pairs, interpersonal relation, communication, Japanese. 1. Mở đầu Lớp từ ngữ dùng để xưng hô luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những yếu tố tạo nên sự phong phú trong vốn ngôn từ của mỗi dân tộc. Trong xã hội Việt Nam và Nhật Bản, xưng hô thể hiện vị thế, thái độ, tình cảm của những người tham gia giao tiếp. Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp phát triển. Xưng hô sai sẽ trở thành bất lịch sự, gây khó chịu cho người nghe. Trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Việt với người nước ngoài cũng như khi giảng dạy tiếng Nhật cho người Việt Nam, chúng tôi nhận thấy rất nhiều học viên sau khi đã học từ xưng hô nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc sử dụng vốn từ vựng đó, do không chú ý hoặc không xác định được mối quan hệ giữa người nói (SP1) và người nghe (SP2); không đặt cuộc thoại trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp mô tả, phân tích mối quan hệ liên nhân giữa những người tham gia vào cuộc thoại, thống kê các cặp từ xưng hô tương ứng hay được sử dụng trong tiếng Việt; so sánh, đối chiếu với tiếng Nhật để tìm ra sự tương đồng, khác biệt về cách sử dụng cặp từ xưng hô trong hai ngôn ngữ; giúp người học tránh mắc lỗi trong giao tiếp. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Quan hệ liên nhân Quan hệ liên nhân là quan hệ được hình thành giữa những người tham gia giao tiếp trong cuộc thoại. Một cuộc thoại có thể bị gặp trở ngại nếu quan hệ liên nhân bị va chạm cho dù nội dung thông tin, đích, hướng là đúng đắn. Đỗ Hữu Châu [1; tr 17] đã chia quan hệ liên nhân thành quan hệ dọc và quan hệ ngang. - Quan hệ ngang là trục quan hệ thể hiện mối quan hệ thân - sơ giữa những người tham gia giao tiếp, được chia thành những cấp bậc khác nhau. - Quan hệ dọc là trục quan hệ quyền thế cũng được chia thành nhiều bậc khác nhau từ cao xuống thấp. Thông qua hành động xưng hô, người nói bộc lộ vị thế, tuổi tác, khoảng cách xã hội, giới tính và thái độ, tình cảm của mình đối với người nghe. Mối quan hệ liên nhân được cụ thể hoá như sau: Trục quan hệ quyền lực và trục quan hệ thân sơ được chia thành nhiều cấp độ khác nhau và có tác động lẫn nhau, cụ thể là từ hai trục quan hệ trên, chúng tôi xác định được sáu cặp quan hệ như sau: A: SP2 có vị thế cao hơn và có khoảng cách (cấp trên, thầy giáo). B: SP2 có vị thế cao hơn và thân thiết (ông, bà, bố, mẹ). C: SP2 bình đẳng về vị thế và có khoảng cách (bạn mới quen, người cùng cơ quan) D: SP2 bình đẳng về vị thế và thân thiết (bạn hữu, vợ, chồng). A B D E F C VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 21-27 22 E: SP2 có vị thế thấp hơn và có khoảng cách (học sinh, nhân viên). F: SP2 có vị thế thấp hơn và thân thiết (con, cháu). Hai trục quan hệ ngang và dọc này tác động lẫn nhau. Trục quan hệ thân - sơ có thể biến đổi trong quá trình hội thoại, trục quan hệ quyền lực cũng có thể thay đổi theo sự biến đổi của quan hệ thân - sơ. Tương ứng với sáu cặp quan hệ trên, chúng ta có các cặp từ xưng hô như sau: 2.2. Quan hệ liên nhân thể hiện qua các cặp từ xưng hô 2.2.1. Xưng hô với người có vị thế cao hơn và có khoảng cách (A) Trong tiếng Việt, từ xưng hô có sự khác nhau giữa các cấp học, cụ thể như sau: + Các cặp từ xưng hô được dùng ở mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở là: con - cô, con - thầy + Các cặp từ xưng hô được dùng ở phổ thông trung học, đại học là: em - cô; em - thầy + Các cặp từ xưng hô được dùng ở cấp cao học là: em - thầy; em - cô; em - giáo sư Trong xã hội hiện nay nhu cầu học thêm là rất lớn, những người đến các lớp học thêm có thể ở mọi lứa tuổi, vì vậy cách xưng hô của những học viên này cũng hết sức phong phú, tuỳ theo tuổi tác. Khi người học kém tuổi giáo viên thì cách xưng hô vẫn như trên, nhưng khi người học hơn tuổi giáo viên thì còn có thể xưng hô là: tôi - thầy giáo; tôi - cô giáo. Cũng như vậy, ở cơ quan, cách xưng hô với cấp trên cũng phụ thuộc vào tuổi tác và giới tính: Giới tính Tuổi tác Nam Nữ SP1 < SP2 Em - Sếp / Thủ trưởng Em - Anh Cháu - Chú / Bác Em - Sếp / Thủ trưởng Em - Chị Cháu - Cô SP1 = SP2 Em - Sếp / Thủ trưởng Tôi - Anh / Anh + Tên Tôi - Ông Em - Sếp / Thủ trưởng Em - Chị / Chị + Tên SP1 > SP2 Tôi - Sếp / Thủ trưởng Tôi - Anh / Anh + Tên Tôi - Sếp / Thủ trưởng Tôi - Chị / Chị + Tên Tuy nhiên, theo kết quả mà chúng tôi khảo sát thì ở công sở, cách xưng hô thân tộc vẫn được sử dụng nhiều hơn. Ví dụ: (1) Thưa chú, hôm nay nhà cháu có việc bận, cháu xin phép chú cho cháu về sớm ạ. (2) Hôm nay chồng em đi công tác. Xin phép chị cho em về sớm để đón con ạ. Người Việt khi nói chuyện với thủ trưởng vẫn có thể sử dụng các cặp từ xưng hô thân tộc: cháu - chú / cô, em - anh / chị như trên. Cặp từ xưng hô của những người cấp dưới đối với những người cấp trên trong trường học, công tycủa tiếng Nhật như sau: SP1 SP2 わたし (Đại từ nhân xưng (ĐTNX) ngôi 1) ぼく (ĐTNX ngôi 1, từ dùng cho nam giới) わたくし (cách nói khiêm tốn của わたし) 先生 (giáo viên, luật sư, bác sĩ) / Tên先生 社長 (giám đốc)、課長 (trưởng phòng)... Người Nhật quy định chặt chẽ, người dưới buộc phải gọi người cấp trên bằng những từ chỉ chức vụ, chứ không được dùng danh từ chỉ thân tộc như trong tiếng Việt. Ví dụ cũng với ý xin phép như câu (1) ở trên, người Nhật sẽ nói: (1’) 課長、ちょっと用事があるので、今日早 く帰らせていただけませんか。 Trong tiếng Nhật, các cặp từ xưng hô không phân biệt tuổi tác hay giới tính (trừ từ ぼく chỉ nam giới được sử dụng), còn trong tiếng Việt, cách xưng hô của người cấp dưới đối với người cấp trên, ngoài yếu tố địa vị xã hội là quan trọng thì yếu tố tuổi tác và giới tính cũng chi phối mạnh đến việc lựa chọn từ xưng hô. 2.2.2. Xưng hô với người có vị thế cao hơn và thân thiết (B) Trong tiếng Việt, người ta sử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô đối với kiểu quan hệ này như sau: SP1 SP2 Nam Nữ Cháu Con Cụ Cụ Ông Bà Bác/ chú/ cậu Bác/ cô/ dì/mợ/ thím Con Bố Mẹ Em Anh Chị Trong gia tộc, xưng hô được quy định khá nghiêm ngặt, phụ thuộc vào các yếu tố: nội - ngoại, giới tính, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 21-27 23 trên - dưới, huyết thống. Ví dụ SP1 phải gọi người họ nội, là nam, dưới bố mình, có huyết thống là chú, vợ của chú gọi là thím; gọi người họ nội, là nữ, dưới bố mình, có huyết thống là cô; chồng của cô gọi là chú, gọi người họ ngoại, là nam, dưới mẹ mình, có huyết thống là cậu, gọi vợ của cậu là mợ; gọi người họ ngoại, là nữ, dưới mẹ mình, có huyết thống là dì, gọi chồng của dì là chú; gọi anh/chị ruột của bố mẹ mình bằng bác, vợ/chồng của bác đều gọi là bác... xưng bằng cháu bất kể là người đó nhiều tuổi hay ít tuổi. Xưng hô đối với người có vị thế cao và thân thiết trong tiếng Nhật được thể hiện như sau: SP1 SP2 Nam Nữ わたし (ĐTNX ngôi 1) ぼく (ĐTNX ngôi 1, là nam) あたし (ĐTNX ngôi1, là nữ) Tên おおじいさん /おおじいち ゃん (cụ) おおばあさん /おおばあち ゃん (cụ) おじいさん/ おじいちゃん (ông) おばあさん/ おばあちゃん (bà) おじさん/お じちゃん(bác/ cậu/ chú) おばさん/お ばちゃん (bác/ cô/ dì/ thím, mợ) おとうさん/ おとうちゃん (bố) おかあさん/ おかあちゃん (mẹ) おにいさん/ おにいちゃん (anh) おねえさん/ おねえちゃん (chị) Qua hai bảng trên, chúng ta thấy cách SP1 gọi SP2 trong tiếng Nhật và tiếng Việt khá giống nhau, sử dụng danh từ thân tộc, nhưng cách SP1 xưng thì có sự khác biệt. Cách xưng trong tiếng Việt sử dụng danh từ thân tộc, phụ thuộc vào mối quan hệ trên - dưới, còn trong tiếng Nhật lại sử dụng các đại từ nhân xưng thân mật và phụ thuộc vào giới tính. Thông thường thì nam hay xưng là ぼく, còn nữ hay xưng là わたし. Ví dụ: (3) 母: 道路で あそんじゃだめよ。車が 危 ないからね。 Không được chơi ngoài đường đâu (con). Xe nguy hiểm lắm! 子: じゃ、僕 公園へ 行ってくれて。 Thế thì (mẹ) đưa con đi công viên đi! (4) 姑: 今日は 寒いわねえ... Hôm nay lạnh quá! 子: お母さん 買い物は 私に 行かせてくださ い。 Mẹ để con đi mua đồ cho! 2.2.3. Xưng hô với những người bình đẳng về vị thế và có khoảng cách (C) Từ xưng hô giữa những người bình đẳng vị thế và có khoảng cách trong tiếng Việt phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính: Độ tuổi SP1 SP2 Thanh niên Thiếu niên Mình Mình/ Tên Bạn Tên Trung niên Em Tôi Anh/ chị Anh/ chị Cao niên Tôi Ông/ bà Đó là cách xưng hô với người bình đẳng về vị thế hoặc người mới quen nhưng ngang tuổi mình, còn đối với những người hơn tuổi thì tuỳ vào tuổi tác mà người ta sẽ lựa chọn các danh từ thân tộc sao cho phù hợp: cháu - cô, cháu - bác Ví dụ: (5) Cô làm ơn xem giúp cháu mấy giờ rồi với ạ! (6) Ông ngồi vào ghế này cho đỡ mỏi chân ạ! Trong tiếng Nhật, cặp từ xưng hô giữa những người bình đẳng về vị thế và có khoảng cách đơn giản hơn: SP1 SP2 わたし (ĐTNX ngôi thứ 1) あなた (ĐTNX ngôi 2) Họ + さん/ さま Thông thường, đối với những người mới quen và ngang tuổi, người Nhật sử dụng cặp từ xưng hô: ĐTNX ngôi thứ nhất và ĐTNX ngôi thứ hai, mang sắc thái trung hoà. Đối với những nhiều tuổi, người Nhật sử dụng cặp từ xưng hô: ĐTNX ngôi thứ nhất - danh từ thân tộc, thể hiện sự tôn trọng, lễ phép đối với người nghe. Ví dụ: (7) A: あのう、おじいさん、どうぞこちらに お座りください。 Ông ơi, ông ngồi vào ghế này ạ! B: いえいえ、私は 次の駅で降りますから。 Không không, tôi xuống ga tới rồi. (8) おばあさん、そのかばんは重そうですね。 持ちましょうか。 Bà ơi, túi xách đó có vẻ nặng quá. (Bà) để cháu xách giúp cho ạ. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 21-27 24 2.2.4. Xưng hô với những người bình đẳng về vị thế và thân thiết (D) Trong tiếng Việt, việc xưng hô giữa những người bình đẳng về vị thế như bạn bè khá phức tạp, phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính: Giới Độ tuổi Nam Nữ Thanh thiếu niên niên Tao - Mày Tớ - Cậu Tôi/Tớ/Mình - Tên Tao - Mày Tớ - Cậu/Bạn/Ấy/Đằng ấy Người ta - Mình Trung niên Tôi - Anh/Ông Mình - Tên Tôi - Chị/Chị + Tên Mình - Tên Cao niên Em - Bác Tôi - Ông Em - Bác Tôi - Bà Xưng hô giữa những người bình đẳng về vị thế và thân thiết rất phong phú và đa dạng. Quan sát bảng trên, chúng ta có thể thấy càng nhiều tuổi thì các từ xưng hô càng trở nên ít đi. Đối với thanh thiếu niên, nếu SP1 và SP2 bằng tuổi, cặp từ xưng hô: tao - mày hay được sử dụng. Cặp từ xưng hô này được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp thông thường, thể hiện mối quan hệ gắn bó, thân thiết, tự nhiên giữa hai đối tượng. Lối xưng hô theo nghi thức như: cậu- tớ, tớ - tên đôi khi sẽ làm cho quan hệ giữa hai người trở nên xa lạ hơn, bớt thân hơn. Tuy nhiên, khi xuất hiện người thứ ba là người trên quyền và xa lạ như thầy cô giáo thì cặp từ xưng hô lại phải thay đổi thành cậu - tớ, tớ - tên Ở độ tuổi này, yếu tố tuổi tác đóng vai trò quan trọng. Nếu SP2 hơn tuổi thì phải sử dụng các danh từ thân tộc: em - anh/chị để xưng hô. Ở độ tuổi trung niên và cao niên, yếu tố tuổi tác đã bị “mờ đi”, người ta có thể gọi người hơn tuổi, bằng tuổi, thậm chí kém tuổi bằng anh, chị, ông, bà thể hiện sắc thái tình cảm tích cực (trang trọng, trung tính, thân mật). Xưng hô đối với những người bình đẳng về vị thế và thân thiết trong tiếng Nhật không phân biệt độ tuổi như trong tiếng Việt mà chỉ phân biệt về giới tính: Nam Nữ ぼく - tên/ tên + くん ぼく - きみ/ あなた おれ - おまえ わたし - tên + さん わたし - あなた わたし - tên Những từ như ぼく, おれ (ĐTNX ngôi 1), きみ, お まえ(ĐTNX ngôi 2) là những từ suồng sã, chỉ có nam giới mới được sử dụng, Ví dụ: (9) A: きみ、恵子さんがすきなんだろ? Cậu thích Keiko à? B: そんなことないよ。僕たちただの友達だよ。 Làm gì có chuyện đó. Chúng mình chỉ là bạn thôi. (10) 木村: おい、おまえビールを飲みすぎるよ。 ôi, cậu uống quá nhiều rồi đấy. 田中: いえいえ、木村も飲めよ。 Chưa, chưa. Kimura cùng uống đi! 木村: おれは車で来るから、飲めないんだ。 Tớ phải lái xe nên không uống được. Nữ giới tuyệt đối không được sử dụng các từ ぼく, おれ mà phải sử dụng các từ mang tính trung hoà như: わたし (ĐTNX ngôi 1) và あなた (ĐTNX ngôi 2). Ví dụ: (11) A: 私ヨガの教室に通っているの。あなた も一緒にやらない? Tớ đang đi học lớp Yoga. Cậu đi học cùng nhé! B: 行きたいけど、家事はねえ。 (Tớ) cũng muốn đi lắm nhưng còn việc nhà Trong quan hệ vợ chồng có nhiều cung bậc tình cảm và nó được thể hiện rõ trong cách xưng hô: Chồng Vợ Mới kết hôn Anh - em Anh - mình Em - anh Em - mình Có con Anh - em Tôi - mẹ + tên con Em - anh Tôi - bố + tên con Có cháu Tôi - bà Tôi - ông Trong gia đình người Việt, người vợ xưng là em, gọi chồng mình là anh và ngược lại. Đây là cách xưng hô khá phổ biến, được dựa trên nguyên tắc về tôn ti trong gia đình: người chồng dù có ít tuổi hơn, địa vị xã hội thấp hơn vợ vẫn là anh, và ngược lại người vợ dù có nhiều tuổi hơn, ở cơ quan có chức vụ cao hơn chồng nhưng về nhà vẫn là em. Cặp từ xưng hô trên thường sử dụng ở những cặp vợ chồng trẻ, ở vào giai đoạn đầu của hôn nhân. Tuy nhiên, cũng có những cặp vợ chồng gắn bó, yêu thương nhau có thể duy trì cách xưng hô này đến “đầu bạc răng long”. Sau khi sinh con, ngoài cặp từ anh - em, các cặp vợ chồng còn hay gọi nhau bằng thiên chức: sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất để “xưng” (tôi/ em) và gọi vợ hoặc chồng mình là mẹ/ bố + tên con của mình. Khi vợ chồng bước sang tuổi trung niên và cao niên, đặc biệt là khi đã có cháu thì thông thường cách xưng VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 21-27 25 hô cũng thay đổi: một người xưng là tôi, gọi vợ hoặc chồng mình là bà/ ông. Cách xưng hô giữa vợ chồng của người Nhật được thể hiện như sau: Chồng Vợ ぼく - きみ わたし - あなた Trong gia đình người Nhật, người chồng gọi vợ là きみ (ĐTNX ngôi 2, thân thiết) và xưng là ぼく (ĐTNX ngôi 1, thân thiết), còn người vợ gọi chồng là あなた (ĐTNX ngôi 2) và xưng là わたし (ĐTNX ngôi 1). Ví dụ: (12) 妻: ねえ、あなた まだ 寝ないの? Anh chưa đi ngủ à? 夫: 僕は あしたまでに この資料 読まな ければならないだ。先に寝て。 Anh phải đọc xong tài liệu này trước ngày mai. (Em) đi ngủ trước đi! (13) 夫: きみ、誰が来たようだよ。 Em ơi, hình như có ai đến đấy. 妻: あなた、見てきて。 Anh ra xem đi! 2.2.5. SP2 có vị thế thấp hơn và có khoảng cách (E) Như trên đã trình bày, các cặp từ xưng hô được dùng ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học và đại học là khác nhau: SP1 SP2 Thầy/ cô Thầy/ cô Tôi Em Tên riêng Các anh/ các chị/ các bạn Cặp xưng hô chuẩn của giáo viên với học sinh mầm non, học sinh tiểu học là cô/ thầy - con, còn đối với học sinh phổ thông, giáo viên thường sử dụng các cặp từ xưng hô: cô/ thầy - em. Nhưng trong lớp học hiện nay có nhiều trường hợp giáo viên ít hơn hoặc bằng tuổi học viên, do đó cách xưng hô cũng thay đổi và các cặp xưng hô thường là tôi - các anh, các chị; tôi - các bạn. Các cặp từ xưng hô trên có thể gặp ở một giáo viên nhiều tuổi đối với học viên ít tuổi hơn mình trong lớp học cao học, thể hiện sự tôn trọng học viên, nhấn mạnh đến sự bình đẳng hơn trong quan hệ. Đối với nhân viên, cấp trên thường lựa chọn từ xưng hô dựa vào tuổi tác và hoàn cảnh sử dụng. Các cặp từ xưng hô được sử dụng trong phạm vi quy thức là: tôi - ông/ bà/ anh/ chị/ đồng chí. Còn thông thường khi nói về những chuyện ngoài công việc thì cách xưng hô trở nên thoải mái hơn, thông thường người ta hay sử dụng các từ thân tộc để xưng hô như: chú/ cô - cháu; anh/ chị - em; mình - cậu, tôi- cô/ cậu. Trong tiếng Nhật, những cặp từ xưng hô của giáo viên đối với học sinh, sinh viên, hay của cấp trên đối với người cấp dưới thường được sử dụng là: SP1 SP2 - 先生 (Thầy/ cô) - わたし (ĐTNX ngôi thứ 1) - ぼく (ĐTNX ngôi thứ 1, là nam) - きみ / Họ + さん - Họ + くん (đối với nam) - Họ + ちゃん (đối với nữ) Giống tiếng Việt, xưng hô trong nhà trường của Nhật cũng được quy định chặt chẽ hơn so với xưng hô trong công ty. Giáo viên chỉ có thể xưng là 先生 hoặc わたし (ĐTNX ngôi 1) và gọi học sinh là きみ (ĐTNX ngôi 2, mang sắc thái thân mật) hoặc gọi là họ, họ + さ ん (mang sắc thái trung hoà). Ví dụ: (14) A: 先生、今 よろしいですか。 Thưa thầy, bây giờ thầy có rảnh không ạ? B: あ、田中さん、こちらへ 入って。 A, Tanaka à. (Em) vào đi! A: 実は、僕 ベトナムに 日本語を 教えに 行くことに なったんです。 Em đã quyết định sang Việt Nam để dạy tiếng Nhật. B: そうか。きみ頑張ってるなあ。私も鼻が高 いよ。 Vậy à. Em đã cố gắng rất nhiều. Tôi cũng tự hào về em. Trong những đoạn hội thoại mà chúng tôi thu thập được thì giáo viên không bao giờ xưng là ぼく, gọi học sinh của mình là họ + くん hay họ + ちゃん như ở công ty. Ở công ty, cấp trên thường xưng là ぼく (ĐTNX ngôi 1) và gọi nhân viên của mình là きみ (ĐTNX ngôi 2) hoặc họ + さん, họ + くん đối với nam, họ + ちゃ ん đối với nữ. Ví dụ: (15) 社員: 課長、できました。パーティーの招 待状、これでいいですか。 Thưa trưởng phòng, (em) làm xong giấy mời rồi ạ. Đây ạ. 課長: これ?君、敬語の 使い方が めちゃ めちゃじゃないか。 Đây á? Cậu sử dụng kính ngữ lộn xộn thế này à? 2.2.6. SP2 có vị thế thấp hơn và thân thiết (F) Xưng hô với những người ở vị thế thấp hơn và thân thiết trong cả hai ngôn ngữ Nhật và Việt đều có thể sử VJE Tạp chí Giáo dục, Số 473 (Kì 1 - 3/2020), tr 21-27 26 dụng các danh từ thân tộc. Ở tiếng Việt, cặp từ xưng hô giữa các thành viên trong gia đình có tính chất hai chiều (SP1 SP2): SP1 SP2 Cụ Ông/ bà Bác/ chú/ thím/cậu/ mợ/ cô/ dì Cháu Bố/ mẹ Con Anh/ chị Em Các cặp xưng hô trên được sử dụng một cách linh hoạt, không cứng nhắc. Từ con có thể để “xưng” hoặc “hô”. Ví dụ: SP1 xưng là “con” SP1 gọi SP2 là “con” 16) Con mời ông xơi cơm. (17) Mẹ mua cho con bút xanh nhé! (18) Con nấu cơm đi! Để cháu đấy ông trông cho. (19) Con đã về rồi đấy à. Các từ xưng hô thân tộc trong tiếng Nhật không mang tính chất hai chiều như trong tiếng Việt, chúng được thể hiện như sau: SP1 SP2 Nam Nữ - Tên - おま え/ お れ (dùng cho nam) おおじいさん/ おおじいちゃん (cụ) おおばあさん/お おばあちゃん (cụ) おじいさん/お じいちゃん (ông) おばあさん/おば あちゃん (bà) おじさん/おじ ちゃん (bác/ cậu/ chú) おばさん/おばち ゃん (bác/ cô/ dì/ thím, mợ) おとうさん/お とうちゃん (bố) おかあさん/おか あちゃん (mẹ) おにいさん/お にいちゃん (anh) おねえさん/おね えちゃん (chị) わたし(ĐTNX ngôi thứ 1), ぼく (ĐTNX ngôi thứ 1, từ của nam giới) Đối với người có vị thế thấp hơn và thân thiết, SP1 sử dụng các danh từ thân tộc để “xưng” (về số lượng, tương đương với tiếng Việt), nhưng từ “hô” trong tiếng Nhật có ít hơn, không chia theo mối quan hệ trên - dưới (thế hệ) như ở tiếng Việt, mà chúng chỉ thể hiện mối quan hệ thân thiết, gần gũi giữa người nói và người nghe. Ví dụ: (20) 祖母: おまえたちは いいねえ。おばあ ちゃんが若いころは戦争で、遊びたく たって 遊べなかったんだよ。 Các cháu bây giờ sướng thật! Hồi bà còn trẻ, có chiến tranh nên muốn chơi cũng không chơi được. 孫: 僕たちにも悩みはあるんだよ、おばあち ゃん。 Chúng cháu cũng có nỗi khổ của mình chứ bà. (21) A: たけし、僕の財布、知らない?探して も見つからないんだ。 Takeshi, (em) có biết cái ví của anh đâu không? (Anh) tìm mãi mà không thấy. B: さあ、知らないなあ. (Em) không biết. 3. Kết luận Nghiên cứu trên cho thấy, xưng hô trong tiếng Nhật và tiếng Việt khá phức tạp và có vai trò đặc biệt quan trọng. Để cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả như mong muốn, người tham gia giao tiếp phải xác định rõ quan hệ của mình với người đối thoại để lựa chọn t