Building a strong national defense plays an important role in every nation
nowadays. Specifically, defense and security education for students is of great
importance in human education and training strategy. The article analyzes the
model, AUN-QA quality management standards and the application of
quality management according to AUN-QA approach in defense and security
education centers, and thereby contributing to building and renewing the
quality management system in these centers in the coming time. This is an
important theoretical basis to guide, suggest and enable authors, as well as
scientists and managers in defense and security education centers to continue
researching and implementing the quality management model according to
AUN-QA approach.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 253 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí chất lượng trong các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận AUN-QA, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 11-17 ISSN: 2354-0753
11
QUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC
QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH THEO TIẾP CẬN AUN-QA
Hà Mạnh Hùng
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Email: hamanhhung@hpu2.edu.vn
Article History ABSTRACT
Received: 01/4/2020
Accepted: 23/4/2020
Published: 05/5/2020
Building a strong national defense plays an important role in every nation
nowadays. Specifically, defense and security education for students is of great
importance in human education and training strategy. The article analyzes the
model, AUN-QA quality management standards and the application of
quality management according to AUN-QA approach in defense and security
education centers, and thereby contributing to building and renewing the
quality management system in these centers in the coming time. This is an
important theoretical basis to guide, suggest and enable authors, as well as
scientists and managers in defense and security education centers to continue
researching and implementing the quality management model according to
AUN-QA approach.
Keywords
quality management,
Defense and security
education, AUN-QA.
1. Mở đầu
Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh trong giai đoạn cách mạng hiện nay có vị trí
rất quan trọng đối với mọi quốc gia. Theo Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQP&AN) thì “GDQP&AN là
trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo” (Quốc hội, 2013). Vì vậy,
GDQP&AN cho sinh viên (SV) cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp GD-ĐT, để góp phần thực hiện
thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, các trung tâm GDQP&AN đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo GDQP&AN cho SV; đồng thời, vấn đề
chất lượng, quản lí chất lượng (QLCL) ngày càng được quan tâm nghiên cứu và triển khai. Cùng với sự phát triển
của toàn cầu hoá, mô hình đảm bảo chất lượng (ĐBCL) AUN-QA (ASEAN University Network - Quality
Assurance) đã ra đời để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục hiện đại. Trong bối cảnh đó, các trung tâm
GDQP&AN cần thiết phải xây dựng một hệ thống QLCL vừa hiện đại, vừa đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo,
ĐBCL chương trình dạy và học, nhằm trang bị kiến thức về quốc phòng, an ninh, kĩ năng quân sự cho SV một cách
hiệu quả.
Nghiên cứu về chất lượng đào tạo GDQP&AN đã có một số công trình, đề tài đề cập ở Việt Nam, nhưng hầu
hết tập trung vào giải pháp quản lí dạy học GDQP&AN, coi GDQP&AN là một môn học và hướng tới việc nâng
cao chất lượng dạy học môn học này.
Tác giả Hà Văn Công (2006) chỉ đề cập đến vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy môn học GDQP-AN với
những tiêu chí về việc ĐBCL giảng dạy, chưa đặt vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện trong công tác
GDQP&AN. Bên cạnh đó, nghiên cứu chỉ giới hạn ở một trung tâm GDQP&AN nên cũng khá hạn chế. Hoàng
Văn Tòng (2013) đề cập tới vấn đề quản lí nhưng cũng chỉ tập trung nghiên cứu quản lí thực thi chương trình
GDQP&AN cho SV các trường đại học, nghĩa là mới chỉ nghiên cứu về quản lí một khâu trong việc nâng cao chất
lượng đào tạo môn học này.
Vũ Thanh Tùng (2016) đã tập trung nghiên cứu trên một phương diện quan trọng trong hoạt động giáo dục,
nâng cao chất lượng đào tạo là phát triển chương trình giáo dục để góp phần thúc đẩy hoạt động dạy học
GDQP&AN cho SV các trường đại học trở nên hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu của người học, nhiệm vụ xây
dựng và bảo vệ đất nước trong từng giai đoạn.
Có thể nhận thấy, các tác giả trên đã khẳng định tầm quan trọng, vị trí, ý nghĩa, mục đích của công tác
GDQP&AN, sự cần thiết của nội dung GDQP&AN trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời chỉ
ra những thực trạng, phương hướng nhằm nâng cao chất lượng GDQP&AN hay đề xuất các giải pháp có giá trị
thực tiễn nhằm tác động đến quản lí để làm thay đổi chất lượng đào tạo GDQP&AN ở các cơ sở đào tạo.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 11-17 ISSN: 2354-0753
12
Bài viết phân tích mô hình, bộ tiêu chuẩn ĐBCL cấp trường của AUN-QA về QLCL và việc áp dụng QLCL theo
tiếp cận AUN-QA trong các trung tâm GDQP&AN, qua đó góp phần giúp các trung tâm xây dựng và đổi mới hệ
thống QLCL trong thời gian tới.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Khái niệm “Quản lí chất lượng trong các trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh”
Trung tâm GDQP&AN là cơ sở giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh, kĩ năng quân sự cho các
đối tượng theo quy định của Luật GDQP&AN, “đào tạo môn học GDQP&AN cho SV các trường đại học, cao đẳng
ở Việt Nam theo chương trình, đối tượng quy định” (Quốc hội, 2013).
Trong quá trình hoạt động, mọi tổ chức đều quan tâm đến chất lượng sản phẩm, chất lượng hoạt động. Hoạt động
quản lí các yếu tố chất lượng và quá trình theo định hướng chất lượng được gọi là QLCL (Hà Mạnh Hùng, 2016).
QLCL giáo dục là xây dựng và vận hành hệ thống quản lí trên cơ sở bộ chuẩn, tác động vào tất cả các lĩnh vực của
một cơ sở giáo dục, vào tất cả các giai đoạn của quá trình giáo dục, đảm bảo không có lỗi trong các giai đoạn đó,
nhằm tạo ra chất lượng của toàn bộ sản phẩm của quá trình giáo dục (Nguyễn Đức Chính, 2017). Đã có những nghiên
cứu về QLCL ở góc độ tiếp cận khác nhau; tuy nhiên, các nhà khoa học đều thống nhất về QLCL ở những điểm:
- Thiết lập chuẩn; - Đối chiếu thực trạng với chuẩn; - Đưa ra các giải pháp nâng thực trạng ngang chuẩn. Theo tác
giả, QLCL trong các trung tâm GDQP&AN là quản lí tất cả các điều kiện tạo nên chất lượng trong trung tâm, bao
gồm một hệ thống quản lí với sự tham gia và tương tác lẫn nhau của nhiều thành tố, vận hành hệ thống quản lí hướng
tới đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan.
2.2. Mô hình đảm bảo chất lượng của AUN-QA
2.2.1. Mô hình đảm bảo chất lượng cấp trường của AUN-QA (xem hình 1)
Với mục đích phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đại học trong ASEAN, AUN (ASEAN University
Network) là mạng lưới các trường đại học hàng đầu khu vực Đông Nam Á được thành lập vào tháng 11/1995, bởi
sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng giáo dục các nước Đông Nam Á, với các thành viên ban đầu do Bộ trưởng giáo
dục các nước đề cử. AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể rõ ràng, tập
trung đánh giá những điều kiện để ĐBCL đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo.
Kể từ khi thành lập, AUN đã xem xét chất lượng đào tạo là một mục tiêu quan trọng nhằm khẳng định với quốc
tế về sự phát triển của giáo dục đại học Đông Nam Á, tạo ra sự liên thông và công nhận chất lượng đào tạo lẫn nhau
giữa các trường đại học trong và ngoài mạng lưới AUN. Nhằm đẩy mạnh công tác ĐBCL bên trong các trường đại
học, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học của các trường trong khu vực Đông Nam Á theo
bộ tiêu chuẩn ĐBCL chung khu vực ASEAN được ban hành vào năm 2004.
Nhằm xây dựng nền tảng quản lí nhà trường theo hướng hiện đại và khoa học, các trường đại học khi vận dụng
mô hình ĐBCL cấp trường của AUN-QA nên bắt đầu từ việc hoạch định và công bố các văn bản quản lí theo mô
hình sau:
Hình 1. Mô hình ĐBCL cấp trường của AUN-QA (University Network Quality, 2016)
Mô hình ĐBCL cấp cơ sở giáo dục bắt đầu từ việc xác định yêu cầu của các bên liên quan và việc nhà trường
chuyển tải những yêu cầu này vào tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của đơn vị. Điều này có nghĩa là hoạt
Sự hài lòng của các bên liên quan
Sứ mạng
Mục đích
Mục tiêu
Chính sách
kế hoạch
Quản lí
Nhân lực
Ngân sách
Các hoạt động
đào tạo
Nghiên cứu
Phục vụ
cộng đồng
THÀNH
QUẢ
ĐBCL và Đối sách Quốc gia/Quốc tế
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 11-17 ISSN: 2354-0753
13
động đảm bảo và đánh giá chất lượng luôn bắt đầu từ sứ mạng và mục đích (cột 1) và kết thúc là các thành quả đạt
được (cột 4), nhằm thỏa mãn yêu cầu của các bên liên quan. Cột 2 cho thấy cách thức nhà trường hoạch định kế
hoạch để đạt được mục tiêu: - Chuyển tải các mục tiêu vào chính sách và chiến lược; - Cấu trúc và cách thức quản lí
của nhà trường; - quản lí nguồn nhân lực: tuyển dụng nhân sự để đạt được các mục tiêu; - Ngân sách giúp đạt được
những mục tiêu đề ra. Cột 3 thể hiện các hoạt động cốt lõi của trường đại học: - Các hoạt động dạy và học; - Các
hoạt động nghiên cứu; - Đóng góp cho xã hội và hỗ trợ, đóng góp vào sự phát triển cộng đồng.
2.2.2. Bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng của AUN-QA
Bộ tiêu chuẩn ĐBCL của AUN-QA (Asean University Network, 2016) đánh giá chất lượng 4 mặt của một đơn
vị giáo dục đại học, bao gồm:
- Về chiến lược, các đơn vị phải đảm bảo được 8 tiêu chuẩn sau: 1) Tầm nhìn, sứ mạng và văn hóa; 2) Hệ
thống quản trị; 3) Lãnh đạo và quản lí; 4) Quản trị chiến lược; 5) Các chính sách về đào tạo, nghiên cứu khoa
học và phục vụ cộng đồng; 6) Quản lí nguồn nhân lực; 7) Quản lí tài chính và cơ sở vật chất; 8) Các mạng lưới
và quan hệ đối ngoại.
- Về hệ thống, các đơn vị phải xem xét chất lượng ở 4 tiêu chuẩn: 9) Hệ thống ĐBCL bên trong; 10) Đánh giá
chất lượng bên trong và bên ngoài; 11) Hệ thống thông tin ĐBCL bên trong; 12) Nâng cao chất lượng.
- Về chức năng, các trường đại học phải đảm bảo 9 tiêu chuẩn: 13) Tuyển sinh và nhập học; 14) Thiết kế và rà
soát chương trình dạy học; 15) Giảng dạy và học tập; 16) Đánh giá SV; 17) Các hoạt động phục vụ và hỗ trợ SV;
18) Quản lí nghiên cứu khoa học; 19) Quản lí tài sản trí tuệ; 20) Hợp tác và đối tác nghiên cứu khoa học; 21) Kết nối
và phục vụ cộng đồng.
- Về kết quả hoạt động phản ánh chất lượng của một đơn vị đào tạo đại học ở 4 tiêu chuẩn: 22) Kết quả đào
tạo; 23) Kết quả nghiên cứu khoa học; 24) Kết quả đóng góp phục vụ cộng đồng; 25) Kết quả tài chính và thị
trường giáo dục.
Từ 25 tiêu chuẩn, AUN-QA đưa ra 111 chỉ báo để đánh giá chi tiết từng tiêu chuẩn. Những tiêu chuẩn mà
AUN-QA năm 2016 đưa ra trên cơ sở đồng nhất các tiêu chuẩn ĐBCL của 3 cấp trong các bộ tiêu chuẩn AUN-
QA trước đây.
2.3. Đặc điểm hoạt động của trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
Thứ nhất, các trung tâm GDQP&AN chịu sự quản lí liên Bộ với nhiều cấp chỉ đạo nên ảnh hưởng đến hoạt động
và xây dựng, hoàn thiện hệ thống QLCL (theo Luật GDQP&AN, có trung tâm thuộc Bộ GD-ĐT quản lí và trung
tâm thuộc các trường Quân sự do Bộ Quốc phòng quản lí). Tuy vậy, các trung tâm GDQP&AN lại không hoạt động
như một khoa trực thuộc mà là cơ sở giáo dục, có tư cách pháp nhân và tài khoản, con dấu riêng. Trung tâm
GDQP&AN có thể được coi là một đơn vị đào tạo độc lập, được quản lí và cấp chứng chỉ GDQP&AN (Bộ Quốc
phòng, Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, 2015).
Thứ hai, có sự liên kết chặt chẽ giữa trung tâm GDQP&AN với các trường đại học. Trung tâm GDQP&AN thực
hiện GDQP&AN cho SV của nhiều trường đại học, với các chuyên ngành khác nhau. Sự liên kết đào tạo theo kế
hoạch GDQP&AN cho SV hàng năm chưa được thống nhất, do đó số lượng SV không đồng đều trong mỗi khóa
đào tạo. Thời gian liên kết khác nhau nên ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy và học tập GDQP&AN, do đó tác động,
chi phối tới phương thức quản lí và nội dung QLCL.
Thứ ba, Do đặc thù hoạt động đào tạo và thường xuyên liên kết đào tạo với nhiều trường đại học khác nhau nên
các trung tâm GDQP&AN phải thực hiện đúng, đầy đủ nội dung chương trình GDQP&AN (Bộ GD-ĐT, 2012).
ĐBCL và hiệu quả theo quy định. Bên cạnh đó, phương pháp tổ chức dạy học trong các trung tâm cũng rất đặc biệt.
SV học tập trung tại trung tâm theo Quyết định số 161/QĐ-TTg ngày 30/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ (2015);
việc giảng dạy đòi hỏi phải có thao trường, bãi tập đủ rộng, vũ khí, khí tài chuyên dùng đặc chủng, chuyên dụng phù
hợp hoàn cảnh chiến tranh hiện đại.
Thứ tư, Đội ngũ giảng viên nòng cốt cơ bản là sĩ quan Quân đội biệt phái, vừa là người dạy, người chỉ huy
nhưng đồng thời là cán bộ quản lí trực tiếp SV. Người học rất đa dạng, đó là những SV ở các trường cao đẳng,
đại học trong cả nước với các ngành học, bậc học, trình độ khác nhau, nhưng học cùng một chương trình
GDQP&AN. Thời gian học tập GDQP&AN tập trung với 7-9 tiết/ngày, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, khí
hậu, môi trường. Địa điểm học tập cũng đa dạng, có thể ở lớp học (giảng đường) hoặc ngoài thao trường (bãi
tập). Ngoài học tập, người học còn phải rèn luyện chấp hành kỉ luật, thực hiện nền nếp đó là “3 chế độ trong
tuần, 11 chế độ trong ngày” (Bộ Quốc phòng, 2011).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 11-17 ISSN: 2354-0753
14
2.4. Những căn cứ để vận dụng AUN-QA vào quản lí chất lượng trong các trung tâm Giáo dục quốc phòng và
an ninh
Thứ nhất, xây dựng hệ thống QLCL là phù hợp với xu thế phát triển GD-ĐT. Do đó, GD-ĐT nói chung, giáo
dục đại học nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng. Trung tâm GDQP&AN thuộc trường đại học trong cả
nước cũng không nằm ngoài yêu cầu về nâng cao chất lượng để đảm bảo công tác GDQP&AN đạt được mục tiêu
mà Nhà nước đề ra.
Thứ hai, tiếp cận AUN-QA cấp trường sẽ cải tiến hệ thống QLCL hiện tại và chuyển sang mô hình QLCL tiên
tiến. QLCL cấp trung tâm sẽ cải tiến được chất lượng hiện tại.
Thứ ba, QLCL tiếp cận theo mô hình AUN-QA cấp trường sẽ giúp các trung tâm từng bước đáp ứng các tiêu
chuẩn ĐBCL khu vực ASEAN, cụ thể: ĐBCL các tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên; cơ sở vật chất, dịch vụ hỗ trợ,
chất lượng đầu ra của SV khi hoàn thành môn học.
Thứ tư, tiếp cận theo mô hình ĐBCL bên trong giúp các trung tâm GDQP&AN xây dựng được hệ thống giám
sát, đánh giá chất lượng một cách chính xác và hiệu quả. Đây là căn cứ để phát hiện các tồn tại cần khắc phục nhằm
ĐBCL ở trung tâm.
Thứ năm, Việc vận dụng AUN-QA vào QLCL ở trung tâm GDQP&AN trở thành một tất yếu khách quan để phù
hợp với xu thế khu vực hóa, quốc tế hóa giáo dục.
2.5. Quản lí chất lượng trong các trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận AUN-QA
2.5.1. Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng trong các trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận
AUN-QA (xem hình 2)
Hình 2. Cấu trúc hệ thống QLCL trong các trung tâm GDQP&AN
Cấu trúc hệ thống QLCL được xây dựng dựa theo cơ cấu tổ chức của trung tâm GDQP&AN (Bộ Quốc phòng,
Bộ GD-ĐT, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2015). Đứng đầu là Ban Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về
QLCL của trung tâm và cũng trực tiếp ĐBCL về mặt chiến lược. Cấp dưới là các Khoa/Bộ môn trực tiếp chịu trách
nhiệm chất lượng đào tạo, các Phòng/ban chuyên môn chịu trách nhiệm về chất lượng nguồn lực hay ĐBCL về mặt
chức năng và kết quả hoạt động. Để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng của trung tâm làm cơ sở cho hoạt
động ĐBCL, trung tâm thành lập bộ phận riêng là Phòng/Bộ phận Kiểm định và ĐBCL. Đây cũng là bộ phận chịu
trách nhiệm ĐBCL về mặt hệ thống.
2.5.2. Vận hành hệ thống quản lí chất lượng trong các trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh (xem hình 3)
Hình 3. Vận hành hệ thống QLCL trong các trung tâm GDQP&AN
Lập kế hoạch,
chiến lược
Lựa chọn bộ tiêu chuẩn
chất lượng
Xác định
trách nhiệm
Triển khai
thực hiện
Báo cáo kết quả
kiểm định
Kiểm tra, điều chỉnh,
cải tiến chất lượng
BAN GIÁM ĐỐC
Khoa/Bộ môn Phòng (ban) chức năng
Phòng/Bộ phận Kiểm định
và ĐBCL
Các điều kiện ĐBCL
Đánh giá kết quả đầu ra
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 477 (Kì 1 - 5/2020), tr 11-17 ISSN: 2354-0753
15
- Lựa chọn bộ tiêu chuẩn chất lượng. Trung tâm xác định tiêu chuẩn chất lượng cho các thành tố cần QLCL theo
tiếp cận AUN-QA. Bộ tiêu chuẩn phải thể hiện được mục tiêu chất lượng, phù hợp với bối cảnh phát triển. Bộ tiêu
chuẩn chất lượng là căn cứ để thực hiện đánh giá, kiểm định và BĐCL. Đây cũng là cơ sở của hoạt động QLCL trong
trung tâm GDQP&AN.
- Lập kế hoạch, chiến lược QL: Trung tâm xác định kế hoạch, nhiệm vụ QLCL dựa trên cơ sở mục tiêu, mục đích
đào tạo. Kế hoạch chiến lược quản lí cũng là việc vạch ra cách thức, giải pháp để đạt được yêu cầu chất lượng hay
đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng được đặt ra; trong mỗi kế hoạch thường bao gồm các nội dung như: xác định hình
thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định các
hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.
- Xác định trách nhiệm: Trung tâm xây dựng hệ thống QLCL với việc phân cấp quản lí và xác định trách nhiệm
cho từng bộ phận tham gia. Đặc biệt, xây dựng bộ phận chuyên trách kiểm định và ĐBCL để triển khai kế hoạch,
chiến lược quản lí đã đặt ra. Điều này định hình công tác quản lí cũng như hiệu quả QLCL của các trung tâm.
- Thực hiện triển khai:
+ Công bố các văn bản về chất lượng và các chính sách ĐBCL đã được xây dựng, xét duyệt (bằng quyết định
của lãnh đạo cao nhất trung tâm).
+ Ban chỉ đạo (cấp quản lí cao nhất) tổ chức phổ biến các văn bản đã ban hành nhất là các văn bản liên quan tới
nhiều bộ phận và cá nhân như (Chính sách, mục tiêu chất lượng của trung tâm; các quy trình kiểm định chất lượng...);
nhắc nhở các bộ phận, cá nhân những điều cần chú ý khi thực hiện hệ thống QLCL. Các đơn vị sau khi nhận nhiệm
vụ, phải nhanh chóng triển khai thực hiện những phần việc có liên quan, cụ thể hoá các chỉ tiêu về chất lượng của
từng bộ phận, từng cá nhân làm căn cứ để đảm bảo đạt được các tiêu chí đã xây dựng.
+ Ban chỉ đạo và từng bộ phận rà soát, điều chỉnh việc phân công, trách nhiệm, quyền hạn đối với cán bộ viên
chức trong quá trình thực hiện hệ thống QLCL. Lập sổ theo dõi để ghi chép tình hình thực hiện, những sai sót cần
khắc phục, những bất hợp lí cần xem xét bổ sung, điều chỉnh Các ghi chép này được cập nhật hàng tuần và báo
cáo hàng tháng với Ban lãnh đạo để xem xét xử lí.
+ Đào tạo đánh giá viên (chọn một số cán bộ từ các bộ phận/ đơn vị để được đào tạo, huấn luyện công tác đánh
giá, kiểm định chất lượng bên trong). Đánh giá viên sẽ là cộng tác viên giúp Ban lãnh đạo theo dõi quá trình thực
hiện hệ thống QLCL và sẽ là thành viên của nhóm đánh giá chất lượng bên trong.
+ Đánh giá chất lượng bên trong: Bộ phận kiểm định tiến hành đánh giá, kiểm định chất lượng nội bộ theo các
điều kiện ĐBCL để xem xét có phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn hay không; hiệu lực và hiệu quả như thế nào
và tổng hợp các kết quả đánh giá. Việc kiểm định, đánh giá chất lượng được thực hiện theo định kì hàng năm hoặc
1 năm 2 lần.
+ Quản lí hệ thống thông tin ĐBCL bên trong: Bộ phận kiểm định và ĐBCL cũng phải chịu trách nhiệm quản lí
hệ thống thông tin ĐBCL bao gồm: Lập kế hoạch quản lí thông tin ĐBCL bên trong (thu thập, xử lí, báo cáo và
thông tin đến và đi từ các bên liên quan trong việc hỗ trợ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng
đồng được thiết lập); Phân tích thông tin về ĐBCL bên trong (các dữ liệu được phân tích, phù hợp và sẵn sàng để
các bên liên quan tiếp cận một cách kịp thời nhằm hỗ trợ việc ra quyết định, đồng thời đảm bảo sự thống nhất, bảo
mật và an toàn của cơ sở giáo dục); Rà soát thường xuyên số lượng, chất lượng của dữ liệu và thông tin cũng như sự
thống nhất, bảo mật và an toàn của cơ sở giáo dục; Đưa ra biện pháp cải tiến chất lượng để hỗ trợ đào tạo, nghiên
cứu khoa học và phục vụ cộng đồng.
- Báo cáo kết quả kiểm định: Trên cơ sở kết quả đánh giá chất lượng của từng nội dung, bộ phận kiểm định và
ĐBCL sẽ hoàn thiện báo cáo lên Ban lãnh đạo trung tâm. Kết quả kiểm định chỉ ra những nội dung đã ĐBCL, những
nội dung chưa đạt tiêu chuẩn. Đây là căn cứ để đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng trong các trung tâm
GDQP&AN.
- Kiểm tra, điều chỉnh, cải tiến chất lượng: Trên cơ sở báo cáo kết quả kiểm định chất lượng, các nhà quản lí
trong trung tâm tìm ra giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến những nội dung chưa đạt tiêu chuẩn nhằm
ĐBCL của trung tâm. Các giải pháp được cụ thể hoá thành các chiến lược, phương án hành động và triển khai thực
hiện nâng cao chất lượng. Tuỳ theo điều kiện thực t