Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo giáo viên mầm non hiện nay

Tóm tắt. Bài viết đã nêu kết quả nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên và các vấn đề lí luận có liên quan; kết quả khảo sát thực trạng việc quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập trong đào tạo giáo viên mầm non tại 3 trường cao đẳng sư phạm. Qua nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết và có tính khả thi để quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo giáo viên mầm non theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo giáo viên mầm non hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Science, 2013, Vol. 58, No. 1, pp. 130-135 This paper is available online at QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON HIỆN NAY Đặng Lộc Thọ Phòng Đào tạo, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tóm tắt. Bài viết đã nêu kết quả nghiên cứu lí luận về quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên và các vấn đề lí luận có liên quan; kết quả khảo sát thực trạng việc quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập trong đào tạo giáo viên mầm non tại 3 trường cao đẳng sư phạm. Qua nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của việc quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong việc nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non, từ đó đề xuất các biện pháp cần thiết và có tính khả thi để quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo giáo viên mầm non theo yêu cầu đổi mới giáo dục. Từ khóa: Đánh giá kết quả học tập, đào tạo giáo viên mầm non, quản lí hoạt động đào tạo. 1. Mở đầu Quản lí hoạt động đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của sinh viên (SV) là một khâu quan trọng trong quá trình quản lí hoạt động đào tạo. Đánh giá đúng, khách quan kết quả học tập (KQHT) của sinh viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó, việc đổi mới quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV nói chung, trong đào tạo giáo viên mầm non (GVMN) nói riêng là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Những vấn đề chung Đánh giá kết quả học tập là đánh giá hệ thống tri thức, thái độ, kĩ năng, kĩ xảo sinh viên trong quá trình học tập được lượng hóa bằng các điểm số. Received December 12, 2011. Accepted June 20, 2012. Contact Dang Loc Tho, e-mail address: tho1962@gmail.com 130 Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ... ĐGKQHT của SV là quá trình giảng viên và cơ sở đào tạo xác định mức độ nắm và vận dụng tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của sinh viên so với yêu cầu của chương trình đề ra. Nội dung đánh giá là những kết quả học tập hàng ngày, cũng như kết quả phản ánh trong các kì kiểm tra định kì và kiểm tra tổng kết các mặt kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo từng môn. Yêu cầu đánh giá là chú trọng xem xét mức độ thông hiểu và bền vững của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo so với chuẩn của chương trình đồng thời đánh giá phải khách quan, trung thực. Để đánh giá đạt đúng yêu cầu như vậy cần phải có sự quản lí phù hợp và khoa học. Quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra nhằm làm cho hoạt động ĐGKQHT của SV đạt hiệu quả cao hơn, tức là làm cho hoạt động này phát huy được vai trò và đảm bảo được các nguyên tắc đề ra. Quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV nhằm hướng tới nâng cao chất lượng của quá trình đào tạo, giúp trả lời những câu hỏi chính như: Quá trình đào tạo có hiệu quả như thế nào? Khâu nào trong quá trình đào tạo còn hạn chế, yếu kém? Nguyên nhân nào làm cho các khâu đó hạn chế? Cần có những điều chỉnh gì trong công tác quản lí đào tạo nói chung và quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên nói riêng? Yêu cầu đổi mới quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV trong các trường đào tạo GVMN, nhất là trong đào tạo theo học chế tín chỉ là đánh giá cả một quá trình, với các kĩ năng và kiến thức tổng hợp, với những xu hướng mới như: đánh giá thay thế, đánh giá kết hợp với giảng dạy, người học tự đánh giá; các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá được công khai. Trong học chế tín chỉ, ĐGKQHT của sinh viên bao gồm: Các hoạt động trên lớp (số buổi có mặt, thái độ theo dõi bài giảng, thảo luận); Tự học ở nhà (qua nội dung phát biểu thảo luận trên lớp, thời gian và chất lượng hoàn thành bài tập ở nhà do giảng viên giao); Làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tế và Bài thi kết thúc môn học [2]. 2.2. Kết quả khảo sát và những giải pháp Để quá trình ĐGKQHT của sinh viên trong đào tạo GVMN đạt được mục tiêu trên, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thực tiễn một số trường làm căn cứ đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên. 2.2.1. Kết quả khảo sát thực tế Cao đẳng Sư phạm Khảo sát 110 cán bộ giảng viên (CBGV) và cán bộ quản lí (CBQL) tại 3 trường cao đẳng sư phạm (CĐSP)): CĐSP Trung ương, CĐSP Trung ương, Nha Trang, CĐSP Trung ương, TP. Hồ Chí Minh, 250 sinh viên (SV) năm thứ hai và năm thứ ba, chúng tôi đã thu được kết quả như sau: - 8,33% CBQL, 11,21% CBGV, 33,33% SV cho rằng hoạt động ĐGKQHT thường xuyên trong quá trình giảng dạy không đánh giá chính xác năng lực của SV; - 25% CBQL, 34,58% CBGV, 13,54% SV cho rằng rằng hoạt động ĐGKQHT của 131 Đặng Lộc Thọ SV ít có tác dụng điều chỉnh phương pháp học tập của SV; - 33,33% CBQL, 29,91% CBGV, 16,67% SV cho rằng hoạt động ĐGKQHT của SV ít có tác dụng điều chỉnh phương pháp giảng dạy của GV. - Những hình thức kiểm tra, đánh giá ít nhận được sự ủng hộ của SV là: “đánh giá chuyên cần” (45,83% ý kiến SV được hỏi cho rằng không nên sử dụng hình thức này) và hình thức “Giao bài tập về nhà” (38,54% SV trả lời không thích). - Có 36,36% CBQL, 35% CBGV và 21,88% SV cho là các hình thức, phương pháp ĐGKQHT không phù hợp đối với từng môn học. Có những hình thức ĐGKQHT được SV cho là rất hiệu quả nhưng trên thực tế hiệu quả lại thấp, nguyên nhân không phải do bản thân hình thức đó mà xuất phát từ phía những người thực hiện. Một số SV cho rằng, kiểm tra vấn đáp là rất tốt để đánh giá năng lực đúng của SV nhưng hiện nay có rất nhiều tiêu cực dẫn đến không chính xác, không công bằng. - Phần lớn ý kiến đều cho rằng đề thi phù hợp với nội dung, mục tiêu môn học và đã quan tâm đến các nội dung có ý nghĩa thực tiễn. 15,63% ý kiến của SV cho rằng CBGV lựa chọn nội dung kiểm tra một cách tùy tiện; 19,2% SV cho rằng hầu hết các đề thi chỉ cần học thuộc, 39,7% SV cho rằng đề thi không phát huy được tính sáng tạo. - Có 29,38% ý kiến CBGV, CBQL và SV cho rằng công tác coi thi rất nghiêm túc (trong đó có 43,57% là ý kiến của SV được hỏi), 66,74% CBGV, CBQL và SV cho rằng ở mức độ tương đối nghiêm túc. 18,3% GV, 14,95% CBGV và 18,75% SV cho rằng coi thi không nghiêm túc là một trong những tiêu cực trong hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay. - Đánh giá của CBQL, CBGV và SV về công tác chấm thi là: 78,36% ý kiến đánh giá đạt mức độ tương đối chính xác, 69,70% ý kiến đánh giá tương đối công bằng và 68,11% ý kiến đánh giá là tương đối khách quan. 51.04% ý kiến SV cho rằng, nhà trường chủ yếu phổ biến qui chế, qui định về ĐGKQHT vào đầu khóa học, SV ít nhận được sự phổ biến quy chế của nhà trường vào trước kì thi (21,88%) và đầu mỗi học kì (2,92%). - Việc ĐGKQHT thường xuyên trong quá trình giảng dạy do CBGV đảm nhiệm. CBGV chịu trách nhiệm từ khâu ra đề, tổ chức kiểm tra, chấm bài, công bố điểm cho SV trước khi kết thúc môn học; kết quả kiểm tra định kì được CBGV nộp cho khoa phụ trách môn học. Trong khi đó, hoạt động thanh tra của nhà trường ít khi quan tâm đến vấn đề này. Chỉ có 16,52% GV, 27,10% CBGV và 41,67% CBQL cho rằng việc ra đề thi đánh giá điều kiện được thanh tra. 80,47% ý kiến của CBGV và CBQL ý kiến cho rằng công tác thanh tra tập trung chủ yếu ở khâu coi thi, các khâu khác (chấm thi, quản lí điểm) cũng được thanh tra nhưng chưa được chú ý đúng mức. Kết quả khảo sát có rất nhiều ý kiến cho rằng hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay chưa phản ánh toàn diện năng lực của người học và ít có tác dụng điều chỉnh quá trình dạy và học, đồng thời cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân làm nảy sinh các bất cập của hoạt động ĐGKQHT của SV, bao gồm: nguyên nhân thuộc về nhận thức của đội ngũ cán bộ 132 Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ... và nhận thức của SV; nguyên nhân thuộc về nghiệp vụ của CBGV; nguyên nhân liên quan đến chính sách; nguyên nhân xuất phát từ công tác chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra của các cấp quản lí; cá biệt có ý kiến cho rằng còn có nguyên nhân là đào tạo không gắn với nền kinh tế thị trường... 2.2.2. Một số biện pháp Từ cơ sở lí luận và thực tiễn nói trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên trong đào tạo GVMN như sau: 1. Cần xây dựng quy định hoàn chỉnh về ĐGKQHT của SV Qui định về ĐGKQHT của SV cần phải thể hiện đầy đủ các nội dung liên quan và không quá chi tiết, cụ thể về cách thức thực hiện, dành chỗ để CBGV có thể phát huy sự tự chủ, chủ động và sáng tạo tùy theo đặc thù của môn học. Các nội dung đó bao gồm: Nhiệm vụ của KTĐG; quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân liên quan; chế độ khen thưởng, kỉ luật đối với SV, CBQL, CBGV; qui định về phúc khảo bài thi kết thúc môn học; qui định về công bố thang điểm, đáp án bài thi... Đối với quá trình đào tạo trình độ cao đẳng cần đặc biệt chú trọng việc ĐGKQHT của SV thông qua hoạt động thực hành, thực tập. Đây là hoạt động rèn nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với GVMN. 2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động ĐGKQHT của SV; xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn hoạt động ĐGKQHT của SV và theo dõi việc thực hiện các văn bản này tại các đơn vị trong trường; xây dựng quy trình và công cụ đánh giá thống nhất, phù hợp với từng học phần; tổ chức ngân hàng đề, câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi; thực hiện các nghiệp vụ liên quan: lập danh sách thí sinh, in sao đề, coi thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, công bố điểm trên mạng, cung cấp bảng điểm, bảo quản tài liệu liên quan theo qui định. Thực hiện tổng hợp và báo cáo định kì về công tác thi, kết quả các kì thi, đánh giá chất lượng đào tạo. Trên cơ sở đó thường xuyên đề xuất những giải pháp cải tiến hoạt động ĐGKQHT của SV nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Qui định quyền được tham gia ĐGKQHT đối với người học Mọi người học đều có quyền được tham gia ĐGKQHT, cần cho phép mọi người có kiến thức đều có thể tham gia ĐGKQHT khi thấy bản thân có đầy đủ các điều kiện theo quy định để nhận chứng chỉ môn học nhằm tích lũy tín chỉ theo chương trình đào tạo. Quy định này sẽ có nhiều ích lợi cho người học như: tiết kiệm được thời gian để được cấp bằng tốt nghiệp khi tích lũy đủ số tín chỉ (rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình đào tạo); tiết kiệm được chi phí (người học chỉ phải trả lệ phí dự thi đối với những kiến thức đã có do tự học); góp phần động viên người học tích cực học tập, tích lũy kiến thức và tạo tiền 133 Đặng Lộc Thọ đề xây dựng xã hội học tập. 4. ĐGKQHT của sinh viên cần độc lập tương đối với quá trình giảng dạy Nhà trường quản lí việc ĐGKQHT trong quá trình giảng dạy của CBGV nhằm đảm bảo yêu cầu đánh giá đúng năng lực của người học. Để ĐGKQHT và giảng dạy ăn khớp nhau, cả hai hoạt động này đều phải dựa trên một nguyên tắc, đó là ĐGKQHT theo mục tiêu môn học và giảng dạy đáp ứng mục tiêu môn học. Xây dựng ngân hàng đề và tăng cường sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan (đặc biệt đối với các môn học thuộc khối kiến thức chung) nhằm đảm bảo tính khách quan trong khâu ra đề, kiểm tra đúng và đủ mục tiêu môn học và chính xác trong khâu chấm bài kiểm tra. 5. Tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ thường xuyên cho cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi Cán bộ coi thi, chấm thi phải được tập huấn kĩ năng và nghiệp vụ trước khi thực thi nhiệm vụ; cần phải được phổ biến về quy chế, quy trình và kĩ năng thực hiện việc coi thi, chấm thi; đối với cán bộ chấm thi còn được phổ biến và trao đổi về đáp án, thang điểm trước khi chấm. Việc tập huấn kĩ năng, nghiệp vụ coi thi và chấm thi cần phải tiến hành thường xuyên trước mỗi đợt tổ chức thi và trước khi chấm thi theo từng môn thi. 6. Tăng cường thanh, kiểm tra nhằm giám sát chặt chẽ từng khâu trong hoạt động ĐGKQHT của SV Công tác thanh tra đối với hoạt động ĐGKQHT của SV phải được thực hiện thường xuyên, tránh hình thức và tập trung vào những khâu dễ nảy sinh tiêu cực như: làm đề thi; tổ chức coi thi và chấm thi; nhập điểm và quản lý điểm. Trong công tác thanh tra cần xác định những việc quan trọng, những việc làm chưa tốt, những công việc dễ sai sót làm ảnh hưởng đến kì thi để tập trung thanh tra chứ không nên thanh tra dàn trải đều khắp. Công tác kiểm tra hoạt động ĐGKQHT cần được thực hiện thường xuyên, liên tục trong tất cả các khâu, tất cả các công việc nhằm giúp CBQL uốn nắn kịp thời để tránh những sai sót có thể xảy ra; kịp thời điều chỉnh những việc làm sai, đảm bảo các công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đúng quy định; cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề chuyên môn; cần có cơ chế kiểm tra lẫn nhau để đảm bảo mọi hoạt động được chính xác và khách quan. Thông qua công tác thanh tra và kiểm tra, cần xử lí kỉ luật hay khen thưởng thỏa đáng, kịp thời, nghiêm túc theo đúng quy định. 7. Đổi mới mô hình quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV Cần có quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong mô hình quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV: Chức năng nhiệm vụ chung của nhà trường và đơn vị trực tiếp quản lí hoạt động ĐGKQHT trong trường; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBQL, CBGV, nhân viên trong trường; trách nhiệm và quyền hạn của SV khi tham gia kiểm tra, đánh giá. 134 Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ... Xây dựng quy trình ĐGKQHT của SV theo mô hình đổi mới: Thông báo lịch KT; SV đăng kí dự KT; ban đề xây dựng đề thi (từ ngân hàng đề); ban coi thi, chấm thi tổ chức thi, chấm thi; bộ phận quản lí hoạt động ĐGKQHT của SV quản lí điểm, thông báo kết quả thi; xét công nhận tốt nghiệp căn cứ theo chứng chỉ người học tích lũy được và số lượng các học phần quy định cho chương trình đào tạo của ngành học. 3. Kết luận Trên đây là các biện pháp đổi mới công tác quản lí hoạt động ĐGKQHT của sinh viên trong đào tạo giáo viên mầm non nói riêng và có thể áp dụng trong quản lí hoạt động ĐGKQHT tại trường cao đẳng, đại học nói chung. Các biện pháp này nếu được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010. Kỉ yếu Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Hà Nội tháng 7/2010. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2007. Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 về việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ. [3] Chính phủ, 2006. Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”. [4] Chính phủ, 2008. Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Qui định “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”. [5] Chính phủ, 2008. Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lí giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012. ABSTRACT Assessing learning results in preschool students to improve preschool teacher ability In this article, the author publishes the results of his theoretical study on the assessment of students’ learning outcomes and related theoretical issues in addition to the current manner in which preschool student learning outcome is to be assessed as taught at three central-level pedagogical colleges. Study results have shown that an assessment of students’ learning outcomes can lead to an improvement in the teaching ability of preschool teachers. On this basis, the author proposes measures that are necessary and feasible to manage the assessment of preschool students’ learning outcomes in light of current requirements for improved education. 135
Tài liệu liên quan