Quản lý đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước

Trình tự thủ tục triển khai dự án Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc dự án và đưa vào sử dụng

pdf14 trang | Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng vốn ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Click to edit Master text stylesQUẢN LÝ ĐẦU TƯ DỰ ÁN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Hội nghị phổ biến chính sách về CNTT ngày 08.4.2016 Click to edit Master text styles Các văn bản pháp lý Luật Công nghệ thông tin; Luật Đầu tư Công; Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ Về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư công Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT ngày 08/9/2010 của Bộ TTTT Quy định về lập đề cương và dự toán chi tiết đối với hoạt động ƯDCNTT sử dụng nguồn vốn NSNN nhưng không yêu cầu phải lập dự án Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/2/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông Qui định về lập và quản lý chi phí đầu tư ƯCNTT. Quyết định số 993/QĐ-BTTTT ngày 01/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Định mức tạm thời về chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. 1 2 3 4 5 7 6 Click to edit Master text styles Trình tự thủ tục triển khai dự án Chuẩn bị đầu tư Thực hiện đầu tư Kết thúc dự án và đưa vào sử dụng Click to edit Master text styles DỰ ÁN CNTT NHÓM A, B, C Tại Điều 8, Luật đầu tư công quy định: Trừ những dự án quan trọng quốc gia được quy định tại Điều 7 thì dự án nhóm A, B, C được xác định như sau: Nhóm C <45 tỷ Nhóm B: Từ 45 đến dưới 800 tỷ Nhóm A ≥ 800 tỷ đồng Click to edit Master text styles I. CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ (05 bước) B1: Trình duyệt chủ trương Điều 5 Nghị định 102 quy định: -Trường hợp dự án nhóm A chưa nằm trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt, hoặc chưa có quyết định chủ trương đầu tư thì trước khi lập dự án phải được Thủ tướng Chính phủ xem xét, đồng ý về chủ trương đầu tư. Việc xem xét chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy chế làm việc của Chính phủ. -Đối với các dự án nhóm B, C chưa nằm trong kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin được duyệt thì trước khi lập dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư của Người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Điều 27 – 36 Luật Đầu tư công quy định cụ thể về lập, trình, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư tương ứng với từng loại dự án cụ thể. Click to edit Master text styles Chuẩn bị đầu tư B2: Điều tra, khảo sát phục vụ lập dự án và chọn địa điểm đầu tư thực hiện theo Điều 12 – 15 Nghị định 102: -Lập nhiệm vụ khảo sát, tổ chức thực hiện công tác khảo sát -Giám sát công tác khảo sát -Lập báo cáo kết quả khảo sát và nghiệm thu kết quả khảo sát Click to edit Master text styles Chuẩn bị đầu tư B3: Lập dự án - Các dự án quan trọng quốc gia và các dự án nhóm A, Chủ đầu tư tổ chức lập Dự án khả thi ứng dụng công nghệ thông tin (Nội dung qui định tại điều 17). - Các dự án nhóm B, C, Chủ đầu tư tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Nội dung qui định tại điều 19). Dự án nhóm C có mức vốn đầu tư từ 3 tỷ đồng trở xuống chỉ phải lập Báo cáo đầu tư (Nội dung qui định tại điều 20). Trong Dự án khả thi ứng dụng CNTT/Báo cáo nghiên cứu khả thi/Báo cáo đầu tư thì Thiết kế sơ bộ là một phần của dự án ƯDCNTT (nội dung qui định tại điều 21 và 22). Mỗi thiết kế sơ bộ phải có người chủ trì thiết kế sơ bộ (trường hợp công tác lập dự án do cá nhân thực hiện thì cá nhân đó đóng vai trò là chủ trì thiết kế sơ bộ). Lưu ý: Theo Thông tư số 21/2010/TT-BTTTT , Lập Đề cương – dự toán chi tiết áp dụng cho các trường hợp đầu tư nâng cấp, mở rộng khả năng ƯDCNTT hiện có sử dụng nguồn vốn sự nghiệp có mức dưới 03 tỷ đồng, bao gồm: + Phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ; + Mua sắm, nâng cấp, lắp đặt, cài đặt thiết bị CNTT (mạng, phần cứng, phần mềm thương mại) nhằm duy trì hoạt động thường xuyên có tổng giá trị trên 100 triệu đồng. Click to edit Master text styles Chuẩn bị đầu tư Khi lập thiết kế sơ bộ cần tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn tại các văn bản sau: • Quyết định số 19/2008/QĐ-BTTTT ngày 09/04/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Ban hành “Quy định áp dụng tiêu chuẩn về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước. • Thông tư số 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. •Ngoài ra đối với các hệ thống cụ thể, phải áp dụng các văn bản quy định cụ thể, chẳng hạn: -Cổng thông tin điện tử, Hội nghị truyền hình, Quản lý văn bản và Thư điện tử: Văn bản số 1654/BTTTT-ƯDCNTT và 1655/BTTTT-ƯDCNTT V/v: Hướng dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho các dự án dùng chung theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg; Văn bản số 3386/BTTTT-ƯDCNTT V/v bổ sung, điều chỉnh một số điểm tại công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT 1655/BTTTT-ƯDCNTT ngày 27/5/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Một cửa điện tử: Công văn số 1725/BTTTT- ƯDCNTT ngày 04/6/2010 của Bộ TTTT qui định các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho hệ thống Một cửa điện tử cấp huyện - Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực chữ ký số: Quyết định số 59/QĐ-BTTTT ngày 31/12/2008 Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Click to edit Master text styles Chuẩn bị đầu tư B4: Thẩm định dự án đầu tư (Điều 27 Nghị định 102) Người có thẩm quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án ƯDCNTT trước khi phê duyệt: - UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. - Đầu mối tổ chức thẩm định dự án: đối với các dự án đầu tư do UBND tỉnh quyết định đầu tư là Sở KH&ĐT, đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của UBND cấp huyện, cấp xã là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách. - Thẩm quyền thẩm định Thiết kế sơ bộ: Đối với dự án do UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định Thiết kế sơ bộ. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định TKSB, phương pháp xác định tổng mức đầu tư, của Sở Thông tin và Truyền thông. Chú ý: Đơn vị đầu mối thẩm định dự án không đồng thời làm Chủ đầu tư dự án mà mình được giao thẩm định Click to edit Master text styles Chuẩn bị đầu tư Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi/Báo cáo đầu tư gửi Sở Kế hoạch Đầu tư (sử dụng ngân sách Tỉnh)/Phòng Tài chính Kế hoạch (sử dụng ngân sách cấp huyện) gồm: 1.Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; 2. Báo cáo đầu tư/Báo cáo nghiên cứu khả thi 3. Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có). Hồ sơ trình trình thẩm định Thiết kế sơ bộ gửi Sở Thông tin và Truyền thông gồm: 1. Bản gốc văn bản đề nghị thẩm định của cơ quan đầu mối thẩm định/Bản gốc Tờ trình thẩm định Thiết kế sơ bộ của Chủ đầu tư; 2. Bản gốc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo đầu tư.; 3. Bản gốc Báo cáo khảo sát.; 4. Bản sao các văn bản pháp lý liên quan đến chủ trương đầu tư; 5. Bản gốc hoặc bản sao công chứng Biên bản của Chủ đầu tư nghiệm thu kết quả khảo sát; 7. Ý kiến của các cơ quan liên quan (nếu có); 8. Bản sao công chứng Hồ sơ năng lực của tổ chức, cá nhân (Chủ trì thiết kế sơ bộ, Tổ chức tư vấn lập dự án, Chủ trì khảo sát, Tổ chức tư vấn khảo sát) hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT được quy định tại Chương VI, Nghị định 102/2009/NĐ-CP. Click to edit Master text styles Chuẩn bị đầu tư B5: Phê duyệt dự án đầu tư Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án ƯDCNTT: - Chủ tịch UBND cấp Tỉnh quyết định đầu tư các dự án ƯDCNTT các nhóm A, B, C đã có trong kế hoạch ƯDCNTT được duyệt hoặc đã có quyết định chủ trương đầu tư. - Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư đến 05 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và đến 03 tỷ đồng (đối với cấp xã). Nhưng phải do ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể. Click to edit Master text styles II. THỰC HIỆN ĐẦU TƯ 1. Thực hiện việc khảo sát bổ sung (nếu cần thiết) phục vụ lập thiết kế kĩ thuật thi công và dự toán, tổng dự toán (TKTC-TDT) (qui định tại điều 34). 2. Lập, thẩm định và phê duyệt TKTC-TDT (qui định tại điều 35): - Chủ đầu tư tự tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt TKTC-TDT. Việc thẩm định, phê duyệt TKTC-TDT chỉ thực hiện một bước, không tách riêng TKTC với TDT. - Riêng các dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư theo thẩm quyền được UBND cấp trên giao, Sở Thông tin và Truyền thông thẩm định, phê duyệt TKTC-TDT. 4. Lập và phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ sơ yêu cầu; 5. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, thương thảo hợp đồng với nhà trúng thầu và ký hợp đồng giao nhận thầu; 6. Thực hiện các hợp đồng; (Bước 4, 5 và 6 thực hiện theo quy định Luật đấu thầu và các hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan) 7. Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các hợp đồng; 8. Quản lý thực hiện dự án. Click to edit Master text styles III. KẾT THÚC DỰ ÁN VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG 1. Chuyển giao sản phẩm, hạng mục công việc của dự án. 2. Vận hành, khai thác, đào tạo, chuyển giao công nghệ và hướng dẫn sử dụng. 3. Nghiệm thu, bàn giao dự án. 4. Bảo hành sản phẩm của dự án 5. Thực hiện việc kết thúc dự án. 6. Quyết toán vốn đầu tư và phê duyệt quyết toán. Click to edit Master text styles TRÂN TRỌNG CẢM ƠN! Hội nghị phổ biến chính sách về CNTT ngày 08.4.2016
Tài liệu liên quan