Câu 1: Việt Nam đã làm gì để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ?
Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu đặc biệt là vào cuối thế kỷ này. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, lại là một trong ba đồng bằng trên thế giới chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu trong tương lai. Bên cạnh đó, với đặc điểm Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, nên biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến 28 tỉnh ven biển và Đồng bằng sông Hồng.
- Chủ trương của Đảng, Pháp luật của nhà nước
Thời gian qua, chính sách pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, tạo cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng, thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.
+ Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
+ Quyết định 158/2008/QĐ-TTg cúa Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về việc ban hành khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
89 trang |
Chia sẻ: thuychi16 | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Câu 1: Việt Nam đã làm gì để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu ?
Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu đặc biệt là vào cuối thế kỷ này. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam, lại là một trong ba đồng bằng trên thế giới chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu trong tương lai. Bên cạnh đó, với đặc điểm Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.200 km, nên biến đổi khí hậu còn tác động trực tiếp đến 28 tỉnh ven biển và Đồng bằng sông Hồng.
- Chủ trương của Đảng, Pháp luật của nhà nước
Thời gian qua, chính sách pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, tạo cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng, thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.
+ Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03/06/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
+ Quyết định 158/2008/QĐ-TTg cúa Thủ tướng Chính phủ ban hành phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Quyết định 2730/QĐ-BNN-KHCN năm 2008 về việc ban hành khung chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
+ Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về BĐKH
+ Xây dựng chiến lược, các chương trình hành động, chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu.
- Tuyên truyền, giáo dục nhận thức
Việc xây dựng chương trình, hành động, chiến lược, hoạt động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu xảy ra tại cộng đồng. Cũng như vấn đề ứng phó với thiên tai, lũ lụt, nước biển dâng đều được thực hiện tại cộng đồng. Do đó từng người dân, tổ chức tại cộng đồng phải thực hiện vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Cần làm tốt công tác truyền thông đề cao vai trò cộng đồng, cung cấp cho cộng đồng những kiến thức nhất định để họ tự ứng phó với biến đổi khí hậu trong thực tiễn cuộc sống, cũng như góp phần nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu ở mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và người dân.
+ Tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin khác nhau: qua sách báo, qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua các ngày hội tuyên truyền ứng phó biến đổi khí hậu.
+ Đưa nội dung về ứng phó biến đổi khi hậu lồng ghép vào chương trình học tập, làm chủ đề các cuộc thi viết thư, cuộc thi vẽ cho học sinh
+ Đề ra "4 nguyên tắc tại chỗ" để thấy vai trò của cộng đồng rất quan trọng trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. (Công tác chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; công tác hậu cần tại chỗ).
+ Vận động sự tham gia của người dân.
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật: nâng cao khoa học công nghệ và công nghệ sản xuất
+ Khuyến khích việc ứng dụng các thành tựu KHCN để sản xuất các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường, tiêu ít năng lượng, nguyên liệu nhưng cho giá trị cao
+ Xây dựng hệ thống đê, thủy lợi, thủy nông
+ Áp dụng các công nghệ vào sản xuất, sử dụng các loại giống tốt
+ Thử nghiệm các hình thức luân canh, xen canh mới
+ Quan tâm đầu tư, phát huy hiệu quả năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai để chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Đào tạo nhân lực tại cộng đồng cho ứng phó biến đổi khí hậu
Hợp tác quốc tế về ứng phó biến đổi khí hậu
+ Tham gia các Công ước quốc tế về biến đổi khí hậu: Nghị định thư Kyoto
+ Tham gia các hội nghị về biến đổi khí hậu như COP20 và COP21
+ Kí kết các hiệp định đa phương, song phương về hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới, thân thiện với môi trường và phối hợp, xây dựng, thực hiện các dự án CDM nhằm phục vụ phát triển bền vững và giảm phát thải khí nhà kính.
+ Tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới (WB) trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở kế hoạch được xây dựng nhờ Hà Lan giúp đỡ.
+ Xây dựng một số mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu tại Quảng Nam, Bến Tre với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế.
Câu 2: BĐKH ảnh hưởng gì đến nguồn năng lượng
BĐKH có thể tác động tiêu cực đến tài nguyên năng lượng tái tạo
BĐKH kéo theo gia tăng cường độ lũ, cả đỉnh lũ và trong một số trường hợp cực đoan, các nhà máy thủy điện buộc phải xả lũ và các sông đang ở mức báo động rất cao. Hạn hán làm giảm thời gian phát điện và hiệu suất điện năng trong trường hợp hạn hán khốc liệt. Sa sút về tiềm năng điện gió.
Có khả năng làm giảm tiềm năng của những nguồn năng lượng khác trong tương lai.
2) BĐKH tác động tiêu cực đến công nghiệp khai thác nguyên liệu
Gây nhiều khó khăn cho hệ thống khai thác nguồn than antraxit ở bể than.
Tăng khả năng hao hụt, tổn thất sản lượng than do tần suất, cường độ mưa bão và lũ lụt gia tăng.
Tăng thêm chi phí sản xuất, chi phí xây dựng vận hành, duy tu các dàn khoan, các phương tiện.
Nhiều hải cảng, bao gồm cầu tàu, bến bãi, nhà kho thiết kế theo mực nước cuối thế kỷ 20 sẽ phải cải tạo lại, thậm chi phải di dời; các công trình xây dựng mới tốn kém hơn về chi phí xây lắp cũng như chi phí vận hành.
3)BĐKH tác động tiêu cực đến cung ứng và nhu cầu năng lượng
Khó khăn hơn cho hệ thống vận chuyển dầu và khí từ dàn khoan trên biển đến các nhà máy hóa – lọc dầu; làm trội thêm chi phí thông gió và làm mát hầm lò khai thác than và làm giảm hiệu suất của các nhà máy điện.
Tiêu thụ điện cho các thiết bị sinh hoạt như điều hòa nhiệt độ, quạt điện, bảo quản lương thực, thức ăn gia tăng theo nhiệt độ.
Chi phí tưới và tiêu trong sản xuất lúa, cây công nghiệp gia tăng.
Cách tiệp cận khác: (xem trong tài liệu của cô)
Câu 3: Mối quan hệ và vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người ?
Tài nguyên thiên nhiên có hai vai trò cơ bản trong phát triển:
Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên đóng vai trò là nguồn tài nguyên nền tảng đảm bảo cho sự sinh tồn. Tài nguyên thiên là một trong những yếu tố nguồn lực đầu vào của quá trình sản xuất.
Xét trên phạm vi toàn thể giới, nếu không có tài nguyên, đất đai thì sẽ không có sản xuất và cũng không có sự tồn tại của con người. Tuy nhiên, đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Trên thực tế, nếu công nghệ là cố dịnh thì lưu lượng của TNTN sẽ là mức hạn chế tuyệt đối về sản xuất vật chất trong ngành công nghiệp sử dụng khoáng quặng làm nguyên liệu đầu vào như nhôm, thép...TNTN chỉ trở thành sức mạnh kinh tế khi con người biết khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.
TNTN là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, các nước đang phát triền thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô, đó là những sản phẩm được khai thác trực tiếp từ nguồn TNTN của đất nước, chưa qua chế biến hoặc ở dạng sơ chế.
Nguồn TNTN cũng là cơ sở để phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, công nghiệp chế biên, các ngành công nghiệp năng, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ...
- Thứ hai, tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực cho tài chính phát triển.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên thương mại có thể là một nguồn lực quan trọng cho lợi nhuận và giao thương quốc tế. Thuế khai thác tài nguyên không phục hồi, tài nguyên có thể tái tạo, và các nguồn tài nguyên có thể khai thác bền vững có thể được dùng để đầu tư tài chính dưới một hình thức khác của nguồn lực. Đối với hầu hết nước, việc tích lũy vốn đòi hỏi một quá trình lâu dài, gian khổ liên quan chặt chẽ với tiêu dùng trong nước và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ những ưu đãi của tự nhiên có nguồn tài nguyên lớn, đa dạng nên có thể rút nhắn quá trình tích lũy vốn bằng cách khai thác các sản phẩm thô để bán hoặc để đa dạng hóa nền kinh tế tạo nguồn tích lũy vốn ban đầu cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Nguồn TNTN thường là cơ sở để phát triển một số ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành kinh tế khác, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước. Sự giàu có về tài nguyên, đặc biệt về năng lượng giúp cho một quốc gia ít bị lệ thuộc hơn vào các quốc gia khác và có thể tăng trưởng một cách ổn định, độc lập khi thị trường tài nguyên thế giới bị rơi vào trạng thái bất ổn.
Câu 4: Ứng phó biến đổi khí hậu là gì? Phân tích bản chất của thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đến phát triển kinh tế - xã hội – môi trường ?
Khái niệm: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
+ Thích ứng với biến đổi khí hậu
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thiên nhiên hoặc con người, đáp ứng với các yếu tố xúc tác về khí hậu thực tế hoặc dự kiến hoặc các ảnh hưởng của chúng, làm giảm nhẹ tác hại hoặc khai thác cơ hội có ích. Có thể phân biệt các hình thức thích ứng khác nhau, bao gồm thích ứng chủ động và phản ứng, tự chủ và theo kế hoạch, nhà nước và tư nhân.
Thích ứng là một khái niệm rất rộng, là một quá trình qua đó con người làm giảm những tác động bất lợi của khí hậu đến sức khỏe và đời sống và tận dụng những cơ hội thuận lợi mà môi trường khí hậu mang lại. Thích ứng có nghĩa là điều chỉnh, hoặc thụ động hoặc phản ứng tích cực hoặc có phòng bị trước được đưa ra với ý nghĩa giảm thiểu và cải thiện những hậu quả có hại của BĐKH. Thích ứng còn có nghĩa là tất cả những phản ứng đối với BĐKH nhằm làm giảm tính dễ bị tổn thương. Cây cối, động vật, và con người không thể tồn tại một cách đơn giản như trước khi có BĐKH nhưng hoàn toàn có thể thay đổi các hành vi của mình để thích ứng và giảm thiểu các rủi ro từ những thay đổi đó.
+ Giảm nhẹ biến đổi khí
Giảm nhẹ được hiểu là sự can thiệp của con người để làm giảm lượng xả thải hoặc tăng cường các bể KNK..
Chiến lược giảm phát thải KNK bao gồm hai vấn đề lớn.
Một là, sử dụng các công nghệ có mức phát thải thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Hai là, có những chính sách và biện pháp tăng cường bể hấp thụ KNK, phát triển và bảo vệ rừng, trồng và tái trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
Việc giảm nhẹ BĐKH cần được tập trung vào các hoạt động “cùng có lợi”, vừa giảm nhẹ được phát thải KNK vừa mang lợi ích KTXH.
Câu 5 : Hãy nêu xu hướng QLNN về tài nguyên và môi trường trên thế giới và ở khu vực?
- Kiểm soát hiện tượng nóng lên toàn cầu
- Tìm ra nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo
- Ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước và sự phá vỡ các hệ thống đại dương
- Bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên nước ngọt trên đất liền
- QL chất thải
- Gia tăng dân số và di dân không kiểm soát dc do thảm họa thiên nhiên và chiến tranh
- Ô nhiễm MTKK tại các siêu ĐT và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe của thị dân.
- AT sinh học và quản lý sinh vật biến đổi gen
- Bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng đất
- Kết nối chính sách và sáng kiến KHCN mới
Câu 6: Phân tích vai trò và nhiệm vụ của QLNN về tài nguyên thiên nhiên?
Nhiệm vụ của QLNN về TNTN:
+ Ban hành pháp luật về TNTN
+ Tổ chức thực hiện PL về TNTN
+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện PL về TNTN
Vai trò:
Cơ quan lập pháp đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập thể chế để đạt được hiệu quả trong quản lý nhà nước về môi trường bởi chính họ là người xác lập các yêu cầu pháp lý, phê chuẩn các chính sách đối nội và đối ngoại và mức chi ngân sách cho các hoạt động quản lý. Các cơ quan hành pháp ở các bộ, ngành khác nhau sẽ đảm nhận vai trò như công cụ triển khai ở cấp trung ương. Ở một số quốc gia, các cơ quan tư pháp cũng cơ quyền diễn giải luật và do đó có thể được áp đặt các yêu cầu hoạt động đối với cơ quan hành pháp. Trong trường hợp này, tòa án có thể cưỡng chế các mệnh lệnh hành chính và có thể có vai trò chính trong đánh giá.
Vai trò và mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương cũng là vấn đề tranh cãi và thảo luận gay gắt, quyết định hiệu quả các hoạt động quản lý nhà nước về môi trường. Mối quan hệ này có thể được phát triển theo nhiều cách khác nhau với các mức độ “tập trung” và „phân quyền” khác nhau. Phân quyền dường như có khả năng làm gia tăng khó khăn cho việc điều phối và gắn kết các chính sách phát triển ngành khác nhau ở cấp quốc gia. Do đó, các nước đang phát triển đang có xu hướng thiết lập các thể chế cấp vùng (dưới cấp quốc gia) với vai trò năng động trong việc xác lập các mục tiêu môi trường và có khả năng đưa ra các lựa chọn chính sách tốt nhất để giải quyết các vấn đề môi trường đặc thù của địa phương.
Câu 7: Trình bày quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường ở nước ta?
Quan điểm
- Thứ nhất, có tầm ảnh hưởng lớn; cơ sở, tiền đề cho hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội.
Thứ hai, quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng, đảm bảo cả yêu cầu trước mắt và lợi ích lâu dài;
Toàn diện nhưng vẫn có trọng tâm phù hợp trong từng giai đoạn;
Dựa vào nội lực là chính bên cạnh sử dụng nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế.
Thứ ba, BĐKH là thách thức nghiêm trọng đối với toàn nhân loại à ứng phó với BĐKH phải được đặt trong mối quan hệ toàn cầu
Thứ tư, tài nguyên là tài sản quốc gia, là nguồn lực, nguồn vốn tự nhiên đặc biệt à đánh giá đầy đủ các giá trị, định giá, quản lý, bảo vệ chặt chẽ; khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững
Thứ năm, môi trường là vấn đề toàn cầu. Tăng cường bảo vệ môi trường phải theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Nguyên tắc: về TN (4 ý chính) về MT (5 hoặc 7 ý chính)
*Nguyên tăc QLNN về tài nguyên
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng.
- Đáp ứng nhu cầu về khai thác, sử dụng tài nguyên cho sinh hoạt, sản xuất, phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Phù hợp khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên và khả năng hợp tác quốc tế; điều ước quốc tế mà Việt Nam là một thành viên.
- Dựa trên kết quả điều tra cơ bản, dự báo tài nguyên, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với các nguồn tài nguyên.
Mục tiêu:
- Mục tiêu chủ yếu là phát triển bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển KT-XH và khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong các hoạt động sống của con người.
- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách phát triển KT-XH phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Phát triển đất nước theo nguyên tắc phát triển bền vững được Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janneiro (Braxin) tháng 6/1992 thông qua.
Câu 8: Trình bày hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường? Liên hệ thực tiễn ở địa phương?
a. Cơ quan QLNN về Tài nguyên
Lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Chính phủ thống nhất quản lý tài nguyên trên phạm vi cả nước, giao cho các cơ quan chuyên môn quản lý các lĩnh vực tài nguyên khác nhau.
- Bộ Tài nguyên và môi trường chủ trì chung, là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của B . Trong đó:
+ Tổng cục quản lý đất đai là cơ quan thuộc B Tài nguyên – Môi trường: thực hiện tham mưu, giúp B trưởng B Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về đất đai trong phạm vi cả nước.
+ Cục Quản lý tài nguyên nước là tổ chức trực thuộc B , có chức năng tham mưu giúp B trưởng thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, lưu vực sông trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật
+ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản có chức năng tổ chức điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; tham gia xây dựng và thực hiện các dự án về di sản địa chất, bảo tồn địa chất, mạng lưới công vi n địa chất; tổ chức thực hiện việc đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; đăng ký về di 14 sản địa chất, bảo tồn địa chất, theo quy định của pháp luật; thống kê, kiểm kê trữ lượng tài nguyên khoáng sản trên phạm vi cả nước.
+ Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu là tổ chức thuộc B Tài nguyên và Môi trường có chức năng tham mưu quản lý nhà nước về khí tượng, thủy văn và biến đổi khí hậu
+ Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo, tổ chức dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
- Ngoài những loại tài nguyên do B Tài nguyên – Môi trường chủ trì quản lý còn có các loại tài nguyên khác được giao cho các cơ quan chuy n ngành khác nhau quản lý, chẳng hạn như:
+ B Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.
+ B Công Thương chịu tránh nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về sử dụng tài nguyên năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước về các loại tài nguyên khác nhau sẽ được trình bày cụ thể tại chương 3 khi nghiên cứu QLNN đối với từng loại tài nguyên.
- Các cơ quan ở địa phương:
+ HĐND cấp tỉnh Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh trước khi trình Chính phủ phê duyệt; quyết định biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, bảo vệ môi trường trong phạm vi được phân quyền.
+ UBND cấp tỉnh thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác; thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh trong phạm vi được phân quyền.
+ HĐND cấp huyện Quyết định biện pháp quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão, lụt ở địa phương theo quy định của pháp luật.
+ UBND cấp huyện quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật.
+ Các cơ quan chuyên môn như Sở TNMT, Phòng TNMT
b) Cơ quan QLNN về môi trường
Chương 2 trang 15.
Câu 9: Trình bày nội dung cơ bản về công cụ điều chỉnh vĩ mô trong quản lý tài nguyên và môi trường ?
Công cụ quản lý tài nguyên và môi trường là tổng hợp các biện pháp hoạt động về pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường thực hiện phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Theo chức năng, các công cụ quản lý tài nguyên và môi trường bao gồm: công cụ điều chỉnh vĩ mô (các chính sách, pháp luật li n quan đến hoạt đ ng bảo vệ môi trường); công cụ hành động (có tác đ ng trực tiếp đến hoạt đ ng kinh tế, xã hội như qui định hành chính, qui định xử phạt...) và công cụ phụ trợ (được đề ra để quan sát, giám sát chất lượng môi trường, có tác d