Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 5)

CHƯƠNG 5. HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH NGẮN HẠN MỤC TIÊU : Hiểu được các bộ phận cấu thành nên nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp Nắm được công thức xác định chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (lãi suất hàng năm của nguồn ngắn hạn) và chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp Lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp

doc15 trang | Chia sẻ: khicon_1279 | Lượt xem: 5307 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý tài chính doanh nghiệp(Chương 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 5. HUY ĐỘNG NGUỒN TÀI CHÍNH NGẮN HẠN MỤC TIÊU : Hiểu được các bộ phận cấu thành nên nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp Nắm được công thức xác định chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp (lãi suất hàng năm của nguồn ngắn hạn) và chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp Lựa chọn nguồn tài trợ ngắn hạn trong doanh nghiệp I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGUỒN TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 1. Mục đích nắm giữ nguồn vốn tài chính ngắn hạn Các nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có cả tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Tín dụng thương mại: Tín dụng thương mại xuất hiện khi một hãng mua hàng của một hãng khác mà không thanh toán tiền ngay lập tức. Hoạt động này tạo ra khoản phải trả đối với hãng mua. Tín dụng thương mại thường được gọi là nguồn tài chính ngắn hạn tự phát bởi nó có xu hướng tự động mở rộng khi hãng tăng lượng hàng mua và tích lũy hàng tồn kho. Hầu hết các DN đều tiến hành mua trả chậm từ các DN khác. Số tiền này được thể hiện trên phần ghi nhận ở sổ kế toán của người mua dưới hình thức tài khoản phải trả. Tín dụng thương mại là nguồn vốn tự phát. VD: Nếu một hãng thông thường mua vào một ngày $3.000 và thanh toán tiền hoá đơn sau 30 ngày, số dư bình quân trên tài khoản phải trả là $90.000. Nếu mùa kinh doanh trong năm của công ty, lượng mua tăng lên tới $5.000 mỗi ngày? Nếu công ty vẫn trả sau 30 ngày, phải trả người bán tăng lên tới $150.000. Số tiền chênh lệch $60.000 ($150.000 - $90.000) của phải trả người bán xảy ra một cách tự phát khi công ty tăng hoạt động trong mùa kinh doanh. Công ty tạo ra thêm nguồn vốn $60.000 chỉ thông qua tăng số lượng mua và tận dụng tín dụng thương mại do người bán cung cấp. Tín dụng ngân hàng: Cũng có những nguồn vốn tín dụng ngắn hạn có tính thương lượng. Bởi vì, để đảm bảo các nguồn vốn vay ngắn hạn, hãng cần phải tiến hành thương lượng với các ngân hàng thương mại và các công ty tài chính. Doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn với các lý do: - Đảm bảo nguyên tắc tương thích: sử dụng nguồn tài chính ngắn hạn tài trợ cho các tài sản ngắn hạn nhằm giảm thiểu rủi ro mà chi phí huy động vốn vẫn ở mức hợp lý. - Đáp ứng nhu cầu mang tính thời vụ: Có những thời điểm mà doanh nghiệp có nhu cầu về cung cấp tín dụng cho khách hàng hay tăng dự trữ, doanh nghiệp sẽ tiến hành huy động vốn ngắn hạn. Trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ huy động vốn ngắn hạn vì sau đó, khi dòng tiền vào của doanh nghiệp tăng, doanh nghiệp sẽ tiến hành thanh toán các nguồn ngắn hạn. - Quay vòng nguồn vốn ngắn hạn biến chúng thành nguồn vốn dài hạn hơn. Quy mô của nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố: - Ngành nghề kinh doanh: Các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất nhỏ thường giữ một tỷ lệ tài sản lưu động lớn, do vậy, theo nguyên tắc tương thích, các doanh nghiệp này cũng thường giữ tỷ lệ nợ ngắn hạn lớn. Ngay cả trong cùng một ngành nghề kinh doanh thì mức độ giữ nguồn ngắn hạn của các doanh nghiệp cũng khác nhau. Phần lớn nguồn vốn ngắn hạn là dưới dạng nợ phải trả và vay ngắn hạn. Các nguồn ngắn hạn khác bao gồm lương, thưởng, thuế phải trả, nợ dài hạn đến hạn trả... - Những thay đổi trong chính sách của doanh nghiệp, những thay đổi trong điều kiện kinh tế, kinh doanh. Ví dụ như, năm 1987 các doanh nghiệp hóa dầu và bán lẻ hàng hóa giữ tỷ lệ nợ ngắn hạn cao hơn năm 1984. - Do khác biệt trong quy mô của doanh nghiệp, những thay đổi trong nhu cầu về vốn của doanh nghiệp trong năm, những thay đổi trong điều kiện kinh doanh và lãi suất, trong thị trường tiền tệ và các công cụ huy động vốn khác, nguồn tài chính ngắn hạn trở nên quan trọng hơn giờ hết. Đảm bảo nguồn vốn với chi phí thấp nhất là vấn đề tối quan trọng. Cùng lúc đó, doanh nghiệp phải đảm bảo tính sẵn có của nguồn vốn vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng như vào bất kỳ điều kiện kinh tế nào. Trong chương này, chúng ta tập trung vào nghiên cứu sự sẵn có của các nguồn tài chính ngắn hạn, phương pháp xác định chi phí, và các điều kiện cụ thể liên quan đến các nguồn tài chính ngắn hạn khác có thể thay thế. 2. Chi phí nguồn ngắn hạn Để xác định chi phí của nguồn tài chính ngắn hạn thay thế, có hai vấn đề cần chú ý là: - Để có thể so sánh chúng ta phải quy đổi các chi phí về cùng một đơn vị đo lường và cùng một khoảng thời gian. Ví dụ: Để so sánh chi phí của hai nguồn vốn, một nguồn vốn có chi phí sử dụng là $800/ tháng và một nguồn vốn có chi phí sử dụng là lãi suất 1,5%/ năm, ta không thể nhìn ra ngay lập tức là nguồn huy động nào đắt hơn. Để giải quyết vấn đề này, mọi chi phí đều phải được quy về cùng một đơn vị đo lường trong một khoảng thời gian như sau: Để đơn giản, chúng ta thường chuyển chi phí thành lãi suất tính theo năm. - Chi phí cuối cùng của hãng sẽ bị tác động bởi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu hãng có mức thuế thu nhập là 35% và chi phí vốn trước thuế của hãng là 10%, chi phí vốn sau thuế của hãng chỉ là 6,5% (= 10% * (1-35%)). Công thức cơ bản để tính lãi suất hàng năm trước thuế (APR: annual percentage rate), kb, cho các nguồn tài chính ngắn hạn là:  Trong đó m là số kỳ tích lũy trong một năm. Chi phí sau thuế của doanh nghiệp được tính toán bởi công thức: Chi phí sau thuế = Chi phí trước thuế * (1 - thuế suất) ki = k b * (1 - T) trong đó: k i : Chi phí sau thuế ( the after tax cost) k b : Chi phí hàng năm trước thuế ( the before tax annual cost) T : Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Mặc dù hãng có thể sử dụng chi phí trước thuế hay sau thuế khi xem xét quyết định lựa chọn nguồn tài trợ nhưng chi phí cuối cùng vẫn là chi phí sau thuế. Ví dụ: Doanh nghiệp vay một số tiền là $100.000 trong vòng 120 ngày, số tiền lãi phải trả là $5.000, thuế suất thuế TNDN là 25%. Hãy tính chi phí vốn vay trước thuế, k b và chi phí vốn vay sau thuế, k i . Chi phí trước thuế là: kb = = = ( 1 + 0,05)3.0417 – 1 = 0,16 = 16% Chi phí sau thuế, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp bằng 25% là: ki = kb ( 1- T) = 16% *( 1- 25%) = 12% Vì vậy, chi phí sử dụng vốn sau thuế của doanh nghiệp là 12%. II. TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI Tín dụng thương mại là nguồn vốn ngắn hạn tự phát, phát sinh trong quá trình mua bán trả chậm, trả góp. Tín dụng thương mại thường mở rộng khi doanh nghiệp tăng lượng mua hàng và tích lũy hàng tồn kho. Ví dụ như một doanh nghiệp thường mua $3.000 hàng hóa đầu vào mỗi ngày và thường thanh toán sau 30 ngày kể từ khi ghi nhận nợ, vậy số dư bình quân trên tài khoản phải trả người bán là $90.000 ( = $3.000 * 30 ngày). Nếu vào vụ sản xuất, doanh nghiệp tăng lượng mua lên $5.000 hàng hóa đầu vào mỗi ngày thì số dư bình quân trên tài khoản phải trả người bán sẽ tăng lên và bằng $150.000 ( = $5.000 * 30 ngày). Như vậy, số dư bình quân trên tài khoản phải trả người bán sẽ tăng $60.000 (= $150.000 – $90.000). Thông qua việc mua hàng nhiều hơn, Công ty đã huy động thêm được một khoản tài chính ngắn hạn trị giá $60.000. Ưu điểm của tín dụng thương mại là chi phí thấp và có thể làm giảm giá hàng mua khi hưởng chiết khấu thương mại. - Tín dụng thương mại là nguồn tài chính sẵn có và có thể đạt được một cách thuận tiện từ các hoạt động hàng ngày của công ty. - Tín dụng thương mại không gây ra chi phí nếu công ty hưởng chiết khấu thanh toán, thậm chí lúc này tổng số tiền phải trả cho lô hàng mua còn thấp đi. - Đây là nguồn tài chính ngắn hạn linh hoạt, có thể mở rộng hay thu hẹp khi hoạt động mua mở rộng hay thu hẹp. Chi phí của tín dụng thương mại Trong chương này, chúng ta nghiên cứu huy động nguồn ngắn hạn nên ở đây, vị trí của chúng ta là người nhận tín dụng thương mại. Trong trường hợp điều khoản tín dụng là 1/10, n 30, nếu công ty tận dụng chiết khấu 1% thì không có chi phí nào liên quan đến tín dụng thương mại, đó là 10 ngày trả chậm mà không gây ra chi phí nào cho người mua (Chú ý: 1% chiết khấu là chi phí lãi cho việc trả chậm thêm 20 ngày). Nếu công ty không tận dụng chiết khấu thương mại, thì xuất hiện một chi phí trực tiếp là: kb = Ví dụ: Trong trường hợp điều khoản tín dụng là 1/10, n 30, hãy xác định chi phí nếu doanh nghiệp không thanh toán trong 10 ngày đầu để hưởng chiết khấu thanh toán 1%. kb = = = 20,13% Nếu thời hạn thanh toán được kéo dài là 50 ngày thay vì 30 ngày như trước đây, áp dụng tính toán tương tự, ta có kb = 9,6%. Chi phí này thấp hơn do lúc này khi số ngày chiếm dụng vốn lên đến 40 ngày (= 50 - 10) thay vì 20 ngày như trước đây (= 30 - 10) doanh nghiệp mới phải chịu chi phí bằng 1% trên số tiền phải trả. Những công ty bỏ qua chiết khấu bằng tiền có thể giảm chi phí trực tiếp thông qua kéo dài các khoản thay toán. Tuy nhiên điều này phát sinh chi phí cơ hội, đó là hiệu ứng xấu là làm mất lòng tin của nhà cung cấp, nó có thể kéo theo việc cắt tín dụng thương mại, xếp hạng tín dụng thấp đi và phải chịu chi phí vốn cao hơn trong tương lai. Vì vậy, để lựa chọn có nên sử dụng tín dụng thương mại hay không doanh nghiệp phải so sánh chi phí trực tiếp và chi phí cơ hội. III. CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN KHÔNG ĐẢM BẢO Các khoản vay ngắn hạn không đảm bảo xuất hiện dưới hai hình thức là vay ngắn hạn ngân hàng hay các công ty tài chính và thương phiếu (chứng khoán ngắn hạn bán cho các nhà đầu tư trên thị trường tiền tệ). 1. Vay ngắn hạn ngân hàng (Bank loans) Các loại vay ngân hàng Một khoản vay ngân hàng có thể là: - Vay theo hạn mức tín dụng (a line of credit): Là một hình thức thương lượng giữa ngân hàng và doanh nghiệp trong đó thỏa thuận hạn mức tín dụng cho phép công ty có thể vay một mức tối đa trong một khoảng thời gian xác định. Việc hoàn trả vay có thể thực hiện theo ý muốn, tuy nhiên, đến khi thương lượng này chấm dứt thì doanh nghiệp phải hoàn trả tất cả các khoản vay. Khi đã có thỏa thuận này, doanh nghiệp phải trả phí cam kết cho ngân hàng cho dù doanh nghiệp có rút tiền theo hạn mức tín dụng hay không. - Vay giao dịch riêng lẻ (A single loan): Để có được khoản vay riêng lẻ, người đi vay phải ký một giấy hứa tả tiền bao gồm các nội dung: Số tiền vay Lãi suất của khoản vay. Thời gian thanh lý hợp đồng và kế hoạch thanh toán. Tài sản thế chấp nếu có Các điều khoản thương lượng khác. Chi phí của các khoản vay ngân hàng: Chi phí của khoản vay ngân hàng phụ thuộc vào điều kiện gắn với hợp đồng vay. Chúng ta xem xét các phương thức khác nhau như sau: - Vay theo phương thức trả lãi thông thường: Chi phí của một khoản vay với lãi suất thông thường có thể được áp dụng như sau: Ví dụ: Giả sử có một khoản vay $10.000, ngân hàng sẽ thu lãi với lãi suất 13%, thời hạn vay là 73 ngày. Ta xác định chi phí sử dụng sử dụng vốn trước thuế như sau: Bước 1: Xác định lãi phải trả Số lãi phải trả = Số tiền vay * Lãi suất năm * Phần thời gian vay trong năm = $10.000 * 13% * 73/365 = $260 Bước 2: Xác định chi phí trước thuế kb = ( 1 + 260/ 10.000) 365/ 73 – 1= 13,69% Lưu ý rằng, mặc dù lãi suất được xác định là 13% nhưng lãi suất tính theo năm là 13,69%. - Vay theo phương thức trả lãi chiết khấu Nếu theo phương thức lãi suất chiết khấu, ngân hàng khấu trừ lãi ngay tại thời điểm bắt đầu khoản vay. Tiếp với ví dụ trên nhưng là lãi chiết khấu, người đi vay chỉ nhận được $9.740 ( = $10.000 - $260) và chi phí sử dụng vốn trước thuế trong trường hợp này sẽ thay đổi như sau: kb = ( 1 + 260/ 9.740) 365/ 73 – 1= 14,08% Lúc này, chi phí tăng lên do doanh nghiệp không được vay toàn bộ số tiền như đã thỏa thuận. - Trả lãi nhiều lần: Lãi trả nhiều lần: Thay vì thu tiền lãi một lần, ngân hàng hay công ty tài chính sẽ thu lãi nhiều lần, việc thu lãi được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp này, tổng số tiền lãi được tính và cộng vào giá trị ban đầu của khoản vay. Sau đó, số tiền trả lãi hàng tháng là số thanh toán cho cả gốc và lãi. Giả sử, chúng ta vay $10.000 trong một năm với lãi suất 13%/ năm, và thực hiện thanh toán cả gốc và lãi trong vòng 12 tháng. Lúc này ta có tổng số tiền phải trả là: $10.000 + $10.000*13% = $11.300 Vậy số tiền phải trả hàng tháng là: 11.300/ 12 = $941.67 Để biết lãi suất xấp xỉ của khoản vay theo hình thức này, ta sử dụng giá trị hiện tại của dòng tiền: PVA(?%,12) = $10.000/ $941.67 = 10,619 Tra bảng, ta có kb gần bằng 2% một tháng hay 24%/ năm. Chi phí của khoản vay trả gấp gần hai lần so với tỷ lệ đưa ra. - Các khoản vay có lãi suất thay đổi Ví dụ: Một công ty đang cần vay một khoản trị giá $100.000 trong vòng 150 ngày nhưng lại áp dụng mức lãi suất thông thường thay đổi như sau: 13% cho 73 ngày đầu, 14,75% cho 30 ngày tiếp theo và 15,5% cho 47 ngày còn lại. Hãy xác định chi phí của khoản vay trên? Bước 1: Xác định lãi phải trả Lãi suất  Số ngày  Chi phí lãi   13%  73  10.000*13%*73/365 = $260   14.75%  30  10.000*14,75%*30/365 = $121,23   15.5%  47  10.000*15,5%*47/365 = $199,59     Tổng lãi = $580,82   Bước 2: Xác định trước thuế hàng năm kb = ( 1+ 580.82/ 10.000) 365/150 = 14,73% - Vay với lãi gửi bù đắp Là một khoản tiền gửi có kỳ hạn mà ngân hàng yêu cầu khách hàng duy trì ở ngân hàng mình khi cho khách hàng vay tiền. Số dư của tài khoản tiền gửi bù đắp có thể là số trung bình cho một thời kỳ, ví dụ như một tháng nhưng cũng có thể là số dư tối thiểu mà không thể thấp hơn. Loại thường được áp dụng là số dư trung bình. Có hai trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất là khi tiền gửi bù đắp yêu cầu thấp hơn số tiền mà doanh nghiệp thường gửi ở ngân hàng. Lúc này, yêu cầu của Ngân hàng không gây ra chi phí cho doanh nghiệp. Thứ hai là khi tiền gửi bù đắp yêu cầu lớn hơn số tiền mà doanh nghiệp thường gửi ở ngân hàng. Để mô tả trường hợp này, chúng ta sử dụng khoản vay $10.000 với lãi suất 13% trong vòng 73 ngày áp dụng để tính chi phí cho cả trường hợp lãi thông thường và lãi chiết khấu Giả sử ngân hàng yêu cầu khoản tiền gửi bù đắp là $2.000, khi công ty không giữ một khoản tiền nào ở tài khoản tiền gửi có kỳ hạn ở ngân hàng. Tác động của yêu cầu là giảm số tiền vay $2.000. Nếu không sử dụng lãi chiết khấu, chi phí trước thuế là: kb = ( 1+ 260/ ( 10.000-2.000 ) )365/73 – 1 = 17,34% Nếu sử dụng lãi chiết khấu, chi phí trước thuế là: kb = ( 1+ 260/ ( 10.000-2.000-260 ) )365/73 – 1 = 17,96% - Hạn mức tín dụng: Ví dụ: Giả sử, công ty của bạn đang thoả thuận một hạn mức tín dụng $1.000.000 trong 91 ngày với mức phí cam kết hàng năm 0,5%/ năm. Để đơn giản, giả sử không có yêu cầu tiền gửi bù đắp và áp dụng lãi suất 11%/ năm trong 91 ngày. Trong 30 ngày đầu, công ty vay $100.000, trong 61 ngày còn lại, công ty vay thêm $300.000 và do vậy, tổng nguồn tài chính ngắn hạn vừa huy động thêm là $400.000. Hãy xác định chi phí của khoản vay? Bước 1: Xác định phí cam kết và lãi cho thời kỳ Phí cam kết = Phần không sử dụng * Phí cam kết hàng năm * Phần trong năm Chú ý: Phí chỉ tính trên phần không sử dụng, vì phần sử dụng sẽ bị tính lãi. Áp dụng phương trình trên ta có: 30 ngày đầu: ($1.000.000 - $100.000) * 0,5% * 30/365 = $369,86 61 ngày tiếp theo: ($1.000.000 - $400.000) *0,5% * 61/365 = 501,37 Sau đó, lãi được xác định như sau: 30 ngày đầu: $100.000* 11% * 30/365 = $904,11 61 ngày sau: $400.000 * 11% * 61/365 = 7.353,42 Bước 2: Xác định chi phí kb = ( 1+ Tổng phí cam kết và lãi/ Số tiền tài trợ ròng trung bình)365/ Tổng số ngày - 1 Trong đó, tổng phí cam kết và lãi là: 369,86+ 501,37 + 904,11 + 7.353,42 = $9.128,76 Số tiền tài trợ ròng trung bình là: $100.000 * (30/91) + $400.000* (61/90) = $301.098,90 Chi phí trước thuế tính theo phần trăm của thoả thuận hạn mức tín dụng bằng: kb = ( 1+ 9.128,76/ 301.098,9) 365/91 -1 = 12,73% Nếu ngân hàng thu 5% tiền gửi bù đắp trên tổng hạn mức tín dụng, lúc này số tiền tài trợ ròng sẽ giảm đúng bằng số tiền gửi bù đắp và chi phí trước thuế sẽ được xác định lại như sau: kb= ( 1+ 9.128,76/ ( 301.098,9 – 50.000)) 365/91 -1 = 15,40% 2. Vay dưới hình thức thương phiếu Là một giấy hẹn trả tiền do các công ty lớn phát hành để huy động vốn vay ngắn hạn. Bản chất và ứng dụng của thương phiếu Người phát hành thương phiếu sơ cấp bao gồm các công ty tài chính lớn, hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Tất cả các thương phiếu đều có thời gian đáo hạn nhỏ hơn hoặc bằng 270 ngày. Tại Mỹ, có một số tổ chức tài chính uy tín xếp hạng chất lượng của thương phiếu như Moody, Standard & Poor. Mục đích của xếp hạng tín dụng là cung cấp cho những người mua thương phiếu một số dấu hiệu của rủi ro đầu tư. Dưới góc độ công ty phát hành, việc xếp hạng là quan trọng vì nó ảnh hưởng tới chi phí của nguồn vốn. Với các yếu tố khác không đổi, mức xếp hạng cao hơn sẽ giúp giảm chi phí huy động vốn. Chi phí Thương phiếu thường được bán theo phương thức chiết khấu từ mệnh giá (trả lãi trước). Tại thời điểm đáo hạn, sự khác biệt giữa giá và mệnh giá thu được chính là lãi phải trả cho thương phiếu phát hành. Ví dụ: Một thương phiếu có mệnh giá $100.000, thời gian đáo hạn là 180 ngày, được bán với giá $95.000. Khi thương phiếu đáo hạn, công ty sẽ trả người giữ trái phiếu $100.000. Vậy chi phí trước thuế của việc phát hành thương phiếu là: kb = ( 1+ $5.000/ $100.000 - $5.000)365/180 – 1 = 10,96% Chủ thể phát hành sẽ so sánh chi phí phát hành thương phiếu với các kênh huy động khác để lựa chọn phương thức huy động vốn rẻ nhất. Bên cạnh chi phí trước thuế được tính toán cụ thể như trên, chủ thể phát hành còn phải chịu những chi phí như: Người phát hành cần phải đảm bảo thương phiếu phát hành 100% với hạn mức tín dụng từ ngân hàng thương mại. Nếu có hạn mức tín dụng, doanh nghiệp thường phải chịu một khoản phí chiếm 0,25% đến 0,75%. Nếu không sử dụng hạn mức tín dụng, một thủ tục thông thường khác đối với các thương phiếu là người phát hành phải có tiền gửi bù đắp tại một ngân hàng. Ngoài ra, công ty còn phải trả một khoản lệ phí ( từ $10.000 đến $25.000) để xếp hạng thương phiếu. Tất cả những chi phí liên quan trên đều phải được xem xét khi lựa chọn nguồn tài chính ngắn hạn. Ví dụ: Tiếp ví dụ trên. Giả sử thương phiếu phát hành được đảm bảo bởi hợp đồng hạn mức tín dụng với mức phí 0,5%/ năm, tổng mức phí sẽ là: + Phí của hợp đồng hạn mức tín dụng là: $100.000 * 0,5% * 180/ 365 = $ 246,58 + Lãi phải trả : $5.000 Chi phí trước thuế mới lúc này là: kb = ( 1 + $5.246,58/ $95.000)365/180 – 1 = 11,52% Nhược điểm của thương phiếu: - Tuy là một phương phức huy động vốn ngắn hạn hấp dẫn, nhưng thương phiếu mới chỉ được áp dụng bởi các công ty lớn. - Ngoài ra, thị trường thương phiếu có thể đôi khi không hoạt động và các công ty buộc phải sử dụng các khoản vay ngân hàng. Các công ty sử dụng thương phiếu một cách rộng rãi cũng thường giữ quan hệ với các ngân hàng và thường vay ngân hàng bên cạnh việc phát hành thương phiếu. IV. CÁC KHOẢN VAY NGẮN HẠN CÓ ĐẢM BẢO BẰNG 1. Bảo đảm bằng phải thu khách hàng a, Cầm cố khoản phải thu khách hàng Theo thoả thuận cầm cố, người vay tiền sử dụng các khoản phải thu khách hàng thế chấp cho khoản vay. Một thoả thuận cụ thể giữa người đi vay và tổ chức cho vay giải thích rõ những chi tiết cụ thể của giao dịch. Số tiền cho vay được xác định theo tỷ lệ phần trăm của các khoản phải thu khách hàng cầm cố. Ngoài ra, người đi vay thường trả một khoản phí để xử lý thường là 1% tổng các khoản phải thu được cầm cố. Phí xử lý này trả cho thời gian liên quan đến xem xét lại các khoản phải thu được cầm cố của tổ chức cho vay. Nếu hợp đồng vay thực hiện trên toàn bộ các khoản phải thu, người cho vay hoàn toàn không kiểm soát chất lượng của các khoản phải thu khách hàng đem cầm cố. Một phương thức khác mà người cho vay thực hiện là xem xét từng chứng thư cụ thể để quyết định xem cái nào có thể thế chấp cho khoản vay. Phương pháp này phần nào tốn kém hơn cho người cho vay vì người cho vay phải xem từng chứng thư và vị thế tín dụng của khách hàng đó trước khi quyết định có sử dụng nó như một vật thế chấp cho khoản vay. Nếu người cho vay chấp nhận toàn bộ các khoản phải thu, họ có thể sãn sàng chấp nhận cho vay 60-70% số tiền ghi trên các khoản phải thu. Khi người cho vay “chiếu qua” các chứng thư, số tiền cho vay có thể lên tới 85-90% số tiền ghi trên các khoản phải
Tài liệu liên quan