Quản lý và chăm sóc ao tôm

Quản lý và chăm sóc ao tôm là một quá trình kéo dài, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra mọi tình hình diễn ra trong ao nuôi về các mặt môi trường, thức ăn, tình trạng hoạt động của tôm, sự phát triển của hệ vi sinh vật cũng như các biến động thời tiết, diễn biến dịch bệnh của vùng nuôi để có kế hoạch, biện pháp phòng chống thích hợp. Nói tóm lại, quản lý ao bao gồm công tác quản lý nước, quản lý thức ăn, quản lý dịch bệnh.

pdf6 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lý và chăm sóc ao tôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ VÀ CHĂM SÓC AO TÔM Quản lý và chăm sóc ao tôm là một quá trình kéo dài, đòi hỏi người quản lý phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra mọi tình hình diễn ra trong ao nuôi về các mặt môi trường, thức ăn, tình trạng hoạt động của tôm, sự phát triển của hệ vi sinh vật cũng như các biến động thời tiết, diễn biến dịch bệnh của vùng nuôi để có kế hoạch, biện pháp phòng chống thích hợp. Nói tóm lại, quản lý ao bao gồm công tác quản lý nước, quản lý thức ăn, quản lý dịch bệnh. 1. QUẢN LÝ NƯỚC Nước là môi trường sống của tôm. Sự tồn tại và phát triển của tôm gắn liền với chất lượng nước. Vì thế công tác quản lý nước là công tác quan trọng nhất, bao trùm lên tất cả mọi công tác quản lý khác. Quản lý nước tốt liên quan đến quản lý thức ăn và quản lý dịch bệnh và cả ba vấn đề này luôn đi kèm với nhau, gắn bó hữu cơ với nhau. Quản lý nước bao gồm các việc sau đây : 1.1/ Chất lượng đáy ao Ảnh hưởng đến pH, độ kiềm, sinh vật đáy, tảo (màu nước) và một số dạng bệnh của tôm như vàng mang, đen mang, đóng rong Chất lượng đáy ao thông thường được chuẩn bị trong giai đoạn cải tạo ao. Trong quá trình nuôi tôm đáy ao được giữ vệ sinh và làm sạch bằng các biện pháp sau: Bón ZEOBAC. Dùng men vi sinh như NB 25 hàng tuần. Sử dụng NOWAS để làm sạch đáy ao. Siphon đáy ao, đặc biệt thời điểm tháng thứ 3 trở đi Quản lý thức ăn tốt, tránh dư thừa. Không để cho tảo tàn. 1.2/ Duy trì sự ổn định của hệ tảo và vi sinh vật Đây là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng nước tốt hay xấu. Do vậy phải luôn luôn theo dõi sự phát triển của tảo. Nếu có sự xuất hiện của tảo độc phải lập tức diệt trừ bằng cách dùng BKC 800 với liều: 1 lít/3.000m3 nước. Nếu tảo có vẻ già cỗi phải tăng cường bón thêm phân và các nguyên tố vi lượng cần thiết; có thể dùng BLUEMIX 0,5kg/1.000m3 nước, bón liên tiếp trong 3 ngày có thể phục hồi hệ tảo. Sự ổn định của hệ tảo và vi sinh vật sẽ kéo theo sự ổn định của pH nước. Sử dụng định kỳ NB 25 và NOWAS có tác dụng giữ ổn định hệ vi sinh và hệ tảo. Tảo phát triển mạnh quá mức: Dùng BKC 800 để hạn chế. Tảo phát triển kém: Thay 20-30% nước, dùng BLUEMIX cung cấp dinh dưỡng cho tảo phát triển. Tảo tàn và lắng đáy: Dùng ZEOBAC 5kg/1.000m3 nước để lắng kết, sau đó dùng NOWAS 0,3-0,5kg/1.000m3 nước, sau 3 ngày dùng lại. Châm thêm nước mới và bón phân gây tảo lại. Nước phát sáng: Có thể sử dụng theo những cách sau: + Dùng BKC 800 để diệt hoặc + Dùng NB 25 để khống chế hoặc + Dùng SAPONIN để khống chế. 1.3/ Giữ độ cân bằng và ổn định các yếu tố thủy lý hóa Nói chung nếu giữ được sự ổn định của hệ tảo và vi sinh vật cũng như đáy ao thì các yếu tố như pH, NH3, H2S, kiềm cũng sẽ ổn định theo. Sự thay đổi thời tiết và mất cân bằng sinh học trong ao sẽ làm cho các yếu tố này thay đổi. Mức tốt nhất cho các yếu tố này như sau: - pH : 7,6 – 8,5 - Độ mặn : 5 - 30%0 - NH3 : < = 1 mg/ lít - H2S : < = 0,5 mg/ lít - Độ kiềm : 80 – 180 mg/ lít - O2 hòa tan : 5 – 9 mg/ lít 1.4/ Thực hiện kiểm tra các yếu tố môi trường - Độ pH và độ kiềm phải kiểm tra hàng ngày. - Các yếu tố khác như độ mặn, NH3, H2S, tảo độc phải được kiểm tra hàng tuần. 2/ QUẢN LÝ THỨC ĂN Quản lý thức ăn là một khâu quan trọng trong quá trình nuôi tôm.Việc quản lý thức ăn tốt làm giảm rất nhiều chi phí nuôi và giảm được sự ô nhiễm đáy ao do thức ăn dư thừa. Việc sử dụng thừa hoặc thiếu thức ăn đều làm tôm chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Hầu hết các nhà cung cấp thức ăn đều có hướng dẫn sử dụng cho sản phẩm của mình. Nói chung trong quản lý thức ăn nên thực hiện các công việc sau : Phải xác định tương đối chính xác số lượng tôm và trọng lượng tôm trong ao. Phải theo dõi cường độ bắt mồi của tôm hàng ngày và hàng cữ cho ăn để điều chỉnh kịp thời. Theo dõi tiến độ lột xác của tôm để điều chỉnh giảm trong giai đoạn lột xác và tăng sau khi tôm lột xong. Theo dõi sự biến động của thời tiết và môi trường nuôi vì chúng ảnh hưởng đến sức ăn của tôm, nên ta có thể điều chỉnh tăng giảm thức ăn. Sự ăn mạnh hoặc yếu của tôm xảy ra một cách đột ngột có thể là một dấu hiệu bệnh lý và cần phải tăng cường theo dõi. Nên chọn sử dụng thức ăn chất lượng tốt, có độ đạm cao để bảo đảm cho sức khỏe tôm và ít gây ô nhiễm. Nên bổ sung thêm các vitamin và khoáng vi lượng như NOTIVA, FINE, NOVA C, CALPHOS-D, ZYMOTIC, MIN ONEvào thức ăn định kỳ để tăng cường sức khỏe tôm, nâng cao sức đề kháng với dịch bệnh. Cho ăn và kiểm tra vó đúng giờ sẽ giúp cho việc xác định sức ăn của tôm chính xác. 3/ QUẢN LÝ DỊCH BỆNH Dịch bệnh là hiểm họa và cũng là mối quan tâm lớn nhất của của người nuôi tôm. Quản lý tốt dịch bệnh xảy ra trên ao nuôi sẽ giúp người nuôi tôm bảo đảm trên 95% vụ nuôi thắng lợi. Tôm có thể bị bệnh bởi nhiều tác nhân như : sự biến đổi thời tiết, các yếu tố bất lợi của môi trường, độc tố của tảo độc, ký sinh, vi khuẩn, virus hoặc bởi yếu tố dinh dưỡng như chất lượng thức ăn kém, thiếu vitamin NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ DỊCH BỆNH Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất trong quản lý dịch bệnh là phòng bệnh. Việc phòng bệnh cho tôm được thực hiện xuyên suốt kể từ khi bắt đầu tẩy dọn ao, chuẩn bị nước trước khi thả tôm, quản lý môi trường nước, quản lý thức ăn. Trong các phần trước chúng ta đã thực hiện các công việc trên. Trong mục này, chúng ta cùng nắm bắt một số bệnh thường gặp trong ao nuôi tôm, nguyên nhân và cách phòng trị bằng các biện pháp sinh học, hóa học và môi trường.
Tài liệu liên quan