Bản đồ lâm nghiệp trước hết là bản đồ thuộc nhóm địa lý, chúng cũng có những tính chất cơ bản sau:
Tính trực quan: Bản đồ lâm nghiệp giúp chúng ta có thể hình dung được khu vực lãnh thổ thể hiện trên bản đồ một cách bao quát. Nó phản ánh được đối tượng là rừng và đất rừng một cách chính xác như độ che phủ, diện tích, trữ lượng rừng. Trong bản đồ thiết kế trồng rừng còn chỉ cho ta biết lô nào mới trồng, lô nào đã đến tuổi khai thác.
30 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5631 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý và sử dụng bản đồ lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỔ LÂM NGHIỆP
6.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP
6.1.1. Tính chất của bản đồ lâm nghiệp
Bản đồ lâm nghiệp trước hết là bản đồ thuộc nhóm địa lý, chúng cũng có những tính
chất cơ bản sau:
Tính trực quan: Bản đồ lâm nghiệp giúp chúng ta có thể hình dung được khu vực
lãnh thổ thể hiện trên bản đồ một cách bao quát. Nó phản ánh được đối tượng là rừng và
đất rừng một cách chính xác như độ che phủ, diện tích, trữ lượng rừng. Trong bản đồ thiết
kế trồng rừng còn chỉ cho ta biết lô nào mới trồng, lô nào đã đến tuổi khai thác...
Tính đo được: Nó có mối liên hệ mật thiết với cơ sở toán học trên bản đồ Chúng ta
có thể xác định được tọa độ phân bố của các loài động, thực vật ở trong rừng tương ứng
trên tờ bản đồ. Đặc biệt nhờ tính tính chất này, chúng ta có thể quản lý thành công nguồn
tài nguyên rừng và đất rừng, chúng ta có thể quy hoạch, thiết kế trồng rừng đạt hiệu quả
trong kinh doanh.
Tính thông tin: Đó là khả năng cung cấp những thông tin bổ ích cho người quản lý,
người kinh doanh nắm bắt đầy đủ các thông tin trên bản đồ. Đặc biệt, bản đồ số có khả
năng cập nhật nhanh như bản đồ dự báo cháy rừng, bản đồ dự báo sâu bệnh giúp chúng ta
có được biện pháp kịp thời đối phó với thiên tai, nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra cháy
rừng.
6.1.2. Các yếu tố của bản đồ lâm nghiệp
6.1.2.1. Yêu tố nội dung của bản đồ lâm nghiệp
Nội dung bản đồ là yếu tố vô cùng quan trọng, nó thể hiện các đối tượng, hiện tượng
của lâm nghiệp lên bản đồ như: hiện trạng độ che phủ của rừng, bản đồ lập địa thể hiện các
điều kiện đất đai, khí hậu. Mọi thông tin được ký hiệu hoá nhằm đáp ứng nhiều thông tin
của bản đồ.
6.12.2. Yếu tố toán học trong bản đồ lâm nghiệp
Bao gồm tỷ lệ bản đồ, mạng lưới tọa độ và bố cục của bản đồ.
Tỷ lệ bản đồ thể hiện mức độ thu nhỏ của hình ảnh bản đồ so với thực tế. Thông
thường bản đồ lâm nghiệp có tỷ lệ 1/10.000, 1/5.000,l/2.000.
Hệ thống mạng lưới tọa độ là cơ sở quan trọng của mọi tờ bản đồ. Với bản đồ lâm
nghiệp bao giờ cũng bắt đầu từ việc dựng lưới tọa độ. Nhờ lưới tọa độ mà chúng ta có thể
định vị kết hợp với GPS để xác định tọa độ phân bố của các loài cây gỗ quý, các loài động
vật đang được bảo tồn...
Bố cục của bản đồ lâm nghiệp bao gồm khung bản đồ, nền địa hình ranh giới các lô
khoảnh và được đánh số từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
6.1.2.3. Yếu tố hỗ trợ bổ sung trong bản đồ lâm nghiệp
Bên cạnh những yếu tố nội dung và toán học, bản đồ lâm nghiệp còn có yếu tố hỗ trợ
bổ sung như bản chú giải, thước tỷ lệ, các biểu đồ...Đặc biệt trong bản đồ hiện trạng Lâm
nghiệp yếu tố màu sắc được thể hiện rất rõ.
6.1.3. Đặc điểm bản đồ lâm nghiệp
Diện tích rừng rất lớn, việc đánh ký hiệu trong bản đồ lâm nghiệp thống nhất là hết
sức cần thiết. Bản đồ lâm nghiệp được đánh theo tiểu khu, khoảnh và lô. Nguyên tắc đánh
thứ tự tiểu khu, khoảnh hay lô đều từ trái qua phải và từ trên xuống dưới. Trong một tiểu
khu được đánh thứ tự các khoảnh từ 1 đến hết. Trong một khoảnh các lô được đánh từ 1
đến hết.
6.2. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP
6.2.1. Phân loại theo tỷ lệ
6.2.1.1. Bản đồ giao đất làm nghiệp cho chủ rừng tỷ lệ 1/5000 (có mẫu kèm theo)
Yêu cầu kỹ thuật và các nội dung cần thể hiện của bản đồ này như sau:
-Thể hiện trên mặt phẳng và chỉ thể hiện ở các lô đất được Nhà nước giao, không cần
chi tiết địa hình, địa vật.
-Tất cả các lô đất được Nhà nước giao của chủ rừng đều thể hiện trên một tờ bản đồ,
nhưng cần bố trí cho cân đối trong khuôn khổ tờ giấy A4, trừ trường hợp quá nhiều lô thì
sẽ dùng từ hay tờ bản đồ trở lên. Ranh giới lô vẽ nét liền.
Chú ý: Không nên mỗi lô một tờ sẽ quá lãng phí.
- Xung quanh ghi tên các lô giáp ranh, cần vẽ thêm ra ngoài một đoạn ranh giới để
thể hiện rõ ranh giới của các lô giáp ranh. Nếu các lô giáp ranh thuộc khoảnh khác thì ghi
tên lô theo kiểu phân số, bên trên là lô, bên dưới là tên khoảnh
-Bên trong lô ghi ký hiệu như sau:
Tên lô - Trạng thái 6 - IIA
Diện tích 1,7
Tên lô ghi theo chữ sốẢ Rập
-Nếu trên tờ bản đồ có nhiều lô thì bên dưới tờ bản đổ cần viết thêm những hàng
ghi chú tên lô - tên khoảnh - tên tiểu khu Thí dụ:
Lô 1 - Khoảnh 5 - Tiểu khu 103
Lô 2 - Khoảnh 5 - Tiểu khu 103 Lô 7 - Khoảnh 5 - Tiểu khu 107
6.2.1.2. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai của toàn xã tỷ lệ 1/10.000
Yêu cầu kỹ thuật và các nội dung cần thể hiện như sau:
-Thể hiện trên nền địa hình. Thể hiện đủ ranh giới của tất cả các tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân sử dụng đất trên địa bàn xã, ranh giới phân chia 3 loại rừng.
-Ranh giới tất cả các loại đất đai và các lô trạng thái đã khoanh vẽ ngoài thực địa.
Ranh giới này vẽ nét liền.
-Trong mỗi lô, ghi các ký hiệu thể hiện tên lô - trạng thái - diện tích. Cụ thể:
Tên lô - Trạng thái 6 - IC
Diện tích 4,5
-Ngoài ra, tất cả các chi tiết địa hình, địa vật khác nhau như: sông, suốt, đường xá,
làng bản, ranh giới và số liệu tiểu khu, khoảnh... tuân theo quy trình đo đạc vẽ bản đồ của
Viện Điều tra Quy hoạch rừng.
6.2.1.3. Bản đồ giao đất lâm nghiệp theo xã tỷ lệ 1/10.000
-Toàn bộ nội dung và yêu cầu kỹ thuật cần thể hiện như bản đồ hiện trạng sử dụng
đất đai của xã.
-Tất cả các lô đất lâm nghiệp đã giao rồi được đánh dấu bằng cách gạch chéo
nghiêng 450 nét liền mảnh, cách nhau 3 mm.
6.2.1.4. Bản đồ giao đất lâm nghiệp tỷ lệ 1/5.000
-Nội dung và yêu cầu kỹ thuật thể hiện như bản đồ giao đất lâm nghiệp xã.
-Các lô đất lâm nghiệp đã giao rồi được đánh dấu bằng các gạch chéo nghiêng 45
0
,
các nét cách nhau 5 mm.
6.2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng
Hiện nay, bản đồ được sử dụng rộng rãi vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau như
nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, hàng không, giao thông vận tải và trong đó có ngành
lâm nghiệp. Bản đồ lâm nghiệp cũng rất đa dạng phong phú được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau, tuy nhiên có thể phân thành các loại chính sau:
Nhóm bản đồ phục vụ quy hoạch phát triển lâm nghiệp: Nhóm này chủ yếu là các
bản đồ quy hoạch lâm nghiệp, bản đồ thiết kế trồng rừng, bản đồ lập địa.
Nhóm bản đồ phục vụ quản lý lâm nghiệp: Bản đồ hiện trạng rừng, bản đồ phân cấp
phòng hộ đầu nguồn, bản đồ phân bố động thực vật tung, bản đồ phân bố các khu bảo tồn,
vườn quốc gia, bản đồ giao đất lâm nghiệp.
Nhìn chung, bản đồ thuộc nhóm này luôn thay đổi và có sự cập nhật, đặc biệt là bản
đồ hiện trạng rừng. Bản đồ hiện trạng rừng cũng là cơ sở quan trọng để tiến hành quy
hoạch phát triển lâm nghiệp.
-Nhóm bản đồ phục vụ du lịch sinh thái: Đây là nhóm bản đồ chủ yếu đáp ứng nhu
cầu du lịch sinh thái rừng bao gồm: Bản đồ hành chính của các Vườn quốc gia, khu bảo
tồn thiên nhiên, bản đồ du lịch… Đặc điểm nhóm bản đồ này thiên về thể hiện yếu tố địa
vật nhằm chỉ dẫn cho du khách các danh lam thắng cảnh của khu bảo tồn, Vườn Quốc gia.
- Nhóm bản đồ điều tra rừng: Bao gồm những bản đồ hàng không, bản đồ địa hình,
bản đồ giải đoán từảnh vệ tinh, nhóm bản đồ phục vụđiều tra đa dạng sinh học, điều tra tái
sinh rừng....
6.2.3. Phân loại theo nội dung bản đồ
Trong sản xuất lâm nghiệp bản đồ có vai trò quan trọng nhất định, thực tế nội dung
bản đồ lâm nghiệp rất đa dạng về nội dung. Việc phân loại bản đồ theo nội dung chủ yếu
dựa vào quan điểm nội dung chính của bản đồ, nói đúng hơn chính là tên bản đồ đã phản
ánh nội dung của bản đồ. Phần lớn trong lâm nghiệp việc phân loại theo mục đích sử dụng
và nội dung bản đồ là chủ yếu, phân loại theo nội dung chúng bao gồm:
-Bản đồ tổng hợp lâm nghiệp: Thể hiện đầy đủ địa hình, địa vật, các tiểu khu,
khoảnh, lô và các yếu tố dân cư, hiện trạng sử dụng đất. Hiện trạng sử dụng đất được thiết
kế từ bản đồ địa chính, vì vậy các thông tin trên bản đồ hầu hết tuân thủ theo quy đi tư của
địa chính. Việc quy định hiện trạng trên bản đồ địa chính rất chi tiết và đầy đủ 60 loại đất
đang sử dụng hiện nay. Mỗi loại đất người ta ký hiệu riêng cho chúng một mã. Ví dụ: Khi
nhìn trên bản đồ thấy có lô đất được ký hiệu RPM, đó chính là đất trồng rừng phòng hộ.
Việc mã hoá các loại đất được cụ thể tại bảng 6- 01 sau.
Bảng 6-01. Loại đất thể hiện trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Lưu ý (*): Đất mặt nước ven biển không thuộc địa giới hành chính.
Bản đồ hiện trạng rừng: Cho biết độ che phủ của rừng, trữ lượng rừng và tình hình
phân bố của các loài động thực vật rừng. Thực tế trên bản đồ hiện trạng rừng được phân
chia chủ yếu trên điều kiện che phủ của thực vật rừng. Với rừng trồng được ký hiệu theo
tên loài cây trồng. Có những bản đồ lâm nghiệp được ký hiệu tên loài cây trồng như hình
6-03a, nhưng cũng có tờ bản đồ ký hiệu tên cây trồng như hình 6-03b. Thông thường
người ta ký hiệu theo kiểu hình 6-03b là ngắn gọn nhất.
Bên cạnh đó bản đồ thiết kế trồng rừng người ta còn ghi chú năm trồng ngay trên từng lô
như hình sau:
Tuy
nhiên với bản
đồ hiện trạng
rừng thể hiện
rừng tự nhiên
được ký hiệu
theo một quy
định riêng.
Cụ thể được
phân thành 04 nhóm (cơ sở khoa học của việc phân chia này dựa trên hệ thống phân loại
trạng thái thực bì của Loeschau, 1966).
-Nhóm I: Chưa có rừng
Đất trống đồi núi trọc - Ký hiệu: Ia
Đất trống đồi núi trọc có cây bụi - Ký hiệu: Ib
+ Đất trống đồi núi trọc có cây bụi xen cây gỗ (các cây gỗ tái sinh có độ tàn che 10% với
mật độ cây gỗ tái sinh 1000 cây/ha - Ký hiệu: Ic
-Nhóm II: Rừng phục hồi
+ Rừng phục hồi trong giai đoạn đầu chủ yếu cây ưa sáng mọc nhanh (cây Thầu tấu, Hu
đay, Màng tang…). Đất trảng cây bụi có nhiều cây gỗ tái sinh tự nhiên, mật độ cây tái sinh
> 1000 câylha với độ tàn che > 10% - Ký hiệu: IIa
+ Rừng phục hồi trong giai đoạn sau chủ yếu cây ưa sáng mọc nhanh (cây Thầu tấu, Hu
đay, Màng tang…) đã xuất hiện cây chịu bóng, cây gỗ lớn, có hiện tượng cạnh tranh
không gian dinh dưỡng Mật độ cây > 1000 cây/ha với đường kính D1,3 > 10 cm -Ký hiệu:
IIb
-Nhóm III: Rừng thứ sinh (phân chia dựa trên trữ lượng rừng)
+ Rừng tự nhiên bị tàn phá mạnh - Ký hiệu: IIa
Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 50-80 m3/ha - Ký hiệu IIIa1
Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 80-120 m3/ha - Ký hiệu: IIIa2
Rừng nghèo kiệt có trữ lượng gỗ 120-200 m3/ha - Ký hiệu IIIa3
+ Rừng trung bình còn có kết cấu 3 tầng cây, với trữ lượng gỗ 200 - 300 m3/ha -Ký
hiệu: IIIb
+ Rừng trung bình ít bị tác động còn có kết cấu 3 tầng cây, các dấu vết bị tàn phá
không còn thể hiện rõ, trữ lượng gỗ 300 - 400 m3/ha - Ký hiệu: IIIc
Trong các trạng thái rừng IIIa1 hay IIIa2 người ta còn chia nhỏ ra IIIa1.1; IIIa1.2; IIIa2.2;
IIIa2.2… Việc chia nhỏ này đều dựa trên trữ lượng của rừng trên ha. Đây là cơ sở quan
trọng trong công tác quy hoạch điều chế rừng, đáp ứng mục đích kinh doanh rừng hiệu
quả.
-Nhóm IV: Rừng nguyên sinh, đây là trạng thái rừng giàu, ký hiệu IV
-Bản đồ phân cấp phòng hộ: Bản đồ phân khu vực xung yếu, ít xung yếu và rất xung
yếu cho một khu vực địa danh nào đó.
Vùng rất xung yếu: Bao gồm những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông,
gần hồ, có nguy cơ xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất vềđiều tiết nước, những nơi cát di
động mạnh, những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển thường xuyên đe dọa sản xuất
và đời sống nhân dân có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ. Xây dựng rừng chuyên
phòng hộ, đảm bảo độ che phủ của rừng > 70%.
Vùng xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn trung bình, mức
độ điều tiết nước trung bình, mức độ đe dọa cát bay và sóng biển thấp hơn. Có khả năng
xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất đảm bảo độ che phủ của rừng đạt tối thiểu 50%.
Vùng ít xung yếu: Bao gồm những nơi có độ dốc thấp, mức độ xói mòn thấp. Vùng
này chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, xây dựng rừng phòng hộ có độ che phủ < 50%.
Bản đồ thiết kê trồng rừng: Chủ yếu thể hiện vị trí các lô đất trồng rừng, diện tích
các lô đất trạng thái các lô đất, loài cây trồng, năm trồng. Đây chính là cơ sở quan trọng để
xác định tuổi khai thức trong hồ sơ trồng rừng.
Bản đồ quy hoạch: Thể hiện ranh giới các lô đất, định hướng quy hoạch cho lô đất
đó, diện tích của lô đất. Thông thường được căn cứ trên bản đồ hiện trạng rừng.
6.3. QUẢN LÝ BẢN ĐỒ LÂM NGHIỆP
Để quản lý tết bản đồ lâm nghiệp chúng ta lưu ý có 2 loại bản đồ: Bản đồ số và bản
đồ giấy.
6.3.1. Quản lý bản đồ giấy
Bản đồ giấy có nhiều tỷ lệ lớn nhỏ khác nhau, phổ biến hơn cả là bản đồ tỷ lệ
l:5.000 (đối với hộ gia đình được nhận đất, nhận rừng) và bản đồ tỷ lệ 1:10.000 (đối cấp xã
quản lý). Việc quản lý cần được để trong hộp nhựa bảo quản tránh nhàu nát, mối mọi đặc
biệt khi đi rừng cần mang theo hộp nhựa bảo quản tránh gặp trời mưa. Hạn chế việc gấp
các bản đồ giấy thành một tập dễ rách. Nên cuộn tròn thành ống trước khi đưa vào hộp bảo
quản. Điều quan trọng ta thường xuyên phải cập nhật thông tin bổ sung cho bản đồ để tăng
độ chính xác như vẽ bổ sung địa vật… Do mảnh bản đồ lớn có thể phân mảnh nhỏ nhưở
chương 1 ta đã nghiên cứu. Tuy nhiên ta có thể phân thành 2 hoặc 4 mảnh cho bản đồ cấp
xã để tiện sử dụng trên khổ giấy A4 và được ký hiệu:
Bản đồ
Hiện trạng rừng
Xã … huyện ... tỉnh Thái Nguyên
Tỷ lệ:
1.10.000
Hình 6-06.
Ghép mảnh
bản đồ hiện
trạng rừng ở
nhiều tờ khác
nhau
6.3.2. Quản lý và khai thác thông tin từ bản đồ số
Đây là loại bản đồ đang được sử dụng nhiều ở nước ta, hầu hết các Chi cục kiểm lâm
của các tỉnh, các lãm trường đã và đang chuyển di từ bản đồ giai sang bản đồ số. Bản đồ
số cho ta cập nhật thông tin dễ dàng, đặc biệt fim kiếm thông tin được nhanh chóng. Tuy
nhiên, việc sử dụng bản đồ số lại.được lưu trữ trên phần mềm chuyên dụng của máy lính
nên nguy cơ mất thông tin bản đồ là rất cao do vửus. Vì vậy, đòi hỏi việc bảo quản sử
dụng bản đồ số là rất cần thiết và quan trọng. Để bảo quản tốt bản đồ số ta cần chú ý
những vấn đề sau:
-Máy tính quản lý bản đồ được sử dụng riêng.
-Phải cập nhật các chương trình diệt virus thường xuyên
-Phải đặt mật khẩu riêng cho người quản lý bản đồ. Để quản lý, sử dụng bản đồ
lâm nghiệp hiệu quả việc cập nhật thông tin bổ sung cho bản đồ là hết sức cần
thiết đáp ứng nhu cầu sử dụng bản đồ cho công tác quản lý nguồn tài nguyên rừng
và quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Điều lưu ý việc sử dụng bản đồ lâm nghiệp
cần liên kết và tham khảo bản đồ địa chính, bản đồ viễn thám và ảnh vệ tinh để bổ
sung kịp thời cho độ chính xác cao. Hiện nay để khai thác thông tin từ bản đồ số
là hết sức thuận lợi, đồng thời nó cho phép cập nhật thông tin nhanh nhất như
theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Sở dĩ
bản đồ số được đánh giá cao hơn bản đồ giấy vì lượng thông tin đa dạng, dễ truy cập, dễ
hiệu chỉnh khi cần thiết, việc quản lý đơn giản gọn nhẹ...
6.3.3. Khai thác bản đồ lâm nghiệp phục vụ quy hoạch lâm nghiệp
6.3.3.1. Bản đồ cơ bản
Bản đồ cơ bản là công cụ đầu tiên cần xem xét khi thực hiện quá trình quy hoạch sử
dụng đất lâm nghiệp. Bản đồ cơ bản là bản đồ địa hình nhưng có bổ sung thêm một số
thông tin kinh tế xã hội hay sử dụng đất cơ bản. Tuy nhiên khái niệm bản đồ cơ bản chưa
được thống nhất và chưa được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam hiện nay. Khái nện này cũng
không đạt được sự thống nhất giữa các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế. Khi tiến
hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở mỗi cấp khác nhau thì những chi tiết thể hiện
trên bản đồ cơ bản không phải hoàn toàn thống nhất với nhau. Tỷ lệ bản đồ cơ bản cũng
được đùng khác nhau và cần phù hợp trong điều kiện cụ thể.
Ví dụ: Khi tiến hành quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ở cấp xã, bản đồ cơ bản cần
có tỷ lệ 1:10 000 với những thông tin cơ bản tới từng bản, làng.
6.3.3.2. Sơ đồ lát cắt địa hình
Một công cụ quan trọng trong quy hoạch là bản đồ, để đáp ứng công tác quy hoạch
lâm nghiệp hiệu quả ngoài những bản đồ hiện trạng, bản đồ lập địa thì sơ đồ lát cắt địa
hình có ý nghĩa quan trọng trong quy hoạch.
Công cụ lát cắt dọc địa hình giúp chúng ta hiểu được hiện trạng sử dụng đất lâm
nghiệp và các trạng thái rừng cũng như địa hình cùng các loại đất. Lát cắt dọc địa hình
thường được bố trí theo tuyến thẳng cắt qua tất cả các dạng địa hình hay loại hình sử dụng
đất lâm nghiệp.
Khi xây dựng lát cắt dọc nên thảo luận thống nhất tuyến đi đảm bảo đi qua các dạng
địa hình đặc trưng, các loại hình sử dụng đất đắc trưng
6.3.3.3. Sa bàn sử dụng đất lâm nghiệp
Sa bàn hiện trạng sử dụng đất và các trạng thái rừng, sa bàn quy hoạch sử dụng đất
lâm nghiệp chính là công cụ cho các bên, đặc biệt là các hộ gia đình dễ dàng tham gia hiệu
quả vào quá trình quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.
Sa bàn được đắp bằng đất hoặc vẽ trên đất thể hiện địa hình, địa vật, ranh giới xã
thôn/ bản, các hộ gia đình và các kiểu sử dụng đất cùng trạng thái rừng. Sau đó lấy bột
màu, que và giấy thể hiện tình hình cơ bản theo vị trí của chúng trên sa bàn.
Sa bàn quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp được các hộ nông dân xây dựng với sự hỗ
trợ của cán bộ kỹ thuật. Khi làm sa bàn không nên quy định tỷ lệ cụ thể của sa bàn mà phụ
thuộc vào điều kiện và khả năng cụ thể.
PHỤ LỤC 1
CÁCH DÙNG BẢNG ĐỐI KHOẢNG CÁCH NGHIÊNG RA KHOẢNG CÁCH
BẰNG
Bảng đổi khoảng cách nghiêng ra khoảng cách bằng tính theo công thức tam giác
vuông L = cosv
Trong đó:
L: Khoảng cách bằng; l: Khoảng cách nghiêng; V: Độ dốc Cách đổi: Căn cứ độ dốc
và và khoảng cách nghiêng đo được, tìm trong bảng khoảng cách
bằng. Ví dụ: Độ dốc V=150 khoảng cách nghiêng bằng 15m thì khoảng cách bằng là 14,49m.
-Khi khoảng cách nghiêng nhỏ hơn lom thì lấy số hàng chục tương ứng trong bảng
chia cho 10.
Ví dụ: Độ dốc V=80, khoảng cách nghiêng bằng 9m và khoảng cách bằng của 90m
trong bảng là 89,12m, vậy khoảng cách bằng của 9m là: 89,12: 10 =8,912m.
-Khi khoảng cách nghiêng lớn hơn 30 m.
Ví dụ: Độ dốc =80, khoảng cách nghiêng = 35 m 50
35 =30+10
Tra ở bảng:
Khoảng cách nghiêng 30m → khoảng cách bằng 29,710 m
50
nt + → 4,951m
10
35m → 34,66m
70
-Trường hợp số lẻ: Ví dụ: Khoảng cách nghiêng 23,7m = 23 +
100
Tra bảng
Khoảng cách nghiêng 23m → khoảng cách bằng 22,7800 m
→
23,7m →
PHỤ LỤC 2
CÁCH DÙNG BẢNG ĐỂ KHOẢNG CÁCH NGHIÊNG (THỊ CỰ) RA KHOẢNG
CÁCH BẰNG
Bảng này đùng để tính khoảng cách giữa 2 điểm khi đo khoảng cách nghiêng gián
tiếp bằng mia đứng và máy kinh vĩ hoặc địa bàn 3 chân có số đọc nhỏ nhất của bàn độ
dụng không dưới 2 phút, khoảng cách bằng tính theo công thức:
L = l.cosθ Trong đó:
L: Khoảng cách bằng
l: Khoảng cách nghiêng,
θ: Độ dốc Bảng gồm 2 phần: Phần chính và phần hiệu chỉnh Cách dùng:
1. Khoảng cách giữa 2 điểm thường mấy đến 0,1m hoặc 0,01m do đó thường phải vo
tròn khoảng cách, vo tròn chỉ áp dụng đối với một con số tiếp sau con số được quy định
giữ lại.
Ví dụ: Nếu lấy dấn 0,1m thì vo tròn số centimet (cm)
Số được vo tròn nếu là từ số 4 trở xuống thì bỏ, nêu từ 6 trở lên thì cộng thêm 1 vào
số trước nó, nếu là số 5 mà trước nó là số chẵn thì bỏ, ngược lại ta cộng thêm 1 vào con số
trước nó.
27,689m nếu lấy đến 0,1m thì vo tròn con số thứ hai sau dấu phẩy 27,7m
27,689m - 27,7m (vì 8 lớn hơn 6)
27,543m - 27,5 m (vì số vo tròn là 4)
27,55m - 27,6 (vì số trước số 5 là số lẻ)
27,45m - 27,4m (vì số nước số 5 là số chẵn)
2. Cách dùng bảng hiệu chỉnh: Khi số dọc góc đứng đến từng phút thì phải dùng
bảng hiệu chỉnh để hiệu chỉnh. Khi tìm số hiệu chỉnh phải vo tròn khoảng cách nghiêng
đến 10m (theo quy tắc vo tròn ở trên).
Khi hiệu chính nếu góc tra trong bảng nhỏ hơn góc thực đo thì số hiệu chỉnh mang
dấu trừ (-). Ngược lại thì mang dấu cộng.
Ví dụ: 1 = 30,0m, góc đứng θ = 5
0
14'
Trong bảng chính chỉ có góc 5
0
10' và 5
0
20'.
-Nếu tra ở V = 5
0
10' thì tương ứng với l = 30,0m; L = 29,76m, số hiệu chỉnh của 4 phút là
0,01m. Vì 5
0
10' < 5
0
14' nên số hiệu chỉnh mang dấu trừ (-)
θ = 5
0
14' thì L = 29,76m - 0,01m =29,75m
-Nếu tra ở V =5
0
20' tương ứng với 1 = 30,0m; L = 29,74m, số hiệu chỉnh của 6 phút là
0,01m. Vì 5
0
20'> 5
0
14' nên số hiệu chỉnh mang dấu cộng (+). θ = 5
0
20' thì L = 29,74m