Năm 1905 Einstein nhận học vị tiến sĩ tại Đại học Zurich và bắt đầu công bố công trình nghiên cứu về lý thuyết tương đối. Năm 1909 ông trở thành Phó Giáo sư, sau đó là Giáo sư Đại học Zurich. Năm 1914 ông trở về Đức và được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Vật lý Kaiser Wilhelm ở Berlin. Einstein được tặng Giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1921. Năm 1933 ông lánh nạn Đức Quốc xã và di cư sang Mỹ; từ đó ông giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Đại học Princeton. Năm 1952, Eistein được mời làm tổng thống của nhà nước Ixraen nhưng ông từ chối. Einstein mất ngày 18 tháng 4 năm 1955 ở Princeton, bang New Jersey, Hoa Kỳ.
Einstein đã để lại cho đời một gương sáng về sự tận tụy, hy sinh cuộc sống cá nhân để toàn tâm toàn ý phục vụ cho khoa học và sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình của nhân loại, về lối sống giản dị, không ham muốn địa vị, quyền lực, giàu sang.
1. Về động cơ hoạt động của con người
Einstein bác bỏ quan niệm của các tôn giáo về nguồn gốc siêu tự nhiên của con người, về sự liên quan của thần thánh đến số phận, hành vi và ý thức con người. Ông nói:
“Tôi không thể hình dung được một vị Thượng đế có cá tính, có ảnh hưởng đến hành động của cá nhân, hoặc có thể trực tiếp ngồi phán xét những sản vật của chính sự sáng tạo của mình” (1).
Con người dưới con mắt của Einstein là một thực thể sinh học-xã hội. Theo ông:
“Mọi điều mà loài người đã làm và đã nghĩ ra đều có liên quan đến việc thoả mãn những nhu cầu và làm dịu bớt sự đau khổ. Xúc cảm và sự mong muốn là động lực ở đằng sau sự nổ lực và sáng tạo của con người, dù cho chúng có hiện ra trước chúng ta dưới một cái lốt cao siêu như thế nào chăng nữa” (2).
8 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm của Albert Einstein về con người, về động cơ, mục đích và ý nghĩa của cuộc sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN NIỆM CỦA ALBERT EINSTEIN VỀ CON NGƯỜI,
VỀ ĐỘNG CƠ, MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG
PGS. TS. Nguyễn Tấn Hùng
(Đăng trong Tạp chí Nghiên cứu con người, sô 3 (6-03), tr. 62-65)
Albert Einstein sinh ngày 14 tháng 3 năm 1879 trong một gia đình trung lưu gốc Do Thái ở thành phố Ulm, bang Baden-Wurttemberg. Tuy nhiên, gia đình ông chủ yếu sống ở Munich (nay là thủ phủ bang Bavaria, Đức)
Lúc nhỏ, cậu bé Einstein vốn là người trầm tĩnh, lên 3 tuổi mới biết nói.
Năm ông 15 tuổi, gia đình ông rời Munich đến sinh sống ở Milan, Italia.
Năm 1905 Einstein nhận học vị tiến sĩ tại Đại học Zurich và bắt đầu công bố công trình nghiên cứu về lý thuyết tương đối. Năm 1909 ông trở thành Phó Giáo sư, sau đó là Giáo sư Đại học Zurich. Năm 1914 ông trở về Đức và được bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Vật lý Kaiser Wilhelm ở Berlin. Einstein được tặng Giải thưởng Nobel về Vật lý năm 1921. Năm 1933 ông lánh nạn Đức Quốc xã và di cư sang Mỹ; từ đó ông giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở Đại học Princeton. Năm 1952, Eistein được mời làm tổng thống của nhà nước Ixraen nhưng ông từ chối. Einstein mất ngày 18 tháng 4 năm 1955 ở Princeton, bang New Jersey, Hoa Kỳ.
Einstein đã để lại cho đời một gương sáng về sự tận tụy, hy sinh cuộc sống cá nhân để toàn tâm toàn ý phục vụ cho khoa học và sự nghiệp đấu tranh cho hòa bình của nhân loại, về lối sống giản dị, không ham muốn địa vị, quyền lực, giàu sang.
1. Về động cơ hoạt động của con người
Einstein bác bỏ quan niệm của các tôn giáo về nguồn gốc siêu tự nhiên của con người, về sự liên quan của thần thánh đến số phận, hành vi và ý thức con người. Ông nói:
“Tôi không thể hình dung được một vị Thượng đế có cá tính, có ảnh hưởng đến hành động của cá nhân, hoặc có thể trực tiếp ngồi phán xét những sản vật của chính sự sáng tạo của mình” (1).
Con người dưới con mắt của Einstein là một thực thể sinh học-xã hội. Theo ông:
“Mọi điều mà loài người đã làm và đã nghĩ ra đều có liên quan đến việc thoả mãn những nhu cầu và làm dịu bớt sự đau khổ. Xúc cảm và sự mong muốn là động lực ở đằng sau sự nổ lực và sáng tạo của con người, dù cho chúng có hiện ra trước chúng ta dưới một cái lốt cao siêu như thế nào chăng nữa” (2).
Einstein cho rằng có những “xung lực” núp đằng sau hành vi của cá nhân, đó là những bản năng.
“Tất cả chúng ta đều tìm cách lẫn tránh sự đau đớn và cái chết, đồng thời đi tìm sự khoái lạc. Trong hành động, tất cả chúng ta đều bị thống trị bởi những xung lực (impulses), và những xung lực này được tổ chức sao cho tất cả những hành động của chúng ta nói chung đều phục vụ cho việc tự duy trì sự tồn tại của cá nhân và của giống loài”. “Sự đói khát, tình yêu thương, sự đau khổ, sự lo sợ là một số trong những nội lực thống trị bản năng tự duy trì của cá nhân” (3).
Tham gia đóng vai trò “xung lực” của hành vi con người, ngoài những yếu tố sinh vật còn có những xúc cảm xã hội nữa, những cái này cũng được Einstein liệt vào những “bản năng sơ đẳng”. Ông nói:
“Đồng thời, là những thực thể xã hội chúng ta hướng tới quan hệ với đồng loại bằng những xúc cảm như sự thương cảm, lòng kiêu hãnh, sự thù ghét, lòng trắc ẩn, nhu cầu quyền lực, v.v.. tất cả những xung lực sơ đẳng này tuy khó có thể diễn đạt bằng từ ngữ, nhưng chúng là cội nguồn của hành vi con người. Những hành vi này sẽ chấm dứt nếu những động lực cơ bản của chúng không còn khuấy động ở bên trong chúng ta nữa” (4).
Theo Einstein sự thông minh, trí sáng tạo của con người nhiều khi cũng chỉ là “tôi tớ của những bản năng sơ đẳng”. Tuy nhiên, Einstein cho rằng:
“Nếu cá nhân con người mà đầu hàng và làm theo tiếng gọi của những bản năng sơ đẳng, lẫn tránh sự đau khổ và tìm kiếm sự thỏa mãn cho riêng mình thì hậu quả rốt cục sẽ là một tình trạng không an toàn, lo sợ và khốn khổ. Ngoài ra, nếu họ dùng trí thông minh của một kẻ cá nhân chủ nghĩa, nghĩa là một lập trường ích kỷ, xây dựng cuộc sống của mình dựa trên ảo tưởng về sự tồn tại hạnh phúc cá nhân tách rời xã hội thì sự vật cũng khó tốt đẹp hơn” (5).
Cũng theo Einstein:
“So sánh với những bản năng sơ đẳng và những xung lực khác, thì sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và lòng bác ái còn quá yếu ớt và quá nhỏ bé để có thể dẫn đến một trạng thái khoan dung của xã hội loài người”.
Từ những phân tích trên, Einstein rút ra kết luận rằng hành vi của mọi người nhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc đạo đức chung với tư cách là những yếu tố đảm bảo mở rộng hạnh phúc và thu hẹp đến mức tối đa những đau khổ của con người. Ông nói:
“Giải pháp cho vấn đề là rất đơn giản và hình như được vọng lại từ những lời dạy của những nhà thông thái trong quá khứ: mọi người hãy cư xử theo những nguyên tắc chung và những nguyên tắc chung này sẽ là những điều mà nếu làm theo chúng thì sẽ mở rộng tối đa phạm vi an toàn, thỏa mãn và thu hẹp đến mức tối đa tình trạng đau khổ” (6).
Sự mong muốn bất tử và hạnh phúc vĩnh cửu của cá nhân ở kiếp sau cũng là một động cơ quan trọng của hành vi con người và cũng chính là yếu điểm của con người đang được các tôn giáo lợi dụng. Là người phát minh ra thuyết tương đối, Einstein bác bỏ quan niệm về sự bất tử tuyệt đối của cá nhân, tức cuộc sống vĩnh cửu ở kiếp sau. Theo ông, chỉ có sự bất tử duy nhất chân chính là sự bất tử của vũ trụ. Còn sự bất tử của cá nhân chỉ có thể là một sự bất tử tương đối mà thôi.
Ông nói: “Sự bất tử ư? Có hai loại. Loại thứ nhất nằm trong trí tưởng tượng của con người và do vậy chỉ là ảo tưởng. Chỉ có một sự bất tử tương đối (relative immortality), đó là sự duy trì ký ức về một con người qua một số thế hệ” (7).
Einstein có một quan niệm đạo đức hiện thực, ông bác bỏ quan niệm coi tôn giáo là cơ sở của đạo đức. Theo ông:
“Hành vi đạo đức của một người phải dựa một cách có hiệu quả trên tình cảm, giáo dục, quan hệ và nhu cầu xã hội; không cần có một cơ sở tôn giáo nào. Con người sẽ thật là tồi tệ nếu anh ta phải kiềm chế vì sợ bị trừng phạt hoặc hy vọng ở sự ban thưởng sau khi chết” (8).
“Sự chỉ dẫn đúng đắn trong cuộc sống của con người là gánh nặng trách nhiệm mà anh ta đặt nó lên đạo đức và khối lượng của sự quan tâm mà anh ta dành cho người khác. Giáo dục có vai trò to lớn trong lĩnh vực này. Tôn giáo không được gây ra sự sợ hãi trong cuộc sống và về cái chết, mà phải thay vào đó bằng sự phấn đấu để đạt đến tri thức lý tính”(9).
2. Về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống
Einstein bác bỏ mục đích luận của các tôn giáo cho rằng cuộc sống con người có một mục đích khách quan được tiền đinh bởi thần thánh. Theo Einstein, đi tìm một mục đích khách quan cho cuộc sống là điều phi lý. Ông cho rằng mỗi cá nhân lựa chọn cho mình một mục đích phấn đấu. “Mỗi người có một lý tưởng nhất định , nó quy định phương hướng phấn đấu và sự phán xét của mình”(10). Về điểm này, Einstein chưa đề cập đến những động cơ và lý tưởng có tính chất chung của giai cấp, dân tộc .
Einstein không tán thành quan niệm tự do tuyệt đối của các nhà triết học hiện sinh. Theo Einstein tự do không có nghĩa là sự lựa chọn tùy tiện. Ông nói: “Mỗi người hành động không chỉ do sự bắt buộc bên ngoài mà còn phải phù hợp với tính tất yếu bên trong” . Tuy đề cao vai trò của tự do cá nhân nhưng Einstein lại kiên quyết bác bỏ ý chí luận. Ông nói:
“Tôi không tin vào sự tự do ý chí. Những lời nói sau đây của Schopenhauer: ‘Con người có thể làm điều anh ta cần, nhưng không thể muốn có được mọi điều anh ta muốn’ đã đi theo tôi trong mọi tình huống trong suốt cuộc đời và đã hòa giải tôi với hành động của người khác, ngay cả khi những hành động này làm cho tôi khốn khổ” (11).
Mặc dù đồng ý với những nhà triết học hiện sinh ở chỗ con người không thể trả lời những câu hỏi “tại sao” cho cuộc sống của mình, như : Tại sao tôi sinh ra trên đời này? Tại sao tôi sinh ra ở đây? Tại sao tôi sinh ra lúc này?... Ông nói:
“Vị trí của chúng ta trên trái đất có vẻ lạ lùng. Mỗi người chúng ta xuất hiện ở đây một cách không tình nguyện, không được mời, chỉ trong khoảng khắc ngắn ngủi, không trả lời được những câu hỏi tại sao, vì sao” (12).
Nhưng theo Einstein, từ đó không thể rút ra được cái lôgíc về sự vô nghĩa của cuộc sống. Vì thế, Einstein phản đối quyết liệt quan điểm của một số nhà triết học coi cuộc sống là vô nghĩa. Ông nói:
“Một người coi cuộc sống của chính mình và của đồng loại mình là vô nghĩa thì người đó không chỉ là bất hạnh mà còn là không đủ tư cách để sống ở đời” (13).
Trong lịch sử triết học, không ít những triết lý và nhà triết học đi tìm sự nhàn hạ cho bản thân coi như là một điều kiện của hạnh phúc trong cuộc sống. Einstein thì phản đối cái nhân sinh quan đó:
“Tôi không bao giờ tìm kiếm sự nhàn hạ và sự sung sướng như là mục đích tự thân - tôi coi cơ sở đáng phê phán của nó là lý tưởng của một đàn lợn”.
Hạnh phúc của con người không phải ở sự vô vi, nhàn hạ, thoát tục, mà theo Einstein:
“Không có tình cảm đồng loại, không có công việc bận rộn với thế giới khách quan với những nổ lực không bao giờ đạt được hoàn toàn trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học thì cuộc sống đối với tôi sẽ hình như vô nghĩa” (14).
Tuy nhiên, Einstein cũng giống như nhiều nhà hiền triết trong lịch sử, khinh ghét lối sống chạy theo đồng tiền và nhu cầu vật chất tầm thường. Ông nói:
“Tiền bạc chỉ kích thích sự ích kỷ và không tránh khỏi dẫn đến sự bất lương”.
“Ba điều trong số những cố gắng của con người: của cải, sự thành đạt bề ngoài, sự xa hoa (possessions, outward success, luxury) đối với tôi luôn luôn là đáng khinh bỉ”.
Cũng xuất phát từ quan điểm như vậy, Einstein phản đối tình trạng bất công gắn liền với sự phân chia giai cấp. Ông nói:
“Tôi coi việc phân chia giai cấp là trái với lẽ công bằng và suy cho cùng nó chủ yếu dựa trên sức mạnh. Tôi cũng coi lối sống giản dị là tốt cho mọi người cả về thể chất và tinh thần” .
“Đặc quyền đặc lợi dựa trên địa vị và tài sản luôn luôn đối với tôi là phi nghĩa và có hại, cũng như sự sùng bái cá nhân một cách quá đáng” (15).
Mặc dù, Einstein đề cao vai trò của cá nhân, nhưng ông cũng phản đối tệ sùng bái cá nhân. Ông nói:
“Hãy để mọi cá nhân được tôn trọng và không có người nào được thần tượng hóa. Thật là một sự trớ trêu của số phận khi chính bản thân tôi nhận được sự ngưỡng mộ và tôn kính quá đáng... Nguyên nhân của điều này có lẽ là do một số ít những ý tưởng mà tôi đã đạt được nhờ khả năng nhỏ bé của mình trong quá trình phấn đấu không ngừng, những ý tưỏng mà nhiều người mong muốn nhưng chưa đạt đến được” (16).
Xét về mặt đời tư, Albert Einstein cũng có một cuộc sống cá nhân cô độc giống như nhà triết học hiện sinh Pháp Jean Paul Sartre. Tuy nhiên, Einstein lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác với Sartre trong quan hệ của cá nhân với xã hội. Nếu Sartre cường điệu mâu thuẫn giữa cá nhân với xã hội, xem cá nhân là những thực thể hoàn toàn đơn độc, không có quan hệ gì với nhau, thì Einstein lại cảm thấy mình không đơn độc khi đứng cùng với người khác trong một chiến hào đấu tranh cho chân lý và sự công bằng. Ông nói:
“Mặc dù tôi là một người đặc biệt cô độc trong cuộc sống thường ngày, nhưng sự nhận thức về sự phụ thuộc của mình vào một cộng đồng vô hình của những người đang đấu tranh cho chân lý, cái đẹp và sự công bằng đã làm cho tôi không cảm thấy mình đơn độc” (17).
Nếu Sartre coi “địa ngục là những người khác”, thì trái lại, Einstein coi người khác là nguồn hạnh phúc của chính mình. Ông nói:
“Nhưng từ quan điểm đời thường, không cần đi sâu lắm chúng ta cũng thấy được rằng chúng ta tồn tại cho người khác, trước hết là những người mà hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào những nụ cười và hạnh phúc của họ, sau đó là những người không quen biết mà mỗi người chúng ta gắn bó với số phận của họ” .
Từ cách nhìn nhận như vậy, Einstein tự nhủ:
“Tôi hàng trăm lần tự nhủ mình rằng cuộc sống bên trong và bên ngoài phụ thuộc vào lao động của người khác, những người còn sống cũng như những người đã chết và tôi phải gắng sức mình để đền đáp lại phần mà tôi đã và còn sẽ được hưởng. Tôi cố gò mình mình vào cuộc sống giản dị và thường có mặc cảm là mình đã tiêu xài quá đáng, không cần thiết một lượng lao động của người khác” (18).
Như vậy, ta thấy Albert Einstein từ chối và coi khinh phần lớn những nhu cầu và ham muốn đời thường. Vậy rốt cục lại thì ý nghĩa cuộc sống đối với ông là ở chỗ nào? Đó là lý tưởng suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp khoa học để phục vụ nhân loại được ông coi là thiên đường của mình, ông gọi đó là “Thiên đường khoa học”. Ông nói:
“Con đường dẫn đến thiên đường này không thoả mái, không quyến rũ bằng con đường dẫn đến thiên đường tôn giáo; nhưng nó đã tự chứng tỏ sự đáng tin cậy của nó, và tôi không bao giờ hối tiếc đã chọn con đường đó” (19).
Những quan niệm trên đây về con người, về mục đích và ý nghĩa của cuộc sống của Albert Einstein được nhiều người trân trọng nhưng cũng gặp không ít sự phê phán. Tiến sĩ khoa học Samuel Glasstone làm việc ở Uỷ ban Năng lượng nguyên tử Hoa Kỳ có nhận xét:
“Những cố gắng của Einstein trong việc giải thích những vấn đề xã hội đôi khi được coi là không có tính hiện thực. Thật ra, những đề xuất của ông luôn luôn được suy nghĩ một cách cẩn thận. Giống như những lý thuyết khoa học của mình, những quan điểm xã hội của Einstein bắt nguồn từ sự trực giác đúng đắn dựa trên sự đánh giá sắc sảo và cẩn trọng những bằng chứng và sự quan sát ” (20).
------------------------------
(1) Helen Dukas and Banesh Hoffman, Albert Einstein: The Human Side (Albert Einstein: Khía cạnh nhân văn), Princeton University Press, 1979, p. 39.
(2) Albert Einstein: Ideas and Opinions (Albert Einstein: Tư tưởng và quan điểm), based on Mein Weltbild, edited by Carl Seelig, New York, Bonzana Books, 1954, p. 36.
(3), (4), (5) Albert Einstein, Out of my later years (Từ những năm tháng cuối đời tôi), New York, Philosophical Library, 1950, p 15.
(6) Albert Einstein, Out of my later years, Ibid, p.16-17.
(7), Madalyn Murray O'Hair, All the Questions You Ever Wanted to Ask American Atheists (Tất cả những câu hỏi mà bạn muốn đặt ra cho những nhà vô thần Mỹ), 1982, vol. II, p. 29.
(8) Albert Einstein, Religion and Science (Khoa học và Tôn giáo), New York Times Magazine, 9 November 1930.
(9) Peter A. Bucky and Allen G. Weakland, The Private Albert Einstein (Đời tư của Albert Einstein), Kansas City, 1992, p. 86.
(10), (11) Albert Einstein, The World as I see it (Thế giới theo cách nhìn của tôi), Philosophical Library, New York, 1949, p. 2.
(12), (13) Albert Einstein, The World as I see it , p.1.
(14), (15) Albert Einstein, The World as I see it , p.2.
(16), (17) Albert Einstein, The World as I see it , p.3.
(18) Albert Einstein, The World as I see it , p.1.
(19) Paul Arthur Schilpp, Albert Einstein's Autobiographical Notes (Những điều lưu ý về tự tiểu sử của Albert Einstein), The Open Court Publishing Company, LaSalle and Chicago, Illinois, 1979, pp 3-4.
(20) Samuel Glasstone, Albert Einstein, Microsoftđ Encarta Reference Library 2003, Microsoft Corporation 1993-2002.