Quan niệm của chủ nghĩa Mác về hệ tư tưởng

Để hiểu rõ hơn về khái niệm hệ tư tưởng, chúng ta cần phải phân tích kỷ một số đặc trưng của nó. Một là, tính hệ thống. Hệ tư tưởng thuộc ý thức lý luận nên nó có tính hệ thống .Về điểm này, M.V. Yacôvlep khẳng định: “Hệ tư tưởng là ý thức có tính hệ thống và khái niệm, có tính hài hoà bên trong và tính cân đối về lô gích” (4). Tuy nhiên, không phải bất cứ một hệ thống quan điểm, một học thuyết nào cũng đều là hệ tư tưởng. Một lý thuyết, học thuyết xã hội trong khi nó còn nằm trong phạm trù ý thức cá nhân thì chưa phải là một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng phải là tư tưởng của một giai cấp, tầng lớp, bộ phận xã hội, nghĩa là , nó thuộc ý thức xã hội. Hai là, tính đảng, tính giai cấp. Khác với các hệ thống khoa học, hệ tư tưởng không phải là cái gì chung cho tất cả các giai cấp. Nếu một hệ thống tri thức nào đó được mọi người,mọi giai cấp thừa nhận như là những chân lý hiển nhiên - như các tri thức khoa học về những qui luật khách quan - thì hệ thống đó không được coi là một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng bao giờ cũng là hệ tư tưởng của một giai cấp, một bộ phận người nhất định trong xã hội .Thí dụ, Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Trung Quốc và một số nước chung quanh, các học thuyết tôn giáo là hệ tư tưởng của một bộ phận nhân dân trong một nước hoặc trên thế giới. Xét về nguồn gốc, bản chất của nó, mọi hệ tư tưởng đều bảo vê lợi ích của một giai cấp xã hội nhất định. Đúng như nhận xét của một tác giả triết học Mỹ- GS.TS. triết học T.Z. Lavine trong một cuốn sách giáo khoa triết học ở Mỹ: “Đối với Mác, hệ tư tưởng được định nghĩa như là một hệ thống những quan niệm được qui định bởi cuộc xung đột giai cấp, nó phản ánh và thúc đẩy lợi ích của giai cấp thống trị ”. “ Mác giải bày lịch sử văn hoá nhân loại - tác giả viết tiếp - như là lịch sử của hệ tư tưởng triết học, tôn giáo, pháp quyền, chúng tự cho mình là những chân lý phổ biến và vĩnh cửu cho toàn thể nhân loại, nhưng thực chất chỉ đại diện cho giai cấp thống trị và hợp pháp hóa quyền lực của giai cấp đó ” (5) . Tác giả coi cách tiếp cận mới này như là “một trong những đóng góp to lớn nhất của Mác vào tư tưởng của thế giới hiện đại ”. Tác giả viết: “Học thuyết của Mác về hệ tư tưởng đã sớm đi vào trào lưu chính của tư tưởng thế kỷ 20, và đã đưa ra một cách nhìn mới đối với bất kỳ một lý luận nào, bằng cách đặt câu hỏi: Lý luận đó đại diện cho lợi ích giai cấp nào? Nó đã xuyên tạc, bóp méo hiện thực để bảo vệ lợi ích của một nhóm xã hội nào?” (6) . Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng có sự thống nhất giữa các nhà triết học mácxít và ngoài mácxít về hai đặc trưng trên - tính hệ thống và tính giai cấp - của hệ tư tưởng. Tuy nhiên, có một vấn đề thứ ba đã gây ra tranh luận sôi nỗi nhất. Đó là tính khoa học hay không khoa học của hệ tư tưởng. Phần đông các tác giả ngoài mác xít phương Tây đều cho rằng tính sai lầm, phản khoa học là một đặc trưng của hệ tư tưởng . Trong bài “Hệ tư tưởng ở Mác và Ănghen” đăng trong tác phẩm “Tư tưởng chính trị xã hội của Các Mác”, C. W. Mills , sau khi trích một loạt quan điểm của nhiều tác giả đồng nhất hệ tư tưỏng với “những quan niệm có tính đảng, tính giai cấp, có tính chất xuyên tạc, phản khoa học”, tác giả này đi đến kết luận:

doc9 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 10316 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm của chủ nghĩa Mác về hệ tư tưởng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HỆ TƯ TƯỞNG PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng (Đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Lý luận số 6 tháng 6-1997, tr. 39-42) 1. Hệ tư tưởng là gì ? Các sách giáo khoa triết học ở Liên Xô cũ cũng như ở nước ta đều xem hệ tư tưởng như là một trong hai cấp độ của ý thức xã hội: tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa vẫn chưa có một cách định nghĩa thống nhất và chuẩn về khái niệm hệ tư tưởng. Trong cuốn Nguyên lý Triết học Mác-Lênin có định nghĩa như sau: “Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm phản ánh trực tiếp hay gián tiếp những đặc điểm kinh tế xã hội của một xã hội, thể hiện địa vị, lợi ích và mục đích của những giai cấp xã hội nhất định và nhằm duy trì hoặc biến đổi chế độ xã hội hiện tồn” (1) . V. Ivanôp có một định nghĩa tương tự: “Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm, lý luận thuộc ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, những quan hệ và hiện tượng xã hội, thể hiện lợi ích của một giai cấp này hay giai cấp khác, là kim chỉ nam cho hành động của giai cấp và đảng của nó ” (2) . Còn A.K. Ulêđôp, trong tác phẩm “Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng ” thì “Hệ tư tưởng với tính cách là một lĩnh vực của ý thức xã hội, có thể được xác định như là ý thức lý luận về hiện thực thông qua lăng kính của lợi ích giai cấp và tự ý thức giai cấp” (3) . Theo chúng tôi nghĩ, một định nghĩa đầy đủ về hệ tư tưởng phải bao hàm được những nội dung cơ bản như sau: - Hệ tư tưởng là hệ thống những quan điểm, quan niệm...( về chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo ). (Cần lưu ý, các hệ thống khoa học không nằm trong những hệ tư tưởng). - Nó thuộc ý thức xã hội (chứ không phải ý thức cá nhân). - Nó thuộc cấp độ ý thức lý luận (chứ không phải ý thức thông thường). - Nó có tính đảng, tính giai cấp. - Nó có chức năng là kim chỉ nam cho hành động của một giai cấp, tầng lớp hay một bộ phận người trong xã hội. 2. Những đặc trưng của hệ tư tưởng Để hiểu rõ hơn về khái niệm hệ tư tưởng, chúng ta cần phải phân tích kỷ một số đặc trưng của nó. Một là, tính hệ thống. Hệ tư tưởng thuộc ý thức lý luận nên nó có tính hệ thống .Về điểm này, M.V. Yacôvlep khẳng định: “Hệ tư tưởng là ý thức có tính hệ thống và khái niệm, có tính hài hoà bên trong và tính cân đối về lô gích” (4). Tuy nhiên, không phải bất cứ một hệ thống quan điểm, một học thuyết nào cũng đều là hệ tư tưởng. Một lý thuyết, học thuyết xã hội trong khi nó còn nằm trong phạm trù ý thức cá nhân thì chưa phải là một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng phải là tư tưởng của một giai cấp, tầng lớp, bộ phận xã hội, nghĩa là , nó thuộc ý thức xã hội. Hai là, tính đảng, tính giai cấp. Khác với các hệ thống khoa học, hệ tư tưởng không phải là cái gì chung cho tất cả các giai cấp. Nếu một hệ thống tri thức nào đó được mọi người,mọi giai cấp thừa nhận như là những chân lý hiển nhiên - như các tri thức khoa học về những qui luật khách quan - thì hệ thống đó không được coi là một hệ tư tưởng. Hệ tư tưởng bao giờ cũng là hệ tư tưởng của một giai cấp, một bộ phận người nhất định trong xã hội .Thí dụ, Nho giáo là hệ tư tưởng của giai cấp phong kiến Trung Quốc và một số nước chung quanh, các học thuyết tôn giáo là hệ tư tưởng của một bộ phận nhân dân trong một nước hoặc trên thế giới. Xét về nguồn gốc, bản chất của nó, mọi hệ tư tưởng đều bảo vê lợi ích của một giai cấp xã hội nhất định. Đúng như nhận xét của một tác giả triết học Mỹ- GS.TS. triết học T.Z. Lavine trong một cuốn sách giáo khoa triết học ở Mỹ: “Đối với Mác, hệ tư tưởng được định nghĩa như là một hệ thống những quan niệm được qui định bởi cuộc xung đột giai cấp, nó phản ánh và thúc đẩy lợi ích của giai cấp thống trị ”. “ Mác giải bày lịch sử văn hoá nhân loại - tác giả viết tiếp - như là lịch sử của hệ tư tưởng triết học, tôn giáo, pháp quyền, chúng tự cho mình là những chân lý phổ biến và vĩnh cửu cho toàn thể nhân loại, nhưng thực chất chỉ đại diện cho giai cấp thống trị và hợp pháp hóa quyền lực của giai cấp đó ” (5) . Tác giả coi cách tiếp cận mới này như là “một trong những đóng góp to lớn nhất của Mác vào tư tưởng của thế giới hiện đại ”. Tác giả viết: “Học thuyết của Mác về hệ tư tưởng đã sớm đi vào trào lưu chính của tư tưởng thế kỷ 20, và đã đưa ra một cách nhìn mới đối với bất kỳ một lý luận nào, bằng cách đặt câu hỏi: Lý luận đó đại diện cho lợi ích giai cấp nào? Nó đã xuyên tạc, bóp méo hiện thực để bảo vệ lợi ích của một nhóm xã hội nào?” (6) . Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng có sự thống nhất giữa các nhà triết học mácxít và ngoài mácxít về hai đặc trưng trên - tính hệ thống và tính giai cấp - của hệ tư tưởng. Tuy nhiên, có một vấn đề thứ ba đã gây ra tranh luận sôi nỗi nhất. Đó là tính khoa học hay không khoa học của hệ tư tưởng. Phần đông các tác giả ngoài mác xít phương Tây đều cho rằng tính sai lầm, phản khoa học là một đặc trưng của hệ tư tưởng . Trong bài “Hệ tư tưởng ở Mác và Ănghen” đăng trong tác phẩm “Tư tưởng chính trị xã hội của Các Mác”, C. W. Mills , sau khi trích một loạt quan điểm của nhiều tác giả đồng nhất hệ tư tưỏng với “những quan niệm có tính đảng, tính giai cấp, có tính chất xuyên tạc, phản khoa học”, tác giả này đi đến kết luận: “Tóm lại, có một truyền thống mạnh mẽ, chung cho các tác giả mácxít và phi mácxít là đồng nhất hệ tư tưởng với những quan niệm có tính đảng, tính giai cấp không khoa học (unscientific partisan class ideas). Điều khẳng định là Mác và Ănghen không bao giờ dùng thuật ngữ này ngoài nghĩa xấu (pejoratively), hoặc nếu có, thì việc dùng đó chỉ là sự chệch hướng không đáng kể khỏi tư tưởng chính của các ông về chủ đề ” (7) . Khi đồng nhất hệ tư tưởng với tính sai lầm, các tác giả ngoài mácxít có căn cứ vào một số câu nói của Mác, Ănghen và trích dẫn chúng để làm cơ sở cho lập luận của mình. Thí dụ, trong Hệ tư tưởng Đức, Mác có viết: “Nếu trong toàn bộ hệ tư tưởng, con người và toàn bộ quan hệ của họ bị đảo ngược như trong một camera obscura (buồng tối máy ảnh) thì hiện tượng đó cũng nảy sinh ra từ quá trình đời sống lịch sử của con người, hoàn toàn đúng y như hình ảnh đảo ngược của những vật trên võng mạc là nảy sinh ra từ quá trình đời sống thể chất trực tiếp của con người”(8), hoặc trong thư gởi Franz Mehring, ngày 14-7-1893, Ănghen cũng khẳng định hệ tư tưởng như là ý thức sai lầm . Ănghen viết: “Hệ tư tưởng là một quá trình do con người mệnh danh là nhà tư tưởng đã hoàn thành một cách có ý thức, nhưng thật ra là hoàn thành với ý thức sai lầm ”(9). Thật ra, khi các tác giả phương Tây đồng nhất hệ tư tưởng với tính sai lầm, phản khoa học và cố chứng minh rằng họ nói đúng một trăm phần trăm tư tưởng của Mác và Ănghen, họ đã có một ý đồ muốn dùng chính tư tưởng Mác để chống Mác . C.W. Mills viết: “Đối với các học giả thuộc phái tự do, hệ quả của sự phân tích này là chủ nghĩa Mác bị lên án bởi ngay lời nói của mình, vì hình như chính nó cũng là hệ tư tưởng phục vụ cho lợi ích giai cấp. Vì vậy người ta nhận thấy nó có một sự không ăn khớp về lô gích ngay trong trung tâm của lý luận đó”(10). Quan điểm tương tự như vậy chúng ta có thể tìm thấy trong bài “Lý luận về Hệ tư tưởng trong Tư bản” của J. Mepham đăng trong cùng tác phẩm nói trên (11). Từ một số câu trích dẫn của Mác và Ănghen, chúng ta chưa có thể kết luận rằng Mác và Ănghen đồng nhất hệ tư tưởng với tính sai lầm, không khoa học . Thật ra, khi nói về sự đảo ngược, tính sai lầm của hệ tư tưởng, các ông cũng chỉ muốn nói tới những hệ tư tưởng nhất định, của những con người nhất định, trong những điều kiện lịch sử nhất định, chứ không hề muốn nói tới tất cả các tư tưởng và học thuyết nói chung. Các tác giả triết học Liên Xô cũ cũng khẳng định như vậy. A.K. Ulêđôp viết: “Sau một thời gian thảo luận lâu dài về hệ tư tưởng ... ý kiến đã được khẳng định là hệ tư tưởng không phải là ý thức sai lầm. Nó chỉ sai lầm trong hình thức biểu hiện cụ thể, khi nó thể hiện lợi ích tư hữu của giai cấp bóc lột” (12). Như vậy, không được đồng nhất hệ tư tưởng với tính sai lầm, phản khoa học như một số tác giả phương Tây đã làm. Hệ tư tưởng có thể là đúng đắn, khoa học hoặc cũng có thể là sai lầm, phản khoa học. Tất nhiên, cũng không được đồng nhất một hệ tư tưởng với khoa học. Một hệ tư tưởng chỉ có tính khoa học, chứ không đồng nhất với khoa học. Đã là khoa học -tức là đã được thực tiễn nhân loại chứng minh hoàn toàn và trở thành những chân lý hiển nhiên được mọi người công nhận như những tri thức toán học, hoá học, vật lý, v.v., thì tính đảng và tính giai cấp của nó cũng không còn nữa và như vây, tính chất hệ tư tưởng của nó cũng mất đi. Chính vì thế mà Mác , Ănghen khẳng định rằng các hệ tư tưởng sẽ không còn tồn tại trong xã hội tương lai nữa, “một khi sự thống trị của bất cứ giai cấp nào không còn là hình thức của chế độ xã hội nữa, nghĩa là một khi không còn cần phải biểu hiện lợi ích riêng thành lợi ích chung, hoặc biểu hiện “cái phổ biến ” thành cái thống trị nữa” (13). 3. Chức năng của hệ tư tưởng Theo A.K. Ulêđôp, hệ tư tưởng có chức năng nhận thức, đánh giá, điều chỉnh, dự báo. Theo T. Stôichep thì hệ tư tưởng có chức năng liên kết nhận thức, phục vụ giai cấp , điều chỉnh, tiên đoán, cương lĩnh. Còn V. Ivanôp thì cho rằng chức năng của hệ tư tưởng là nhận thức, đánh giá, bảo vệ, mục đích-cương lĩnh, dự báo tương lai, liên kết và huy động (14). Măc dù các tác giả đưa ra nhiều chức năng khác nhau của hệ tư tưởng, nhưng chúng ta có thể xếp chúng vào một số nhóm chính: - Chức năng nhận thức. Hệ tư tưởng có chức năng nhận thức hiện thực. Tuy nhiên, khác với khoa học, nó phản ánh hiện thực thông qua lăng kính chủ quan của một giai cấp, một bộ phận người trong xã hội, do đó hình ảnh chủ quan đó có thể bị xuyên tạc, bị đảo ngược. Dù có tính khoa học hay không khoa học, bất cứ hệ tư tương nào cũng có tác dụng ít nhiều liên kết về mặt nhận thức một bộ phận xã hội nhất định. - Chức năng đánh giá. Bất kỳ hệ tư tưởng nào cũng có sự đánh giá nhất định đối với trật tự xã hội hiện tồn, phản kháng hay biện hộ cho trật tự xã hội đó; nó đưa ra những tiêu chuẩn nhất định để đánh giá hành vi con người, như thế nào là hành vi đúng, lối sống đúng. - Chức năng dự báo tương lai ( tương lai của cuộc sống con người ,của xã hội loài người; sự dự báo này có thể là đúng hoặc chỉ là ảo tưởng, sai lầm ). - Chức năng điều chỉnh. Nó đề ra mục đích nhất định cho cuộc sống và những biện pháp nhất định để con người phấn đấu thực hiện những mục đích đó, có tác dụng điều chỉnh quan hệ giữa người với người, điều chỉnh lối sống và hành động thực tiễn của con người. Tất nhiên, mục đích đó có thể là hiện thực hay ảo tưởng. 4. Về cái gọi là giải trừ hệ tư tưởng Khẩu hiệu “giải trừ hệ tư tưởng ”(deideologization) là một chiêu bài quen thuộc trong triết học Phương Tây hiện đại. Vấn đề này trở thành một đề tài tranh luận sôi động ở Nga từ những năm cuối của cuộc cải tổ không thành công. Thực chất của cách đặt vấn đề là gì ? Tại sao phải giải trừ hệ tư tưởng ? Xuất phát từ luận điểm cho rằng mọi hệ tư tưởng đều sai lầm, và vì con người bị chi phối bởi những hệ tư tưởng nhất định, nên đầu óc của họ bị lệch lạc, dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm. Do đó, theo cách lập luận này thì phải loại bỏ tất cả những hệ tư tưởng ra khỏi đời sống xã hội. Mới nghe qua, nhiều người lầm tưởng rằng luận điểm này có thiện ý và có tính khách quan, nhưng thực ra, nó nhằm một mục đích chính trị nhất định - chống lại chủ nghĩa Mác-Lênin, chống lại lý luận về chủ nghĩa xã hội, vì theo họ, chủ nghĩa Mác-Lênin cũng chỉ là một hệ tư tưởng. Liệu trong tình hình thế giới hiện nay, tri thức khoa học có thể thay thế những hệ tư tưởng chính trị, triết học, tôn giáo được không ? Tất nhiên là không. Bởi vì, khi trong xã hội còn giai cấp thì không thể vấn đề mọi người, mọi giai cấp đều có quan điểm giống nhau về các vấn đề xã hội phức tạp được, nên sự tồn tại của những hệ tư tưởng chính trị, triết học, tôn giáo là điều tất yếu. Dĩ nhiên, trong tất cả những hệ tư tưởng đang tồn tại, có nhưng hệ tư tưởng sai lầm phản khoa học. Một sự thật không thể chối cải được là trên thế giới hiện nay có những tư tưởng chính trị, tôn giáo lạc hậu phản động đang hoành hành - đó là những khuynh hướng bạo lực, khủng bố, cuồng tín, những vụ thảm sát, những vụ tự sát tập thể, v.v.. Rõ ràng những hành vi đó được chỉ đạo bằng những hệ tư tưởng nhất định. Đừng nghĩ rằng, chỉ cần có kiến thức khoa học thì con người tất sẽ hành động đúng đắn. Tình hình thế giới trong thời gian vừa qua cho thấy có vô số những người có trình độ học thức cao cũng tự lừa dối mình hoặc bị lừa bịp bởi những quan điểm, những niềm tin vô cùng ấu trĩ. Chính vì thế, sự tồn tại, phát triển của một hệ tư tưởng khoa học, nhân đạo, không những là điêu tất yếu mà còn là cấp thiết nữa để đối lập với những tư tưởng phản động, phản nhân đạo hay duy tâm, phản khoa học, để tiến hành đấu tranh chống lại những hệ tư tưởng đó, hướng quần chúng tới những lý tưởng cao đẹp nhưng không phải là ảo tưởng. Hệ tư tưởng đó trong thời đại ngày nay không có gì khác hơn là chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài những tính chất chung của một hệ tư tưởng, chủ nghĩa Mác-Lênin còn có một số đặc điểm : tính khoa học, tính cách mạng, tính nhân đạo hiện thực và tính lạc quan. Với tính cách là một hệ tư tưởng, tính giai cấp của chủ nghĩa Mác không đối lập với tính khoa học . Trong tác phẩm “Mác- Nhà tư tưởng của cái có thể” , Michel Vadée có một kết luận rất đúng: “Sức mạnh của tư tưởng Mác bắt nguồn từ sự thực là nó thiết lập thườmg xuyên sự nhất trí giữa tầm vóc khoa học, khuynh hướng thực tiễn và ý nghĩa triết học của nó ” (15). Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động không những của thế kỷ 20 mà còn của thế kỷ 21 nữa. Chỉ có dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin chúng ta mới có thể đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới công bằng và văn minh. Do đó, việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động là việc làm hoàn toàn đúng đắn. CHÚ THÍCH (1) Nguyên lý triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị, M. 1979, tr.329 (tiếng Nga). (2),(3) Xem : A.K. Ulêđôp, Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, Nxb Tư tưởng, M. 1985, tr. 109 -110 (tiếng Nga). (4) Sđd, tr.99 (5),(6) T.Z. Lavine, Từ Socrates đến Sartre : Sự tìm kiếm triết học, Bantoms Books, Newyork, 1989, tr.295 (tiếng Anh). (7) C.W. Will, Hệ tư tưởng ở Mác và Ănghen ( Ideology in Marx and Engels ). Trong: “Tư tưởng xã hội và chính trị của Các Mác” (Karl Marx’ Social and Political Thougt ) do Bob Jessop và Charlie Malcolm-Brown biên tập, gồm 4 tập, Routledge, London và Newyork, 1993, tập 4, tr. 230 (tiếng Anh). (8) C. Mác và Ph. Ănghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, Tập 1, Nxb Sự thật, HàNội, 1980, tr.276. (9) Sđd, t. 6, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr. 776. (10),(11) Tư tưởng xã hội và chính trị của Các Mác, sđd, t. 4, tr. 230, 180. (12) A.K. Ulêđôp, Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, Sđd, tr. 97. (13) C.Mác và Ănghen, Tuyển tập, gồm 6 tập, t. 1, Sđd, tr. 318. (14) Xem : Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng, Sđd, tr. 107, 256. (15) Michel Vadée, Marx - Nhà tư tưởng của cái có thể , Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội, 1996, tập 2, tr. 331-332.
Tài liệu liên quan