Tóm tắt. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) là nhà tư tưởng lớn, nhà hoạt động chính
trị, giáo dục có cống hiến nổi bật trong lịch sử dân tộc ta cuối thế kỷ XVIII. Ở Ngô
Thì Nhậm có sự kết hợp nhuần nhuyễn con người hành động và con người suy tư
triết học. Ông chủ trương giáo dục đạo làm người theo các chuẩn mực của Nho
giáo, tập trung vào các phẩm chất: “trung” và “hiếu”. Bài viết tập trung luận giải
quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung hiếu.
10 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 178 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung, hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 111-120
QUAN NIỆM CỦA NGÔ THÌ NHẬM VỀ ĐẠO TRUNG, HIẾU
Nguyễn Bá Cường
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: cuongnb@hnue.edu.vn
Tóm tắt. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) là nhà tư tưởng lớn, nhà hoạt động chính
trị, giáo dục có cống hiến nổi bật trong lịch sử dân tộc ta cuối thế kỷ XVIII. Ở Ngô
Thì Nhậm có sự kết hợp nhuần nhuyễn con người hành động và con người suy tư
triết học. Ông chủ trương giáo dục đạo làm người theo các chuẩn mực của Nho
giáo, tập trung vào các phẩm chất: “trung” và “hiếu”. Bài viết tập trung luận giải
quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung hiếu.
Từ khóa: Ngô Thì Nhậm, đạo trung, hiếu, quan niệm, phẩm chất đạo đức.
1. Mở đầu
Trung, hiếu là những phẩm chất đạo đức đặc biệt quan trọng của con người theo
mẫu hình Nho giáo. Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) là nhà Nho tiêu biểu trong lịch sử dân
tộc. Do những điều kiện chính trị, văn hóa, tư tưởng của thời đại, cùng với trình độ học
vấn uyên bác, năng lực hoạt động thực tiễn sôi nổi của mình mà tư duy lý luận của ông trở
nên sắc bén hơn so với các nhà Nho trước đó và đương thời. Cho đến nay, trong học giới
vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất về con người và sự nghiệp chính trị của ông. Bởi
vậy, bài viết tập trung luận giải quan niệm về đạo trung, hiếu để qua đó góp phần làm rõ
hơn con người và sự nghiệp chính trị đó.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo “trung”
Trung là phạm trù luân lý của Nho gia dùng để chỉ thái độ chân thành, trung thực,
có trách nhiệm, hết lòng hết sức trong việc đối xử với mọi người. Hàm nghĩa chính trị của
“trung” là chuẩn mực đạo đức của bề tôi đối với vua, tức mọi suy nghĩ, mọi lời nói, mọi
chức vị, mọi sức lực đối với bề trên đều thành thực, không giả dối. Trong lịch sử phát triển
của Nho giáo, chữ “trung” gắn liền với sự xác lập chế độ phong kiến. Ở Nho giáo Khổng
- Mạnh (thời Tiên Tần), “trung” cũng có tính chất hai chiều, tức là giữa nhà vua (hoặc bề
trên) và bề tôi có trách nhiệm và nghĩa vụ với nhau. Khổng Tử khẳng định: “Quân sử thần
dĩ lễ, thần sự quân dĩ trung” (Vua sử dụng bề tôi theo lễ, bề tôi phụng sự vua theo “trung”)
(Luận ngữ, “Bát dật” - 3). Kể từ Hán Nho rồi Tống Nho trở đi, chữ “trung” dần mang tính
111
Nguyễn Bá Cường
áp đặt một chiều, chỉ bề tôi phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phụng sự nhà vua (hoặc bề
trên), bất kể nhận được sự đối xử như thế nào, thậm chí dẫn đến quan điểm cực đoan: vua
bắt bề tôi phải chết, bề tôi mà không chết là bề tôi bất trung (“Quân xử thần tử, thần bất
tử bất trung”).
Đối với các nhà Nho ở nước ta, quan niệm về “trung” ở mỗi người, mỗi thời là khác
nhau và do đó có cách hành xử, đánh giá cũng khác nhau. Ngô Thì Nhậm có những quan
niệm và cách hành xử, đánh giá không giống quan niệm truyền thống của Nho giáo phong
kiến là “trung” với một vua, một dòng họ (“trung thần bất sự nhị quân”) mà thực hiện
“trung” với vua, với triều đại biết vì nước, vì dân. Chính việc thực hiện “trung” với vua
gắn liền với tinh thần yêu nước ở ông là điểm khác biệt so với nghĩa gốc của chữ “trung”
trong Nho giáo Trung Quốc.
Ngô Thì Nhậm xuất thân trong gia đình nhiều đời làm quan dưới triều Lê - Trịnh.
Ông trưởng thành dưới triều Lê, được chúa Trịnh tin dùng (coi ông như “tuấn mã”, làm
được nhiều việc). Tháng 10 năm 1782, sau khi chúa Trịnh Sâm mất, loạn kiêu binh nổ ra,
Trịnh Tông lên ngôi chúa. Những người bị cho là đứng về phe tố giác vụ án năm Canh Tý
(1780) khiến cho Trịnh Tông bị giáng làm con thứ không được nối ngôi chúa, đều bị bắt,
giết. Trước đó, do ít nhiều có liên quan đến vụ án nên lúc này, Ngô Thì Nhậm đành ẩn
lánh về quê vợ ở Sơn Nam (nay là huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Trong nhiều bài viết,
ông đã phải dựa vào thần linh và trời đất để bày tỏ nỗi oan bị hiềm nghi liên đới vụ án
này [6;721-735]. Trong bài Vi chi phú, ông bày tỏ ý chí và bản lĩnh của mình: “Ta hãy yên
tĩnh lòng ta, giữ điều kín đáo đơn giản của ta. Khi việc làm của ta hợp với mệnh trời, thì
đem cả thiên hạ bắc lên cân, cũng không cho là lớn. Ta hãy giữ gìn thân ta, đi con đường
rộng rãi của ta. Khi bước đi của ta hợp với “lý”, thì dù có xéo lên đuôi hổ cũng không sao
cả” [10;93].
Năm 1786, Nguyễn Huệ đánh đổ họ Trịnh, giao quyền bính lại cho họ Lê. Ngô Thì
Nhậm trở về kinh thành, được Lê Chiêu Thống (mới nối ngôi vua) ban cho chức Hộ bộ
Đô cấp sự trung, sau thăng Hàn lâm viện Hiệu thảo kiêm Toản tu Quốc sử, bước đầu nhập
thế trở lại. Tuy nhiên, do nhà Lê đã quá suy yếu, không còn vai trò chính trị nữa, Ngô Thì
Nhậm nhận thức rõ xu thế của thời đại nên ông không “ngu trung” mà thức thời hành động
vượt ra khỏi khuôn mẫu cứng nhắc của chữ “trung” trong Nho giáo phong kiến. Dưới nhãn
quan của một trí thức Nho học chân chính, ông sẵn sàng ra giúp vua Quang Trung đánh
giặc, cứu nước, một lòng phò tá nhà vua xây dựng triều đại Tây Sơn theo những tư tưởng
mang tinh thần cải cách, thân dân. Ông đã vượt bỏ quan niệm bảo thủ, hẹp hòi của Nho
giáo về chữ “trung” để tiến tới quan niệm tiến bộ - trung thành, tận tụy vì vua, vì nước.
Chỉ với cách nghĩ và cách làm vượt thời đại như thế, Ngô Thì Nhậm mới có thể cống hiến
được trên mọi phương diện vì sự phát triển của xã hội Đại Việt thời Quang Trung. Nhưng
tiếc thay, sau khi vua Quang Trung mất, lòng trung của ông không được triều đình ghi
nhận. Do phải đau đớn chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của nhà Tây Sơn nhưng Ngô Thì
Nhậm vẫn không khuất phục Nguyễn Gia Long nên chịu kết cục bi thảm.
Có thể nói, quan niệm về “trung” của Ngô Thì Nhậm có sự phát huy tư tưởng “trung
với vua” gắn liền trách nhiệm với đất nước của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông
112
Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung, hiếu
đã bổ sung điều kiện thực hiện “trung” và nêu cao trách nhiệm của bề tôi đối với vua, với
nhân dân và đất nước. Đối với Ngô Thì Nhậm, chữ “trung” được thực hiện trong điều kiện
nhà vua phải sáng suốt, công bằng, hiền đức, biết xem xét công việc và coi trọng bề tôi.
Theo ông, sở dĩ bề tôi có “lòng trung hăng hái” là bởi “vì có vua hiền trí, sáng suốt soi xét
như thần” [6;63]. Ông còn nói: “Tôi hiền gặp vua thánh, thật hợp với công việc hôm nay”
[7;332]. Điều đó cũng có nghĩa là vua - tôi bổ sung cho nhau để tạo nên sự hài hòa trong
công việc quốc gia, xây dựng triều đại được rạng rỡ. Ngô Thì Nhậm nhận thức được rằng,
nếu có vua anh minh thì bề tôi sẽ cúi đầu phụng sự tận tụy hết mình, không dám mưu đồ
thí nghịch. Nhưng cũng có lúc ông tỏ ra cực đoan, bảo thủ như quan niệm của Tống Nho
khi không muốn xảy ra “cái biến lớn của đạo người” khi nói rằng: “vua bất nhân, bề tôi
cũng không được bất trung” (quân bất nhân, thần bất khả bất trung) [9;165-167]. Hạn
chế này của Ngô Thì Nhậm là khó tránh khỏi trong giới hạn của một nhà Nho phong kiến
đang ẩn dật khi đọc Kinh Xuân Thu và nêu lên “quản kiến”. Trên thực tế, sau đó, thông
qua việc lựa chọn minh quân là vua Quang Trung để phụng sự, ông đã hoàn toàn vứt bỏ
lập trường cũ để thực hiện bước ngoặt trong nhận thức và hành động khi lịch sử đất nước
sang trang mới dưới triều đại Tây Sơn.
Ngô Thì Nhậm quan niệm lòng trung thành của bề tôi phải thể hiện ở bản lĩnh, trách
nhiệm phụng sự tận tụy và phải hành động để giúp vua chứ không chỉ nói suông hay im
lặng. Vì thế, đạo làm bề tôi cần phải “dựa vào nghĩa lý để phán xử”, “lấy trung thực làm
trách nhiệm” [9;183]. Ông chỉ rõ: “Làm người bề tôi, thờ một ông vua tài giỏi, mình biết
mà không làm, thế là không trung; đứng ở một triều đình có thể nói được mà cứ lặng im
không nói, thế là không thành” [6;747]. Bản lĩnh và trí tuệ của bề tôi trung thành còn thể
hiện ở chỗ: “muốn khuyên can nhà vua làm điều thiện, thì tất phải sửa đổi tấm lòng bất
chính của nhà vua” [9;583]. Đây là điều hết sức táo bạo vượt khỏi khuôn mẫu khắc nghiệt
của Tống Nho. Ngô Thì Nhậm còn khuyến khích bề Tôi nêu cao ý chí trở thành người
anh hùng phụng sự vua hiền đức. Theo ông, để xứng đáng với “chức phận của kẻ làm tụi”
thì không nên đi ở ẩn mà cần phải biết hành động (phải biết bay cao, vươn xa “ruổi rong
trong vũ trụ” thi thố tài năng) [6;98].
Nhằm mục đích giáo dục lòng trung thành và ý chí phấn đấu của bề tôi, Ngô Thì
Nhậm nêu lên khuôn mẫu của bậc đại thần. Thông qua đó, ông nhấn mạnh tính nhất quán
trong việc thực hiện chữ “trung”, kể từ suy nghĩ, biểu hiện ý chí quyết tâm cho đến mọi
hành động phụng sự nhà vua, làm rạng danh gia đình, cống hiến cho đất nước. “Trung”
còn được thể hiện trong các phẩm chất đạo đức khác như: khoan dung, nghiêm túc, dũng
mãnh, anh hùng,... Đề cao chữ “trung”, ông có riêng một tác phẩm Biểu trung phú. Ở
đó, ông chỉ ra điều kiện để lòng trung được bộc lộ: “Thời đến lúc cùng, thì khí tiết mới
phát hiện, nước gặp buổi loạn, thì ai trung thành mới hay”. Ông đòi hỏi bề tôi trung thành
phải có bản lĩnh và khí chất “kiên cường hơn đá trên núi; bền bỉ lá thông mùa đông phải
nhường”. Có như vậy mới “đem tấm thân văn kiêm võ; nêu nghĩa muôn đời giữa vua tôi”.
Ông nêu tác dụng của lòng trung không chỉ ở phạm vi không gian tự nhiên (“chính khí
lẫm liệt tràn khắp vũ trụ,...; tinh trung rực rỡ đầy cả xuân thu”... “lòng trung thành thấu
qua bóng nhật; chí tráng liệt ngang chắn trời thu”) mà còn giúp cho “luân lý của đời người
113
Nguyễn Bá Cường
cũng nhờ đó mà chống chọi cho” [6;389-391].
Ngô Thì Nhậm còn so sánh việc thực hiện lòng trung không phải chỉ đơn giản như
việc người ta làm theo lễ (những quy phạm của chế độ phong kiến) mà là vấn đề hành
động tận trung vì nghĩa. Ông dựa vào những nhân vật lịch sử để phân định lòng trung và
đề cao chính nghĩa, đồng thời giáo dục người đời noi gương những bậc trung liệt, chính
trực vì nhiệm vụ phụng sự triều đình. Từ kinh nghiệm của bản thân, ông nêu những yêu
cầu trong suy nghĩ, cách thức xử thế của bề tôi đối với vua. Vì “làm bầy tôi chẳng dễ, đi
đường rất khó khăn”, “trên dưới không thường, tiến lui chẳng định”, bốn phương không
được bằng phẳng mà luôn hiểm nghèo nên cần lấy việc siêng làm là cốt yếu và thuận theo
lẽ phải [6;344]. Ông tổng kết: “Nói tóm lại, bầy tôi thờ vua, không gì khó bằng gặp lúc
gian nguy cần hy sinh, càng khó hơn là biết làm theo lễ” [9;183].
Ngô Thì Nhậm cũng quan niệm chức phận bề tôi không chỉ trung với vua mà còn
phải đảm trách việc giáo hóa và làm cho dân được hưởng những chính sách của triều đình
[6;124]. Ông yêu cầu trách nhiệm đó phải được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi (“Dù ở cửa
khuyết hay chốn giang hồ, vẫn là bầy tôi,/ Lòng luôn lo lắng việc vua, việc dân”) [8;321].
Thậm chí bề tôi phải biết “vì nước quên nhà”, coi trọng trước hết công việc quốc gia,
không được mảy may làm những việc nhỏ của mình [9;542]. Điều này không chỉ là mong
muốn của ông mà còn là những đòi hỏi cần thiết của xã hội đối với đội ngũ quan lại. Ngô
Thì Nhậm vẫn phải cổ vũ sự nỗ lực cố gắng của quan lại: “Sớm tối dốc hết lòng, trung
nước yêu dân, kính giữ phận thần tử” [7;485]; “Làm việc nhà vua thì phải thận trọng”,
“Giúp việc nhà nước thì phải quên mình” [8;616]. Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai
cũng thực hiện đúng giáo lý Nho gia và có thực tâm hết mình phụng sự nhà vua và giúp
dân, giúp nước.
Gắn việc giáo dục thực hiện “trung với vua” và trách nhiệm với đất nước, trong bài
Đề yết tâm xứ, Ngô Thì Nhậm nêu lên tư tưởng hành đạo không ngừng nghỉ. Ông cho
rằng, cái “đức” ở trong lòng thì không nên dừng (tức), càng không nên nghỉ (yết) như theo
quan niệm của nhà Phật bởi vì “việc cần kíp của nhà Nho chúng ta” là “ở chốn sông hồ
thì lo cho vua, ngồi chốn miếu đường thì lo cho dân”, bình tĩnh mà suy, thì không lúc nào
là yết vậy. Như thế thì trong lòng mới không hổ thẹn, cái yết ấy ắt là nhiều” [8;165]. Quan
niệm đó được ông vận dụng trong suốt sự nghiệp chính trị của mình. Ngô Thì Nhậm được
vua Quang Trung tin tưởng cử giữ chức soạn thảo chiếu thư. Ngay cả khi bị bệnh nhưng
cứ nghĩ đến việc vua, việc nước, ông không quản khó khăn gì mà vẫn gắng gượng để thêm
hăng hái tinh thần. Ông tự nhủ nếu “giữ lòng trung tín” thì “ở đâu cũng được non sông
phù trì tốt” và do đó “phần nhiều bệnh tự khỏi” [8;225]. Sự lạc quan này của ông mặc dù
có tính chất huyền hoặc nhưng cũng có ý nghĩa giáo dục niềm tin về việc giữ gìn lòng
trung tín, đồng thời nêu rõ tác dụng của phương cách ứng xử và trọng dụng người hiền tài
của nhà vua. Đối với bản thân, dù “phận làm tôi phải khó nhọc” thì Ngô Thì Nhậm vẫn
luôn nâng cao trách nhiệm, giữ mãi lòng trung trinh, không bao giờ sao nhãng việc nước
[8;173].
Quan niệm về “trung” của Ngô Thì Nhậm bắt nguồn từ tư tưởng của Khổng - Mạnh,
nhưng ông đó thực hiện được quan niệm “trung” ngay trong xã hội hiện thực thông qua sự
114
Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung, hiếu
nghiệp chính trị mà mình phải đương đầu. Mặt khác, “trung” ở ông được thực hiện là bổn
phận của bề tôi đối với nhà vua và trách nhiệm của nhà vua đối với đất nước. Trong quan
niệm cũng như thực tiễn hoạt động chính trị, ông đòi hỏi đội ngũ quan lại, nho sĩ, quân sĩ
phải trung thành với nhà vua, trung với nước. Điều này cho thấy quan niệm và chủ trương
thực hiện giáo dục “trung” của ông đó có những điểm khác biệt so với Nho giáo Trung
Quốc. Từ quan niệm của Ngô Thì Nhậm, có thể nhận thấy rằng: “Trong Nho giáo Việt
Nam, việc lựa chọn các giá trị đạo đức lấy “trung thay hiếu”, “trung với nước”, “trung
quân” phải đi cùng “ái quốc”,... là lựa chọn hàng đầu mỗi khi hoàn cảnh đòi hỏi [1;24].
Điểm khác biệt nữa ở Ngô Thì Nhậm được thể hiện trong chủ trương thực hiện “trung”
gắn liền với thực hiện “hiếu”.
2.2. Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo “hiếu”
Hiếu là một trong những phạm trù luân lý cơ bản nhất của Nho gia, được coi là gốc
của nhân luân, là nguồn của đạo đức. “Nho gia nổi tiếng ở mặt coi trọng luân lý đạo đức
và “hiếu” là một trong những nội dung đứng hàng đầu trong quan niệm luân lý đạo đức
của Nho gia” [4;39]. Đạo hiếu được coi là nền tảng của tam cương, ngũ thường, là sản
phẩm của chế độ phong kiến tông pháp lấy kinh tế tiểu nông làm cơ sở, lấy quan hệ huyết
thống làm quan hệ xã hội chủ yếu giữa người với người. Nho giáo chú ý giáo dục tình yêu
thương giữa cha mẹ và con cái, lấy đó làm quan hệ căn bản của kết cấu xã hội. Nho giáo
coi “nhân” là đức mục cao nhất chỉ có ở người quân tử, “hiếu” là đức hạnh có ở tất cả mọi
người. Chú trọng giáo dục “hiếu”, Nho gia muốn học trò trở thành con người hoàn thiện,
có thể đảm đương được việc trị quốc, an dân. Vì thế, Nho gia đó mở rộng khả năng thực
hiện “hiếu” ở tất cả mọi người, coi đó là gốc của “nhân”. Chủ trương thực hiện đạo “hiếu”
trong lịch sử phát triển của Nho giáo đó chứng tỏ ý nghĩa tích cực của nó là: đề cao công
lao của cha mẹ đối với con cái, coi trọng sự kính thuận của con cái đối với cha mẹ,... Điều
đó tạo nên một trong những đạo lý tốt đẹp của văn hoá truyền thống ở các nước “đồng
văn”.
Về chữ “hiếu”, cũng như chữ “trung”, Ngô Thì Nhậm vẫn tiếp tục kế thừa quan
niệm của Nho giáo Khổng - Mạnh nhưng có sự bổ sung thêm nhiều nội dung cụ thể của
“hiếu” và bàn đến một cách sâu sắc mối quan hệ giữa “hiếu” với “trung”.
Thứ nhất, hiếu đứng đầu vị trí trong mối quan hệ giữa người với người, là tiêu chí
cao nhất để đánh giá phẩm chất đạo đức con người.
Cơ sở của đạo hiếu được Ngô Thì Nhậm nêu rõ “phận làm con phải chăm chỉ, gắng
tiến bước, xứng với lòng cha, lo lắng việc nhà” và trách nhiệm của người làm cha phải có
hiểu biết để định hướng cho con [8;312-313]. Ông quan niệm: “Người làm cha làm anh,
không hiểu biết ý nghĩa của việc ứng xử trong lúc biến, tất sẽ đưa con em mình đến chỗ
lỗi lầm” [9;413]. Ngô Thì Nhậm đi từ quan hệ máu thịt tự nhiên để lý giải quan hệ tình
cảm và những phương cách ứng xử: “Cha con là quan hệ thân mật nhất theo tính thiên
nhiên. Nhưng rồi vì thiên lệch mà mất sáng suốt, mất sáng suốt sinh ra nghi ngờ. Nghi
ngờ sinh ra ghét bỏ. Ghét bỏ sinh ra tàn nhẫn”. Nếu “người làm cha nghe lời gièm pha
115
Nguyễn Bá Cường
mà không suy xét, cố nhiên có thể tổn thương đến ân tình. Những nghe người khác nói lời
ly gián mà không biết phân tách nhận xét, bị những lời khen ngợi che lấp mà không biết
rõ mặt xấu, sẽ xảy ra những biến cố từ nơi khủy nách (trong gia đình)” [2;455]. Do quan
niệm đạo trị gia trực tiếp liên quan đến đạo trị nước nên ông coi sự phức tạp và những
biến cố gây tổn thương trong gia đình “là điều đáng lo ngại nhất của việc đứng đầu nhà
nước”. Bởi thế, ông chủ trương “đường lối đề phòng lúc bé tí, ngăn ngừa lúc chớm nở”
[2;455]. Ông nêu dẫn chứng các sự kiện trong Kinh Xuân Thu để nói về mối quan hệ cha
- con và qua đó khẳng định đạo hiếu là rất cần thiết đối với sự ổn định xã hội. Theo ông,
cần phải ngăn cấm bạo loạn từ trong quan hệ gia đình thì mới ngăn chặn sâu xa bạo loạn
xã hội [2;643-644]. Coi “đạo nhà là gốc của đạo nước”, ông cũng tán thành quan điểm
của Kinh Dịch: “Cha phải đạo cha, con phải đạo con,... đạo trong nhà ngay thẳng thì thiên
hạ bình trị” [9;218-219]. Do đó, “hiếu” đứng đầu các tiêu chí để đánh giá phẩm chất đạo
đức con người. Ông khẳng định: “Một chữ hiếu tạo vị trí đứng đầu mối giường thứ bậc”
[8;836]. Chủ trương thực hiện đạo làm người theo Nho giáo được ông xác lập là: “Hiếu
kính trị gia đình; trang nghiêm đối quyến thuộc” [6;645]. Ông coi đạo hiếu có giá trị giáo
dục lâu dài, có tác dụng “giữ đạo người” [6;497].
Thứ hai, hiếu là kính thuận với cha mẹ, biết ơn và đền đáp công lao của cha mẹ đã
tạo dựng cho thân thể và sự nghiệp của mình.
Ngô Thì Nhậm khẳng định: “Làm con phải biết dừng lại ở đạo hiếu” [9;402]. Để
thực hiện đạo “hiếu”, ông nêu lên một số hành động cụ thể, đó là: ghi nhớ công ơn sinh
thành của cha mẹ, giữ gìn thân thể cha mẹ sinh ra được lành mạnh, có ý chí lập thân để
làm vinh hiển cho bản thân và cho cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ khi về già và chôn cất,
thờ cúng cung kính khi cha mẹ mất. Theo ông, học để thành người rất khó khăn. Do đó,
làm con cần phải biết công ơn sinh thành lớn lao cha mẹ, ghi nhớ chín chữ cù lao trong
Kinh Thi là sinh, cúc, dục, phủ, xúc, trưởng, cố, phục, phúc [6;117-118]. Ông nêu rõ: làm
người con có hiếu với cha mẹ, trước hết phải giữ được thân thể lành mạnh, sau là được
thành đạt, được bạn bè tin tưởng, anh em hòa thuận, để lại phúc cho con cháu. Ông viết:
“Cha mẹ vất vả mới có thân ta. Thân ta được lành mạnh mới bảo toàn được cái thân thể
sót lại của cha mẹ... Bản thân ta vốn không trụy lạc, trên không bị vua chúa bỏ rơi, giữa
không bị anh em khinh bỉ, dưới con cháu tôi tớ cùng được hưởng phúc ấm,. . . Người có
lòng đại hiếu thì tôn kính cha mẹ, thứ đến là không để nhục cho cha mẹ” [7;329 - 330].
Từ quan điểm của Khổng Tử: “Phải biết giữ gìn thân thể khoẻ mạnh, tránh nỗi lo cho cha
mẹ” (Luận ngữ, “Vi chính” – 6), Ngô Thì Nhậm cho rằng, “mảng da sợi tóc, đều là nhọc
nhằn” bởi công lao to lớn của cha mẹ vì thế “khó mà đem gân cốt đáp đền công đại tạo”
[7;430]. Nếu như Khổng Tử quan niệm hiếu là tránh được sự lo lắng của cha mẹ nên “đi
chơi xa phải nói rõ nơi chốn để cha mẹ an lòng” (Luận ngữ, “Lý nhân” – 19), thì Ngô Thì
Nhậm cũng đề cao tình cảm với cha mẹ đồng thời giáo dục ý thức trách nhiệm của người
con đối với cha mẹ. Theo ông, “đạo người, tình người, không gì thân thiết hơn cha mẹ.
Khi cha mẹ còn, không dám đi chơi xa, chơi phải có nơi có chốn, phải coi trọng về sự xa
cách cha mẹ” [7;580].
Đối với việc phụng dưỡng cha mẹ, Ngô Thì Nhậm đi từ tình yêu thương của cha
116
Quan niệm của Ngô Thì Nhậm về đạo trung, hiếu
mẹ dành cho con cái để giáo dục thái độ ân cần, chu đáo, cẩn thận, cung kính của người
con trong quá trình chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Ông nhấn mạnh tình cảm mà cha mẹ
dành cho con chính là khuôn mẫu, mà sự nuôi dưỡng các con là mãi mãi chứ không chỉ
là đến độ trưởng thành [7;480]. Đó không chỉ là trách nhiệm của bậc làm cha làm mẹ mà
còn là “cốt ở đức hạnh để lại cho con cháu” [9;555]. Ông viết: “Cha mẹ đối với con, chỉ
lo con đau ốm, lòng thương yêu vốn dĩ tự nhiên. Nên con cái phụng dưỡng cha mẹ, mùa
đông ấp lạnh, mùa hè quạt nồng, sớm tối chăm lo, thăm hỏi hầu hạ, hết lòng cung kính khi
vô sự, hầu thuốc nếm thang thêm cẩn thận khi trái gió trở giời, dốc lòng thành khẩn, chỉ
e không đủ để b