Quan niệm kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ

TÓM TẮT Ngay từ thời cổ - trung đại, kẻ sĩ được xem là thành phần quan trọng, có vai trò khó có thể thay thế trong thiết kế, xây dựng và bảo vệ xã hội. Và có lẽ ngày nay cũng thế. Nhưng kẻ sĩ là ai?, làm thế nào để xứng danh kẻ sĩ? Đấy là những câu hỏi từng được Nguyễn Công Trứ đặt ra một cách riết róng và luận giải một cách sâu sắc vừa bằng tiếng nói của tư duy lí luận, vừa bằng tiếng nói của tư duy thẩm mĩ. Bài viết đi sâu khảo sát, chỉ ra những nét đặc sắc trong tư duy ấy (tức quan niệm về kẻ sĩ) của Nguyễn Công Trứ, cũng hy vọng từ đây, có thể tìm thấy những bài học bổ ích cho quan niệm về kẻ sĩ hiện đại.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUAN NIỆM KẺ SĨ CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ MAI THỊ HUỆ (*) TÓM TẮT Ngay từ thời cổ - trung đại, kẻ sĩ được xem là thành phần quan trọng, có vai trò khó có thể thay thế trong thiết kế, xây dựng và bảo vệ xã hội. Và có lẽ ngày nay cũng thế. Nhưng kẻ sĩ là ai?, làm thế nào để xứng danh kẻ sĩ? Đấy là những câu hỏi từng được Nguyễn Công Trứ đặt ra một cách riết róng và luận giải một cách sâu sắc vừa bằng tiếng nói của tư duy lí luận, vừa bằng tiếng nói của tư duy thẩm mĩ. Bài viết đi sâu khảo sát, chỉ ra những nét đặc sắc trong tư duy ấy (tức quan niệm về kẻ sĩ) của Nguyễn Công Trứ, cũng hy vọng từ đây, có thể tìm thấy những bài học bổ ích cho quan niệm về kẻ sĩ hiện đại... ABSTRACT Since ancient – medieval times, scholars have been considered an important element which is irreplaceable in designing, building and protecting society. Nowadays is the same. But who are scholars? How to merit scholars? These are questions severely put and thoroughly interpreted by Nguyen Cong Tru with both reasoning thought and aesthetic thought. The article investigates and points out the specialties in the thought (i.e. the concept of scholars) by Nguyen Cong Tru. It also hopes to find useful lessons with the concept of modern scholars. 1. Khái niệm kẻ sĩ ngày nay vẫn được dùng nhiều, nhằm chỉ người trí thức có nhân cách, bản lĩnh, không gì có thể khuất phục. Trong hai từ tố tạo nên kẻ sĩ, chữ kẻ có thể xem là từ “thuần Việt”, chỉ một chủ thể (người) nào đó; còn chữ sĩ, tiếng Hán, chỉ “con trai, nam giới”, xuất xứ từ lời hào Thượng lục quẻ Quy muội: Nữ thừa khuông vô thực. Sĩ khuê dương, vô huyết, vô du lợi (Con gái tay cầm lẵng tre, không đựng gì cả. Con trai cầm dao mổ dê, không có máu me, không lợi gì cả). Trong Luận ngữ, thiên Thái bá, có câu: Sĩ bất khả dĩ bất hoằng nghị” (Con trai - kẻ sĩ không thể không có nghị lực lớn) (1). Nguồn gốc của chữ sĩ trong tiếng Hán khá phong phú, nhưng có thể nói đến các nghĩa chính: chỉ người nghiên cứu, người có học vấn; chỉ con trai, người làm quan, làm lính (nghĩa cũ) ...(2). Nói vậy cũng để thấy rằng, xét ngay từ trong nghĩa gốc, quan niệm của Nguyễn Công Trứ đã hội tụ đủ các phương diện, điều kiện cần có của một kẻ sĩ. Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, Hy Văn, người làng Uy Viễn (nay thuộc xã Nghi Giang), Nghi Xuân, Hà Tỉnh, gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng, có thể nói là một mẫu hình của kẻ sĩ, không chỉ của thời đại ông! Con người này, nói và làm đi đôi với nhau. Cả hai phương diện lí thuyết (luận về kẻ sĩ) và thực hành (làm kẻ sĩ) ở Nguyễn Công Trứ đều đặc sắc, độc đáo, đến nơi đến chốn. Kẻ sĩ hay là người trí thức, hay nói đúng hơn, người trí thức của thời đại ngày nay - thế kỉ XXI liệu có xứng danh là kẻ sĩ kiểu như Nguyễn Công Trứ? Có lẽ đây cũng là câu hỏi khiến cho chúng ta phải suy ngẫm nhiều! Như thế cũng có nghĩa là mẫu hình kẻ sĩ từ Nguyễn Công Trứ hãy còn sức sống, hơn nữa, là sức sống mãnh liệt. Ngay từ thuở thiếu thời, Nguyễn Công Trứ đã cố gắng dùi mài kinh sử mong có ngày đỗ đạt ra làm quan, phò vua, giúp nước. Việc thi cử lận đận, mãi đến năm 1819 mới (*) Trường PTTH Nguyễn Hữu Cảnh, Biên Hoà, Đồng Nai đỗ, và đỗ ngay Giải nguyên, lúc này ông đã 42 tuổi và bắt đầu lộ trình làm quan. Năm 1820: làm Hành tẩu Sử quán; 1823: làm Tri huyện Đường Hào (Hải Dương); năm 1824: Lang trung bộ Lại, Quốc tử Giám tư nghiệp, Thiêm sự bộ Hình; 1825: Thừa Thiên Phủ Thừa, sau đó được thăng làm Tham hiệp trấn Thanh Hoá; năm 1826: dẹp Phan Bá Vành; 1828: Hình bộ Tham tri ở Kinh; 1829: Dinh điền sứ ở Nam Định, Hình bộ hữu tham tri; 1830: bị giáng Kinh tri huyện; 1831: Lang trung nội vụ; 1832: Bố chánh Hải Dương, Binh Bộ tham tri, Thự Tổng đốc Hải - An; 1833: dẹp Nông Văn Vân; 1836: Hình bộ Thượng thư lĩnh Hải - An Tổng đốc; 1837: bị giáng 4 cấp vì để xổng tù; 1838: bị giáng tiếp, làm Binh Bộ hữu tham tri; 1840: Chủ khảo trường thi Hà Nội; 1841: đánh Trấn Tây; 1842: giáng binh bộ Lang trung, lĩnh tuần phủ An Giang; 1843: khai phục Binh bộ thị lang; 1844: lên Binh bộ Tham tri, rồi bị cách tuột làm lính; 1845: Chủ sự bộ Hình; 1846: Quyền án sát Quảng Ngãi; 1847: Thự Thừa Thiên Phủ doãn; 1848: về hưu, Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo. Về hưu nhưng vẫn không ngừng hoạt động, vẫn hăm hở thăm thú nhiều nơi, v.v. Nhân sinh ba vạn sáu nghìn thôi, 82 tiêu sạch hết mất rồi! (ông mất ngày 14 tháng 11 Âm lịch, 1858, thọ 82 tuổi). Một cuộc đời đầy sóng gió, “lên voi, xuống chó”, nhục, vinh đắp đổi, v.v. Một tấm gương kẻ sĩ đâu dễ phai nhoà, v.v. 2. Nói đến kẻ sĩ thời trung đại, không thể không nói đến Nho giáo, bởi Nho giáo có công lớn nhất trong đào tạo kẻ sĩ thời đại này. Dĩ nhiên học thuyết nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó, nhưng rèn đúc nên một kiểu người như kẻ sĩ dám dấn thân, dám hi sinh để thực hiện lí tưởng, nếu không thành công thì cũng thành nhân,v.v, thì có thể nói, khó có học thuyết nào vượt qua Nho giáo. Kẻ sĩ Việt Nam và kẻ sĩ Trung Hoa chắc chắn có nhiều điểm khác nhau, nhưng phần lớn họ là nhà nho, đều từ “cửa Khổng, sân Trình” mà ra, đều được Nho giáo, Nho học (qua khoa cử, giáo dục) đào tạo, trang bị về nhiều mặt: thế giới quan, nhân sinh quan, thẩm mĩ quan, v.v. Nói những điều này, chúng tôi muốn khẳng định rằng, trong luận về kẻ sĩ, Nguyễn Công Trứ không thể không dựa trên vốn lí luận của Nho giáo. Bởi vậy, có nên xem đây (“lí luận” về kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ) như là biểu hiện của một sự “tha hoá” (?) như ý kiến của Nguyễn Gia Kiểng trong một bài viết trên http//www.dactrung.net, với tiêu đề Một chân dung tráng lệ của kẻ sĩ. Nguyễn Gia Kiểng sau khi rất đề cao những chân dung kẻ sĩ Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, đã viết: “Điều cần lên án là cái văn hoá Khổng Giáo tồi tệ đã tha hoá cả những con người lỗi lạc như thế”(3). Có thể thấy đòi hỏi của Nguyễn Gia Kiểng là vượt quá thời đại, v.v. Cã thÓ xem LuËn kÎ sÜ nh- mét tuyªn ng«n vÒ lÏ sèng, ®ång thêi còng nh- lµ tuyªn ng«n vÒ nghÖ thuËt ®Çy ch©n thµnh, xóc ®éng vµ còng rÊt mùc râ rµng cña NguyÔn C«ng Trø(4). Bài thơ thuộc thể hát nói (thơ ca trù) - một thể thơ có thể nói phóng túng nhất trong các thể loại văn học Việt Nam trung đại, gồm 33 câu, luận về 10 điều đối với kẻ sĩ: 1. Sĩ có vị trí quan trọng, khó có thể thay thế trong xã hội (đứng đầu tứ dân - sĩ, nông, công, thương; tham dự vào 5 bậc của tước - công, hầu, bá, tử, nam (2 câu đầu): Tước hữu ngũ, sĩ cư kì liệt Dân hữu tứ, sĩ chi vi tiên 2. Sĩ là vốn quí (2 câu 3,4): Có giang san thời sĩ đã có tên Từ Chu, Hán vốn sĩ này là quí 3. Sĩ phải giữ đạo cương thường (câu 5, 6): Miền hương đảng đã khen rằng hiếu đễ Đạo lập thân phải giữ lấy cương thường 4. Sĩ mang khí hạo nhiên (câu 7, 8): Khí hạo nhiên chí đại, chí cương So chính khí đã đầy trong trời đất 5. Sĩ phải biết Xử (ẩn náu đợi thời) nhưng vẫn giúp việc giáo hoá (6 câu: 9, 10, 11, 12, 13, 14): Lúc vị ngộ hối tàng nơi bồng tất Hiêu hiêu nhiên, điếu Vị canh Sằn Xe bồ luân dầu chưa gặp Thang, Văn Phù thế giáo một vài câu thanh nghị Cầm chính đạo để tịch tà cự bí Hồi cuồng lan nhi chướng bách xuyên 6. Sĩ phải biết Xuất (4 câu: 15, 16, 17, 18): Rồng mây khi gặp hội ưa duyên Đem quách cả sở tồn làm sở dụng Trong lăng miếu ra tài lương đống Ngoài biên thùy rạch mũi can tương 7. Sĩ phải lưu tiếng thơm muôn đời, phải đảm việc trị nước, việc giáp binh (4 câu: 19, 20, 21, 22): Sĩ làm cho bách thế lưu phương Trước là sĩ, sau là khanh tướng Kinh luân khởi tâm thượng Binh giáp tàng hung trung 8. Sĩ có phận sự lớn lao trong tư cách của một đấng nam nhi (câu 23, 24, 25): Vũ trụ chi gian giai phận sự Nam nhi đáo thử thị hào hùng Nhà nước yên mà sĩ cũng thung dung 9. Sĩ có quyền sống theo sở thích, cá tính của mình sau khi đã hoàn thành phận sự, giúp “nhà nước yên” (câu 26 - 32): Bấy giờ sĩ mới tìm ông Hoàng Thạch Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch Tiêu dao nơi hàn cốc thâm sơn Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn Đồ thích chí chất đầy trong một túi Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi Gẫm việc đời mà ngắm kẻ trọc thanh 10. Sĩ hoàn danh (sau khi đã hoàn thành xuất sắc 9 điều trên) - câu 33: Này này sĩ mới hoàn danh! Có thể thấy trong 10 điều Nguyễn Công Trứ luận về kẻ sĩ, vừa bằng tư duy “luận lí”, vừa bằng tư duy thẩm mĩ (tư duy bằng tiếng nói của hình ảnh thi ca), không phải tất cả đều là mới, nhất là 7 điều đầu hầu như nhà nho - kẻ sĩ nào cũng ý thức được (chẳng hạn, về vị trí, thang bậc của kẻ sĩ trong “tứ dân”, ngay khi đã tàn mùa quân chủ (đầu thế kỉ XX), Phan Bội Châu vẫn xác định: Đứng đầu tên là bạn làng Nho). Nhưng, Nguyễn Công Trứ đã làm mới nó bằng sự tổng hợp và theo logic riêng của mình, bằng giọng riêng hào sảng, dứt khoát, quyết đoán của mình nên các điều ấy dẫu đã nghe quen vẫn cứ tươi rói, hấp dẫn. Đặc biệt 3 điều sau (ghi danh với muôn đời; ngao du, hành lạc; hoàn danh) thì quả thật là mới mẻ, táo bạo, và thực sự mang ý nghĩa hiện đại. Nhìn Luận kẻ sĩ trong tính chỉnh thể, có thể thấy hệ thống “lí luận” về kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ thật sự độc đáo. Trong đó, có sự kết hợp giữa “lí luận” và “thực tiễn”, giữa nói và làm, giữa làm và chơi, giữa hành đạo và hành lạc, giữa chung và riêng, giữa “nhà nước” và cá nhân (Nhà nước yên mà sĩ cũng thung dung). Chưa có ai trước ông dựng được một bảng giá trị hấp dẫn, thú vị đến thế về kẻ sĩ. 3. Nguyễn Công Trứ không chỉ luận về kẻ sĩ ở bài Luận kẻ sĩ như đã trình bày trên đây. Trong toàn bộ thơ văn của ông, mạch tư duy - cảm xúc luận về kẻ sĩ luôn dồi dào, tha thiết. Ông đã “luận” và “cảm” về nhiều vấn đề của kẻ sĩ: Chí nam nhi, Nợ tang bồng, Đường công danh, Nợ công danh, Danh lợi, Tài tình, Trên vì nước, dưới vì nhà, Gánh trung hiếu, Chí khí anh hùng, Hành tàng, v.v. Trong đó, cốt lõi của vấn đề vẫn là nam nhi chí. Như đã nêu từ đầu, nghĩa gốc của sĩ là chỉ người con trai. Nguyễn Công Trứ rất nhất quán và triệt để với cái nhìn này. Làm trai là phải có chí, Phải có danh gì với núi sông. Lí tưởng của người con trai là phải đem tài năng, sức lực của mình ra cống hiến phụng sự xã hội, phải coi mọi việc trong trời đất, trong xã hội là bổn phận của mình. Nam nhi phải lập được công danh: Đã mang thân ở trong trời đất Phải có danh gì với núi sông (Nợ tang bồng) Không chỉ khẳng định Phải có danh, ông còn phủ định dứt khoát việc không danh: Không công danh thời nát với cỏ cây. (Gánh trung hiếu) Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Công Trứ thường nhắc đến các món nợ: nợ tang bồng, nợ nam nhi, nợ công danh, nợ trung hiếu, nợ sách đèn, v.v. Nợ tang bồng hẹn khách thiếu niên... Bao nhiêu nợ tang bồng đem trả hết (Cầm kì thi tửu ) Nợ tang bồng vay trả, trả vay... Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo (Chí khí anh hùng ) Sạch nợ tang bồng mới kể người (Tình cảnh làm quan) v.v. Nợ, thì phải trả. Nếu không trả được, phải tự thẹn với bản thân mình, với non sông, không xứng đáng với ân huệ tạo hoá ban cho, Trông gương mà thẹn với hàm râu (Muộn thành đạt), Dở đem thân thế hẹn tang bồng (Đi thi tự vịnh), v.v. Muốn trả được các món nợ ấy phải văn ôn võ luyện, dùi mài kinh sử, ra ứng thí, thi đỗ, làm quan, để có điều kiện thực thi đạo lí Nho gia, thực hiện lí tưởng “trí quân trạch dân”, phải hoạt động không ngừng, tung hoành ngang dọc cho thoả chí nam nhi. Có như thế mới làm nên sự nghiệp, lưu danh ngàn thu. Bài Hàn nho phong vị phú cũng là một cách “luận” trào lộng độc đáo về kẻ sĩ. Thì ra, xưa, nay, kẻ sĩ vẫn “hơn ai cái sự nghèo” (lời thơ Tản Đà)! Nghèo về ăn, nghèo về ở, nghèo tiêu dụng, nghèo tất cả. Về ở thì: Kìa ai bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ/Đầu kèo mọt tạc vẻ sao, trước cửa nhện giăng màn gió... Bóng nắng giọi trứng gà bên vách, thằng bé tri trô/Hạt mưa xoi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó, v.v. Về ăn: Ngày ba bữa vỗ bụng rau bịch bịch, người quân tử ăn chẳng cầu no/Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho, đời thái bình cổng thường bỏ ngỏ, v.v. Về mặc: Áo vải thô nặng trịch, lạnh làm mền, nực làm gối, bốn mùa thay đổi bấy nhiêu/Khăn lau giắt đỏ lòm, trải làm chiếu, vận làm quần, một bộ ăn chơi quá thú, v.v. Về uống: Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi/Cuộc uống rượu be sành chắp cổ, v.v. Về chơi (thư giãn): Cỗ bài lá ba đời cửa tướng, hàng văn, hàng sách lờ mờ/Bàn cờ săng bảy kiếp nhà ma, chữ nhật chữ điền xiêu xó, v.v. Về tiêu dụng: Tiêu dụng lấy chi mà phao phóng, thường giữ ba cọc ba đồng/Mùa màng dành để có bao nhiêu /Chừng độ một triêng, một bó, v.v. Còn luận (bàn)? - Cùng con cháu thuở nói năng chuyện cũ, dương ngâm câu lạc đạo vong bần/Gặp anh em khi bàn bạc sự đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú, v.v. Vì nghèo mà trở nên nhếch nhác? Vì nghèo mà tìm cách biện minh: Người quân tử ăn chẳng cầu no, “lo đạo chứ không lo nghèo”? - Đói ai bằng Mãi Thần, Mông Chánh cũng có khi ngựa cỡi dù che/Giàu ai bằng Vương Khải, Thạch Sùng cũng có lúc tường xiêu quán đổ. Ngày nay chúng ta dễ nhận ra thực chất vấn đề này, nhưng ở thời Nguyễn Công Trứ đâu có dễ! Đâu là phong vị của kẻ sĩ - hàn Nho? Chẳng biết Nguyễn Công Trứ đùa dỡn, mỉa mai hay tự bạch sự thực của kẻ sĩ một thời (và, đâu phải của một thời)? Bài phú thật quá nhiều hàm ý! Điều rất đáng nói là ngay từ đầu bài phú này, Nguyễn Công Trứ đã phê phán, lên án gay gắt cái nghèo, coi nó là xấu xa, tội lỗi - điều mà chưa một nhà nho nào trước và ngay cùng thời với Nguyễn Công Trứ nhận ra: Chém cha cái khó, chém cha cái khó Khôn khéo mấy ai, xấu xa một nó Riêng với điều này, Nguyễn Công Trứ đã vượt quá xa thời đại ông. Có thể nói như Biện Minh Điền rằng: “C¸i h¬n ng-êi cña NguyÔn C«ng Trø lµ nãi ®-îc, lµm ®-îc. Tuyªn bè, luËn lí cã vÎ h¬i ån µo nh-ng tÊt c¶ ®Òu ®-îc chøng minh b»ng hµnh ®éng thùc tiÔn. H×nh t-îng kÎ sÜ hoµn danh trong th¬ «ng lµ mét mÉu mùc cho kiÓu ng-êi hµnh ®¹o, cho mÉu h×nh con ng-êi chøc n¨ng - phËn vÞ. Nh-ng kh«ng dõng l¹i ë ®Êy. Cã hµnh ®¹o kh«ng thÓ kh«ng cã hµnh l¹c bëi c¶ hai ®Òu lµ chÝ, lµ phËn... Ở ph-¬ng diÖn nµo, NguyÔn C«ng Trø còng lu«n lu«n lµ con ng-êi tù kh¼ng ®Þnh m×nh mét c¸ch m¹nh mÏ, vµ dÜ nhiªn «ng cã c¬ së ®Ó kh¼ng ®Þnh. ChÝnh v× vËy mµ «ng d¸m v-ît lªn, bÊt chÊp mäi ®-îc mÊt khen chª. D¸m dÊn th©n cho mäi hµnh vi, øng xö hµnh ®¹o vµ hµnh l¹c, NguyÔn C«ng Trø ®· t¹o cho m×nh ®­îc mét sù c©n b»ng cÇn thiÕt, tr¸nh ®­îc mäi c¬n “stress” rÊt dÔ cã ë thêi ®¹i «ng nhÊt lµ ®èi víi «ng. D-êng nh- «ng ®· t¹o ®-îc cho m×nh mét sù tho¶i m¸i tËn ®é trong mäi tr¹ng th¸i t©m lí, tinh thÇn vµ v-¬n ®Õn c¸i tù do cã thÓ cã. Con ng-êi c¸ nh©n víi mäi kh¶ n¨ng vµ nhu cÇu trÇn thÕ cã thÓ cã trong v¨n häc ViÖt Nam trung ®¹i ®Õn NguyÔn C«ng Trø lµ mét b-íc ph¸t triÓn ®ét xuÊt. Th¬ v¨n «ng lµ sù kh¼ng ®Þnh con ng-êi c¸ nh©n trªn mäi ph-¬ng diÖn cña lí t-ëng kÎ sÜ vµ lí t­ëng nh©n sinh. “Kh«ng cã g× thuéc vÒ con ng-ßi mµ l¹i xa l¹ ®èi víi”... con ng­êi nµy. H¬n thÕ, mäi sù ®Òu cã thÓ ®Èy ®Õn møc ngÊt ng­ëng, kh¸c ng-êi. §Êy võa lµ mét sù kh¼ng ®Þnh võa lµ mét th¸ch thøc. Trong triÒu (vµ ®©u chØ cã trong triÒu) ai ngÊt ng-ëng nh- «ng?. Mét c¸i t«i ng«ng, mét c¸ tÝnh m¹nh mÏ lõng l÷ng trong th¬ v¨n NguyÔn C«ng Trø nh- muèn næi lo¹n, ph¸ tung mäi quy củ nền nÕp s¸o mßn nhµm ch¸n nãi rÊt nhiÒu ®iÒu cho ý thøc c¸ tÝnh, b¶n ng·, cho sù thÓ hiÖn phong c¸ch c¸ nh©n. Trong v¨n häc trung ®¹i ViÖt Nam, tr-íc NguyÔn C«ng Trø, Ýt thÊy cã sù tù thÓ hiÖn m×nh, nh×n m×nh phong phó ®a chiÒu nh- tr-êng hîp «ng Hy V¨n nµy”(5). 4. Nhân vật là kẻ sĩ trong quan sát của Nguyễn Công Trứ gồm nhiều đối tượng. Trước hết, thử xem những đối tượng là khách thể (ngoài bản thân tác giả) là những ai? Cũng như bất cứ nhà nho nào thời trung đại, chắc chắn - và đúng như vậy - Nguyễn Công Trứ phải vay mượn điển tích, điển cố, thi liệu Hán học, ông chủ yếu dẫn các tấm gương kẻ sĩ Trung Hoa. Đấy là những Khương Công, Nghiêm Tử (bài Thú ruộng vườn): Toà đá Khương Công đôi khám trúc Áo xuân Nghiêm Tử một vai cày (Khương Công tức Khương Thượng, còn gọi là Khương Tử Nha, Lã Thượng, Lã Vọng: lúc còn ở ẩn thường ngồi câu bên bến đá sông Vị; về sau ra giúp vua Chu Văn Vương làm lên cơ nghiệp; Nghiêm Tử tức Nghiêm Tử Lăng, hiệu Nghiêm Quang, người đời Đông Hán, lúc ở ẩn thường đi cày ở núi Phú Xuân). Là Bá Di, Thúc Tề (trong bài Vịnh Di, Tề) lên ở ẩn núi Thái Dương, thà ăn rau vi, rồi chịu chết đói, chứ không thèm ăn thóc nhà Chu, để giữ vững khí tiết; là Bá Nha, Tử Kì (đời Chiến quốc), Lưu Linh (đời nhà Tấn, quê ở Bái Quận, tính phóng khoáng nổi tiếng vì tài uống rượu); là Khuất Nguyên, danh sĩ đời Chiến quốc, làm chức Tam Lư đại phu nước Lỗ, thấy nước nguy, dân khổ, vua ngu, đau xót làm ra tập thơ Li Tao để tỏ chí khí của mình (Vịnh Khuất Nguyên); là Trần Đoàn, biệt hiệu Hi Di, đời Hậu Chu không ra làm quan, vì không đúng triều đại lí tưởng của ông (Vịnh Trần Đoàn), v.v. Là Trương Lưu Hầu tự Tử Phòng, người nước Hàn, làm mưu thần giúp Lưu Bang phá Tần diệt Sở, lập nên công nghiệp lớn (Trương Lưu Hầu I); là Hoàn Kì, Nhạc Phi (hai danh thần đời nhà Tống), Mai Phúc (danh nho đời Đông Hán), v.v. Là Phó Duyệt, người đời Thương, thuở hàn vi gánh đất đắp thuê, sau làm tướng giúp vua nhà Thương thành lập nghiệp vương; Lí Hề, người đời Chiến quốc, lúc nghèo đói chăn trâu thuê đề nuôi thân, sau giúp vua Tần lên nghiệp bá; là Khuông Hành đời Hán, nhà nghèo đêm không có dầu, thường đục lỗ ở vách để nhờ ánh đèn nhà người khách dọi sang mà học; là Xa Dận, tự Vũ Tử, người đời Tấn, không có đèn bắt đom đóm bỏ vào chai để có ánh sáng mà đọc; là Hàn Tín một trong “Tam kiệt” nhà Hán, quê ở đất Hoài Ân, khi còn nghèo khổ thường đi câu cá ở dưới thành; Trần Bình cũng danh thần thời Hán, quê ở đất Dương Võ, lúc còn nghèo phải coi việc chia phần cho người làng; là Mãi Thần (đời Hán), Lã Mông Chính (đời Tống), hai người trước đều nghèo sau làm nên sự nghiệp. Là Đào Tiềm, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Tô Đông Pha - những kẻ sĩ - nghệ sĩ - nhà thơ lớn, luôn mang nặng nỗi đau nhân thế, thường lấy rượu làm vui, nhưng vẫn giữ vững nhân cách, tiết tháo dẫu trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cuộc hành lạc vẫy vùng cho phỉ chí Thơ một túi gieo vần Đỗ Lí Rượu lưng bầu rót chén Lưu Linh Đàn Bá Nha gẩy khúc tính tang tình Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã Lúc Vị ngộ Vị tân, Sằn dã Lấy bút nghiên mà hẹn với non sông Xe Thang Văn nhất đán tao phùng Bao nhiêu nợ tang bồng đem giả hết. (Cầm kì thi tửu) Kẻ sĩ Việt Nam, Nguyễn Công Trứ chỉ nhắc đến Lão Trần (tức Trần Tu đời Lê), 73 tuổi đỗ Tiến sĩ, vua gả cho một công chúa 23 tuổi. Ông nhắc đến Lão Trần vì thấy Lão Trần giống mình quá (giống ở sự đa tình hơn ai hết): Xưa nay mấy kẻ đa tình Lão Trần là một với mình là hai (Tuổi già cưới vợ hầu) Đối tượng kẻ sĩ là chủ thể tức chính bản thân tác giả mới là hình tượng trung tâm, và là hình tượng độc đáo nhất trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Đây chính là hình tượng tác giả trong sáng tác của ông mà đã có người tìm hiểu, nghiên cứu (Trần Thị Cẩm Vân với đề tài: Hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ). Trần Thị Cẩm Vân đã rất có cơ sở khi xác định rằng: “Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Công Trứ luôn thể hiện một bản lĩnh mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi được đặt trong một môi trường hoạt động đa dạng và cũng khá nhiều sắc điệu. Sự tự ý thức về tài năng cá nhân đã được ông nhìn nhận trong mối quan hệ với vũ trụ đất trời,v.v. Ý thức kẻ sĩ trong ông rất mạnh mẽ. Ông thể hiện là một nhà nho biết vượt lên trên những khó khăn thử thách của đời thường để hoàn thành nghĩa vụ của một đấng nam nhi, một ông quan đầy tinh thần trách nhiệm, xông pha trên mọi mặt trận, một người tài tử biết hưởng thụ các thú vui cầm, kì, thi, tửu. Và ông còn thể hiện là một con người ngông nghênh, ngạo thế. Dù ở khía cạnh nào thì ông vẫn luôn giữ một dáng vẻ riêng, không lẫn với cái trầm tư lặng lẽ, đầy trăn trở của Nguyễn Du, vẫn khác với vẻ đơn độc, bất cần đời và đứng ngoài khuôn khổ của Cao Bá Qu
Tài liệu liên quan