1. Mở đầu
Bước chân vào thế giới của tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak người đọc
được nghe bàn luận và đối thoại khách quan về các nhà văn, nhà thơ Nga từ nhiều quan
điểm nghệ thuật phong phú, đa dạng. Nhân vật của ông dẫn thơ, dẫn ý hay nhận xét rất sôi
nổi về văn chương bằng sự say mê, bằng một hồn thơ tinh tế. Giọng điệu của tiểu thuyết
càng trở nên trữ tình đằm thắm và “nhân vật Zhivago là nhân vật trữ tình trong một tác
phẩm tự sự”. Chàng đại diện cho tư cách của một nhà văn ngẫm nghĩ về sứ mệnh của văn
chương, là hình bóng của tác giả phát biểu tư tưởng nghệ thuật mà bấy lâu ông thai nghén
ấp ủ. Từ đó mà những ý tưởng về nghệ thuật chảy tràn trên các trang văn tự nhiên như suối
nguồn trong trẻo và tất yếu của nó.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 218 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 78-86
This paper is available online at
QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA PASTERNAK
TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO
Nguyễn Thị Thu Dung
Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hóa
Tóm tắt. Từ những phân tích nhận định của nhân vật về khái niệm, mục đích, đối
tượng của nghệ thuật trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, Pasternak đã cho thấy những
kế thừa xuất sắc giá trị thế hệ trước để lại cùng với tư tưởng mới tự do hiện đại của
ông. Bác sĩ Zhivago là sự kết hợp hài hoà các khí phách độc đáo, cái mạnh mẽ táo
bạo của sự cách tân và sự tinh luyện, gọt giũa nghệ thuật thành cái giản dị, cô đọng
mẫu mực.
Từ khóa: Pasternak, Bác sĩ Zhivago, quan niệm nghệ thuật, khí phách, độc đáo.
1. Mở đầu
Bước chân vào thế giới của tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak người đọc
được nghe bàn luận và đối thoại khách quan về các nhà văn, nhà thơ Nga từ nhiều quan
điểm nghệ thuật phong phú, đa dạng. Nhân vật của ông dẫn thơ, dẫn ý hay nhận xét rất sôi
nổi về văn chương bằng sự say mê, bằng một hồn thơ tinh tế. Giọng điệu của tiểu thuyết
càng trở nên trữ tình đằm thắm và “nhân vật Zhivago là nhân vật trữ tình trong một tác
phẩm tự sự”. Chàng đại diện cho tư cách của một nhà văn ngẫm nghĩ về sứ mệnh của văn
chương, là hình bóng của tác giả phát biểu tư tưởng nghệ thuật mà bấy lâu ông thai nghén
ấp ủ. Từ đó mà những ý tưởng về nghệ thuật chảy tràn trên các trang văn tự nhiên như suối
nguồn trong trẻo và tất yếu của nó.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nghệ thuật thuộc về cái “tự nhiên” - “Nó luôn suy ngẫm về cái chết
và qua đó luôn luôn sáng tạo ra sự sống”
2.1.1. Nghệ thuật là cao cả, nghệ thuật chân chính
Iuri Zhivago có lẽ sinh ra trước hết để dành cho nghệ thuật. Từ nhỏ chàng đã có một
tâm hồn mẫn cảm và những khát khao rất đỗi tự nhiên về nghệ thuật, một bản năng trác
Ngày nhận bài 7/8/2012. Ngày nhận đăng 31/12/2013.
Liên lạc Nguyễn Thị Thu Dung, e-mail: thudung.dhhd@gmail.com
78
Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago
tuyệt sinh ra cũng để dành cho nó. Chàng có tính mẫn cảm lạ lùng, có lối cảm thụ tri giác
hết sức mới mẻ. Trong tâm trí Iuri mọi thứ đều xê dịch, lẫn lộn và vô cùng độc đáo: từ
các quan điểm, thói quen đến các năng khiếu bẩm sinh. Đó là những phẩm chất dành cho
nghệ thuật. Pasternak không giới thiệu về nhân vật của mình bằng các đường nét lịch sử
hay khắc hoạ hình dáng tính cách mà chỉ tạo ra những cảm nhận về bản chất tự nhiên của
con người ấy. Qua đó tác giả muốn bày tỏ một quan điểm nghệ thuật. Nghệ thuật? Nó là
gì khiến bao nhiêu con người và thế giới người khắc khoải cắt nghĩa về nó, xác định mục
đích của nó?
“Nghệ thuật không phải là một nghề, giống như tính bẩm sinh hoặc chất đa sầu
đa cảm không thể tạo nên nghề nghiệp”. Zhivago cho rằng nghệ thuật thuộc về cái “tự
nhiên”. Pasternak cũng vậy, ông thích nhìn ngắm cuộc đời hơn là biến đổi nó và thơ ca là
cơ quan trực giác, tự nó có những nỗ lực thu hút mọi màu sắc của thiên nhiên, còn nghệ
sĩ là một chứng nhân nhạy cảm. Với quan niệm ấy nên nghệ sĩ đã diễn đạt trực tiếp và
thích đáng nhịp điệu sự sống của thiên nhiên. Khác với Maiacôpxki, khẳng định thơ ca
tích cực đấu tranh xã hội và đặt nhà thơ ngang hàng với người thợ, người kỹ sư hay nhà
chính trị, Pasternak vẫn tôn trọng lịch sử nhưng ông quan niệm mục đích của nghệ thuật
là suy ngẫm về cái chết và qua đó sáng tạo sự sống, làm bất tử những khoảnh khắc của sự
sống. Thời gian thật cay nghiệt khi những bước chân vội vã của nó chôn vùi tuổi xuân của
đời người và nhanh chóng làm lãng quên giây phút ấy “nhưng chỉ có nghệ thuật là nằm
ngoài quy luật băng hoại của thời gian”. Các nhà văn vĩ đại cùng gặp nhau ở tư tưởng lớn
ấy. Nghệ thuật đâu chỉ nhận trách nhiệm trong vấn đề đấu tranh xã hội, nghệ thuật thuộc
về muôn đời. Nó vĩnh cửu hoá nhịp sống của tự nhiên và qua đó cũng tạo nên sự bất tử
của chính nó.
Quan niệm nghệ thuật ấy được nảy sinh khi Zhivago đi đám tang bà Anna, chàng
nghĩ “...để đáp lại sự huỷ hoại do cái chết gây ra trong đám người đang chậm bước ở đằng
sau chàng, chàng muốn mơ ước và suy nghĩ gọt giũa các hình thức, sáng tạo nên cái đẹp
và ý muốn của chàng là khẩn thiết, không gì ngăn cản được, như nước cứ cuồn cuộn trong
phễu đòi chảy xuống dưới. Hơn lúc nào hết, giờ đây chàng hiểu rõ ràng nghệ thuật bao giờ
cũng theo đuổi hai mục đích. Nó luôn suy ngẫm về cái chết và qua đó luôn sáng tạo ra sự
sống. Nghệ thuật cao cả, nghệ thuật chân chính, cái được gọi là sách Khải thị của thánh
Giăng và cái đang viết cuốn sách đó cho trọn vẹn”
Chàng đã viết các vần thơ tưởng nhớ hương hồn Anna Ivalôpna và chàng sẽ đưa vào
đó tất cả những ý tưởng nảy ra trong óc chàng lúc ấy, tất cả những cái ngẫu nhiên tình cờ
mà cuộc sống sẽ gợi ý cho chàng: đôi ba nét đặc sắc đáng quý của bà Anna quá cố, hình
ảnh của Tônia trong bộ trang phục đám tang, vài quan sát về đường phố khi từ nghĩa địa
trở về, những thứ khăn áo phơi ở chỗ xưa khi bão tuyết rừng rú rít trong đêm tối và cậu
bé Iuri từng khóc nức nở... Cái chết chỉ huỷ diệt được thể xác con người, cuộc sống của
người đã mất vẫn sống trong tâm tưởng của người còn lại... nhưng rồi tâm tưởng lại sẽ
chết cùng thể xác, chỉ có nghệ thuật sẽ ghi dấu lại mãi mãi.
Nghệ thuật với Zhivago không tách rời cuộc sống, không chối bỏ cuộc sống mà nó
là lịch sử sự sống thế giới đang diễn ra ở trước mắt. Dù chỉ đọc qua những trang miêu tả
79
Nguyễn Thị Thu Dung
của nhà văn Tuốcghênhép, Zhivago cũng cảm nhận đến máu thịt sự hoà trộn nhạc điệu của
chim họa mi đang hót líu lo. Chính vì thế nghệ thuật là sự cảm nhận những rung động âm
thanh của cuộc sống, làm bất tử những khoảnh khắc cuộc sống. Để sáng tạo nghệ thuật,
con người cần trải nghiệm qua thời gian, biết quan sát chính bản thân mình và hiện diện
cái tôi đó bằng vần thơ tuổi trẻ độc đáo, có khí phách.
2.1.2. Nghệ thuật phải có hai phẩm chất: khí phách và độc đáo
Pasternak khẳng định mạnh mẽ: "Hai phẩm chất đó, khí phách và độc đáo, Iuri coi
là đại diện chân chính của chất hiện thực trong các ngành nghệ thuật, tất cả các thứ còn
lại chỉ là chung chung, hão huyền và vô ích". Nghệ thuật phải là cái riêng, cái độc đáo. Nó
dám là chính nó - khí phách là ở đó. Và hơn thế nữa, nó dám "lột xác" để đổi mới. Nghệ
thuật phải là sự tự do trong sáng tạo, nó thù địch với mọi cái gò bó, cưỡng ép hay "cưỡng
bức". Nó cất lên chất thơ từ đời sống giàu màu sắc, tinh tế và bay bổng.
Ngay từ dạo còn học trung học chàng đã mơ ước "mơ ước viết văn xuôi như một
cuốn "tiểu sử" trong đó chàng có thể gửi gắm - như nhét vào đó các gói thuốc nổ được
nguỵ trang kỹ, những gì kỳ thú nhất từ tất cả mọi điều chàng đã kịp chứng và suy xét".
Nghệ thuật không tách rời cuộc sống, không chối bỏ cuộc sống mà nó là lịch sử sự sống
thế giới đang diễn ra trong mắt nhìn của mỗi cá nhân. Để viết được nó con người cần trải
nghiệm qua thời gian và biết quan sát chính bản thân mình. Chàng đã nhận ra sự thất bại
khi mình còn quá trẻ chỉ còn cơ hội đến với thơ "Chàng bèn làm thơ thay vì viết văn xuôi,
tương tự như một hoạ sĩ suốt đời vẽ phác thảo để chuẩn bị tiến tới bức hoạ lớn hằng ôm
ấp", những vần thơ của tuổi trẻ với sự hiện diện của cái tôi có khí phách và độc đáo.
Với ông nghệ thuật còn là một thiên tư không đổi, một vận động trong đó cái quan
trọng không phải là những thành quả, mà là những khám phá:
Mục đích của sáng tạo là thiên tư của chính mình
Sáng tạo không tìm kiếm cảm giác, cũng không tìm kiếm thành công.
Thật là xấu hổ khi không có một ý nghĩa nào.
Mà lại luôn được nhắc đến trên môi mọi người
Cần phải để có những chỗ trống trắng trong cuộc đời,
Nhưng không phải trên trang giấy
Viết ra cả ngoài lề
Những chương sách của một cuộc sống thật đầy.
2.1.3. Nghệ thuật là làm bất tử những khoảnh khắc, là sự cảm nhận những rung
động thanh âm cuộc sống
Trong tiểu thuyết, một trong những trang viết nổi bật đó là diễn tả những rung động
lớn trong tâm hồn của Zhivago. Chàng cảm nhận sâu xa bài thơ và cách miêu tả của
Tuốcghênhép, sự hoà trộn nhạc điệu hoạ mi đang líu lo, chàng cảm nhận sự đa dạng trong
sự thay đổi các nét lướt và mạnh mẽ của những âm thanh trong trẻo, vang vọng rất xa
kia.... nó là tiếng lướt láy, tiếng sáo của sơn thần, tiếng ríu rít líu lo. Chàng nghe được cả
điệu cảm xúc trong đó: Đầu tiên là "chiốc!chiốc!-Chiốc" nghe dồn dập khao khát và lộng
lẫy, lúc thì nhịp ba, đôi khi kéo dài liên tiếp không xuể; đáp lại nhạc cụ này các bụi cây
80
Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago
đẫm sương run rẩy như được mơn trớn, động đậy lá cành để phô sắc đẹp. Tiếng đó là nhạc
cú thứ hai chia thành hai nhịp rõ rệt "Ô-snhit! Ô-snhit!" nghe như lời kêu gọi thấm thía,
nài nỉ, khẩn khoản và khích lệ".
Vì vậy mà thiên nhiên sự sống tràn ngập khắp cả các trang tiểu thuyết và ngân nga
trong thơ của Zhivago cũng như thơ của Pasternak:
Giữa đêm trắng mùa xuân này
Trong cánh rừng rậm rạp đằng xa
Bầy sơn ca cất lên điệu hót
Vang vang khắp cánh rừng
Tiếng hót dập dồn cứ lan đi mãi
Giọng con chim nhỏ bé, mảnh mai
Đánh thức nỗi hoan hỉ và cảnh nhộn nhịp
Trong chốn rừng sâu đầy quyến rũ.
(Đêm trắng)
Trong cái vắng lặng hun hút của rừng sâu, trong cái im ắng hoang dại của bóng tối
mờ sương tiếng hót của bầy chim bé nhỏ mảnh mai cũng đủ ghi dấu trong lòng người,
đánh thức dậy nỗi hoan hỉ của sự sống đang thức giấc, khiến khu rừng rậm rạp bí ẩn đến
ghê sợ ấy cũng mang vẻ đẹp thu hút quyến rũ.
Thiên nhiên ở ngay trung tâm cái trữ tình của Pasternak, nhưng nội dung lấn ra
ngoài khung cảnh của một cảnh vật. Khi ông gợi đến mùa xuân hay mùa thu, mưa hay
bình minh, Pasternak nói với chúng ta về chính bản chất của cuộc đời và sự sống của con
người, và biểu bạch một niềm tin vào cuộc đời. Đó là nét lớn trong thơ ca của ông và làm
thành nền tảng tinh thần của thơ ca ấy. Đối với ông, cuộc sống là không điều kiện, vĩnh
cửu và tuyệt đối, một yếu tốt thần diệu, có mặt khắp nơi. Sự thán phục trước điều thần
diệu đó, Pasternak lúc nào cũng cảm thấy, lúc nào cũng ngạc nhiên và như mê hoặc bởi
điều khám phá này: “Mùa xuân đã trở lại”
Tôi đã nghe ở đâu rồi nhỉ
Những đoạn rời rạc người ta thường nói năm trước?
A! hôm nay, tôi nghĩ, lẫn nữa
Lần nữa con suối lại chảy ra khỏi khóm cây trong đêm.
......
Bình minh vung lên ngọn đuốc hung tợn
Và nung đốt con chim én
Tôi lục tìm ký ức mình và nói:
Ôi! đời sống hãy vẫn cứ luôn luôn mới!
Văn chương trong cái cử động khởi nguyên hồn nhiên, trong trẻo, là trực cảm nghệ
thuật, làm thanh tịnh tâm hồn người. Vì vậy nghệ thuật chân thực, ghét giả dối.
2.2. Đối tượng, mục đích của nghệ thuật: “Đấy cuộc sống là ở đó, cái mà
nghệ thuật muốn nói tới cũng là ở đó”
81
Nguyễn Thị Thu Dung
2.2.1. Cuộc sống là nguồn cảm hứng bất tận - đó là cái hàng ngày đời thường, vặt
vãnh
Điều quan trọng là những suy ngẫm của Zhivago về nghệ thuật đều được tổng kết
khi chàng đã trải qua những biến động của cuộc đời, bước chân đã đi qua bao vùng đất,
chứng kiến bao cảnh đời cùng những biến chuyển không ngừng của nó. Sau bao nhiêu
năm trong trạng thái hỗn loạn không diễn tả nổi của một cánh chim được trở về dưới mái
ấm , chàng đã nói về đối tượng hướng tới của nghệ thuật: "Ba năm với bao biến đổi, bao
diều không hay biết, bao cuộc chuyển dịch, chiến tranh, cách mạng, những cơn chấn động,
những cuộc bắn giết, những cảnh chết chóc, những chiếc cầu bị nổ tung, những sự tàn phá,
những đám cháy – tất cả những thứ đó bỗng hóa thành trống rỗng, mất hết nội dung. Sự
kiện thực thụ đầu tiên sau thời kỳ gián đoạn lâu dài, đó là chàng đang ở trên con tàu chạy
nhanh đến chóng mặt, hướng gần đến ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn trên thế gian này, ngôi
nhà mà mỗi hòn đá nhỏ trong đó đều thân thiết đối với chàng. Đấy cuộc sống là ở đó, xúc
cảm là ở đó, cái mà nghệ thuật muốn nói tới cũng là ở đó: trở về với những người thân, trở
về với chính mình, hồi phục sự tồn tại.”
Cuộc sống trở thành nguồn cảm hứng rất lớn trong sáng tác của Zhivago. Chàng
có một cái nhìn biện chứng về thiên nhiên và sự vận động không ngừng của sự sống. Có
lần Iuri nói với bà Anna Ivanopna khi bà đang ốm nặng, suy nghĩ chênh vênh giữa hai
bờ sống – chết: “Lúc nào cũng có một cuộc sống giống như thế tràn ngập cả vũ trụ, liên
tục được đổi mới từng giờ qua muôn vàn cách kết hợp và biến hóa. . . Chàng dẫn ý của
thánh Giăng: Cũng như Ngài muốn nói rằng sẽ không có sự chết, bởi vì người ta đã thấy
cái đó đã cũ và chán ngấy, còn bây giờ cần có cái mới và cái mới ấy chính là cuộc sống
vĩnh cửu”. Sự sống luôn luôn vận hành không ngừng. Trên chuyến tàu đi về thành phố
Mascova, Zhivago có tranh luận quan điểm với Liveri: “Cải tạo đời sống! Những người
lập luận kiểu đó có thể là những người rất từng trải, nhưng lại chưa lần nào biết rõ cuộc
sống, chưa cảm nhận được tinh thần của nó, linh hồn của nó. Đối với họ, cuộc sống chỉ
là một cục nguyên thô, chưa được bàn tay họ đẽo gọt cho đẹp đẽ, cần phải được họ chế
biến. Song đời sống chẳng bao giờ là nguyên liệu hay vật liệu cả. Cuộc sống ông nên nhớ
luôn luôn tự đổi mới bản thân nó, luôn luôn và mãi mãi chế biến căn nguyên, luôn luôn
và mãi mãi tự cải tạo và tự tái hiện, tự nó cao hơn mọi lí luận ngu muội của chúng tôi và
của các ông”. Cho đến năm 1922, Pasternak cũng nhấn mạnh ý tưởng của mình trong các
trang viết: “Thế giới sống động đích thực - đó chính là chủ đề của nghệ thuật hư cấu, một
chủ đề độc nhất thành đạt và nhất thành bất biến của văn chương. Và cái thế giới ấy vẫn
tiếp diễn một cách thành đạt trước mắt ta hàng ngày hàng giờ. Nó sống động, nó súc tích
và cuốn hút ta mãi không ngừng. Ta không bao giờ chán nó vào sáng sớm hôm sau. Trong
một chừng mực nào đó, nó là tấm gương cho người làm thơ với tính cách một hình mẫu
và một chất liệu hiện thực”.
Pasternak nhìn thấy sức mạnh của cuộc sống, nó không phải là bức tranh được ép
khô trong nghệ thuật, vì vậy không thể phản ánh cuộc sống như sự phản ánh cơ học của
chiếc gương soi. Nó cũng không phải là đối tượng khách quan để nhà văn cắt tỉa, đẽo gọt
thành nghệ thuật. Nghệ thuật cũng như đời sống - đó là cái tự nhiên. Thế giới cũng có mặt
82
Quan niệm nghệ thuật của Pasternak trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago
này mặt khác, huống chi con người không có mặt tốt xấu lẫn lộn, những hành động đúng
hay sai lầm. Chàng chia sẻ với Lara một cách chân tình: “Anh không yêu những người
luôn luôn đúng, những người chưa vấp ngã, lầm lạc. Đức hạnh của họ chết cứng và rất ít
giá trị. Cái đẹp của cuộc sống không mở ra cho họ”.
Vì vậy có một công việc đặc biệt làm Pasternak say mê: tạo ra trong thơ ca của mình
một không khí bao gồm toàn thể hiện hữu cuộc sống, và truyền được tình cảm mật thiết
với vũ trụ”. Trái với Blok, với Tsvetaieva, Maiakovski hay Essenine, Pasternak hiếm lắm
mới nói ở ngôi thứ nhất. Ở những tác giả nói trên, nhân cách nhà thơ chiếm vị trí trung
tâm, nhà văn lại ít nói về mình, chăm chút sự ẩn mình hoặc rút lui ra khỏi trung tâm cảnh
trí. Khi người ta đọc thơ ông, người ta có thể bảo là nhà thơ vắng mặt trong đó. Thiên
nhiên được trình bày ra đó nhân danh chính nó. Nếu Maiakovski hay Tsvetaieva muốn nói
ở ngôi thứ nhất nhân danh toàn thế giới thì Pasternak lại thích thế giới nói về ông và nói
thay cho ông: “không phải tôi, về mùa xuân, mà là ngôi vườn; về tôi”
Gần hàng dậu ẩm ướt
Giữa những cành cây đan cuộn vào nhau và một ngọn gió
Xanh xao, một cuộc tranh luận đi vào dồn dập. Tôi
Đứng khựng lại: tôi là người đang được nói đến!
Sự đồng hóa hay tính đồng nhất ấy với thiên nhiên đã đem lại cho câu thơ Pasternak
một tính cách mật thiết và xác thực. Cũng như những trang tiểu thuyết Bác sỹ Zhivago,
thiên nhiên là người bạn thấu hiểu chia sẻ, cây thanh lương trà sẵn sàng vươn dài những
cánh tay đầy tuyết trắng rung rung chở che khi Iuri cần một bờ vai nương tựa. Có khi thế
giới ấy lại thẫm đẫm tâm hồn chàng đầy sống động: “Zhivago từ nhỏ đã yêu thích cảnh
rừng buổi chiều tà tràn ngập ánh lửa hoàng hôn. Những phút ấy đúng là cả chàng cũng
đang để cho các cột ánh sáng kia rọi qua người mình. Đúng là cái năng khiếu tinh thần
sống động đã tràn vào ngực chàng, thấm ngập toàn bộ cơ thể chàng”. Chàng đã hoàn toàn
ngập chìm trong dòng những ấn tượng tuôn trào tỏa ra từ thiên nhiên.
Quả là ông có niềm tin sâu xa thơ ca là hậu quả trực tiếp của đời sống đồng thời
cũng là sáng tạo đời sống. Người nghệ sĩ không phát minh ra những hình ảnh mà chỉ là
người góp nhặt từ những chuyến đi, hỗ trợ sự sáng tạo của thiên nhiên nhưng không bao
giờ thay thế Đấng sáng tạo ấy. Chính đời sống là cội nguồn của thi ca, nhà thơ chỉ còn cần
quan sát, vừa kinh ngạc thán phục vừa ghi lại những vần điệu thỏa thuận. Nó nói lên sự
trung thực, tính xác thực của hình ảnh. Theo Pasternak đó là tiêu chuẩn tối cao trong nghệ
thuật, lúc nào nhà thơ cũng canh cánh trong lòng nỗi lo âu:“không làm biến tính tiếng nói
của cuộc sống, tiếng nói vang dội trong chúng ta”. Chính vì thế đối với tác giả, một sự
lĩnh hội trực tiếp, không qua trung gian, mạnh mẽ và trong sáng, đó chính là điều kiện đầu
tiên của nghệ thuật và cái mới phải cùng lúc trùng hợp với sự tìm kiếm cái tự nhiên và sự
trung thực. Chính trong tinh thần này mà có thể nói: tác phẩm của ông “độc đáo tuyệt đối,
không phải vì nó không giống tác phẩm của những người đối thủ, mà bởi vì nó giống như
thiên nhiên mà ông nói tới”.
Từ quan điểm ấy, theo nhà văn nghệ thuật bao hàm một cái nhìn mới về thế giới,
tựa như người nghệ sĩ nhìn thấy thế giới ấy lần đầu tiên. Pasternak cho rằng điểm bắt đầu
83
Nguyễn Thị Thu Dung
của mọi quá trình sáng tạo là bắt đầu, “không còn nhìn thấy thực tại” nữa và cố gắng nói
về thực tại ấy không phải giữ gìn ý tứ, không dùng khéo léo, tựa như ta là nhà thơ đầu tiên
xuất hiện trên trái đất. Đó chính là nơi ta phải đi tìm cội nguồn những giọng riêng biệt cả
thơ trữ tình.
Song trong vô vàn cái biểu hiện tinh vi, phong phú, phức tạp của đời sống, Pasternak
lại hoàn toàn xa lạ với những cái diêm dúa, trang sức. Ông luôn bị lôi cuốn bởi một đời
sống “không hoa mỹ cũng không phi thường”. Bởi thế Zhivago quan niệm vẻ đẹp của
cuộc sống là nét giản dị, thanh khiết. Zhivago nhìn thấy vẻ đẹp của Lara rất đặc biệt.
Chàng quan niệm về cái đẹp của Lara - ẩn hình của nghệ thuật là sự mong manh mơ hồ
nhiều khi khó nắm bắt: “nhưng nàng đẹp ở mặt nào? Liệu có thể gọi tên và phân tích được
điều đó chăng? Không, ngàn lần không! Song phải nói là nàng đẹp nhờ đường nét cực kỳ
đơn giản và mau lẹ mà tạo hóa đã phóng bút, bằng một nét vẽ quanh người nàng từ trên
xuống dưới, rồi như trong cái hình thể thiên thần ấy nàng được trao cho tâm hồn chàng
như người ta trao một đứa bé được quấn kĩ trong tấm khăn bông sau khi tắm”. Chàng cảm
nhận ở đó vẻ đẹp không tô vẻ của tự nhiên, chất chứa đầy sức sống của thế giới đầy bí ẩn
bằng vài dường nét tinh tế của tạo hóa. “Tất cả những gì được tán tụng một cách chăm
chỉ và hoa mỹ - Pasternak nói - đối với tôi đều có vẻ thứ yếu, vô ích”. “Nhà thơ đặc biệt
thích vẻ đẹp của những ngôi làng nhỏ, những túp lều nông thôn, những dòng sông và bến
đò tỉnh lẻ Nga, ông yêu mến những tình cảm không kiểu cách của những con người giản
dị làm những công việc khiêm nhường”(A.D.Siniavski). Ta bỗng hiểu vì sao tác giả yêu
quý Essenin và gặp gỡ với tâm hồn nhà thơ ở phong vị làng quê Nga, ông tìm đến với
nhân sinh quan của Puskin, Sêkhôp, Gôgôn, L.Tônxtôi, Đôxtôiepxki: “Trong tất cả cái gì
là Nga, hiện nay tôi thích nhất cái chất trẻ con của Puskin và Sêkhôp, cái tính vô lo e ấp
của họ đối với những thứ đao to búa lớn, như cái mục đích nhân loại và sự cứu rỗi chính
họ. Họ không hoài hơi nghĩ đến nó. . . Gôgôn, Tônxtôi, Đôxtôiepxki sẵn sàng chào đón
cái chết, họ băn khoăn tìm ý nghĩa cuộc đời, rút ra kết luận, song đến phút cuối cùng họ
đều bị cuốn vào bao nhiêu chuyện riêng tư vụn vặn hằng ngày của cái nghiệp nghệ sĩ và
trong chuỗi dài các sự việc ấy, họ không để ý mình đã sống trọn một cuộc đời cũng rất
riêng tư mà chả đụng chạm đến ai kia, và bây giờ, cái sự riêng tư vụn vặt ấy hóa ra lại là
sự nghiệp chung và giống như cái trái táo ương ươn