Quan niệm văn chương của kiểu tác giả nhà chí sĩ trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX

TÓM TẮT Quan niệm văn học là cơ sở của tư duy nghệ thuật, chi phối việc sáng tác văn chương của tác giả. Mỗi thời đại, mỗi loại hình tác giả có quan niệm văn học khác nhau. Quan niệm của kiểu tác giả nhà chí sĩ trong văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ vừa kế thừa quan niệm văn học truyền thống vừa có những cách tân, đổi mới. Chính vì thế, kiểu tác giả nhà chí sĩ đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới với đặc sắc riêng cho lịch sử văn học dân tộc. Ở bài viết này, chúng tôi trình bày một số quan niệm văn học của kiểu tác giả nhà chí sĩ trong 30 năm đầu của thế kỉ XX

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quan niệm văn chương của kiểu tác giả nhà chí sĩ trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011 45 QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA KIỂU TÁC GIẢ NHÀ CHÍ SĨ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX CHU THỊ PHƯỚC MỸ (*) TÓM TẮT Quan niệm văn học là cơ sở của tư duy nghệ thuật, chi phối việc sáng tác văn chương của tác giả. Mỗi thời đại, mỗi loại hình tác giả có quan niệm văn học khác nhau. Quan niệm của kiểu tác giả nhà chí sĩ trong văn học Việt Nam 30 năm đầu thế kỉ vừa kế thừa quan niệm văn học truyền thống vừa có những cách tân, đổi mới. Chính vì thế, kiểu tác giả nhà chí sĩ đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới với đặc sắc riêng cho lịch sử văn học dân tộc. Ở bài viết này, chúng tôi trình bày một số quan niệm văn học của kiểu tác giả nhà chí sĩ trong 30 năm đầu của thế kỉ XX. ABSTRACT The concept that literature is the base of artistic thinking governs the writer’s composition. Every period of time, every type of writers has different literature concepts. The concept of scholar-typed writer in Vietnamese literature in the first 30 years of the 20 th century both inherited the traditional literary concept and contained renovations. Therefore, scholar-typed writers played an important part in creating a new countenance with their speciality in the national literary. In this article, we present a number of literary concepts of the scholar-typed writers in the first 30 years of the 20 th century. Tác giả văn học chỉ chủ thể của sáng tạo văn học. Nhiều tác giả có cùng những đặc điểm loại hình tạo thành kiểu tác giả. Kiểu tác giả thường có dấu hiệu chung về cách nhìn, cách lựa chọn thái độ sống, tư thế ứng xử, quan điểm thẩm mĩ, xu hướng nghệ thuật(*) Từ góc nhìn ý thức hệ tư tưởng có thể thấy trong văn học Việt Nam trung cận đại đã từng có các kiểu tác giả nhà sư, kiểu tác giả nhà nho, kiểu tác giả nhà chí sĩ. Kiểu tác giả nhà chí sĩ chỉ loại hình tác giả là những nhà nho tiên phong tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, dấn thân làm cách mạng. Họ không chỉ có đóng góp xuất sắc cho lịch sử cứu nước mà còn có những đóng góp lớn lao cho văn học dân tộc. Lực lượng sáng tác ấy, tuy mỗi (*) ThS, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị Quận 12 người một vẻ, nhưng có thể nói cùng một loại hình, tạo thành kiểu tác giả đặc thù trong văn học Việt Nam - kiểu tác giả nhà chí sĩ. Kiểu tác giả nhà chí sĩ có quan niệm văn chương riêng. 1. Văn học bắt nguồn từ đời sống và bản thân nó là sự phản ánh của đời sống. Đời sống xã hội là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật, đồng thời là chìa khoá giải mã những hiện tượng phức tạp của nghệ thuật. Xét đến cùng, bất kì nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất định, bất kì một nghệ sĩ nào cũng thoát thai từ một môi trường sống nào đó, bất kì một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống. Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ XX cũng không nằm ngoài những quy luật ấy. Sáng tác của kiểu tác giả nhà chí sĩ ra đời trong một hiện thực mới mẻ, đầy biến động, 46 những sáng tác đó thể hiện một quan niệm mới về chức năng và sứ mệnh của văn học. Quan niệm của các chí sĩ vừa mang tính tiếp nối, kế thừa quan niệm truyền thống vừa có những cách tân cho phù hợp điều kiện hoàn cảnh mới của đất nước, của thời đại. Khi nói về chức năng của văn học, từ xưa tới nay có nhiều quan niệm khác nhau. Ở phương Tây, người ta đã xem thẩm mĩ và có ích là hai chức năng chính của văn học. Platon (427-347 TCN) đánh giá cao vai trò của văn nghệ trong việc bồi dưỡng tâm hồn lành mạnh và cao thượng cho con người. Nhà phê bình văn học Nga, Biêlinxki (1811-1848) cho rằng “văn học là vị gia sư của xã hội”. Còn Tolstoi thì quả quyết rằng “văn học là sự hướng đạo về tinh thần”. Ở phương Đông, theo quan điểm Nho giáo, người ta nhấn mạnh chức năng giáo dục của văn chương, “văn dĩ tải đạo”, “văn” là để chở “đạo”, văn thơ là phương tiện để truyền bá đạo Nho, để giáo dục đạo đức, tu dưỡng nhân cách cho con người nhằm phục vụ cho các thế lực thống trị. Theo Khổng Tử thì chức năng văn học phải là: “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán, nhĩ chi sư phụ, viễn chi sư quân” [3, tr31], văn chương có tác dụng làm cho người ta phấn chấn, biết xem xét việc đời, đoàn kết gắn bó, căm ghét chuyện xấu, gần có thể thờ cha, xa có thể thờ vua. Ở Việt Nam, cho đến cuối thế kỉ XIX, ông cha ta vẫn quan niệm “văn dĩ tải đạo”. Ngô Thì Nhậm từng nói: “Văn chương là để giúp đời”. Nội dung đặc thù của “đạo” đó là đạo cứu nước, cứu dân, cứu người cao cả. Quan niệm đó có phần tích cực đã kích thích kẻ sĩ đem văn chương phục vụ cho đất nước. Với quan niệm văn chương không tách rời chính trị, văn chương phục vụ chính trị, phản ánh đời sống chính trị, bộc lộ thái độ chính trị theo cách riêng của mình, các nhà chí sĩ cũng xuất phát từ quan niệm “văn dĩ tải đạo” nhưng với họ, đạo đây là đạo cứu nước, cứu dân. Cuối thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Nguyễn Đình Chiểu đã xác định: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà. “Đạo” mà thuyền thơ Nguyễn Đình Chiểu chở nặng đó là đạo của lòng yêu nước, thương dân sâu sắc chứ không nhằm chở đạo lí phục vụ bọn ngoại bang xâm lấn bờ cõi, giang sơn. Nhà thơ mù yêu nước sáng suốt đứng về phía nhân dân kháng chiến chống Pháp. Tính chiến đấu quyết liệt của lời thơ có tác dụng cổ vũ lớn lao cho những hoạt động yêu nước của nhân dân Nam Bộ, của dân tộc Việt Nam... Văn học chân chính luôn hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mĩ, hướng tới những vấn đề bức thiết trong đời sống của nhân dân, vấn đề tương lai, vận mệnh dân tộc. Đến đầu thế kỉ XX, quan niệm “văn dĩ tải đạo” vẫn được kế thừa trong sáng tác của các nhà Nho yêu nước. Đối với các chí sĩ hoạt động cứu nước, họ luôn có ý thức sử dụng văn chương làm phương tiện để phục vụ sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Văn chương vẫn có các chức năng “Thi khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán”. Họ vẫn dùng văn chương làm phương tiện để gây niềm hứng khởi nhằm tập hợp quần chúng trong công cuộc cách mạng đánh đuổi quân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc. Cùng với quá trình đô thị hoá và sự ảnh hưởng của văn hoá Pháp, ảnh hưởng của những luồng tư tưởng tiến bộ từ châu Âu đã đem lại cho các chí sĩ ý thức mới về chức năng văn chương. Văn chương không chỉ có 47 chức năng giáo hóa, tải đạo mà còn có chức năng thẩm mĩ, chức năng nhận thức. Văn học nghệ thuật tác động tới nhận thức và sự hình thành lí tưởng thẩm mĩ cho con người, từ đó góp phần cải tạo xã hội. Văn học thực hiện các chức năng theo đặc thù của nghệ thuật ngôn từ. Bằng hình tượng, văn học có thể xây dựng hình ảnh một xã hội lí tưởng để thắp lên trong tâm hồn người đọc niềm mơ ước tương lai và ngọn lửa khát khao thay đổi cuộc sống hiện tại. Những tác phẩm văn học có giá trị bao giờ cũng đem đến cho người đọc lí tưởng thẩm mĩ của nhân dân, của dân tộc, phải đặt ra những vấn đề then chốt của thời đại, giúp người đọc nhận ra một trạng thái nhân sinh. Vì vậy, kiệt tác văn học bao giờ cũng chứa đựng bên trong những dự báo về tương lai. Trước hiện thực đa chiều của cuộc sống, trước yêu cầu bức thiết của vận mệnh dân tộc, loại hình tác giả nhà chí sĩ đã sáng tác trong sự thôi thúc của một quan niệm tiến bộ về văn chương. Đặt trong mối quan hệ với vận mệnh dân tộc, sự tồn vong của quốc gia, với cuộc sống của hàng triệu người dân mất nước, quan niệm về chức năng của văn học đã có những thay đổi tiến bộ. Văn chương phải là vũ khí tinh thần sắc bén để giác ngộ, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tập hợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi áp bức nô lệ, vươn tới tự do, hạnh phúc. 2. Coi văn chương là “trống chiêng thức tỉnh”, là phương tiện hữu hiệu nhằm huy động sức mạnh cứu nước, giải phóng dân tộc. Trước đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng, văn chương phải thực hiện sứ mệnh chính trị, nó là “gươm”, là “súng”, là vũ khí nhắm vào kẻ thù và là “chiêng”, là “trống” thúc giục, hiệu triệu đồng bào. Từ yêu cầu của lịch sử, người cầm bút đã đặt nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ cứu nước của văn học lên hàng đầu, sáng tác phải gắn với trách nhiệm công dân, trách nhiệm xã hội của người cầm bút. Trong Văn tế Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu viết: Ba tấc lưỡi mà gươm mà súng, nhà cường quyền trông gió cũng gai ghê Một ngòi lông vừa trống vừa chiêng, cửa dân chủ khêu đèn thêm sáng chói. Sáng tác trên cơ sở quan niệm như thế, nên văn chương thời kì này có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, có tác dụng sâu sắc trong việc cổ vũ nhân dân. Những “câu thơ dậy sóng” của Phan Bội Châu đã trở thành trống chiêng thức tỉnh cho thế hệ trẻ đương thời. Bài ca chúc tết thanh niên với giọng thơ vừa đau xót vừa hào sảng, vừa giục giã, vừa tha thiết, Sào Nam đã đánh thức tâm hồn thế hệ trẻ, lay tỉnh lớp hậu sinh từ bỏ lối sống tầm thường, bắt kịp thời đại mới, cùng nhau đoàn kết giành lại chủ quyền dân tộc. Tinh thần hăm hở, sục sôi của người chí sĩ đã thôi thúc, giục giã, cuốn họ vào không khí “tân vận hội” nhận thức được cơ hội mới để “xốc vác cựu giang sơn”, tham gia vào công cuộc cách mạng của cả dân tộc. Dậy! dậy! dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy, Chim trên cây vừa ngỏ ý chào mừng. . Thưa các cô, các chị, lại các anh; Đời đã mới, người càng nên đổi mới. Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội, Xúm vai vào xốc vác cựu giang sơn. Thức tỉnh để người dân nhận rõ vận hội mới, thức tỉnh để họ nhận thấy những tai họa khủng khiếp của nước nhà nếu không mau mau cứu nước. 48 Tỉnh quốc hồn ca của Phan Chu Trinh cũng mang âm hưởng của quan niệm văn học là trống chiêng thức tỉnh. Nội dung thức tỉnh ở Phan Chu Trinh là hô hào cải cách xã hội theo hướng duy tân lúc bấy giờ: Ngồi nghĩ lại thêm phiền thêm tủi, Hỏi những người tuổi trẻ tài cao. Bây giờ phải tính làm sao? Rủ nhau đi học mọi điều văn minh. Các chí sĩ thức tỉnh quốc dân bằng việc đánh đổ quan niệm học thuật của các nhà nho cổ hủ. Bởi lối học đó, lúc này, không những trở thành sự cản trở tinh thần tiến thủ của thanh niên mà còn biến thanh niên thành những kẻ nô lệ tối tăm mù mịt, ươn hèn, làm tôi tớ cho thực dân, đế quốc. Vì vậy thức tỉnh để xây dựng đời sống tinh thần mới, hướng thanh niên có khát vọng vươn tới chân trời rộng, nhằm giải phóng nước nhà: Non sông đã chết, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài Muốn vượt biển Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi. (Xuất dương lưu biệt – Phan Bội Châu) Các nhà ái quốc đã tinh anh nhận rõ âm mưu nô dịch, ngu dân, tàn bạo của thực dân, đồng thời bình tĩnh, sáng suốt nhận rõ vận hội mới của đất nước. Văn thơ của họ đã song hành thực hiện sứ mệnh vừa thức tỉnh đồng bào vừa khích lệ họ tin tưởng tham gia vào cuộc tranh đấu giành độc lập dân tộc, xây dựng một nền “ tân học văn minh” tiến kịp thời đại mới. 3. Văn chương là vũ khí sắc bén đuổi thù, là công cụ vạn năng trong công cuộc duy tân, tự cường dân tộc. Tiếp nối quan niệm “đâm mấy thằng gian bút chằng tà”, văn học tiếp tục là vũ khí sắc bén đuổi thù. Văn thơ các chí sĩ đã tập trung tố cáo tội ác của thực dân, vạch trần bản chất, dã tâm bẩn thỉu của chúng (dã tâm của chúng được che đậy dưới những luận điệu tuyên truyền về khai hoá thuộc địa) đối với dân tộc ta, nhằm giúp nhân dân hiểu rõ âm mưu thâm độc của ngoại bang. Bằng việc đưa ra hàng loạt những chứng cứ cụ thể về chính sách bóc lột kinh tế như thuế khóa nặng nề, phu phen, tạp dịch, chính sách nô dịch về văn hoá dưới chiêu bài “bảo hộ”, “khai hoá” với mưu đồ diệt chủng, văn học của nhà chí sĩ yêu cầu cấp bách người dân vùng dậy bảo vệ giống nòi. Trong Hải ngoại huyết thư Phan Bội Châu đã nêu lên câu hỏi lớn, câu hỏi bức thiết Năm mươi triệu há ngồi chịu chết? Trả lời câu hỏi ấy là trả lời cho sự tồn vong của quốc gia: Năm mươi triệu há ngồi chịu chết? Cũng có phen kịch liệt một lần, Sao bằng nó lấy dần dần, Mỗi năm mỗi thuế, mỗi phần mỗi tăng. Không chỉ bóc lột về kinh tế, xô đẩy nhân dân vào chốn lầm than mà chúng còn thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Phan Bội Châu đã vạch trần âm mưu đó: Trường quốc học đặt tên Pháp - Việt, Dạy người Nam đủ biết tiếng Tây, Đến như trăm thứ nghề hay, Binh, cơ, điện, hoá, không thầy dạy khôn. Bằng hình ảnh biểu cảm, chân thực, Phan Bội Châu đã vạch rõ tâm địa đen tối của chúng. Chúng vơ vét thuộc địa bằng chính sách thuế, bằng chính sách nhân công rẻ mạt, chà đạp đối xử tàn tệ với nhân dân: Nó nuôi mình như trâu như chó Nó coi mình như cỏ như rơm Trâu nuôi béo cỏ coi rờm Cỏ moi rễ cỏ, trâu làm thịt trâu. Những chính sách đó của thực dân tất yếu dẫn đến thảm họa diệt chủng đối với dân tộc: Pháp kia nó tính đã sành 49 Cái điều diệt chủng thôi đành chẳng sai. Vạch trần âm mưu, thủ đoạn của thực dân, từ đó các nhà chí sĩ đã nhóm lên ngọn lửa căm thù, khơi dậy ở mọi người nhiệt tình, quyết tâm cứu nước, sẵn sàng nung nấu ý chí đánh đuổi quân thù, bảo vệ giống nòi, bảo vệ đạo lí, bảo vệ nền văn hiến lâu đời của ông cha ta ngàn đời để lại. 4. Nỗi lòng người chí sĩ là nỗi trăn trở, băn khoăn khi việc lớn chưa thành và lòng thương cảm, an ủi, khích lệ đồng chí, anh em trong bước gian nguy. Khi đất nước mất chủ quyền, phong trào cách mạng bị đàn áp thì những người yêu nước, hoạt động cứu nước trở thành tội phạm đối với chính quyền thống trị. Trong hoàn cảnh đó, nhiều chí sĩ đã bị bắt bớ, cầm tù, tra tấn. Nhiều chí sĩ phải trốn tránh, ẩn nấp để tiếp tục hành trình cứu nước, nhiều người phải lưu vong, xa Tổ quốc để hoạt động. Họ phải chịu đựng muôn vàn những cực hình, cay đắng, thiếu thốn, khó khăn. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần cách mạng trung kiên và tình yêu thắm thiết với đồng chí, đồng bào vẫn không hề bị dập tắt. Văn chương trở thành một phương tiện hữu hiệu để các chí sĩ gửi gắm tâm tư tình cảm, chí khí của mình đồng thời để an ủi, cổ vũ, khích lệ tinh thần anh em, đồng chí đồng bào, động viên nhau giữ vững tinh thần bất khuất trước bạo lực cường quyền, nuôi dưỡng niềm tin ở ngày chiến thắng. Chính vì thế, văn thơ đã bày tỏ một cách cảm động, thiết tha, sâu sắc những cung bậc nỗi lòng của các chí sĩ. Văn thơ bày tỏ nỗi lòng thường được thể hiện qua những tác phẩm thuộc các thể loại trữ tình với các thi đề: Cảm hứng, tức cảnh, khóc bạn, thư gửi bạn, tiễn, điếu... Nỗi lòng người chí sĩ còn là nỗi niềm tha thiết yêu quê hương, niềm tin tưởng son sắt vào tương lai tươi sáng của nước nhà. Văn thơ bày tỏ nỗi lòng đã thể hiện một cách chân thực, cảm động những cung bậc tâm tư người chí sĩ yêu nước, thiết tha với sự nghiệp cứu nước cứu dân. Có khi đó là tiếng nói hăm hở lạc quan, tràn đầy niềm tin và hi vọng, có khi là tiếng nói buồn nhớ quê hương gia đình, có khi là tiếng nói căm giận sôi trào trước những tội ác của kẻ thù, có khi đó là nỗi lo lắng, băn khoăn, trăn trở vì sự nghiệp chưa thành mà con đường phía trước còn mờ mịt, chông gai. Bao nhiêu hoài bão chủ quan và bao nhiêu biến cố khách quan đều trở thành bấy nhiêu đề tài suy nghĩ, cảm khái cho người chí sĩ cách mạng. Tiếng nói muôn điệu bày tỏ nỗi lòng trong thơ văn nhà chí sĩ đã đem đến cho người đọc niềm đồng cảm, thương yêu và kính phục trước những nỗi niềm trăn trở về trách nhiệm, sứ mệnh của các nhà chí sĩ đối với vận nước. Mảng thơ văn này đã góp phần bồi đắp lòng yêu nước, thương dân cho đồng bào, đồng chí, anh em. 5. Với tư cách là một loại hình tác giả, nhà chí sĩ đã góp phần quan trọng tạo nên diện mạo mới với đặc sắc riêng cho lịch sử văn học dân tộc. Về cơ bản họ xuất thân từ nhà nho, mang đặc điểm của kiểu nhà nho hành đạo trong văn học trung đại nhưng trước yêu cầu của thời đại mới, họ dám tiên phong đổi mới, đổi mới một cách táo bạo quyết liệt, đổi mới quan niệm về đất nước, về con người, đổi mới quan niệm văn học. Việc vừa kế thừa vừa đổi mới trong sáng tác của loại hình tác giả nhà chí sĩ đã đem đến những đóng góp mang tính cách tân cho văn học nước nhà. Coi văn chương là công cụ vạn năng trong vận động cách mạng, cổ vũ tinh thần duy tân, tự cường, yêu nước, các 50 tác giả nhà chí sĩ đã sáng tác văn chương bằng tất cả tấm lòng nhiệt thành, tâm huyết của mình. Văn chương của họ đậm tính trữ tình, hoà quyện chất lãng mạn bay bổng, tính chân thực của hiện thực và khẩu khí bậc trượng phu đã làm nên những vần thơ dậy sóng, tạo sức dư ba, lan tỏa trong tâm hồn người đọc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Biện Minh Điền (1996), "Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam", T¹p chÝ Nghiªn cøu v¨n häc, Sè 4, 2005. 2. Đặng Thai Mai (1974), Văn thơ cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX, NXB Văn học, Hà Nội. 3. Nguyễn Viết Ngoạn, "Văn học trung đại Việt Nam với vấn đề con người", Tạp chí Đại học Sài Gòn, (2), tr.51-60. 4. Chương Thâu - Triều Dương - Nguyễn Đình Chú, (1972), Hợp tuyển thơ văn yêu nước và cách mạng, NXB Văn học, Hà Nội. 5. Chương Thâu (2000), Phan Bội Châu về một số vấn đề Văn hoá - Xã hội - Chính trị, NXB Thuận Hóa, Huế 6. Lê Trí Viễn, (2001), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, NXB Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh.