Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản
lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống
nhất. Cónhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các
mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả
năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Mục này sẽ giải quyết các quan điểm đối
chọi nhau để thiết lập chính sách tồn kho. Chúng ta khảo sát về bản chất của tồn
kho và các công việc bên trong hệ thống tồn kho, xây dựng những vấn đề cơ bản
trong hoạch định tồn kho và kỹ thuật phân tích một số vấn đề tồn kho.Có nhiều lý
do để giải thích tại sao muốn tồn kho và tại sao lại không muốn tồn kho?
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản trị chuỗi cung ứng –Quản trị tồn kho, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản trị chuỗi cung ứng – Quản
trị tồn kho (Phần 1)
III QUẢN TRỊ DỰ TRỮ (TỒN KHO)
1. Các quan điểm đối lập về tồn kho
Chính sách tồn kho rất quan trọng khiến cho các nhà quản lý sản xuất, quản
lý marketing và quản lý tài chính phải làm việc cùng nhau để đạt được sự thống
nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách tồn kho, để có sự cân bằng các
mục tiêu khác nhau như: giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả
năng đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Mục này sẽ giải quyết các quan điểm đối
chọi nhau để thiết lập chính sách tồn kho. Chúng ta khảo sát về bản chất của tồn
kho và các công việc bên trong hệ thống tồn kho, xây dựng những vấn đề cơ bản
trong hoạch định tồn kho và kỹ thuật phân tích một số vấn đề tồn kho.Có nhiều lý
do để giải thích tại sao muốn tồn kho và tại sao lại không muốn tồn kho?
1.1 Tại sao chúng ta giữ hàng tồn kho?
Tồn kho là cần thiết nhưng vấn đề quan trọng là khối lượng hàng tồn kho
được giữ là bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện hoạt động sản xuất – kinh doanh
của đơn vị. Chúng ta giữ hàng tồn kho vì một vài chi phí sau đây thấp:
Chi phí chất lượng khởi động: Khi chúng ta bắt đầu sản xuất một lô hàng
thì sẽ có nhiều nhược điểm trong giai đoạn đầu, như công nhân có thể đang học
cách thức sản xuất, vật liệu không đạt đặc tính, máy móc lắp đặt cần có sự điều
chỉnh. Kích thước lô hàng càng lớn thì có ít thay đổi trong năm và ít phế liệu hơn.
Tồn kho có thể cần thiết cho hiệu quả vận hành của hệ thống sản xuất
nhưng cũng có nhiều lý do đối với việc tại sao ta không giữ hàng tồn kho.
Bảng 6 -2: Bảng tóm tắt lý do tồn kho.
Thành phẩm
- Chuẩn bị lượng hàng trước khi giao hàng.
- Năng lực sản xuất có hạn.
- Sản phẩm có thể để trưng bày cho khách hàng.
Bán thành phẩm
- Vì khâu quản lý, không thể kết hợp 2 giai đoạn sản xuất lại
- Sản xuất và vận chuyển các lô hàng lớn khiến cho tồn kho nhiều hơn
nhưng có thể giảm chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.
Vật liệu thô
- Do một số nhà cung cấp sản xuất và vận chuyển một vài vật liệu thô theo
lô.
- Lượng đặt mua lớn làm tồn kho nhiều hơn nhưng có thể được khấu trừ
theo số lượng mua, giảm được chi phí mua hàng.
1.2 Tại sao chúng ta không giữ hàng tồn kho?
Một số lý do sau đây làm cho chi phí gia tăng khi lượng tồn kho
cao.
1.2.1 Chi phí tồn trữ: Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn
trữ như trong bảng 6-2 dưới đây.
1.2.2 Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng: Nếu lượng bán thành phẩm tồn
kho quá lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất. Thời gian cần để sản xuất, phân
phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả năng đáp ứng những thay đổi
các đơn hàng của khách hàng yếu đi.
1.2.3 Chi phí cho sự phối hợp sản xuất: Do lượng tồn kho quá lớn làm cản
trở qui trình sản xuất nên nhiều lao động được cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn,
giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản xuất và lịch trình phối
hợp.
1.2.4 Chi phí về chất lượng của lô hàng lớn: Khi sản xuất những lô hàng
có kích thước lớn sẽ tạo nên tồn kho lớn. Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng
và một số lượng chi tiết của lô sản xuất sẽ có nhược điểm. Nếu kích thước lô hàng
nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm chất. B
ảng 6-: Những chi phí phát sinh trong quá trình tồn trữ. Chi phí về nhà cửa
hoặc kho hàng:- Tiền thuê hoặc khấu hao.- Thuế nhà đất.- Bảo hiểm nhà kho.Chi
phí sử dụng thiết bị, phương tiện:- Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, phương tiện.-
Chi phí nhiên liệu cho thiết bị, phương tiện hoạtđộng.- Chi phí vận hành thiết bị.
Chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý:- Chi phí lương cho nhân
viên bảo quản.- Chi phí quản lý điều hành kho hàng.Phí tổn cho việc đầu tư vào
hàng tồn kho:- Phí tổn do việc vay mượn để mua hàng và chi phí trả lãivay.- Phí
bảo hiểm hàng hóa trong kho.Chi phí khác phát sinh:- Chi phí do hao hụt, mất mát
vật liệu.- Chi phí do không sử dụng được nguyên vật liệu đó.- Chi phí đảo kho để
hạn chế sự giảm sút về chấtlượng.
2. Bản chất của tồn kho: TOP
Hai vấn đề quan trọng trong mọi hoạch định tồn kho là:
- Cần đặt hàng là bao nhiêu cho từng loại nguyên vật liệu ?
- Khi nào thì tiến hành đặt hàng lại ?
Hàng hóa tồn kho có thể bao gồm cả nhu cầu nguyên vật liệu phụ thuộc lẫn
nhu cầu nguyên vật liệu độc lập. Trong tồn kho nhu cầu độc lập, nhu cầu tồn kho
của một loại hàng tồn kho độc lập với nhu cầu tồn kho của bất kỳ loại hàng nào
khác. Ví dụ như hàng hóa là thành phẩm vận chuyển cho khách hàng. Nhu cầu của
các loại hàng này được ước lượng thông qua dự báo hoặc những đơn hàng của
khách hàng. Mục đích của chương này là đề cập đến quyết định về lượng đặt hàng
và điểm đặt hàng của những hàng hóa có nhu cầu độc lập.
Tồn kho có nhu cầu phụ thuộc bao gồm các loại hàng mà nhu cầu của nó
phụ thuộc vào nhu cầu của hàng hóa khác trong tồn kho. Ví dụ: để lắp ráp được
một xe đạp chúng ta cần 2 lốp xe, 1 sườn xe, 1 gi-đông,… Nói chung, nhu cầu về
vật liệu và các phần tử có thể tính toán nếu chúng ta có thể ước lượng được nhu
cầu của các loại thành phẩm cần sử dụng chúng. Các quyết định về lượng đặt hàng
và điểm đặt hàng lại cho hàng hóa tồn kho phụ thuộc rất khác biệt với tồn kho độc
lậpNhững nguyên vật liệu, hàng hóa mua về đã được kiểm tra trước khi đưa vào
các kho dự trữ. Đến lượt cần phải quản lý chúng, việc quản trị dự trữ bao quát trên
ba phương diện: Quản trị hiện vật của dự trữ, quản trị kế toán và quản trị kinh
tế của dự trữ .
3. Quản trị hiện vật của dự trữ. TOP
Quản trị về mặt vật chất của dự trữ dựa vào việc tối ưu hóa sự lưu kho của
sản phẩm: diện tích và số lượng cần thiết là bao nhiêu? kho tàng có những phương
tiện nào, trong số đó có những phương tiện vận chuyển nào?, cần phải mua chúng
như thế nào?.
Đáp án cho câu trả lời này cho phép thấy khả năng sinh lợi của các khỏan
đầu tư đã chấp nhận. Quản trị tốt về mặt vật chất của dự trữ bảo đảm cho khách
hàng của doanh nghiệp một “mức độ dịch vụ tốt” và có thể tạo ra một lợi thế so
với các đối thủ.
3.1 Những nguyên tắc cơ bản của kho tàng.
Trong các doanh nghiệp công nghiệp, người ta chia thành kho thành phẩm,
kho nguyên vật liệu, kho các bộ phận linh kiện, kho dụng cụ đồ nghề.v.v. Trong
các doanh nghiệp thương nghiệp bán buôn hoặc bán lẻ, hàng hóa được dự trữ ở
các kho tạm giữ hoặc là các kho dự trữ, nhưng cũng cả ở diện tích bán. Những kho
này là cần thiết, bởi vì các dự trữ phải được bảo vệ chống ăn trộm, chống thời tiết
xấu, chống nóng, ẩm và chống những biến dạng v.v. Những cơ sở dự trữ cần phải
kín và phù hợp với từng loại sản phẩm, hàng hóa, vật tư cần được bảo vệ. Địa
điểm kho dự trữ cần phải được bố trí sao cho việc vận chuyển tối thiểu và dễ dàng
cho việc nhập, xuất các hàng hóa.
3.2 Mã hóa và phương pháp xếp đặt các sản phẩm dự trữ
Để thuận lợi cho công tác dự trữ và tăng tốc độ giải phóng kho, cần thiết
phải nhận dạng sản phẩm một cách nhanh chóng. Giải pháp đơn giản nhất là sử
dụng tên gọi của chúng, nhưng cách gọi tên này thường ít được sử dụng, đặc biệt
khi chúng gồm những chỉ dẫn kỹ thuật hoặc kích cỡ, do đó doanh nghiệp thường
sử dụng một bộ mã số (chẳng hạn như: 1234) hoặc cả chữ cái và số cho mỗi mặt
hàng dự trữ. - Những phương pháp xếp đặt các sản phẩm dự trữ.
Có nhiều phương pháp để sắp xếp sản phẩm, chúng có thể được kết hợp với
nhau.
+ Phương pháp: “Mỗi chỗ một vật, mỗi vật ở chỗ của mình” là dành cho
mỗi một loại sản phẩm một chỗ quy định. Ưu điểm là dễ dàng định vị sản
phẩm, vật tư trong kho; xác định lượng dự trữ thừa hay thiếu một cách nhanh
chóng. Nhưng măc nhược điểm là không tận dụng được diện tích kho tàng.
+ Phương pháp phổ quát vị trí: “bất kỳ vật gì, bất kỳ chỗ nào” là sử dụng vị
trí nào còn trống lúc đưa hàng vào kho, một sản phẩm có nhiều điạ chỉ. Ưu điểm
của nó là tận dụng được diện tích kho tàng, nhưng khó về mặt thông tin để định vị
được chỗ trống khi nhập kho và tìm địa chỉ sản phẩm khi xuất kho.
+ Phương pháp tần suất quay vòng: Loại hàng nào ra vào nhiều nhất được
xếp ở chỗ thuận tiện nhất.
+ Phương pháp hai kho: Kho được chia làm hai bộ phận: Kho dự trữ được
cung ứng do nhập kho và cung cấp số lượng nhỏ cho kho phân phối từ đó xác lập
các đơn đặt hàng.
+ Phương pháp vào trước ra trước (first in, first out FI FO)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_chuoi_cung_ung_quan_tri_ton_kho_p1_0006.pdf
- quan_tri_chuoi_cung_ung_quan_tri_ton_kho_p2_9459.pdf