Quản trị kinh doanh quốc tế - Đỗ Ngọc Mỹ

Hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm mọi giao dịch kinh tế liên quan từ hai quốc gia trở lên với từ cách tư nhân hoặc của chính phủ. Nếu hoạt động của công ty tư nhân diễn ra nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì hoạt động của chính phủ bảo trợ trong kinh doanh quốc tế có thể vì mục đích lợi nhuận hoặc không. Để đạt được mục tiêu quốc tế, công ty phải thiết lập các hình thức hoạt động quốc tế và chúng có thể khác nhiều so với hoạt động trong nước. Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế tùy thuộc vào các mục tiêu cũng như các phương tiện mà công ty sử dụng, sẽ tác động và bị tác động bởi môi trường cạnh tranh của quốc gia mà công ty hướng đến.

doc132 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản trị kinh doanh quốc tế - Đỗ Ngọc Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ TS. ĐỖ NGỌC MỸ Tháng 3/2009 Chương1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1. KINH DOANH QUỐC TẾ 1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh quốc tế Hoạt động kinh doanh quốc tế bao gồm mọi giao dịch kinh tế liên quan từ hai quốc gia trở lên với từ cách tư nhân hoặc của chính phủ. Nếu hoạt động của công ty tư nhân diễn ra nhằm tìm kiếm lợi nhuận thì hoạt động của chính phủ bảo trợ trong kinh doanh quốc tế có thể vì mục đích lợi nhuận hoặc không. Để đạt được mục tiêu quốc tế, công ty phải thiết lập các hình thức hoạt động quốc tế và chúng có thể khác nhiều so với hoạt động trong nước. Việc tiến hành các hoạt động kinh doanh quốc tế tùy thuộc vào các mục tiêu cũng như các phương tiện mà công ty sử dụng, sẽ tác động và bị tác động bởi môi trường cạnh tranh của quốc gia mà công ty hướng đến. 1.1.2. Động cơ tham gia kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp 1.1.2.1. Gia tăng doanh số bán hàng Doanh số bán hàng bị hạn chế do số người lưu ý đến sản phẩm hay dịch vụ của công ty và khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng. Các công ty có thể tăng tiềm năng doanh số bán hàng của họ bằng cách xác định thị trường tiêu thụ trên phạm vi quốc tế, vì số lượng người tiêu dùng và sức mua của họ đối với sản phẩm của công ty sẽ cao hơn ở phạm vi toàn thế giới nếu so với chỉ tiêu thụ trên phạm vi quốc gia riêng lẻ. Thông thường, lợi nhuận trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được sẽ tăng lên khi doanh số bán hàng tăng lên. Nhiều công ty hàng đầu trên thế giới đã thu được hơn một nửa doanh số bán hàng của họ từ nước ngoài. 1.1.2.2. Tiếp cận các nguồn lực nước ngoài Các nhà sản xuất và phân phối tìm thấy các sản phẩm, dịch vụ cũng như các bộ phận cấu thành sản phẩm được sản xuất từ ngoại quốc có thể giảm chi phí cho họ. Điều này có thể làm cho doanh thu biên tăng lên hoặc việc tiết kiệm chi phí có thể chuyển sang người tiêu thụ, như thế sẽ cho phép công ty cải tiến chất lượng sản phẩm, hay ít ra cũng làm tăng tính khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo điều gia tăng thị phần và lợi nhuận của công ty. 1.1.2.3. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh Các công ty thường tìm cách tránh sự biến động bất thường của doanh số bán và lợi nhuận qua việc tiêu thụ hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Thí dụ: Hãng phim Lucasfilm đã có thể giảm bớt sự thất thường về doanh số bán hàng hàng năm qua giải pháp này vì thời kỳ nghỉ hè (lý do chính để trẻ em đi xem phim) khác nhau giữa Bắc và Nam bán cầu. Nhiều công ty khác lợi dụng thực tế để điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh doanh không giống nhau giữa các quốc gia khác nhau mà giữ vững doanh số bán. Trong khi doanh số bán sẽ giảm đi ở một quốc gia đang bị suy thoái kinh tế thì sẽ lại tăng lên ở một quốc gia khác đang trong thời kỳ phục hồi. Cuối cùng, bằng cách cung cấp cùng chủng loại sản phẩm hoặc các bộ phận cấu thành trên các quốc gia khác nhau, công ty cũng có thể tránh được hoàn toàn ảnh hưởng của sự biến động giá cả thất thường và sự thiếu hụt ở bất kỳ quốc gia nào. 1.1.3. Các hình thức kinh doanh quốc tế 1.1.3.1. Kinh doanh thương mại quốc tế a. Xuất nhập khẩu Nhập khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ vào một nước do các chính phủ, tổ chức và cá nhân đặt mua từ các nước khác nhau. Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ ra khỏi một nước sang một nước khác để bán. b. Gia công quốc tế Gia công quốc tế là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công. Sau một thời gian thỏa thuận, bên nhận gia công nộp hoặc bán lại thành phẩm cho bên đặt gia công và bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công một khoản gọi là phí gia công. Thông thường chúng ta sẽ hiểu gia công quốc tế sẽ chỉ được thực hiện với các sản phẩm, nhưng trên thực tế nó vẫn được áp dụng đối với các dịch vụ. c. Tái xuất Tái xuất là xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhập khẩu nhưng không qua gia công chế biến. d. Chuyển khẩu Chuyển khẩu là hàng hóa được chuyển từ một nước sang một nước thứ ba thông qua một nước khác. e. Xuất khẩu tại chỗ Xuất khẩu tại chỗ là hành vi bán hàng hóa cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. 1.1.3.2. Kinh doanh thông qua hợp đồng a. Hợp đồng cấp phép (Licensing) Hình thức đầu tiên là hợp đồng cấp giấy phép. Hợp đồng cấp giấy phép là hợp đồng thông qua đó một công ty (doanh nghiệp, người cấp giấy phép) trao quyền sử dụng những tài sản vô hình của mình cho một doanh nghiệp khác trong một thời gian nhất định và người được cấp phép phải trả cho người cấp phép một số tiền nhất định. Các tài sản vô hình bao gồm bản quyền, phát minh, công thức, tiến trình, thiết kế, bản quyền tác giả, thương hiệu. Hợp đồng cấp giấy phép thường được sử dụng trong lĩnh vực sản xuất. b. Hợp đồng nhượng quyền thương mại (Franchising) Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một hợp đồng hợp tác kinh doanh thông qua đó người nhượng quyền trao và cho phép người được nhượng quyền sử dụng tên công ty rồi trao cho họ nhãn hiệu, mẫu mã và tiếp tục thực hiện sự giúp đỡ hoạt động kinh doanh đối với đối tác đó, ngược lại, công ty nhận được một khoản tiền mà đối tác trả cho công ty. c. Hợp đồng quản lý Hợp đồng quản lý là hợp đồng thông qua đó một doanh nghiệp thực hiện sự giúp đỡ của mình đối với một doanh nghiệp khác quốc tịch bằng việc đưa những nhân viên quản lý của mình để hỗ trợ cho doanh nghiệp kia thực hiện các chức năng quản lý. d. Hợp đồng theo đơn đặt hàng Hợp đồng theo đơn đặt hàng là hợp đồng thường diễn ra với các dự án vô cùng lớn, đa dạng, chi tiết với những bộ phận rất phức tạp; cho nên vấn đề về vốn, công nghệ và quản lý họ không tự đảm nhận được mà phải ký hợp đồng theo đơn đặt hàng từng khâu, từng giai đoạn của dự án đó. e. Hợp đồng chìa khóa trao tay Hợp đồng chìa khóa trao tay (hợp đồng xây dựng và chuyển giao) là những hợp đồng được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó chủ đầu tư nước ngoài bỏ vốn xây dựng công trình, kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định sau đó chuyển giao lại cho nước sở tại trong tình trạng công trình đang hoạt động tốt mà nước sở tại không phải bồi hoàn tài sản cho bên nước ngoài. f. Hợp đồng phân chia sản phẩm Hợp đồng phân chia sản phẩm là loại hợp đồng mà hai hay nhiều bên ký hợp đồng cùng nhau góp vốn để tiến hành các hoạt động kinh doanh và sản phẩm thu được sẽ được chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn và thỏa thuận. 1.1.3.3.. Kinh doanh đầu tư a. Đầu tư gián tiếp nước ngoài Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư nước ngoài mang vốn sang nước khác để đầu tư nhưng không trực tiếp tham gia quản lý và điều hành đối tượng bỏ vốn đầu tư, hoặc thông qua việc mua cổ phiếu ở nước ngoài hoặc cho vay. b. Đầu tư trực tiếp Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ đầu tư mang vốn hoặc tài sản sang nước khác để đầu tư kinh doanh và trực tiếp quản lý và điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn, đồng thời chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh dự án. Đặc trưng chủ yếu của đầu tư trực tiếp là: Tham gia việc điều hành ở nước ngoài. Có sự ràng buộc cao về vốn, nhân sự và công nghệ. Tiếp cận thị trường bên ngoài. Tiếp cận nguồn tài nguyên nước ngoài. Doanh số bán ở nước ngoài cao hơn hàng hóa xuất khẩu. Quyền sở hữu một phần tài sản ở nước ngoài. Đầu tư nước ngoài là sự sở hữu tài sản ở nước ngoài, thường là ở một công ty, với mục đích kiếm được thu nhập tài chính. Đầu tư trực tiếp là một bộ phận của đầu tư nước ngòai, nó xảy ra khi có sự điều hành đi kèm với việc đầu tư. Việc quản lý này có thể do người đầu tư có một tỷ lệ thấp các cổ phần của công ty, thậm chí chỉ là 10%. Khi có hai hay nhiều hơn các tổ chức cùng phân quyền sở hữu của đầu tư trực tiếp thì hoạt động này gọi là liên doanh. Loại đặc biệt của liên doanh gọi là hợp doanh, ở đó chính phủ hợp tác kinh doanh với tư nhân. 1.1.4. Các chủ thể tham gia vào kinh doanh quốc tế Các công ty thuộc tất cả các loại hình, các loại quy mô và ở tất cả các ngành đều tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Tất cả các công ty sản xuất, công ty dịch vụ và công ty bán lẻ đều tìm kiếm khách hàng ngoài biên giới quốc gia mình. Công ty quốc tế là một công ty tham gia trực tiếp vào bất kỳ hình thức nào của hoạt động kinh doanh quốc tế. Vì vậy sự khác nhau của các công ty là ở phạm vi và mức độ tham gia vào kinh doanh quốc tế. Chẳng hạn, mặc dù một công ty nhập khẩu chỉ mua hàng từ các nhà nhập khẩu nước ngoài, nhưng nó vẫn được coi là một công ty quốc tế. Tương tự, một công ty lớn có các nhà máy phân bổ trên khắp thế giới cũng được gọi là công ty quốc tế, hay còn gọi là công ty đa quốc gia (MNC)- một công ty tiến hành đầu tư trực tiếp (dưới hình thức các chi nhánh sản xuất hoặc marketing) ra nước ngoài ở một vài hay nhiều quốc gia. Như vậy. mặc dù tất cả các công ty có liên quan đến một hay một vài khía cạnh nào đó của thương mại hay của đầu tư quốc tế đều được coi là công ty quốc tế, nhưng chỉ có các công ty đầu tư trực tiếp ra nước ngoài mới được gọi là công ty đa quốc gia. 1.1.4.1. Doanh nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa Các công ty nhỏ đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động thương mại hay đầu tư quốc tế. Chính sự đổi mới công nghệ đã gỡ bỏ nhiều trở ngại thực tế đối với các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ. Trong khi các kênh phân phối truyền thông chỉ cho phép các công ty lớn thâm nhập vào các thị trường ở xa thì phân phối qua mạng điện tử là giải pháp ít tốn kém và có hiệu quả đối với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có 4 quan niệm sai lầm cản trở các hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp nhỏ: Quan niệm 1: Chỉ có các công ty lớn mới có thể xuất khẩu thành công. Thực tế là xuất khẩu làm tăng doanh số bán và lợi nhuận của các công ty nhỏ, đồng thời cũng giúp cho các nhà sản xuất và các nhà phân phối ít phụ thuộc hơn vào trạng thái của nền kinh tế trong nước. Hơn nữa, bán hàng ra nước ngoài giúp cho các công ty nhỏ có lợi thế cạnh tranh với các công ty từ các nước khác trước khi các công ty đó gia nhập vào thị trường nội địa. Quan niệm 2: Các doanh nghiệp nhỏ không thể tiếp cận được dịch vụ tư vấn xuất khẩu. Các chính phủ luôn có chương trình hỗ trợ để đáp ứng các nhu cầu của công ty, bất kể công ty mới bắt đầu tham gia hay công ty đã tiến hành hoạt động xuất khẩu. Các công ty cũng nhận được các thông tin miễn phí về nguồn tư liệu nghiên cứu thị trường, các sự kiện về tài trợ và thương mại. Quan niệm 3: Buộc phải xin giấy phép xuất khẩu. Thực tế là giấy phép chỉ cần đối với các mặt hàng xuất khẩu bị hạn chế, hàng hóa được chở đến một nước đang chịu lệnh cấm vận thương mại của Mỹ hay các hạn chế khác. Quan niệm 4: Không tài trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp nhỏ. 1.1.4.2. Các công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia rất khác nhau về quy mô, có thể nhỏ như công ty chứng khoán Pinkerton với doanh số hàng năm cỡ 900 triệu USD, và cũng có thể lớn như Mitsubishi với doanh số cỡ 128 tỷ USD. Các đơn vị kinh doanh của các công ty quốc tế lớn có thể hoạt động một cách độc lập hoặc như là những bộ phận của một mạng toàn cầu liên kết chặt chẽ. Hoạt động độc lập được lựa chọn khi công ty có sự am hiểu về văn hóa địa phương và có khả năng thích ứng nhanh chóng đối với các biến động trên thị trường địa phương. Mặt khác, các công ty hoạt động với tư cách hệ thống toàn cầu thường cảm thấy dễ dàng hơn trong việc phản ứng lại những biến động của thị trường bằng cách di chuyển sản xuất, tiến hành marketing và các hoạt động khác giữa các đơn vị kinh doanh giữa các nước. Vai trò quan trọng về mặt kinh tế của các công ty đa quốc gia: Ưu thế về kinh tế và chính trị khiến cho vai trò của các công ty này ngày càng nổi bật. Các công ty lớn tạo ra nhiều việc làm, bỏ vốn đầu tư lớn và mang lại ngồn thu nhập quan trọng cho các nước sở tại từ thuế. Các giao dịch của các công ty này thường liên quan với lượng tiền tệ rất lớn. 1.2. QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quản trị quốc tế Quản trị kinh doanh quốc tế là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm sóat những con người làm việc trong một tổ chức hoạt động trên phạm vi quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Khi quyết định tham gia vào kinh doanh quốc tế thì một doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức. Khi đó, các yếu tố nội tại của công ty phải đương đầu với các yếu tố mới bên ngoài về văn hóa, chính trị, pháp luật, kinh tế và cạnh tranh. Các yếu tố nội tại của công ty là những nhân tố công ty có thể kiểm soát được. Các yếu tố này bao gồm: Chính sách phân bổ nguồn nhân lực, chương trình đào tạo và phát triển nhân lực. Xây dựng văn hóa tổ chức. Tìm kiếm và phân bổ nguồn tài chính. Xác định phương pháp và xây dựng kế hoạch sản xuất. Đưa ra các quyết định marketing. Đưa ra các chính sách đánh giá nhà quản trị và hoạt động của công ty. Đặc điểm của quản trị kinh doanh quốc tế: Liên quan đến nhiều quốc gia và chính phủ với những luật lệ khác biệt nhau. Sự khác biệt về đơn vị tiền tệ, chịu tác động bởi tỷ giá hối đoái. Sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia. Sự khác biệt trong cạnh tranh. 1.2.2. Nhà quản trị quốc tế Nhà quản trị quốc tế là người thực hiện các chức năng quản trị của việc lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của công ty quốc tế trên cơ sở nhận thức những vấn đề phức tạp của hoạt động kinh doanh quốc tế. Những yêu cầu đối với nhà quản trị quốc tế: - Hiểu khách hàng. Khuyến khích nhân viên. Biết cách phân tích vấn đề Hiểu biết công nghệ. Đưa ra những sản phẩm tầm cỡ thế giới. Luôn theo sát tỷ giá hối đoái. Tập trung vào nhận thức toàn cầu. Chương 2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ 2.1. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty thường phải điều chỉnh sản phẩm và hoạt động của họ cho phù hợp với những điều kiện địa phương. Việc đánh giá một cách sâu sắc nền văn hóa địa phương giúp các nhà quản lý quyết định khi nào có thể tiêu chuẩn hóa và khi nào phải thích nghi hóa. 2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết phải nghiên cứu văn hóa địa phương 2.1.1.1 Thế nào là văn hóa và nền văn hóa? Văn hóa là một phạm trù dùng để chỉ các giá trị, tín ngưỡng, luật lệ và thể chế do một nhóm người xác lập nên. Văn hóa là bức chân dung rất phức tạp của một dân tộc. Nó bao hàm rất nhiều vấn đề như: chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ, cúi chào ở Nhật Bản, mặc quần áo ở Arập- Xêút…Các nội dung chính của bất kỳ nền văn hóa nào cũng bao gồm thẩm mỹ, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, cấu trúc xã hội, tôn giáo, giao tiếp cá nhân, giáo dục, môi trường vật chất và môi trường tự nhiên. Thực tế, một quốc gia sẽ bao gồm nhiều nền văn hóa khác nhau do sự chung sống của nhiều dân tộc khác nhau, mỗi một dân tộc có một nền văn hóa riêng. Trong số các nền văn hóa dân tộc đó sẽ có một nền văn hóa nổi lên thống trị trên toàn xã hội, với tư cách là nền văn hóa đại diện cho quốc gia hay người ta còn gọi là văn hóa quốc gia. Các nền văn hóa còn lại trong quốc gia đó được gọi là nền văn hóa thiểu số. Điều này không có nghĩa là các nền văn hóa thiểu số không ảnh hưởng gì đối với nền văn hóa quốc gia. Trái lại, trong quá trình cùng tồn tại sẽ có sự truyền bá qua lại giữa các nền văn hóa trong một quốc gia và như vậy nền văn hóa quốc gia sẽ là sự hòa quyện giữa các nền văn hóa dân tộc khác nhau, chỉ có điều là nội dung văn hóa của một dân tộc nào đó sẽ chiếm ưu thế hơn cả. Mặc dù các nước đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nền văn hóa quốc gia, nhưng biên giới quốc gia không phải lúc nào cũng tương ứng với biên giới của nền văn hóa. Điều này có nghĩa là các nền văn hóa thiểu số đôi khi vượt qua biên giới quốc gia. Những người sống ở các quốc gia khác nhau nhưng chung một nền văn hóa thiểu số có thể có nhiều tương đồng với một nước khác hơn là các dân tộc trên đất nước đó. Chẳng hạn như nền văn hóa Arập trải rộng đến Tây Bắc Phi đến Trung Đông. Người Arập hiện đang sống ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu khác. Vì người Arập có xu hướng cùng chung thái độ và hành vi mua bán liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo đạo Hồi nên tiếp thị đối với các nền văn hóa thiểu số A rập đôi khi phải được thực hiện với một chiến lược tiếp thị riêng. Ngôn ngữ chung (ngôn ngữ Arập) cũng làm giảm bớt chi phí phiên dịch, và tăng khả năng hiểu thông điệp một cách chính xác. Một nền văn hóa có thể dễ dàng tiếp nhận các đặc trưng của các nền văn hóa khác. Ngược lại cũng có những nền văn hóa trong việc thừa nhận các đặc trưng của một nền văn hóa khác là rất khó khăn. Nguyên nhân của sự chống đối này là do chủ nghĩa vị chủng. Những người theo chủ nghĩa này cho rằng dân tộc họ hoặc văn hóa dân tộc họ là siêu đẳng hơn các dân tộc khác hoặc văn hóa dân tộc khác. Chính vì vậy họ luôn xem xét nền văn hóa khác theo những khía cạnh như trong nền văn hóa của họ. Kết quả là họ đã xem thường sự khác nhau về môi trường và con người giữa các nền văn hóa. Các hoạt động kinh doanh quốc tế thường bị cản trở bởi chủ nghĩa vị chủng, chủ yếu do nhân viên của công ty đã cảm nhận sai lầm về văn hóa. Nhiều dự án kinh doanh quốc tế đã không đạt được kết quả mong muốn do sự chống đối của Chính phủ, người lao động hoặc công luận khi các công ty cố thay đổi một số yếu tố có liên quan đến văn hóa trong nhà máy hoặc văn phòng. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa yêu cầu các nhà kinh doanh phải tiếp nhận với những nền văn hóa xa lạ so với những gì họ đã quen thuộc. Cụ thể các công nghệ mới và các ứng dụng mới cho phép nhà cung cấp và người mua hàng coi thế giới là thị trường toàn cầu liên kết thuần nhất. Vì quá trình toàn cầu hóa đang đẩy các công ty vào tình trạng mặt đối mặt với các công ty và khách hàng toàn cầu, nên họ sẽ chỉ thuê những nhân viên không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa vị chủng. 2.1.1.2. Sự cần thiết phải am hiểu về văn hóa Quá trình toàn cầu hóa đòi hỏi mọi người tham gia vào kinh doanh phải có một mức độ am hiểu nhất định về nền văn hóa, đó là sự hiểu biết về một nền văn hóa cho phép con người sống và làm việc trong đó. Am hiểu văn hóa sẽ giúp cho việc nâng cao khả năng quản lý nhân công, tiếp thị sản phẩm và đàm phán ở các nước khác. Cho dù tạo ra một nhãn hiệu toàn cầu như MTV hay Mc Donald là đem lại một lợi thế cạnh tranh rất lớn, nhưng sự khác biệt văn hóa vẫn buộc các hãng phải có các điều chỉnh cho phù hợp với thị trường địa phương. Một sản phẩm cần phải phù hợp với sở thích của người tiêu dùng địa phương, muốn đạt được điều này không còn cách nào khác là phải tìm hiểu văn hóa địa phương. Am hiểu văn hóa địa phương giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng, do đó sẽ nâng cao sức cạnh tranh của công ty. Từ những khách hàng đơn lẻ và doanh nhân cho đến các tập đoàn kinh doanh toàn cầu, hạt nhân của hoạt động kinh doanh là con người. Khi người mua và người bán ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau, họ mang theo các nền tảng giá trị, kỳ vọng và các cách thức giao tiếp khác nhau. Sự khác nhau này sẽ dẫn đến các xung đột về văn hóa và do đó gây ra những cú sốc trước khi có thể thích nghi được với một nền văn hóa mới. Hiểu nền văn hóa là quan trọng khi công ty kinh doanh trong nền văn hóa đó. Điều đó càng trở nên quan trọng hơn khi công ty hoạt động ở nhiều nền văn hóa khác nhau. 2.1.2. Các thành tố của văn hóa 2.1.2.1. Thẩm mỹ Thẩm mỹ là những gì một nền văn hóa cho là đẹp khi xem xét đến các khía cạnh như nghệ thuật (bao gồm âm nhạc, hội họa, nhảy múa, kịch nói và kiến trúc); hình ảnh thể hiện gợi cảm qua các biểu hiện và sự tượng trưng của các màu sắc. Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh ở một nền văn hóa khác. Nhiều sai lầm có thể xảy ra do việc chọn các màu sắc không phù hợp với quảng cáo, bao bì sản phẩm và thậm chí các bộ quần áo đồng phục làm việc. Ví dụ, màu xanh lá cây là màu được ưa chuộng của đạo Hồi và được trang trí trên lá cờ của hầu hết các nước Hồi giáo, gồm Jordan, Pakistan và Arập - Xêút. Do đó bao bì sản phẩm ở đây thường là màu xanh là cây đểm chiếm lợi thế về cảm xúc này. Trong khi đó đối với nhiều nước châu Á, màu xanh lá cây lại tượng trưng cho sự ốm yếu. Ở châu Âu, Mexico và Mỹ, màu đen là màu tang tóc và sầu muộn nhưng ở Nhật và phần nhiều các nước châu Á đó lại là màu trắng. Chính vì vậy, các
Tài liệu liên quan