NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1.Vai trò, đặc điểm sinh lý sinh dục và kỹ thuật
chọn lợn đực giống
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn
nuôi lợn đực giống
3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn đực giống
4. Kỹ thuật chăm sóc lợn đực giống
5. Quản lý và sử dụng lợn đực giống
11 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 755 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Qui trình chăn nuôi lợn đực giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10/1/2013
1
Chăn nuôi lợn đực giống
NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG
1.Vai trò, đặc điểm sinh lý sinh dục và kỹ thuật
chọn lợn đực giống
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất chăn
nuôi lợn đực giống
3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn đực giống
4. Kỹ thuật chăm sóc lợn đực giống
5. Quản lý và sử dụng lợn đực giống
1. Vai trò, đặc điểm sinh lý
sinh dục và kỹ thuật chọn
lợn đực giống
Phần 1: Vai trò và tầm quan trọng
của lợn đực giống
Câu hỏi thảo luận:
Lợn đực giống có tầm quan trọng như
thế nào trong chăn nuôi lợn?
Mục đích chính chăn nuôi lợn đực giống là
sử dụng phối giống và sản xuất ra nhiều
lợn con có chất lượng tốt.
Lợn đực giống là
tài sản có giá trị,
có vai trò đặc biệt
quan trọng trong
chăn nuôi lợn.
Ảnh hưởng của lợn đực giống đối với đàn
con rất lớn:
1 đực giống có thể sản xuất ra 1000 lợn
con (nếu nhảy trực tiếp)
6000 - 10.000 lợn con nếu dùng phương
pháp thụ tinh nhân tạo
"Tốt nái tốt một ổ
Tốt đực giống, tốt cả bầy"
10/1/2013
2
Ảnh hưởng của lợn đực giống đến chất lượng
đàn con:
-Các đặc tính như màu sắc lông da, thể chất, tốc
độ sinh trưởng, sức đề kháng bệnh... đều được
thừa hưởng từ con đực.
-Các công thức lai
tạo lợn hướng nạc
đều rất chú trọng
sử dụng con đực
có khả năng sinh
trưởng và tỷ lệ
nạc cao.
Chăn nuôi lợn đực chiếm vị trí quan trọng trong phát triển, nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn
Yêu cầu của chăn nuôi lợn đực giống
Lợn đực giống phải sinh trưởng tốt, sức
sinh sản cao, thời gian khai thác kéo dài
Lợn đực giống phải có năng lực phối
giống cao, phẩm chất tinh dịch phải tốt
Do đó:
Phải chọn được lợn đực giống tốt
Phải nuôi dưỡng chăm sóc thích hợp
Phải sử dụng hợp lý
Phần 2: Đặc điểm sinh lý sinh dục
lợn đực giống
Câu hỏi thảo luận:
Sự khác nhau về đặc điểm sinh lý sinh
dục giữa lợn đực và lợn cái?
Phần 2: Đặc điểm sinh lý sinh dục
lợn đực giống
Quá trình đồng hóa thấp hơn dị hóa
Phù hợp với thức ăn toan tính sinh lý
Thần kinh luôn hưng phấn
Hoạt động sinh dục liên tục, không có tính
chu kỳ
Đặc điểm cơ bản của tinh dịch lợn
Là dịch tiết của cơ quan sinh dục đực khi
lợn đực thực hiện thành công phản xạ
sinh dục.
Gồm hai phần: Tinh trùng và tinh thanh
Tinh dịch lợn là dịch lỏng có màu trắng
sữa hoặc trắng trong
Có phản ứng kiềm yếu (pH = 7,2 - 7,5)
Có mùi hăng, hơi tanh đặc trưng
Phần 3: Chọn lọc lợn đực giống
Chọn lọc qua 3 giai đoạn:
1. Chọn lọc tổ tiên
2. Chọn lọc bản thân
3. Chọn lọc đời sau( kiểm tra cá thể)
Chọn lọc lợn đực giống là kỹ thuật quan trọng đầu tiên
trong chăn nuôi lợn đực giống
10/1/2013
3
Chọn lọc tổ tiên
Căn cứ vào hệ phả để chọn.
Cần chọn những con có lý lịch rõ ràng:
phải có sổ sách theo dõi cụ thể, nguồn
gốc xuất xứ của lợn đực định chọn
Chọn những con có bố là đặc cấp và mẹ
từ cấp I trở lên (cấp sinh sản)
Chọn những con ở lứa đẻ 3 - 6
Chọn lọc bản thân
Lợn đực phải có
ngoại hình đặc trưng
của giống đó.
Ví dụ: lợn Yorkshire
phải có lông màu
trắng, lưng dài, tai
đứng, 4 chân chắc
khỏe...
Chọn lọc bản thân
Các bộ phận cơ thể phải cân đối hài hòa, liên
kết chắc chắn
Chọn con cổ dài, không chọn
con cổ ngắn
Ngực rộng, không sâu, không
chọn con ngực lép, sâu
Vai nở, rộng
Lưng hơi cong, rộng dài, liên
kết tốt
Bốn chân thẳng, chắc, khỏe, đi
lại tự nhiên.
Không chọn con chân yếu, đi
bàn, hình chữ X...
Chọn lọc bản thân
Chọn con có số vú chẵn, có 12 vú trở lên, núm vú
nổi rõ, thẳng hàng.
Không chọn con vú kẹ, núm vú tịt, không thẳng
hàng
Hai dịch hoàn cân đối nổi
rõ, gọn và chắc, không
chọn con có dịch hoàn ẩn
hoặc bị lệch
Chọn lọc bản thân
Hai
dịch
hoàn
cân
đối
nổi
rõ
Núm
vú
phải
nổi
rõ,
đều
và
cân
đối
hai
bên
Chọn lọc bản thân
Chú ý:
Cần phải chú ý đến độ vững
chắc của chân lợn đực giống
vì nếu chân sau yếu, con đực
không phối giống tốt được.
Chân trước không vững làm
suy giảm ham muốn phối
giống
Không chọn con lợn đực có
chiều cao thân quá cao, thân
quá dài , những con này
thường làm tăng khả năng
chấn thương chân
10/1/2013
4
3. Kiểm tra cá thể
Thông thường việc kiểm tra đời sau
thường tốn rất nhiều thời gian, vì vậy đối
với những cơ sở giống thông thường, chỉ
kiểm tra cá thể
Việc kiểm tra cá thể là khâu bắt buộc đối
với những lợn giống nằm trong hệ thống
giống quốc gia
3. Kiểm tra cá thể
Khi kiểm tra cá thể, người ta nhốt riêng
từng lợn đực giống vào cũi nuôi với khối
lượng ban đầu từ 18-20kg.
Tạo yếu tố đồng đều đối với tất cả lợn đực
kiểm tra như tiểu khí hậu chuồng nuôi;
thức ăn, chăm sóc...
Lợn đực kiểm tra được cho ăn, uống
nước tự do
3. Kiểm tra cá thể
Các chỉ tiêu theo dõi trong quá trình kiểm
tra:
Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối
lượng
Độ dày mỡ lưng tại vị trí P2 khi lợn
đạt 90 kg
3. Kiểm tra cá thể
Cách đánh giá lợn đực kiểm tra:
So sánh giữa các lợn đực với nhau, tìm ra
những con có các chỉ tiêu kiểm tra tốt hơn
(trong trường hợp so sánh)
So sánh với các chỉ tiêu tương ứng của bố
mẹ, anh chị: Nếu bằng hoặc tốt hơn thì giữ lại
làm giống, nếu không thì loại
3. Kiểm tra cá thể
Các chỉ tiêu kiểm tra năng suất của lợn
đực ngoại phải đạt:
Tăng khối lượng/ngày: 700 - 800 gam
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng: 2,8 - 3,0
kg
Độ dày mỡ lưng: <15mm
Những lợn đực đạt chỉ tiêu trên thì đưa vào huấn
luyện nhảy giá, kiểm tra phẩm chất tinh dịch, nếu
đạt yêu cầu thì đưa vào khai thác sử dụng
Lợi ích của kiểm tra cá thể?
Cùng thời gian có thể kiểm tra nhiều cá
thể
Sớm tìm được cá thể thỏa mãn mục
tiêu năng suất, chất lượng
Rút ngắn khoảng cách giữa các thế hệ
Tăng tiến bộ di truyền hàng năm
10/1/2013
5
2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC
SẢN XUẤT CỦA LỢN ĐỰC GIỐNG
2.1.Giống:
Giống là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sức sản xuất của
lợn đực giống.
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh dich như:
V,A,C,R,K... đều phụ thuộc vào giống.
Giống khác nhau cho sức sản xuất tinh dịch khác nhau.
2.2.Thức ăn dinh dưỡng:
Thức ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sản xuất
tinh dịch và giá thành một liều tinh.
Dư thừa dinh dưỡng làm đực giống béo phì, suy yếu chân
móng, khi giao phối chóng mệt và mất an toàn, giảm cảm
hứng trong giao phối
Dinh dưỡng không đủ là nguyên nhân làm lợn đực quá gầy,
không đủ sức phối giống, phẩm chất tinh dịch kém, thời
gian sử dụng ngắn.
2.3.Tuổi:
Tuổi của lợn dực giống có ảnh hưởng đến thể tích và chất
lượng tinh dịch.
- Lợn 6 TT có V = 205 ml
- Lợn 42 TT có V= 264 ml
Thường sử dụng lợn đực đến hết 2 – 3 năm thì loại thải.
2.4 Chăm sóc và môi trường:
Ả nh hưởng của nuôi nhốt và bầy đàn:
- Lợn đực nuôi nhốt hoàn toàn, diện tích hẹp
không phù hợp với tập tính sinh dục sai lẹch về tính dục:
Giảm tính hăng, năng lực phát hiện lợn cái động dục giảm.
- Lợn đực được nuôi ở gần nơi có lợn cái thì phối giống
thành công hơn.
2.4 Chăm sóc và môi trường:
Ả nh hưởng của mùa vụ:
- Những tháng mùa hè lợn dực giống có số lượng và
phẩm chất tinh dịch tồi tệ nhất trong năm
Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi.
Ảnh hưởng của ánh sáng:
3. KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG LỢN ĐỰC GIỐNG
3.1 Thức ăn và khẩu phần ăn của lợn đực giống:
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn đực giống:
* Nhu cầu duy trì
* Nhu cầu cho tăng khối lượng
* Nhu cầu cho sản xuất tinh dịch
* Nhu cầu cho động tác phối giống
* Nhu cầu duy trì thân nhiệt
Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh nuôi lợn đực
giống
( TCVN 1974 – 1994 ) :
Lợn đực non L.trưởng thành
ME( Kcal): 3000 3000
Protein( %): 17 15,9
Lysine(%): 1 0,8
Ca(%): 0,7 0,7
Photpho(%): 0,5 0,5
10/1/2013
6
Mức ăn:
- Lợn đực HB - 90kg: cho ăn tự do
- Từ 90 -120 kg: cho ăn 2,3 – 2,5 kg/ ngày( tùy vào thể
trạng của lợn)
- Đối với lợn đực làm việc cho ăn: 2,5 kg/ ngày
+ Cường độ khai thác tăng: cho ăn thêm 0,3 –
0,5 kg/ ngày
+ Nhiệt độ dưới 15oC cho ăn thêm 0,3 – 0,5 kg
để chống lạnh
+ Cho ăn thêm 2- 3 quả trứng sau mỗi lần khai
thác tinh
+ Hàng tháng tiêm ADE cho lợn đực giống ( 4
ml/con)
+ Cho ăn thêm 0,3 – 0,5 kg giá đỗ/ con/ ngày.
Xây dựng khẩu phần ăn cho lợn đực giống
cần:
- Nguyên liệu để tổ hợp khẩu phần phải tốt:
Được phân tích thành phần hóa học của
thức ăn, kiểm tra độc tố, xác định đỗ nhiễm
bẩn...
- Phải nắm vững được nhu cầu dinh dưỡng
cần thiết cho lợn đực giống. Cần chú ý tới:
giống, tuổi, khối lượng, mức độ sử dụng,
chất lượng và số lượng tinh dịch... của nó.
- Phải xây dựng cho được những khẩu phần
cân đối về dinh dưỡng để đạt hiệu quả kinh
tế cao.
Xây dựng khẩu phần ăn cho lợn đực giống
cần:
* Ví dụ ( tham khảo):
- Bột ( ngô, gạo...) 53 -55%
- Cám gạo loại I 25 – 28%
- Đậu tương, khô đậu, lạc 15 -10%
- Bột cá loại I 5%
- Premix khoáng 1%
- Premix vitamin 0,5 – 1%
Khẩu phần TĂHH có 3050 – 3100 Kcal
ME và 14 – 16% protein thô.
3.2 Kỹ thuật cho ăn:
- Cho ăn đúng giờ, đúng lượng qui định cho từng con.
- Có thể cho ăn 2- 3 bữa/ ngày
- Có thức ăn thô xanh trong KP thì cho ăn thức ăn tinh
trước, thức ăn thô xanh sau.
- Cho ăn sống tất cả các loại thức ăn, trừ các loại TĂ cần
phải sử lý như hạt đậu, sắn tươi, cá...
- Dùng TĂHH sẵn có thì cho lợn ăn theo phương thức trực
tiếp theo định lượng.
- Cần có đủ nước sạch cho lợn dực giống.
- Tuyệt đối không dùng nguyên liệu hoặc thức ăn hỗn hợp
ôi, mốc, vón cục, không có mùi đặc trưng.
- Hàng ngày theo dõi khả năng ăn của lợn để kịp thời thay
đổi khối lượng, chất lượng thức ăn cho phù hợp.
3.3 Phương thức nuôi dưỡng:
Phương thức nuôi dưỡng tốt trong mùa phối
giống:
- Áp dụng đối với những cơ sở có đàn lợn nái sinh
sản theo mùa.
- Trước mùa phối giống 1 – 2 tháng, nâng dần
mức dinh dưỡng của lợn đực giống lên và đạt cao
nhất ở đầu mùa phối, giữ nguyên mức dinh dưỡng
đó trong suốt mùa phối, sau mùa phối hạ dần dinh
dưỡng xuống.
- Phương thức này tốt với lợn đực giống khỏe
mạnh, có năng lực phối giống cao, tiết kiệm được
thức ăn trong thời gian đực giống không làm việc.
Phương thức nuôi dưỡng tốt đồng đều:
- Áp dụng đối với những cơ sở có đàn lợn nái
động dục sinh sản quanh năm hoặc những cơ sở
khai thác tinh lợn để bán cho thụ tinh nhân tạo.
- Thức ăn cung cấp cho lợn đực giống ở phương
thức này luôn ở mức cao, hoàn hảo.
10/1/2013
7
4. KỸ THUẬT CHĂM SÓC LỢN ĐỰC GIỐNG
4.1 Chuồng trại và tiểu khí hậu chuồng nuôi:
- Yêu cầu luôn khô ráo, sạch sẽ, ấm về mùa đông, mát về
mùa hè, đủ ánh sáng.
- Vị trí của chuồng nuôi cần đặt ở đầu hướng gió.
- Nếu là khai thác tinh( nhảy giá) thì chuồng lợn đực làm
việc phải cách xa chuồng lợn nái, xa nơi khai thác tinh.
- Diện tích chuồng tối thiểu phải đảm bảo: 2 x 3 m = 6 m2
chuồng ở/ con.
- Sân chơi có diện tích: 5 – 7 m2/ con.
- Sân vận động: 30 m2/ con.
- Tường xung quanh chuồng cao 1 – 1,5 m, mặt tường xung
quanh phải nhẵn.
- Chỉ được phép nhốt 1 đực giống làm việc/1 ô chuồng.
CHUỒNG NUÔI LỢN ĐỰC TRONG HỆ
THỐNG CHĂN NUÔI GIA ĐÌNH
4.2 Vận động và bảo vệ chân móng:
- Tác dụng của chế độ vận động hợp lý đối với rèn luyện
thể chất, nâng cao phản xạ tính dục, nâng cao phẩm chất
tinh dịch của lợn đực giống được đánh giá rất cao.
- Chế đọ vận đông: 2 lần/ ngày ( sáng và chiều), mỗi lần từ
1- 2 giờ ( lợn có thể đi lại khoảng 3 – 5 km đường dài.
- Mùa nóng cho lợn vận động vào lúc sáng sớm và chiều
mát.
- Mùa đông sáng cho lợn vận động muộn hơn và chiều cho
nghỉ sớm hơn.
- Trong quá trình vận động cần chú ý bảo vệ chân móng
cho lợn dực giống: Nếu móng chân quá dài phải gọt bớt đi,
móng chân bị nứt phải chữa trị ngay.
VẬN ĐỘNG CHO LỢN ĐỰC GIỐNG
4.3 Vệ sinh, tắm chải:
- Có ảnh hưởng tích cực đến quá trình trao đổi chất, bài
tiết, tăng cường hoạt động tính dục, tăng tính thèm ăn của
lợn, đặc biệt làm cho da sạch và khô, tránh được một số
bệnh ngoài da ( ghẻ, rận...).
- Tạo điều kiện làm quen giữa người chăn nuôi với lợn đực
giống.
- Mùa hè : tắm cho lợn 2 lần/ ngày hoặc chải khô cho lợn
vào buổi sáng và tắm vào buổi chiều.
- Mùa đông: chải khô cho lợn 2 lần/ ngày vào sáng và
chiều, những ngày nắng ấm có thể tắm cho lợn 1 lần thay
vào lần chải.
5.QUẢN LÝ SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG
5.1 QUẢN LÝ LỢN ĐỰC GIỐNG
5.1.1 Kiểm tra, quan sát các biểu hiện hàng ngày của lợn đực giống:
Đối với đực giống HB: kiểm tra thành thục về tính dục và những lợn có biểu
hiện không bình thường về sinh trưởng và tính dục.
Đối với đực giống làm việc phát hiện các trường hợp sau:
Phát hiện và sử lý lợn đực mất ham muốn nhảy:
- Biểu hiện: không muốn nhảy con cái, hoặc cần có thời gian dài
trước khi nhảy.
- Nguyên nhân: + Kém phát triển chân móng,
+ Có tật về móng;
+ Hormon sinh dục không bình thường;
+ có vấn đề về dinh dưỡng ( Thiếu hụt vitamin,
khoáng, protein, năng lượng...);
+ lợn bị béo phì chân yếu, khó vận động;
+ kỹ thuật chăm sóc lợn kém; thay đổi quá
nhanh môi trường sống;
+ lợn đực sợ nhảy giá, nhảy phối.
10/1/2013
8
- Xử lý: + Loại thải con có vấn
đề về hormon, tinh hoàn không
bình thường.
+ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt hơn; xử
lý tổn thương chân, móng nếu có;
hạn chế lấy tinh.
Phát hiện và sử lý lợn đực bị liệt dương:
Biểu hiện:Đó là những lợn muốn nhảy mà không
nhảy được, hoặc có khả năng nhảy mà không thể
xuất tinh.
Nguyên nhân: + Do dương vật cương cứng chưa
đủ độ;
+ Dương vật bị thương nặng;
+ Dính bao qui đầu vào dương
vật;
+ Có hiện tượng sợ lợn cái.
Phát hiện và sử lý lợn đực bị liệt dương:
Xử lý:
- Androgen cho trường hợp dương vật cương cứng
chưa đủ độ;
- Lợn đực bị thương năng ở dương vật phải cho
nghỉ không cho khai thác 30 -40 ngày, kiểm tra
chất lượng tinh dịch
Phát hiện và sử lý lợn đực bị bệnh ở cơ quan sinh
sản:
Nguyên nhân:
- Viêm bìu dái: bìu dái sưng, nóng, sưng 1 bên
- Viêm tinh hoàn ( Dịch hoàn và mào tinh): Tinh
hoàn sưng cứng, lợn sốt cao, bỏ ăn.
Xử lý:
- Phát hiện sớm và làm lạnh bao dịch hoàn;
- Dùng thuốc chống viêm và kháng sinh để điều
trị.
- Nếu bệnh mãn tính dẫn đến xơ cứng tổ chức tế
bào thì loại thải.
5.1.2 Định kỳ kiểm tra khối lượng cơ thể:
- Định kỳ 1 tháng 1 lần theo dõi khối
lượng lợn, điều này đặc biệt cần thiết
đối với lợn đực con non.
- Từ đó có thể kiểm soát được chế độ
nuôi dưỡng, chăm sóc đã hợp lý chưa;
- Điều chỉnh các khẩu chính liên quan
tới lợn đực giống như: dinh dưỡng, vận
động, phối giống.
5.1.3 Định kỳ kiểm tra Phẩm chất tinh dịch:
- Trước kỳ sử dụng, mỗi tuần kiểm tra chất
lượng tinh dịch 1 lần tất cả các chỉ tiêu:
V,A,C,R,K....
- Không áp dụng thụ tinh nhân tạo cũng
phải kiểm tra phẩm chất tinh dịch mỗi khi
lợn đực phối giống, lấy tinh dịch chảy ra
ngoài đem kiểm tra bằng kính hiển vi.
10/1/2013
9
Kiểm tra thể tích tinh dịch lợn Kiểm tra nồng độ tinh dịch lợn
Đóng liều tinh dịch lợn 5.1.4 Chương trình sử dụng vac -xin
STT Loại vacxin Bệnh được phòng Lịch dùng Ghi chú
1 Pestiffa Dịch tả lợn 28 ngày; 60 ngày; 25 tuần sau
đó cứ 12 tháng/ lần.
Vac – xin
đông khô
2 Hyoresp Mycoplasma 3 ngày; 28 ngày Vac – xin
nhũ dấu
3 Parvovax Parvo 26 tuần; 28 tuần, sau đó cứ 6
tháng/ lần
Vac – xin
nhũ dấu
4 Geskypur Gỉa dại 10 tuần; 14 tuần, sau đó cứ 6
tháng/ lần
Vac – xin
nhũ dấu
5 Tụ huyết trùng Tụ huyết trùng 2 tháng; 3 tháng, sau đó cứ 6
tháng/ lần
Vac – xin
nhũ dấu
6 Đóng dấu lợn Đóng dấu lợn 2 tháng, sau đó cứ 6 tháng/ lần Vac – xin
nhũ dấu
7 Xoắn trùng Lepto( lợn nghệ) 8 tuần; 10 tuần, sau đó cứ 6
tháng/ lần.
Vac – xin
nhũ dấu
5.2 SỬ DỤNG LỢN ĐỰC GIỐNG
5.2.1 Tuổi sử dụng:
- Tuổi cho lợn đực phối giống lần đầu
là 7,5 – 8 tháng tuổi, khi khối lượng cơ
thể đạt từ 110 kg trở lên.
- Thời gian khai thác lợn đực giống tốt
nhất không quá 2 năm;
- Với lợn nội có thể kéo dài tới 3 năm.
5.2.2 Huấn luyện nhảy giá:
- Khu vực huấn luyện lợn đực và khai
thác tinh: Đủ diện tích, không nên quá
rộng, kích thước hợp lý 2,2 x 2,7 m, có
lối đi phòng khi có sự phản trắc từ phía
lợn đực giống.
- Chuẩn bị lợn đực giống: đưa vào
huấn luyện khi lợn đực đã ngoài 6,5
tháng tuổi, khối lượng cơ thể đạt từ 80
kg trở lên.
10/1/2013
10
- Chuẩn bị giá nhảy: Gía nhảy có độ
cao phù hợp với kích thước của lợn.
- Kích thích lợn đực: cần bôi lên giá
nhảy dịch nhờn từ âm hộ con cái đang
động dục, chất keo phèn tinh dịch của
lợn đực, hoặc nước tiểu.
+ Nên dùng mồi như lợn cái nhỏ hoặc
lợn cái đang động dục.
- Thời gian huần luyện không nên quá
dài.
- Những ngày đầu làm quen thì huấn
luyện thời gian ít, sau đó tăng dần,
ngày huấn luyện 2 lần, mỗi lần
khoảng 15 phút.
- Thời gian làm quen với giá nhảy
khoảng 1 -2 tuần, thời gian giữa 2 lần
khai thác từ 3 – 4 ngày.
Khai thác tinh dịch lợn
5.2.3 Tỉ lệ đực cái:
- Để phối tinh nhân tạo 1 lợn đực có
thể đủ cho 300 – 500 nái.
- Để phối giống trực tiếp 1 lợn đực đủ
cho 30 – 50 nái ( các trại lợn ngoại ở
nước ta thường là 1 lợn đực/ 25 lợn
nái).
5.2.4. Số lần khai thác tinh:
Khoảng cách khai thác lấy tinh ở lợn
đực để có chất lượng tinh trùng tốt
nhất:
- Lợn đực 8 – 9TT khai thác 1 lần/ tuần
- Lợn đực 10 – 18 TT khai thác 2 lần/
tuần.
- Lợn đực > 18 TT khai thác 3 lần/
tuần.
5.2.5. Quản lý phối giống:
- Lấy tinh và cho phối giống trước 7 giờ sáng (
mùa hè) và trước 9 giờ sáng ( mùa đông)
- Tránh giao phối đồng huyết, phối giống không có
kế hoạch.
- Phải kiểm tra cá thể, kiểm tra chất lượng tinh
dịch, kiểm tra thú y, có giấy xác nhận của cơ quan
kỹ thuật cấp.
- Tinh dịch phối giống phải đảm bảo phẩm chất
theo tiêu chuẩn qui định của nhà nước.
- Phối giống đúng lúc thích hợp với biểu hiện động
dục của lợn nái.
10/1/2013
11
Dẫn tinh cho lợn nái Dẫn tinh cho lợn nái