Quy hoạch môi trường - Bài 2: Khái niệm về Quy hoạch môi trường

- Cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX : Quy hoạch môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế. -QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc - Lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm.

pdf76 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3682 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường - Bài 2: Khái niệm về Quy hoạch môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Quy hoạch môi trường (Bài 2 : Khái niệm về QHMT) Cán bộ giảng dạy : PGS.TS. Phùng Chí Sỹ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU QHMT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới - Cuối thập niên 50, 60 của thế kỷ XX : Quy hoạch môi trường (QHMT) đã là mối quan tâm của quốc tế. -QHMT đã phát triển rất sớm tại các nước có nền khoa học phát triển như Pháp, Mỹ, Nga…và sau đó là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc… - Lĩnh vực QHMT cũng được các tổ chức tài chính lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) quan tâm. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) - Tại Châu Mỹ La Tinh: Báo cáo quy hoạch tổng hợp phát triển vùng được thực hiện bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (năm 1984). Báo cáo này chỉ rõ sự cần thiết phải kết hợp quản lý môi trường (QLMT) vào trong phát triển bền vững (PTBV) kinh tế vùng ngay từ đầu. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) - Tại Châu Á: Từ năm 1984 các dự án diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Philipin, Malaysia và Thái Lan đã bước đầu kết hợp kinh tế với môi trường. Đáng chú ý là 8 dự án được tài trợ bởi ADB như tóm tắt trong bảng dưới đây. Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) Dự án Đặc tính vùng quy hoạch Năm Hoàn thành Loại hình quy hoạch Diện tích (km2) Dân số (1.000 người) Chú ý Quy hoạch tổng thể quản lý chất Lượng nước hồ Laguna (Philipin) Lưu vực hồ 1984 Quy hoạch cải thiện chất lượng nước vùng 3.820 1.840 Trình bày tốt Bước chuẩn bị Cho QHMT vùng Dự án phát triển tổng hợp vùng Palawan (Philipin) Vùng đảo 1985 QHMT vùng 12.000 318 Ít chú ý môi trường đô thị, Công nghiệp Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) QHTTMT lưu vực sông Hàn (Hàn Quốc) Lưu vực sông 1986 QHMT vùng 24.000 14.000 Hạn chế về kiểm soát môi trường đô thị Nghiên cứu quy hoạch lưu vực hồ Songkhla (Thái Lan) Lưu vực hồ 1985 QHMT và kinh tế vùng 9.119 1.250 Dự án có Chất lượng tốt Dự án PTBV vùng ven biển phía Đông (Thái Lan) Vùng ven biển 1986 QHMT vùng 13.000 1.200 Thiếu kết nối với các nhà ra quyết định về kinh tế Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) QH sử dụng đất tối ưu và QTMT vùng Segara Anakan (Indonesia) Vùng đầm lầy 1986 QHMT và kinh tế vùng 200 7,6 Dự án tốt về bảo tồn tài nguyên sinh thái Dự án cải thiện môi trường thung lũng Klang (Malaysia) Thung lũng 1987 QHMT vùng 2.842 2.465 Thiếu sự tham gia của các tổ chức chính phủ Dự án quản lý và kiểm soát ô nhiễm công nghiệp vùng Samatprakarn (Thái Lan) Vùng Công nghiệp hóa 1987 QHMT vùng 890 700 Thiếu về kiểm soát ô nhiễm môi trường nước Tình hình nghiên cứu quy họach môi trường trên Thế giới (tt) Tại thời điểm Thập niên 80, có 8 dự án QHMT tại Châu Á thì đã có 5 dự án QHMT vùng; 02 dự án QHMT lồng ghép trong phát triển kinh tế và 01 dự án quy hoạch cải thiện chất lượng môi trường vùng. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam - QHMT còn tương đối mới. - Kể từ năm 1998, 1999 Cục Môi trường (nay là Cục Bảo vệ Môi trường) đã tổ chức thực hiện những nghiên cứu đầu tiên về QHMT: + Phương pháp luận QHMT + 02 hướng dẫn về QHMT và QHMT vùng + Quy hoạch sơ bộ môi trường Đồng bằng sông Hồng Tất cả các báo cáo này do Trung tâm Tư vấn Công nghệ Môi trường thực hiện kết hợp với các chuyên gia của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) - QHMT tỉnh Quảng Ninh do Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và các chuyên gia Việt Nam thực hiện. - QHMT Tp. Huế (1998); QHMT Tp. Thái Nguyên (1999) do Trung tâm Quy hoạch Đô thị và Phát triển Nông thôn – Bộ Xây dựng thực hiện. - Nghiên cứu xây dựng QHMT Đồng bằng Sông Cửu Long do Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường thực hiện năm 1999. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) - Nghiên cứu điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm và suy thoái môi trường vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC thực hiện năm 2000. - QHMT vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) (giai đoạn I) do Cục Môi trường phối hợp với Viện Môi trường và Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường – ENTEC, Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường – CENTEMA thực hiện trong giai đoạn 2000- 2001. - Nghiên cứu QHMT phục vụ cho phát triển KTXH bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2001 – 2010 do Trung tâm ENTEC thực hiện năm 2001. - Và nhiều các nghiên cứu khác về QHMT. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) Trong thời gian 2001-2005 đã có 02 Đề tài thuộc chương trình "Bảo vệ Môi trường và Phòng tránh thiên tai" (KC-08) và 01 nhiệm vụ trọng điểm cấp Nhà nước về nghiên cứu QHMT đã hoàn thành: - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ phát triển KTXH Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) (KC.08.02) do cố GS.TS Lê Qúy An làm chủ nhiệm đề tài. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) - Đề tài: Nghiên cứu xây dựng QHMT vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi) (KC.08.03) do PGS.TS. Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài. - Nhiệm vụ trọng điểm: Nghiên cứu xây dựng QHMT phục vụ PTBV vùng Đông Nam Bộ do GS.TS Lâm Minh Triết làm chủ nhiệm đề tài. Tình hình nghiên cứu QHMT tại Việt Nam (tt) Đây là ba đề tài lớn và toàn diện về nghiên cứu QHMT. Trong đó, mỗi đề tài tiếp cận theo mỗi hướng tương đối khác nhau, nhưng về cơ bản đã thống nhất về khái niệm, mục tiêu, nội dung và các kỹ thuật, công cụ sử dụng để xây dựng QHMT . KHÁI NIỆM VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG KHÁI NIỆM QHMT Trong từ điển về môi trường và PTBV (Dictionary of Environment and Sustainable Development) Alan Gilpin (1996) cho rằng QHMT là "sự xác định các mục tiêu mong muốn về KTXH đối với môi trường tự nhiên và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó". KHÁI NIỆM QHMT (tt) Những vấn đề trong QHMT thành phố và quy hoạch vùng bao gồm: sử dụng đất, giao thông vận tải, lao động, sức khỏe, các trung tâm, thị xã mới, dân số, chính sách của nhà nước về định cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát triển đô thị, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng và đô thị, các vấn đề về ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường (ĐTM). KHÁI NIỆM QHMT (tt) • Theo ADB (năm 1991) trong quy hoạch nhằm phát triển vùng, các thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối cùng là PTBV KTXH vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu cầu PTBV bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi trường. • Theo Susan Buckingham - Hatfield & Bob Evans (1992) thuật ngữ QHMT có thể hiểu là quá trình hình thành, đánh giá và thực hiện chính sách môi trường. KHÁI NIỆM QHMT (tt) • Toner (năm 1996) cho rằng QHMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học tự nhiên và sức khỏe trong các quyết định về sử dụng đất. • Ở Châu Âu thuật ngữ QHMT thường áp dụng cho quá trình quy họach sử dụng đất của khu vực hoặc địa phương. • Ở Bắc Mỹ QHMT được dùng để chỉ một phương pháp quy họach tổng hợp và kết hợp nhiều vấn đề và nhiều bên có liên quan. • Một quan điểm gần đây của Richard D. Margerum (1997) cho rằng QHMT bao hàm việc BVMT tổng hợp, quản lý hệ sinh thái và quản lý tổng hợp các nguồn tài nguyên. KHÁI NIỆM QHMT (tt) Mặc dù có nhiều cách diễn giải khác nhau về QHMT, nhưng trong những nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới vẫn có nhiều điểm chung là trong QHMT phải xem xét các yếu tố tài nguyên và môi trường, các mục tiêu phát triển phải gắn với mục tiêu BVMT. KHÁI NIỆM QHMT (tt) • GS. Lê Thạc Cán (1994) sử dụng thuật ngữ "Lập kế hoạch hóa môi trường" là việc lập kế hoạch, trong đó các mục tiêu phát triển KTXH được xem xét một cách tổng hợp với các mục tiêu môi trường, nhằm đảm bảo khả năng thực tế cho việc thực hiện PTBV. KHÁI NIỆM QHMT (tt) • Theo GS. Đặng Trung Thuận (năm 2002), QHMT là sắp xếp, tổ chức không gian và sử dụng các thành phần môi trường và các yếu tố tài nguyên phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện thiên nhiên, KTXH của vùng lãnh thổ theo định hướng PTBV. • Theo KS. Chu Thị Sàng, QHMT là quá trình sử dụng có hệ thống các kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp trong sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT nhằm định hướng các họat động phát triển trong khu vực đảm bảo mục tiêu PTBV. KHÁI NIỆM QHMT (tt) • Mới đây, trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước KC08-03 do PGS.TS.Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm đề tài, đã định nghĩa QHMT như sau: • “Quy hoạch môi trường là quá trình sử dụng các hệ thống kiến thức khoa học để xây dựng các chính sách và biện pháp thực hiện tốt nhất trong khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện và bảo vệ môi trường theo không gian và thời gian được xác định làm cơ sở cho các quyết định về phát triển khu vực, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững”. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG • Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là những quan điểm về PTBV bao gồm sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống, phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của các hệ sinh thái. Vì vậy mục tiêu của QHMT bao gồm: MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG (tt) - Điều chỉnh các họat động khai thác tài nguyên phù hợp hơn và nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên vùng quy họach. - Duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng môi trường phù hợp với từng đơn vị không gian chức năng môi trường và từng giai đọan của phát triển. - Lồng ghép các vấn đề môi trường trong QHPT nhằm điều chỉnh các họat động phát triển phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường. MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG (tt) Mục tiêu cơ bản của QHMT là nhằm hợp lý hóa, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn tài nguyên (dưới dạng vật chất và năng lượng) sẵn có của vùng đang xét mà không vượt quá khả năng chịu tải của vùng đó. Môi trường tự nhiên chỉ có khả năng hạn chế, chỉ chịu đựng nổi các mức sử dụng như thu hoạch, khai thác và chứa chất thải nhất định; mức giới hạn này được gọi là khả năng chịu tải (carrying capacity). MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG (tt) Trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của một vùng, cần phải có QHMT để định hướng cho việc quyết định các vấn đề cốt lõi sau: - Các ngưỡng giới hạn phát triển của vùng là bao nhiêu để không vượt quá khả năng chịu tải của môi trường tự nhiên và khả năng tái tạo, phục hồi tài nguyên? - Khai thác, sử dụng tài nguyên như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? MỤC TIÊU CỦA QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG (tt) - Cách thức quản lý, BVMT có hiệu quả nhất trong phạm vi một vùng; - Tính hợp lý và bình đẳng trong việc phân chia các nguồn tài nguyên (ví dụ như tài nguyên nước) giữa các tiểu vùng trong phạm vi của một vùng; - Cách giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, tranh chấp giữa các địa phương trong vùng. QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Tổng quan về quá trình hình thành của Agenda 21 trên thế giới - Hội nghị quốc tế về môi trường và con người (1972) và sự ra đời của nhận thức về phát triển bền vững (PTBV). - Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" (1987) do Ủy ban thế giới về Môi trường và Phát triển công bố và sự hình thành khái niệm phát triển bền vững. - Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển (6/1992) tại Rio De Janeiro và sự thiết lập Ủy ban phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21). Tổng quan về quá trình hình thành của Agenda 21 trên thế giới (tt) - Diễn đàn toàn cầu cấp Bộ trưởng Môi trường tại Malmo (05/2000) và lời kêu gọi hành động vì PTBV. - Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ (09/2000) và việc thực hiện các cam kết vì PTBV. - Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (09/2002) tại Johannesburg, Nam Phi và nỗ lực tiến tới PTBV toàn cầu. Tổng quan về quá trình hình thành của Agenda 21 trên thế giới (tt) - Báo cáo của các nước ASEAN về PTBV trong khu vực tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững (Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002). - Các tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN về Môi trường và Phát triển bao gồm các tuyên bố tại Manila (30/04/1981), Bangkok (29/11/1984); Jakarta (20/10/1987); Kuala Lumpur (19/06/1990); Banda Seri Begawan (26/04/1994); Jakarta (18/09/1997); Kota Kinabalu (07/10/2000). - Chương trình nghị sự 21 của một số guốc gia (Trung Quốc, Philipin, Hàn Quốc, Thuỵ Điển, Đan Mạch …). Tổng quan về quá trình hình thành Agenda 21 tại Việt Nam - Kế hoạch Quốc gia về MT và PTBV (1991-2000)) - Bài phát biểu của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị Rio 1992 về PTBV. - MPI/ UNDP; Dự án “Tăng cường năng lực quốc gia nhằm hoà nhập môi trường vào quyết định đầu tư “ (2001-2005). - Bài phát biểu của Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững được tổ chức tại Johannesburg, Nam Phi, 2-4/09/2002. - Chiến lược phát triển KTXH giai đoạn 2001-2010 (Đại hội Đảng khóa IX) - Định hướng chiến lược PTBV (Chương trình Nghị sự 21). - Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Định hướng chiến lược PTBV (Chương trình Nghị sự 21). - Văn kiện Đại hội X của Đảng Tổng quan về nội dung Agenda 21 tại Việt Nam Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/08/2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) xác định 19 lĩnh vực ưu tiên sau đây. 1). Duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trên cơ sở nâng cao không ngừng tính hiệu quả, hàm lượng khoa học-công nghệ và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và cải thiện môi trường. 2). Thay đổi mô hình và công nghệ sản xuất, mô hình tiêu dùng theo hướng sạch hơn và thân thiện với môi trường, dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo lại được, giảm tối đa chất thải độc hại và khó phân huỷ, duy trì lối sống của cá nhân và xã hội hài hòa và gần gũi với thiên nhiên. 3). Thực hiện quá trình "công nghiệp hóa sạch", nghĩa là ngay từ ban đầu phải quy hoạch sự phát triển công nghiệp với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh". Tổng quan về nội dung Agenda 21 tại Việt (tt) 4). Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Trong khi phát triển sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa theo yêu cầu của thị trường, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên: đất, nước, không khí, rừng và đa dạng sinh học. 5). Phát triển bền vững vùng và xây dựng các cộng đồng địa phương phát triển bền vững. 6). Tập trung nỗ lực để xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm; tạo lập cơ hội bình đẳng để mọi người được tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, chính trị, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. 7). Tiếp tục hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số, giảm bớt sức ép của sự gia tăng dân số đối với các lĩnh vực tạo việc làm, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục và đào tạo nghề nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái. 8). Định hướng quá trình đô thị hóa và di dân nhằm phát triển bền vững các đô thị; phân bố hợp lý dân cư và lực lượng lao động theo vùng, bảo đảm sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường bền vững ở các địa phương. Tổng quan về nội dung Agenda 21 tại Việt (tt) 9). Nâng cao chất lượng giáo dục để nâng cao dân trí, trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước. 10). Phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân, cải thiện các điều kiện lao động và vệ sinh môi trường sống. 11). Chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất. 12). Bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước. 13). Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản. Tổng quan về nội dung Agenda 21 tại Việt (tt) 14). Bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển. 15). Bảo vệ và phát triển rừng. 16). Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị và khu công nghiệp. 17). Quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại. 18). Bảo tồn đa dạng sinh học. 19). Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và hạn chế những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu góp phần phòng, chống thiên tai. Tổ chức thể chế PTBV tại Việt Nam Tổ chức thể chế - Quyết định số 1032/QĐ-TTg ngày 27/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ v/v thành lập Hội đồng phát triển bền vững Quốc gia. - Quyết định số 685/QĐ-BKH ngày 28/06/2004 của Bộ KH-ĐT v/v thành lập văn phòng PTBV (Vietnam Agenda 21). KTXH TN-MT KH-CN Bé tr­ëng Bé TN-MT Phã Chñ tÞch Bé tr­ëng Bé KH-CN Phã Chñ tÞch Phã Thñ t­íng ChÝnh phñ Chñ tÞch Héi ®ång PTBVQG Bé tr­ëng Bé KH§T Phã Chñ tÞch §Þa ph­¬ng C¸c Bé/ngµnh Tổ chức thể chế (tt) - Quyết định số 737/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ TN-MT v/v thành lập Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược PTBV ngành tài nguyên và môi trường. - Quyết định số 1658/QĐ-BTNMT ngày 23 tháng 06 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ TN-MT v/v ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược PTBV ngành tài nguyên và môi trường. - Quyết định số 2012/QĐ-BCĐ ngày 14 tháng 09 năm 2005 của Trưởng Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược PTBV ngành tài nguyên và môi trường v/v thành lập Văn phòng Ban Chỉ đạo Định hướng chiến lược PTBV ngành tài nguyên và môi trường. Bộ TN-MT NRE Agenda 21 1. ChÝnh s¸ch 2. H­íng dÉn 3. ChØ tiªu/ChØ sè PTBV C¸c Bé (MARD, MOFI, MOI, MOT…) Céng ®ång Doanh nghiÖp §Þa ph­¬ng C¸c TC Phi chÝnh phñ NRE Agenda 21 (MONRE) MOFI MARD Private SectorPPCs MOT MOI Puplic Associations NGOs MOST MPI Bé KHCN Khoa häc vµ C«ng nghÖ TN-MT KT-XH LA21, SA21 (C¸c Bé/ §Þa ph­¬ng) Bé TN-MTBé KH§T Quy trình thực hiện Agenda 21 Việt Nam Quy trình thực hiện Agenda 21 Việt Nam - Công văn số 3953/BKH-KHGDTN&MT ngày 14/06/2005 của Bộ KH&ĐT v/v xây dựng kế hoạch phát triển bền vững năm 2006 tại Việt Nam. - Thông tư hướng dẫn số 01/2005/TT-BKH ngày 09 tháng 03 năm 2005 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). - Quy trình thực hiện Agenda 21 Việt Nam : Bước 1 : Chuẩn bị Bước 2 : Điều tra cơ bản, xác định thực trạng Bước 3 : Xây dựng văn kiện Chương trình nghị sự 21 của ngành và địa phương Bước 4 : Chỉ đạo triển khai thực hiện Theo dõi, giám sát và đánh giá PTBV • Ngày 26/11/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg về việc theo dõi, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về tài nguyên-môi trường và phát triển bền vững tại Việt Nam. NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG THEO CHỈ THỊ SỐ 26/2007/CT-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn : - Tỷ lệ che phủ rừng; - Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch; - Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của ngành nông nghiệp được xử lý; - Tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng của ngành nông nghiệp sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; - Tỷ lệ doanh nghiệp của ngành nông nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001; NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG THEO CHỈ THỊ SỐ 26/2007/CT-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ b) Bộ Công Thương : - Tổng tiêu thụ năng lượng; - Tỷ lệ chất thải công nghiệp nguy hại được xử lý; - Tỷ lệ cơ sở sản xuất mới xây dựng của ngành công nghiệp sử dụng công nghệ sạch hoặc có thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường; - Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ngành công thương được xử lý;; - Tỷ lệ doanh nghiệp của ngành công nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001; NỘI DUNG BÁO CÁO CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG THEO CHỈ THỊ SỐ 26/2007/CT-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ c) Bộ Y tế : - Các chỉ tiêu về xử lý chất thải y t