Quy hoạch môi trường - Bài 3: Cơ sở pháp lý phục vụ quy hoạch môi trường

Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. (Điều 3, mục 3, Luật BVMT 2005).

pdf49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy hoạch môi trường - Bài 3: Cơ sở pháp lý phục vụ quy hoạch môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC Quy hoạch môi trường (Bài 3: CƠ SỞ PHÁP LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG) Cán bộ giảng dạy : PGS.TS. Phùng Chí Sỹ ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. (Điều 3, mục 3, Luật BVMT 2005). ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Chính sách môi trường (hay nói chính xác hơn là chính sách bảo vệ môi trường) là các định hướng cơ bản nhằm bảo vệ môi trường của mỗi quốc gia, được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp lý nhằm thực thi các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính sách môi trường có thể có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế trong quá trình phát triển. ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Hệ thống các văn bản pháp lý nhằm thực thi chính sách bảo vệ môi trường bao gồm : • Hiến pháp Nước CHXHXN Việt Nam • Luật BVMT và các Luật có liên quan • Các chiến lược, kế hoạch hành động. • Các văn bản pháp lý của Đảng, Chính phủ, các bộ ngành liên quan • Các văn bản pháp lý của địa phương HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM - Hiến pháp Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1946, 1959 chưa có điều khoản nào liên quan đến bảo vệ môi trường. - Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1980 quy định: "Các cơ quan nhà nước, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân đều có nghĩa vụ thực hiện chính sách bảo vệ, cải tạo và tái sinh các tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và cải tạo môi trường sống" (Điều 36). HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHXN VIỆT NAM (tt) - Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định: "Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường" (Điều 29). LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ MỐI LIÊN HỆ VỚI CÁC LUẬT KHÁC Trong thời gian gần 20 năm qua, Việt Nam đã phê chuẩn một số bộ luật trong đó có các luật sau: • Bộ Luật hàng hải (1990) • Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991) • Luật Đất đai (1993, sửa đổi năm 2003) • Luật Bảo vệ Môi trường (1993, 2005) • Luật Dầu khí (1993, sửa đổi năm 1998) • Luật Khoáng sản (1996) • Luật về Tài nguyên Nước (1998) Luật Bảo vệ Môi trường 1993 Ngày 27 tháng 12 năm 1993, tại kỳ họp thứ IV Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường. Chủ tịch nước ký Lệnh số 29-L/CTN công bố Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 10/1/1994. Luật Bảo vệ Môi trường 1993 (tt) Luật BVMT 1993 gồm 7chương, 55 điều • Chương I : Những quy định chung (9 điều) • Chương II : Phòng, chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường (20 điều) • Chương III : Khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường (7 điều) • Chương IV : Quản lý nhà nước về BVMT (8 điều) • Chương V : Quan hệ Quốc tế về BVMT (4 điều) • Chương VI : Khen thưởng và xử lý vi phạm (4 điều) • Chương VII : Điều khoản thi hành (3 điều) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 Luật BVMT 2005 (29/11/2005), 15 chương, 136 điều • Chương I : Những quy định chung (7 điều) • Chương II : Tiêu chuẩn môi trường (6 điều) • Chương III : Đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết môi trường (13 điều) • Chương IV : Bảo tồn và sự dụng hợp lý TN-TN (7 điều) • Chương V : BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (15 điều) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt) • Chương VI : BVMT đô thị, khu dân cư (5 điểm) • Chương VII : BVMT biển, nước sông và các nguồn khác (11 điều) • Chương VIII :Quản lý chất thải (20 điều) • Chương IX : Phòng ngừa, ứng cứu sự cố MT, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường (8 điều) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt) Chương X : Quan trắc và thông tin về MT (12 điều) Chương XI : Nguồn lực BVMT (12 điều) Chương XII : Hợp tác quốc tế về BVMT (3 điều) Chương XIII :Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên về BVMT (4 điều) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 (tt) Chương XIV : Thanh tra, xử phạt vi phạm, giải quyết khiếu nại tố cáo và bồi thường thiệt hại (10 điều) Chương XV : Điều khoản thi hành (2 điều) Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật đất đai. • Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội Khoá XI thông qua tại kỳ họp thứ 4. Cũng như trước đây, Luật Đất đai hiện hành và Luật Bảo vệ môi trường cùng điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, trong đó: Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật đất đai (tt) - Luật đất đai chủ yếu điều chỉnh các quan hệ quản lý, sử dụng đất. Nghĩa là, Luật đất đai đề cập sâu hơn đến việc khai thác giá trị kinh tế của đất, quan tâm nhiều hơn đến yếu tố tài sản trong quan hệ đất đai, qui định cụ thể các quyền lợi và nghĩa vụ vật chất của người sử dụng đất. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật đất đai (tt) - Luật bảo vệ môi trường chủ yếu điều chỉnh quan hệ bảo vệ đất đai, đề cập sâu hơn đến giá trị sinh thái của đất. Qui định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các tác động xấu của con người đối với nguồn tài nguyên này. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật đất đai (tt) • Phần lớn các qui định của Luật đất đai khi đề cập đến khía cạnh bảo vệ đất với tư cách là thành phần môi trường đều dẫn chiếu sang các qui định của Luật bảo vệ môi trường, như "người sử dụng đất phải tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường". • Tuy nhiên, có một số qui định trong Luật đất đai (sửa đổi) và Luật bảo vệ môi trường trùng lặp khiến cho quá trình áp dụng trên thực tế gặp khó khăn, đặc biệt là các qui định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật môi trường. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng Luật bảo vệ và phát triển rừng và Luật bảo vệ môi trường có chung đối tượng điều chỉnh là các quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên rừng (bao gồm các loài động vật rừng, thực vật rừng), trong đó: - Luật bảo vệ và phát triển rừng chủ yếu đề cập đến các quyền và lợi ích về tài sản của chủ rừng, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, phòng ngừa hành vi gây hại rừng. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (tt) - Luật bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn đến khía cạnh bảo vệ tính đa dạng sinh học của nguồn tài nguyên, quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn gien, giống, loài, đặc biệt là thực vật rừng, động vật rừng hoang dã, quí hiếm và các hệ sinh thái đặc thù. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (tt) - Luật bảo vệ và phát triển rừng qui định trách nhiệm phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, như nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vào rừng trái qui định của pháp luật; phòng cháy, chữa cháy rừng... - Luật bảo vệ môi trường cũng có các qui định về nghiêm cấm đốt phá rừng; nghiêm cấm khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quí, hiếm trong Danh mục qui định của Chính phủ, trong khi Danh mục này được ban hành trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (tt) Cả hai đạo luật đều qui định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quí hiếm thuộc Danh mục quí hiếm, song mức xử phạt lại khác nhau. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài nguyên nước Luật Tài nguyên nước và Luật bảo vệ môi trường có chung đối tượng điều chỉnh là các quan hệ về bảo vệ tài nguyên nước, trong đó: - Luật tài nguyên nước đề cập sâu hơn đến các biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo đảm an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài nguyên nước (tt) - Luật bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn đến khía cạnh bảo đảm chất lượng nước (độ trong sạch của nước) để phục vụ cho đời sống của con người và các hoạt động phát triển. - Khi qui định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ chất lượng nước, Luật tài nguyên nước thường dẫn chiếu đến các qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là dẫn chiếu đến các tiêu chuẩn môi trường. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài nguyên nước (tt) - Giữa Luật bảo vệ môi trường và Luật tài nguyên nước có khá nhiều qui định trùng lặp, chồng chéo hoặc xung đột với nhau, trong đó thể hiện rõ nhất 2 vấn đề sau: (i) Các qui định về cấp Quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM/CKM và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài nguyên nước (tt) Điều 57 khoản 4 Luật tài nguyên nước qui định hoạt động cấp, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước là nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên nước, do cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên nước tiến hành, trong đó Giấy phép về tài nguyên nước bao gồm cả giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Như vậy, rõ ràng giữa Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với Quyết định phê chuẩn ĐTM/ĐKM có những nội dung trùng lặp nhau, song lại do hai cơ quan khác nhau có thẩm quyền cấp và thu hồi. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Tài nguyên nước (tt) (ii) Các qui định về ban hành và tổ chức thực hiện Tiêu chuẩn về tài nguyên nước (Điều 57 khoản 2 Luật tài nguyên nước) với việc ban hành hệ thống Tiêu chuẩn môi trường, trong đó có Tiêu chuẩn môi trường đối với bảo vệ môi trường nước cũng chưa phân biệt được sự giống và khác nhau của 2 loại tiêu chuẩn này. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Khoáng sản và Luật Dầu khí Luật khoáng sản có một số nét khác biệt, thể hiện ở một số điểm như sau: - Thứ nhất, khác với tài nguyên đất, nước, rừng, hệ sinh vật... khoáng sản nói chung, dầu khí nói riêng là nguồn tài nguyên hầu hết không tái tạo được và là tài sản quan trọng, có giá trị rất lớn của mỗi quốc gia nên pháp luật về khoáng sản và dầu khí vừa điều chỉnh hành vi khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này nhưng mặt khác lại khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản để thu lại lợi ích kinh tế cho đất nước. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Khoáng sản và Luật Dầu khí (tt) - Thứ hai, hoạt động khoáng sản, hoạt động dầu khí có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh. Do các hoạt động này thường được tiến hành trên qui mô lớn, số lượng khai thác nhiều, thời gian hoạt động kéo dài, sử dụng nhiều phương tiện và hoá chất trợ giúp nên phạm vi và mức độ ảnh hưởng tới các thành phần môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh vật... thường nghiêm trọng, hậu quả khó khắc phục. Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản là góp phần bảo vệ môi trường, môi sinh, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Doanh nghiệp. - Để bảo vệ môi trường, Luật doanh nghiệp qui định cấm kinh doanh một số ngành nghề mà hoạt động có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, như: chất nổ, chất độc, chất phóng xạ; hoá chất có tính độc hại mạnh, các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng; các loại pháo; thực vật, động vật hoang dã, và một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện... Mối liên hệ của Luật BVMT với Luật Doanh nghiệp (tt) - Để bảo đảm cho các doanh nghiệp thực hiện được quyền tự do kinh doanh, Luật doanh nghiệp qui định quyền chủ động đăng kí và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng không cần xin phép bất cứ cơ quan nào nếu hoạt động kinh doanh đó không trái với các qui định của pháp luật về điều kiện kinh doanh. Mối liên hệ của Luật BVMT với Bộ Luật dân sự Bộ luật dân sự và Luật bảo vệ môi trường đều qui định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, trong đó Bộ Luật dân sự qui định cụ thể, chi tiết hơn nghĩa vụ của các chủ sở hữu khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình; khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại và các công trình khác; khi làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước thải v.v. phải tuân theo các qui định về bảo vệ môi trường. Mối liên hệ của Luật BVMT với Bộ Luật dân sự (tt) • Bộ luật dân sự xác định có 4 loại thiệt hại được tính bồi thường gồm: i) thiệt hại do tài sản bị xâm phạm; ii) thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm; iii) thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm; iv) thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm, trong đó thiệt hại về tài sản được bồi thường bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại. Mối liên hệ của Luật BVMT với Bộ Luật dân sự (tt) • Theo Luật BVMT thì chi phí được tính đòi bồi thường thiệt hại về môi trường do sự cố tràn dầu bao gồm: i) Chi phí cho ứng cứu sự cố, như ngăn dầu, gom dầu, xử lí dầu cặn làm sạch môi trường; ii) Bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại trực tiếp do sự cố xảy ra iii) Bồi thường do việc khôi phục môi trường bị suy thoái hoặc bị huỷ hoại do ô nhiễm; iv) Chi phí cho công tác khảo sát, lập căn cứ để đánh giá thiệt hại về kinh tế và môi trường. Như vậy, cần phải có sự thống nhất trong việc xác định các loại thiệt hại bị xâm phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mối liên hệ của Luật BVMT với Bộ Luật hình sự - Theo Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường thì “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học”. Như vậy, có thể coi một hành vi khai thác và sử dụng bất hợp lý các nguồn tài nguyên là hành vi vi phạm các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Mối liên hệ của Luật BVMT với Bộ Luật hình sự (tt) • Trong BLHS, Chương XVII tội phạm về môi trường chỉ qui định các tội phạm gây ô nhiễm các thành phần môi trường quan trọng như không khí, đất, nước; và huỷ hoại một số nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như thực vật rừng, động vật rừng quí hiếm, nguồn lợi thuỷ sản..., còn nhiều tội phạm khác có nội dung hướng tới việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên (và theo cách lập luận như trên thì đó là các qui định hướng tới việc bảo vệ môi trường), như Tội vi phạm các qui định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên (Điều 172); Tội vi phạm các qui định về sử dụng đất đai (Điều 173); Mối liên hệ của Luật BVMT với Bộ Luật hình sự (tt) Tội vi phạm các qui định về quản lý đất đai (Điều 174); Tội vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175); Tội vi phạm các qui định về quản lý rừng (Điều 176) lại được quy định trong Chương XVI - Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Tuy nhiên, nếu không căn cứ vào “khách thể chính” để phân định một cách tương đối các tội phạm về môi trường với các tội phạm khác thì khả năng tuyệt đại đa số hoạt động tội phạm, bằng cách này hay cách khác, đều có thể coi là có sự xâm hại đến môi trường. Nhận xét chung Trong mối quan hệ với các luật về tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường tồn tại với tư cách là luật chung, còn các luật về tài nguyên tồn tại với tư cách là luật chuyên ngành, do vậy, để đảm bảo tính “chuyên biệt” trong quá trình điều chỉnh pháp luật, đồng thời bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, khắc phục tình trạng trùng lặp các qui định như đã nêu trên. Nhận xét chung (tt) Mọi quan hệ liên quan đến việc khai thác, sử dụng, quản lý, bảo vệ từng nguồn tài nguyên trước hết phải được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành, Luật bảo vệ môi trường chỉ đề cập đến các nguyên tắc chung và một số nội dung có liên quan đến các nguồn tài nguyên như sau: Nhận xét chung (tt) i). Xác định các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ công tác lập qui hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên. ii). Xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng các thành phần môi trường làm căn cứ chung để kiểm soát ô nhiễm môi trường và ngăn chặn suy thoái các nguồn tài nguyên. iii). Xác định một số khu vực (một số vùng) có giá trị sinh thái đa dạng, tổng hợp và đặc thù cần phải bảo vệ theo chế độ riêng (qui chế đặc biệt). Nhận xét chung (tt) Luật bảo vệ môi trường qui định đầy đủ hơn chế độ “hậu kiểm” đối với các doanh nghiệp theo các hướng sau: • i). Qui định chế độ thông tin (báo cáo) thường xuyên về tình hình tuân thủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. • ii). Qui định trách nhiệm đánh gía tác động môi trường thường xuyên (theo định kì và đối với một số hoạt động phát triển nhất định). • iii). Tăng cường hơn nữa hoạt động thanh tra, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm khắc các hành vi vi phạm các qui định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - Văn kiện Đại hội IX và Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010. - Nghị quyết Hội nghị TW 7 Khoá IX là Tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong hời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Văn kiện Đại hội X và Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 2006-2010. - Chỉ thị 36/CT.TW ngày 25 tháng 06 năm 1998; - Nghị quyết số 41-NQ/TWngày 15 tháng 11 năm 2004 cuả Bộ Chính trị CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ • - Nghị định số 80/CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 81/CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ (tt) - Nghị định số 36/CP ngày 24/07/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. - Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn; - Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 v/v thoát nước đô thị và Khu công nghiệp; CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ (tt) - Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Văn bản có hiệu lực từ ngày 24 tháng 12 năm 2003. Kèm theo Quyết định này là Danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường. - Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/08/2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CHÍNH PHỦ (tt) - Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 25/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam - Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đây là bước đi tiếp theo nhằm giải quyết các điểm nóng về môi trường. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CỦA CÁC BỘ NGÀNH LIÊN QUAN - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục Chất thải nguy hại; - Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hạ