Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng – Chất)

Quy luật này nghiên cứu về về cách thức chung của sự phát triển (hình thức phát triển thì đa dạng, muôn vẻ), phải có sự tích lũy có đủ về lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Ngược lại chất đổi sẽ dẫn đến lượng đổi. 1. Các phạm trù Chất và Lượng: a. Phạm trù chất: - Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó, chứ không phải là cái khác. Như vậy khái niệm chất trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy là cái gì. Chất của sự vật luôn luôn gắn liền với các thuộc tính của nó, nhưng chất và thuộc tính không đồng nhất với nhau: Thuộc tính chỉ là một mặt, một trạng thái, một tính chất nào đó của sự vật được biểu hiện ra thông quan mối quan hệ của sự vật ấy với những sự vật khác. Do đó thuộc tính có tính bộ phận, trong khi Chất của sự vật là toàn bộ sự vật, là sự thống nhất của tất cả các thuộc tính, nên Chất có tính chỉnh thể. Thuộc tính là cái quy định Chất. Tuy nhiên những thuộc tính khác nhau quy định chất cho sự vật một cách khác nhau, chỉ những thuộc tính cơ bản mới quy định chất cho sự vật và thuộc tính cơ bản cho Chất này có khi lại là không cơ bản đối với Chất khác.

pdf5 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (quy luật lượng – Chất), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG THÀNH NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI (QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT) Quy luật này nghiên cứu về về cách thức chung của sự phát triển (hình thức phát triển thì đa dạng, muôn vẻ), phải có sự tích lũy có đủ về lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Ngược lại chất đổi sẽ dẫn đến lượng đổi. 1. Các phạm trù Chất và Lượng: a. Phạm trù chất: - Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó, chứ không phải là cái khác. Như vậy khái niệm chất trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy là cái gì. Chất của sự vật luôn luôn gắn liền với các thuộc tính của nó, nhưng chất và thuộc tính không đồng nhất với nhau: Thuộc tính chỉ là một mặt, một trạng thái, một tính chất nào đó của sự vật được biểu hiện ra thông quan mối quan hệ của sự vật ấy với những sự vật khác. Do đó thuộc tính có tính bộ phận, trong khi Chất của sự vật là toàn bộ sự vật, là sự thống nhất của tất cả các thuộc tính, nên Chất có tính chỉnh thể. Thuộc tính là cái quy định Chất. Tuy nhiên những thuộc tính khác nhau quy định chất cho sự vật một cách khác nhau, chỉ những thuộc tính cơ bản mới quy định chất cho sự vật và thuộc tính cơ bản cho Chất này có khi lại là không cơ bản đối với Chất khác. (thuộc tính cơ bản thay đổi thì Chất thay đổi: ví dụ cái cốc thủy tinh có những thuộc tính làm bằng thủy tinh, trong suốt, đáy lành, không thủng, miệng không ghồ ghề, không sứt mẻ => cái cốc có Chất: đựng nước; có thể làm cái chặn giấy: thuộc tính cơ bản là nó nặng; có thể úp đựng các con vật Chất của sự vật là khách quan, tuy nhiên nó không thể tồn tại bên ngoài sự vật mà phải tồn tại thông qua sự vật mang nó và một sự vật có vô vàn Chất. b. Phạm trù Lượng: Định nghĩa: Lượng là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có về mặt số lượng, khối lượng, kích thước, quy mô, nhịp điệu... của quá trình vận động phát triển của các sự vật hiện tượng, cũng như của các yếu tố tạo nên chúng. Như vậy khái niệm Lượng trả lời cho câu hỏi: Sự vật ấy như thế nào (lớn – bé, cao – thấp...). Để xác định Lượng cho sự vật người ta thường sử dụng 2 loại chỉ số: con số và đại lượng. Có những Lượng được xác định bằng con số chính xác, nhưng có những Lượng chỉ xác định được bằng một đại lượng tương đối (trên đầu ta có rất nhiều tóc – không thể đếm cụ thể là bao nhiêu; cô ta rất đẹp; bà ấy rất ghen...). Lượng cũng có tính khách quan và sự phân biệt giữa Chất và Lượng cũng chỉ là tương đối vì cùng một cái xét trong quan hệ này có thể là Chất, nhưng xét trong một quan hệ khác lại là Lượng. Ví dụ: xét con số 16 có nhiều cách xác định khác nhau: tích của 2 và 8, bình phương của 4, tứ thừa của 2, 16 tổng khác nhau... 2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: (diễn biến của quy luật) - Chất và Lượng luôn luôn gắn liền với nhau, không tách rời nhau bởi vì mỗi sự vật hiện tượng đều phải phải có tính quy định về Chất lại vừa vừa có tính quy định về Lượng, nên không có Chất thiếu Lượng và ngược lại. - Lượng có xu hướng biến đổi liên tục, nó được tích lũy dần dần. Còn Chất có xu hướng ổn định, ít thay đổi. Do đó không phải mọi sự thay đổi về Lượng đều làm cho Chất thay đổi. Khi Lượng biến đổi trong một giới hạn nhất định nào đó thì Chất của sự vật về cơ bản vẫn giữ nguyên. Giới hạn đó gọi là độ. Ví dụ: nước ở điều kiện thường ở 00C ->1000C nó là chất lỏng (trạng thái lỏng)... (có có độ cụ thể, có độ tương đối) Như vậy độ là như là một khoảng giới hạn mà trong đó những thay đổi về Lượng chưa dẫn đến những biến đổi căn bản về Chất. - Trong quá trình phát triển của sự vật thì Lượng phát triển trước. Sự tích lũy dần dần về lượng đến một lúc nào đó sẽ vượt quá độ cho phép, khi đó chất của sự vật sẽ thay đổi theo. Như vậy phải có sự tích lũy đủ về Lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về Chất. Điểm giới hạn mà tại đó diễn ra sự biến đổi về Chất của sự vật được gọi là điểm nút. - Khi Lượng biến đổi đạt đến đến điểm nút thì quá trình biến đổi về chất sẽ diễn ra, nhưng không diễn ra tức thời, mà nó được thực hiện thông qua một giai đoạn được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là giai đoạn biến đổi Chất của sự vật do những thay đổi về Lượng của chất đó gây nên. Các bước nhảy diễn ra theo những quy mô và nhịp điệu khác nhau. + Theo quy mô: thì có bước nhảy cục bộ (quy mô nhỏ), bước nhảy toàn bộ (bước nhảy quy mô lớn). + Theo nhịp điệu: có bước nhảy đột biến (bùng nổ - diễn ra nhanh. Ví dụ phản ứng Hóa học...), bước nhảy dần dần (thời gian tương đối dài, diễn ra rất chậm. Ví dụ hạt thóc nảy mầm, trứng nở thành gà, cải cách xã hội, thực hiện một cuộc cách mạng, sự tiến hóa của loài người). - Sau khi chất mới ra đời thay thế cho chất cũ thì nó sẽ tác động trở lại sẽ làm cho Lượng thay đổi theo. Bởi vì tương ứng với chất mới phải là một lượng mới, lượng nãy sẽ biến đổi với một quy mô, một tốc độ mới (quá trình học tập của trẻ từ tiểu học đến bậc cao hơn). Đây là nói sự tác động trở lại của Chất đối với Lượng. Như vậy cứ mỗi khi Chất thay đổi thì nó đòi hỏi Lượng cũng phải thay đổi theo. 3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật Lượng – Chất: - Phải có sự tích lũy đủ về lượng thì mới dẫn đến sự biến đổi về chất. Do đó chúng ta phải kiên quyết đấu tranh chống tư tưởng tả khuynh, tức là tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nóng vội khi chưa có sự chuẩn bị về Lượng đã muốn làm thay đổi về Chất (theo xu hướng này không thể thành công được, trái quy luật, mang tính duy tâm, duy ý chí). - Khi Lượng đã tích lũy đủ thì phải có quyết tâm thực hiện bước nhảy, do đó cũng phải đấu tranh để khắc phục tư tưởng hữu khuynh, tức là tư tưởng bảo thủ, trì trệ, ỷ lại, trông chờ vào thực tế, bằng lòng với sự tích lũy thuần túy về Lượng mà không chịu tác động để làm thay đổi về Chất. - Phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy khác nhau, biết kết hợp bước nhảy cục bộ với bước nhảy toàn bộ, bước nhảy đột biến với bước nhảy dần dần.
Tài liệu liên quan