Tóm tắt. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, những tác động can thiệp sớm giáo dục (CTSGD)
phù hợp có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Autism
spectrum disorders - ASDs), giúp cải thiện kết quả về nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã
hội, hành vi., giúp trẻ sớm đến trường hòa nhập và tham gia cộng đồng. Tuy nhiên, kiến
thức và các kĩ năng cần thiết để triển khai quy trình CTSGD trẻ ASDs còn nhiều hạn chế
và chưa tổ chức khoa học, chặt chẽ trong tất cả các khâu cơ bản của CTSGD gồm: Phát
hiện sớm - chẩn đoán - đánh giá và can thiệp sớm. Trong bài viết này, tìm hiểu thực trạng
sử dụng quy trình CTSGD trẻ ASDs tại 4 cơ sở chuyên biệt (với 150 CM trẻ, 128 GV và 23
CBQL), kết hợp với sự kế thừa các quan điểm về xây dựng quy trình CTS của các tác giả
trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi đề xuất quy trình CTSGD trẻ ASDs gồm 3 giai đoạn:
1) Phát hiện, giới thiệu và chẩn đoán; 2) đánh giá phát triển, xây dựng và thực hiện chương
trình CTSGD; 3) đánh giá kết quả CTSGD và chuyển tiếp chương trình mới. Quy trình
CTSGD được chỉ rõ từng bước nhằm giúp giáo viên và CBQL các cơ sở giáo dục chuyên
biệt có thể dễ dàng triển khai và thực hiện các khâu của quá trình CTSGD trẻ ASDs.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0065
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6, pp. 159-169
This paper is available online at
QUY TRÌNH CAN THIỆP SỚM GIÁO DỤC TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
Đỗ Thị Thảo
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, những tác động can thiệp sớm giáo dục (CTSGD)
phù hợp có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Autism
spectrum disorders - ASDs), giúp cải thiện kết quả về nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã
hội, hành vi..., giúp trẻ sớm đến trường hòa nhập và tham gia cộng đồng. Tuy nhiên, kiến
thức và các kĩ năng cần thiết để triển khai quy trình CTSGD trẻ ASDs còn nhiều hạn chế
và chưa tổ chức khoa học, chặt chẽ trong tất cả các khâu cơ bản của CTSGD gồm: Phát
hiện sớm - chẩn đoán - đánh giá và can thiệp sớm. Trong bài viết này, tìm hiểu thực trạng
sử dụng quy trình CTSGD trẻ ASDs tại 4 cơ sở chuyên biệt (với 150 CM trẻ, 128 GV và 23
CBQL), kết hợp với sự kế thừa các quan điểm về xây dựng quy trình CTS của các tác giả
trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi đề xuất quy trình CTSGD trẻ ASDs gồm 3 giai đoạn:
1) Phát hiện, giới thiệu và chẩn đoán; 2) đánh giá phát triển, xây dựng và thực hiện chương
trình CTSGD; 3) đánh giá kết quả CTSGD và chuyển tiếp chương trình mới. Quy trình
CTSGD được chỉ rõ từng bước nhằm giúp giáo viên và CBQL các cơ sở giáo dục chuyên
biệt có thể dễ dàng triển khai và thực hiện các khâu của quá trình CTSGD trẻ ASDs.
Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, mầm non chuyên biệt, can thiệp sớm giáo dục, quy trình, quy
trình can thiệp sớm giáo dục.
1. Mở đầu
Ngày nay, xu thế phát triển giáo dục đặc biệt của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt
Nam, giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật được ưu tiên và phát triển hơn cả. Xu hướng này càng
phát triển, càng thấy rõ vai trò quan trọng của can thiệp sớm giáo dục (CTSGD). Theo Fallen và
Umansky (1985), “Can thiệp sớm là một quá trình tác động vào cuộc sống của trẻ nhỏ bị khuyết tật
và gia đình nhằm thay đổi xu hướng và hệ quả của khuyết tật hay sự chậm phát triển”. Còn Zigler
(1990) cho rằng: “Mục đích của can thiệp sớm là tạo ra sự tác động tích cực đến toàn bộ sự phát
triển của trẻ, trong đó có sự phát triển về xã hội, tình cảm, thể chất và trí tuệ” [13].
Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (Autism Spectrum Disorders - ASDs) gặp nhiều khó khăn về tương
tác xã hội, giao tiếp, tưởng tượng... Những biểu hiện này không nhất quán với độ tuổi phát triển
của trẻ và thể hiện rõ nét từ những năm đầu đời, gây ra nhiều khó khăn trong suốt cuộc đời của trẻ
(Schieve, Rice, Boyle, Visser, và Blumberg, 2006). Do những khó khăn đặc thù ở từng trẻ ASDs
nên cần CTSGD chuyên sâu để đáp ứng nhu cầu và khả năng riêng biệt đó của trẻ. Trong giai đoạn
từ 3 đến 6 tuổi, những tác động CTSGD phù hợp có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của
trẻ. Việc phát hiện và CTSGD trẻ ASDs 3 đến 6 tuổi tại các cơ sở chuyên biệt có thể cải thiện
Ngày nhận bài: 15/2/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2015.
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com
159
Đỗ Thị Thảo
nhiều kết quả về nhận thức, ngôn ngữ, tương tác xã hội, hành vi..., giúp trẻ sớm đến trường hòa
nhập và tham gia cộng đồng.
CTSGD trẻ ASDs ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, do: 1) Số lượng trẻ
ASDs gia tăng ngày càng nhiều; 2) Hầu hết, trẻ ASDs được chẩn đoán khi lên ba hoặc bốn tuổi,
trong đó 75% được chẩn đoán kèm theo khuyết tật trí tuệ và thường ở mức trung bình (IQ: 35 -50);
3) Kiến thức và các kĩ năng cần thiết để triển khai quy trình CTSGD trẻ ASDs còn nhiều hạn chế
và chưa tổ chức khoa học, chặt chẽ trong tất cả các khâu cơ bản của CTSGD gồm: Phát hiện sớm
(PHS) - chẩn đoán (CĐ) - đánh giá (ĐG) và can thiệp sớm
Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu về liên quan đến quy trình CTSGD trẻ ASDs chưa
nhiều, có thể kể ra đây một số nghiên cứu điển hình như: Tại Mỹ, theo Autism Spectrum Disorders:
Guide to Evidence - Based Interventions (2012) quy trình CTS bao gồm 3 bước: 1) Tiến hành đánh
giá; 2) Xây dựng kế hoạch can thiệp; 3) Giám sát tiến độ [7, tr15]. Tại Úc, theo New South Wales
Departmant of Education and Trainning - Best Start (2009), Kindergarten Assessment, quy trình
CTS cũng bao gồm 3 bước: 1) phát hiện và khám sàng lọc; 2) đánh giá và ra quyết định thích
hợp thông qua chương trình giáo dục cá nhân và sự lựa chọn dịch vụ; 3) thực hiện chương trình
CTSGD có sự tham gia của gia đình [11]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lê và các cộng sự
(2012) đã xây dựng một quy trình CTSGD trẻ khuyết tật nói chung gồm 03 giai đoạn: 1) Phát hiện
- chẩn đoán - giới thiệu; 2) Đánh giá ban đầu - xây dựng chương trình - thực hiện chương trình; 3)
Đánh giá kết quả - chuyển sang chương trình mới [3, tr155]. Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hoàng
Yến cũng đưa ra một quy trình CTS 03 giai đoạn cho trẻ ASDs nhưng tác giả chưa đề cập đến nội
dung của các giai đoạn trong quy trình [6,tr41]. Trong cuốn sách “Hỗ trợ kiến thức về CS & GD
trẻ mắc hội chứng tự kỉ” của Trung tâm nghiên cứu GD & CS trẻ em và tác giả Nguyễn Văn Thủy
cho rằng, quy trình CTS trẻ ASDs gồm 5 giai đoạn: 1) Thắc mắc vấn đề; 2) Chẩn đoán đánh giá;
3) Lập kế hoạch; 4) Can thiệp; 5) đánh giá lại [5], [4]. Mặc dù, quy trình CTS 5 giai đoạn như trên
đã rõ ràng nhưng lại thiếu tính kết nối giữa các khâu của quá trình can thiệp.
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam chưa có sự thống nhất về quy trình CTSGD trẻ ASDS.
Các quy trình các tác giả đưa ra còn chưa mang tính khái quát, phổ biến và có thể áp dụng linh hoạt
trong các điều kiện khác nhau. Đặc biệt, chưa rõ sự phối hợp giữa các lực lượng trong CTSGD trẻ
ASDs. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu thực trạng sử dụng quy trình CTSGD trẻ ASDs tại
4 cơ sở, kết hợp với sự kế thừa các quan điểm về xây dựng quy trình CTS của các tác giả, chúng
tôi đề xuất quy trình CTSGD trẻ ASDs mầm non chuyên biệt. Quy trình CTSGD được chỉ rõ từng
bước nhằm giúp giáo viên, CM trẻ và CBQL các cơ sở giáo dục chuyên biệt có thể dễ dàng triển
khai và thực hiện các khâu của quá trình CTSGD trẻ ASDs.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm “quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ”
Quy trình là cách thức cụ thể để tiến hành một hành động hay quá trình. Hay quy trình là
một trình tự có tổ chức các hoạt động để hoàn thành cái gì đó.
Một quy trình thông thường bao gồm các bước hay giai đoạn khác nhau. Các bước hoặc
những giai đoạn này tạo nên một chu trình khép kín, giúp cho một hành động/hoạt động hay một
quá trình đạt đến kết quả mong muốn. CTSGD được nhìn nhận như là một quy trình đầy đủ và
thực hiện quy trình này là quá trình hay sự chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào hệ thống GD phổ thông.
Chúng tôi cho rằng, quy trình CTSGD trẻ ASDs là cách thức tiến hành một chu trình
CTSGD theo các giai đoạn/các bước có liên quan chặt chẽ với nhau, được thực hiện bởi nhà
chuyên môn, gia đình trẻ nhằm giúp trẻ tiến bộ và có được chuẩn bị tốt nhất cho trẻ trước khi bước
vào trường hòa nhập.
160
Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
2.2. Thực trạng sử dụng quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 128 giáo viên (GV), 23 cán bộ quản lí (CBQL) và 150
CM trẻ ASDs tại 4 cơ sở chuyên biệt: 02 cơ sở tại Hà Nội, 01 cơ sở tại Nam Định và 01 cơ sở tại
Hà Nam. Đây là các cơ sở đang thực hiện CTSGD cho trẻ ASDs. Kết quả như sau:
a. Đánh giá về quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Bảng 1. Đánh giá của CM trẻ, GV, CBQL về quy trình CTSGD
TT Quy trình CTSGD
CM trẻ GV CBQL Chung
N = 150 N=128 N= 23 (N = 301)
SL TL SL TL SL TL SL TL
1
Quy trình 5 giai đoạn: 1) Phát hiện
sớm; 2) Chẩn đoán và đánh giá; 3) Lập
kế hoạch can thiệp; 4) Tiến hành can
thiệp; 5) Đánh giá lại
44 29,3 27 21,1 3 13 74 24,6
2
Quy trình 4 giai đoạn: 1) Đánh giá; 2)
Tư vấn; 3) Lập kế hoạch và thực hiện
kế hoạch can thiệp; 4) Đánh giá lại
89 59,3 86 67,2 18 78,3 193 64,1
3
Quy trình 3 giai đoạn: 1) Phát hiện,
giới thiệu và chẩn đoán; 2) Đánh giá
phát triển, xây dựng và thực hiện
chương trình CTSGD; 3) Đánh giá kết
quả CTSGD và chuyển tiếp chương
trình mới.
17 11,3 15 11,7 2 8,7 34 11,3
Bảng 2.1 cho chúng tôi thấy: Có 64.1% tổng số ý kiến cho rằng cơ sở đang thực hiện quy
trình gồm 4 giai đoạn: 1) Đánh giá; 2) Tư vấn; 3) Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch can thiệp; 4)
Đánh giá lại. Có 24.6% tổng số ý kiến cho rằng cơ sở đang thực hiện quy trình gồm 5 giai đoạn:
1) Phát hiện sớm; 2) Chẩn đoán và đánh giá; 3) Lập kế hoạch can thiệp; 4) Tiến hành can thiệp;
5) Đánh giá lại). Chỉ có 11.3% tổng số ý kiến cho rằng cơ sở đang sử dụng quy trình 3 giai đoạn:
1) Phát hiện - giới thiệu - chẩn đoán; 2) Đánh giá phát triển - đánh giá - thực hiện chương trình
CTSGD; 3) Đánh giá kết quả CTSGD - chuyển tiếp chương trình mới.
Mỗi quy trình can thiệp đều có những ưu điểm nhất định, tuy nhiên với điều kiện hiện tại,
các cơ sở chuyên biệt và gia đình trẻ sẽ lựa chọn những quy trình đơn giản và có tính liên kết trong
các bước thực hiện.
Quy trình CTSGD 5 giai đoạn có sự độc lập rõ ràng, có sự tham gia của ngành y tế, đề cao
vai trò của chuyên gia nhưng lại dời rạc, thiếu tính kết nối giữa các khâu. Số lượng chuyên gia
trong lĩnh vực CTSGD tại nước ta còn hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của
trẻ ASDs và gia đình. Đối với quy trình can thiệp 4 giai đoạn số lượng các bước thực hiện được
giảm bớt tuy nhiên không bao gồm khâu PHS và chẩn đoán dạng tật, mặt khác trong quá trình thực
hiện không thực hiện khâu đánh giá lại sau quá trình can thiệp nên không đánh giá được hiệu quả
can thiệp để có sự điều chỉnh chương trình cho phù hợp. Quy trình CTSGD 3 giai đoạn thể hiện
tính kết nối trọn vẹn, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà chuyên môn với CM trẻ, có sự đánh giá kết
quả để làm cơ sở xây dựng kế hoạch chuyển tiếp cho trẻ. Sở dĩ, các cơ sở chưa thực hiện theo quy
trình có 3 giai đoạn vì số lượng cán bộ chẩn đoán, đánh giá còn thiếu. Cần thiết phải đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ CTSGD chuyên sâu như chuyên gia chẩn đoán, đánh giá, chuyên gia trị liệu ngôn
161
Đỗ Thị Thảo
ngữ, giao tiếp, hành vi,. . .
b. Đánh giá của CBQL, GV và CM trẻ về mức độ thực hiện các bước trong quy trình
can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Bảng 2. Đánh giá của CBQL, GV và CM trẻ về mức độ thực hiện
các bước trong quy trình CTSGD cho trẻ ASDs
TT Các bước
Cha mẹ Giáo viên CBQL Chung
N = 150 N=128 N= 23 (N = 301)
M SD
Thứ
bậc M SD
Thứ
bậc M SD
Thứ
bậc M SD
Thứ
bậc
1 Phát hiện sớm 1,51 0,66 7 1,50 0,66 7 1,52 0,67 7 1,50 0,66 7
2 Chẩn đoán 1,75 0,79 6 1,85 0,73 6 1,57 0,66 6 1,78 0,76 6
3
Đánh giá phát
triển
2,31 0,68 3 2,50 0,55 2 2,70 0,47 3 2,42 0,62 2
4 Tư vấn cha mẹ 2,05 0,65 5 1,94 0,62 5 1,78 0,67 5 1,98 0,65 5
5
Xây dựng
và thực hiện
KHGDCN
2,69 0,51 1 2,91 0,28 1 2,87 0,34 1 2,68 0,50 1
6
Đánh giá kết
quả can thiệp
2,15 0,70 4 2,03 0,71 4 2,00 0,74 4 2,09 0,71 4
7
Xây dựng kế
hoạch chuyển
tiếp
2,33 0,65 2 2,34 0,66 3 2,78 0,42 2 2,25 0,67 3
Tổng chung 2,11 0,66 2,15 0,60 2,17 0,57 2,10 0,65
Kết quả khảo sát cho thấy: 4 trong số 7 bước của quy trình CTSGD được các cơ sở CTSGD
chuyên biệt thực hiện thường xuyên nhất là: Xây dựng và thực hiện KHGDCN (M =2,68, SD =
0,50) xếp bậc 1; “Đánh giá phát triển” xếp bậc 2 với M = 2,42; “Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp”
xếp bậc 3 với X = 2,25; xếp bậc 4 là “Đánh giá kết quả can thiệp” với M = 2,09. Thông thường
KHGDCN được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá phát triển của từng trẻ nhưng kết quả điều tra
thực trạng cho thấy “Đánh giá phát triển “xếp bậc 2, sau bước “Xây dựng và thực hiện KHGDCN”.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: 1) Xây dựng và thực hiện KHGDCN là nhiệm vụ bắt
buộc đối với GV dạy trẻ, có những GV nhờ kiến thức, kinh nghiệm và KN làm việc với trẻ tốt có
thể nhận biết khả năng và nhu cầu của trẻ sau thời gian tiếp xúc từ đó có thể thiết lập các mục tiêu
can thiệp, những GV khác có thể trao đổi, tìm hiểu thông tin qua CM trẻ để xây dựng KHGDCN;
2) Đánh giá phát triển được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia đánh giá, thời gian đánh giá kéo dài
từ 1 đến 2 tuần. Thực tế tại các cơ sở GD chuyên biệt, lực lượng này còn khá mỏng chưa thể đảm
nhiệm việc đánh giá cho tất cả các trẻ trước khi xây dựng KHGDCN. Việc đánh giá kết quả can
thiệp được thực hiện hàng tháng thông qua bản nhận xét của GV về những mục tiêu đã được đề ra,
từ đó có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp hoặc có kế hoạch chuyển tiếp.
Các bước còn lại như: PHS (M =1,50, SD = 0,66); Chẩn đoán (M = 2,68, SD = 0,76); Tư
vấn CM trẻ (M = 1,98, SD = 0,65) có tần suất thực hiện thấp hơn. Cô Đ.T.T (trường Mầm non
ASM) giải thích nguyên nhân của thực trạng này như sau: “Việc PHS và chẩn đoán về dạng tật
của trẻ thường được thực hiện tại các bệnh viện bởi đây là địa chỉ đầu tiên các CM tìm đến ngay
162
Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của trẻ. Tư vấn CM cũng là bước chưa được thực hiện
thường xuyên tại các cơ sở giáo dục do GV chưa tự tin và thiếu kinh nghiệm làm việc với CM trẻ
như: nắm bắt tâm lí, tư vấn sâu, lắng nghe, chia sẻ với CM trẻ).
Để đánh giá mức độ tương quan giữa các bước trong quy trình CTSGD, chúng tôi sử dụng
kiểm định hệ số tương quan Pearson (r), kết quả cho thấy: Bước PHS” có quan hệ thuận chặt chẽ
với bước“ Chẩn đoán” với mức ý nghĩa (r = 0,227, N = 301, P < 0,01), bên cạnh đó “Phát hiện
sớm” cũng có mối quan hệ thuận với “Xây dựng kế hoạch chuyển tiếp” với mức ý nghĩa (r = 0,132,
N = 301, P = 0,22). Mối tương quan này cho thấy thực hiện càng tốt bước PHS thì kết quả chẩn
đoán sẽ càng chính xác. Ngoài ra kết quả kiểm định tương quan cũng chỉ ra mối quan hệ thuận và
chặt giữa bước “Đánh giá phát triển” và “xây dựng KHGDCN” với (r =0,120, N = 301, P = 0,37),
như vậy kết quả đánh giá phát triển càng chính xác thì việc xây dựng KHGDCN càng phù hợp với
trẻ.
Từ kết quả trên đây cho thấy, biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV CTSGD trẻ
ASDs về cách sử dụng công cụ đánh phát triển, viết báo cáo đánh giá, tư vấn CM trẻ là việc làm
quan trọng và cấp bách.
2.3. Đề xuất quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau của các tác giả về quy trình
như: quy trình 5 giai đoạn [5],[4], quy trình 3 giai đoạn [3], [6], [7],[16]. Bài viết đề xuất sử dụng
quy trình CTSGD trẻ ASDs gồm 3 giai đoạn ở sở đồ 1 dưới đây:
Sơ đồ 1. Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Quy trình 3 giai đoạn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mỗi giai đoạn có từng bước
diễn ra trong từng giai đoạn nhưng có quan hệ chặt chẽ với các bước khác trong giai đoạn ấy và
các giai đoạn khác trong quy trình.
163
Đỗ Thị Thảo
2.3.1. Giai đoạn 1: Phát hiện sớm, giới thiệu và chẩn đoán
a. Phát hiện sớm (PHS): Phát hiện là tìm tòi các dấu hiệu và tín hiệu cho thấy sự phát triển
của trẻ có nguy cơ hoặc đang tiến triển một cách không bình thường. Kết quả của phát hiện không
phải là chẩn đoán cuối cùng, mà là bước đầu tiên để sàng lọc các dấu hiệu ban đầu. PHS trẻ ASDs
có thể được thực hiện trước tuổi lên 3 và thậm chí sớm hơn 6 đến 18 tháng. Tất cả trẻ em sinh ra
tại cộng đồng đều được sàng lọc để phát hiện sớm ASDs tuần tự theo các lứa tuổi sau: 6, 12, 24,
36, 48, 60 tháng.
Người thực hiện sàng lọc PHS trong CTSGD có thể là một hoặc nhiều người thuộc các
nhóm sau: Gia đình và những người chăm sóc trẻ; GV nhà trẻ và mẫu giáo; y tá trường học, trung
tâm y tế. Tuy nhiên, nhiều CM trẻ không nắm được sự bất thường trong quá trình phát triển của
trẻ, do vậy GVMN, y tá trường học cần được trang bị kiến thức để sàng lọc PHS trẻ ASDs. Có thể
thực hiện PHS trẻ ASDs theo 3 bước sau đây:
Bước 1: Phỏng vấn CM trẻ và quan sát trẻ: 1) Phỏng vấn: Các nhà chuyên môn sẽ thu thập
thông tin hành chính, lí do đưa trẻ đi kiểm tra, tiền sử phát triển, môi trường sống, các sang chấn
tâm lí (nếu có), bệnh sử. . . Thu thập thông tin về sức khỏe của mẹ, tiền sử mang thai và sinh nở,
cách chăm sóc, nuôi dưỡng, nhận định của CM trẻ về sự phát triển của trẻ; 2) Quan sát trẻ: Nhà
chuyên môn sẽ cùng CM trẻ quan sát trẻ để nhận định sơ bộ về các dấu hiệu bất thường của trẻ.
Trong giai đoạn này, cần hết sức lưu ý tới những phản ứng khác nhau của CM trẻ với thực tế là con
của họ có thể có những đặc điểm phát triển không bình thường. Lúc này nhà chuyên môn cần lắng
nghe những câu hỏi, yêu cầu của CM trẻ và tìm hiểu những thông tin cơ bản về trẻ và GĐ trẻ. Sau
đó, đưa ra quyết định xem có nên cho trẻ thực hiện một số bài kiểm tra hay không. Nếu gia đình
đồng ý, các bài kiểm tra sẽ được bắt đầu.
Bước 2: Sử dụng các bảng kiểm tra phát hiện sớm ASDs: Hiện nay, có nhiều công cụ sàng
lọc PHS nhưng chúng tôi xin giới thiệu một số công cụ thường được sử dụng trên thế giới cho trẻ
ASDs như sau: 1) Năm dấu hiệu cờ đỏ PHS tự kỉ ở trẻ 12-24 tháng tuổi (Mỹ) [6]; 2) “Bảng kiểm
sàng lọc tự kỉ ở trẻ nhỏ có sửa đổi (A Modified Screening Tool for Autism (M CHAT- 23) for
Children)” được dùng để sàng lọc trẻ tự kỉ trong độ tuổi 18 - 30 tháng [9], [12], [15]. Bảng kiểm
này được thiết kế đơn giản với 23 câu hỏi, chỉ mất 5 đến 10 phút để phỏng vấn CM trẻ và đã được
sử dụng ở nhiều nước trên thế giới; 3) Bộ câu hỏi sàng lọc rối loạn phát triển 0, 6, 12, 24, 36, 48,
60 tháng; 6-10 và 11-16 tuổi (ASQ Việt Nam của Viện Nhi đề xuất).
Chúng tôi khuyến khích các cơ sở sử dụng bảng sàng lọc PHS “M-CHAT 23”, bởi vì nhiều
nghiên cứu công bố đã khẳng định về tính ưu việt và độ đặc hiệu của nó, điển hình: Năm 2004 một
nghiên cứu ở Trung Quốc đã cho thấy M-CHAT 23 có độ nhậy là 97% và độ đặc hiệu là 95% [6].
Ở Việt Nam, trong các nghiên cứu của mình các tác giả cũng giới thiệu và sử dụng M-Chat 23 như:
Trần Thị Thu Hà và cộng sự (2010) [1], Nguyễn Thị Bích Hạnh (2007) [2], Nguyễn Thị Hoàng
Yến (2013) [6].
b. Giới thiệu: Sau khi sử dụng bước 1 và 2, các nhà chuyên môn thấy nghi ngờ trẻ có nhiều
dấu hiệu của ASDs, lúc này họ sẽ tư vấn CM trẻ chuyển sang giai đoạn chẩn đoán để biết rõ trẻ có
bị ASDs hay không và ASDs ở mức độ nào.
c. Chẩn đoán: Việc chẩn đoán sớm sẽ đưa trẻ sớm đến với chương trình CTSGD. Chẩn
đoán trẻ ASDs để phân biệt với các dạng khuyết tật phát triển khác đòi hỏi một phương pháp đa
ngành toàn diện (Filipek và các đồng nghiệp. 1999).
Chẩn đoán trẻ ASDs là việc nhận ra khuyết tật và mức độ tật của trẻ cùng với các nguyên
nhân được đặt ra.
Mục đích của chẩn đoán giúp CM trẻ không còn hoang mang, có cách nhìn nhận không
đúng về trẻ, đồng thời giúp CM trẻ sớm chấp nhận khuyết tật của con mình. Giúp nhà chuyên môn
164
Quy trình can thiệp sớm giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ
xác định đúng được dạng tật và mức độ tật của trẻ. Thực hiện đúng các bước chẩn đoán sẽ giúp nhà
chuyên môn và CM trẻ tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí. Việc cung cấp chẩn đoán
chính xác sẽ có được định hướng đúng đắn về các chiến lược CTSGD. Jordan và Powell (1995) đã
đưa ra luận cứ mạnh mẽ rằng, việc kết luận chỉ có thể có hiệu quả khi những khác biệt cá nhân về
tư duy và phong cách học tập được xác định và thừa nhận bằng các PPDH phù hợp.
Cách thức tiến hành chẩn đoán: 1) Thực hiện theo các bước sau đây: a) Mô tả lí do và mục
đích chẩn đoán, b) Phân tích tiền sử phát triển, c) Sử dụng công cụ chẩn đoán phù hợp, d) Kết
luận và đưa ra lời khuyên; 2) Nơi chẩn đoán: Các cơ sở CTSGD, bệnh viện Nhi...; 3) Thời gian
chẩn đoán: ít nhất 1 tuần, nhiều nhất 3 tháng; 4) Người chẩn đoán: Nhà TLH, GDĐB, chuyên gia
CTSGD, các nhà trị liệu: ngôn ngữ, hành vi, vận động... bác sĩ tâm bệnh có chuyên môn về chẩn
đoán ASDs; (5) Công cụ chẩn đoán: Ở Việt nam hiện nay, chúng tôi đề xuất 2 công cụ chẩn đoán
ASDs: (1) chẩn đoán lâm sàng: DSM –V[8], (2) Chẩn đoán mức độ ASDs: Thang chẩn đoán mức
độ tự kỉ ở trẻ em (The Childhood Autism Rating Scale - CARS) [14, tr91].
Yêu cầu đối với người chẩn đoán: Vì không thể thông qua việc kiểm tra máu, chụp não hay
các dấu hiệu về gen để có thể đưa ra một chẩn đoán ASDs rõ ràng nên ASDs chỉ được thừa nhận
bằng việc