Quy trình khắc phục sự cố

1. Mục đích: Quy định thống nhất phương pháp tiến hành khắc phục các sự cố công trình xây dựng ở Công ty Mẹ. 2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng do Công ty Mẹ là chủ đầu tư, là nhà thầu xây lắp. 3. Tài liệu liên quan: - Luật Xây dựng, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ ban hành về quản lí chất lượng công trình xây dựng. - Các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước đang áp dụng. - Các quy trình liên quan.

doc3 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3531 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quy trình khắc phục sự cố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.              Mục đích: Quy định thống nhất phương pháp tiến hành khắc phục các sự cố công trình xây dựng ở Công ty Mẹ. 2.             Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng do Công ty Mẹ là chủ đầu tư, là nhà thầu xây lắp.       3.       Tài liệu liên quan: -          Luật Xây dựng, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ ban hành về quản lí chất lượng công trình xây dựng. -                   Các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước đang áp dụng. -                      Các quy trình liên quan. 4.            Định nghĩa: -                      Sự cố là tất cả các hư hỏng, đổ vỡ bộ phận kết cấu công trình, hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình trong quá trình xây dựng hoặc đã đưa vào sử dụng, làm mất mỹ quan, khả năng chịu lực của công trình theo quy định của thiết kế. -                      Khắc phục sự cố là các hành động nhằm sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình do Công ty Mẹ đang thi công, quản lý hoặc trong thời gian bảo hành, chịu trách nhiệm theo pháp lý, đảm bảo loại bỏ triệt để nguyên nhân gây ra sự cố công trình, đảm bảo mỹ thuật, bền vững, an toàn cho công trình theo quy định của pháp luật. 5.        Nội dung: 5.1.             Trách nhiệm: -           Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng các đơn vị, cá nhân có mặt tại hiện trường phải giải quyết ngay sự cố theo trình tự sau:         +  Khẩn trương cứu người bị nạn, di dời người, tài sản ra khỏi khu vực nguy hiểm;         +  Kịp thời thực hiện các biện pháp để tránh nguy hiểm có thể xảy ra;   +  Bảo vệ hiện trường xảy ra sự cố;   +  Thông báo kịp thời cho Tổng Công ty. -                      Mọi đơn vị, cá nhân trong Công ty Mẹ đều có trách nhiệm thông báo kịp thời sự cố xây dựng bằng mọi phương tiện thích hợp. -                      Khi xảy ra sự cố công trình xây dựng (do Công ty Mẹ quản lí, thực hiện), lãnh đạo Tổng Công ty, phụ trách các đơn vị (Đặc biệt là đơn vị thi công công trình) và mọi thành viên trong Công ty Mẹ phải kịp thời tham gia hoạt động khắc phục sự cố theo trách nhiệm của mình. 5.3         Mô tả: 5.1.1.        Tiếp nhận thông tin:           Khi có thông tin về sự cố công trình chuyển đến Tổng Công ty: -        Nhân viên văn thư (phòng Tổ chức quản trị hành chính) vào sổ tiếp nhận tài liệu, nếu  thông tin ở hình thức phản ánh trực tiếp hoặc điện thoại  phải ghi chép vào giấy. Thông tin phải được chuyển kịp thời  đến phụ trách phòng. -         Phụ trách phòng phải báo cáo ngay đến lãnh đạo Tổng Công ty. 5.1.2.        Xem xét của Lãnh đạo Tổng Công ty: Xem xét sơ bộ và ra quyết định thực hiện với các nội dung sau: -                      Thành lập Ban chỉ đạo khắc phục sự cố. -                      Cho các  ý kiến chỉ đạo. 5.1.3.        Hoạt động ban đầu khắc phục sự cố:             Ban chỉ đạo khắc phục sự cố thực hiện ngay các hoạt động: -                      Phân công trách nhiệm cụ thể cho các cá nhân, đơn vị tham gia khắc phục sự cố theo BM.02 A.02. -         Chỉ đạo và trực tiếp  tham gia công tác cứu nạn, ngăn chặn nguy hiểm, bảo vệ hiện  trường. -         Trong thời gian 24h sau khi xảy ra cố, Ban chỉ đạo khắc phục sự cố của Công ty Mẹ phải gửi báo cáo nhanh cho các cơ quan chức năng về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo phân cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khác để điều tra, xử lí sự cố. Đối với cơ quan bảo hiểm, báo cáo sự cố được gửi trong thời gian 7 ngày sau  khi xảy ra sự cố. -                      Thu thập chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ và phương tiện cần thiết cho việc nghiên cứu điều tra sự cố của cơ quan có thẩm quyền. -                      Tổ chức kiểm tra, lập biên bản hiện trường. -                      Lập hồ sơ sự cố, nếu cần thiết có thể thuê tổ chức tư  vấn có chức năng để thực hiện                    Lưu ý: -         Báo nhanh sự cố và biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập theo phụ lục 8, 9 trong Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. -        Hồ sơ sự cố phải thể hiện diễn biến sự cố một cách trung thực, đầy đủ, khoa học, chính xác có tính pháp lý cao bao gồm:      +    Biên bản kiểm tra hiện trường khi sự cố xảy ra.      +    Kết quả đo, vẽ, chụp ảnh, quay phim hoặc băng hình về hiện trạng sự cố, các vết nứt, gãy, các hiện tượng lún, sụt và các chi tiết khác cần thiết cho việc nghiên cứu; kết quả thí nghiệm các vật mẫu để xác định chất lượng vật liệu, kết cấu của công trình bị sự cố để phân tích xác định nguyên nhân sự cố.      +   Các tài liệu, hồ sơ khác về công trình như: Những thay đổi, bổ sung thiết kế; những sai lệch trong thi công so với thiết kế được phê duyệt; các hiện tượng chất tải hoặc sử dụng công trình không đúng thiết kế; các vi phạm qui trình vận hành, sử dụng; không thực hiện bảo trì công trình theo qui định;      +    Mô tả diễn biến của sự cố  và phân tích xác định nguyên nhân sự cố. -                      Đề xuất các biện pháp tổ chức kỹ thuật, kế hoạch, chi phí thu dọn hiện trường, ngăn chặn, hạn chế sự cố. 5.1.4.        Phê duyệt báo cáo sự cố: -           Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét, phê duyệt báo cáo sự cố và nêu ý kiến chỉ đạo. -                      Nếu báo cáo sự cố không đạt yêu cầu, Ban chỉ đạo phải kịp thời hoàn chỉnh để phê duyệt lại. 5.1.5.        Xem xét của cơ quan có thẩm quyền: -                      Ban chỉ đạo chuyển báo cáo (hồ sơ  sự cố đã phê duyệt) cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. -                      Ban chỉ đạo phải luôn sẵn sàng bổ sung kịp thời các tài liệu, hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 5.1.6.        Xem xét của Lãnh đạo Tổng Công ty: Sau khi nhận được văn bản giải quyết sự cố của cấp có thẩm quyền, Lãnh đạo Tổng Công ty tổ chức họp xem xét và ra quyết định về các vấn đề liên quan đến hoạt động khắc phục sự cố công trình xây dựng. 5.3.7. Chuẩn bị khắc phục sự cố: a-                   Thu dọn hiện trường sự cố: -                      Ban chỉ đạo khắc phục sự cố điều hành chỉ đạo các đơn vị tham gia thu dọn hiện trường sự cố (khi Cơ quan chủ trì giải quyết sự cố cho phép) theo báo cáo sự cố được duyệt. -                      Trường hợp phải cứu người bị nạn, ứng cứu đê, đập, thông cầu, đường hoặc ngăn ngừa các sự cố tiếp theo đòi hỏi phải nhanh chóng tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường trước khi tiến hành tổ chức thực hiện việc quay phim, chụp ảnh, thu thập ghi chép đến mức tối đa các hiện trạng sự cố. b-                  Lập báo cáo khắc phục sự cố: -                      Ban chỉ đạo đôn đốc các đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ lập báo cáo khắc phục sự cố với các nội dung sau:  +   Kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện.  +  Các biện pháp, giải pháp kinh tế và kỹ thuật chính sử dụng trong hoạt động khắc phục sự cố.  +  Dự toán cho hoạt động khắc phục sự cố. -           Các hoạt động phục vụ hoặc phụ trợ cho hoạt động khắc phục sự cố được thực hiện theo các quy trình, quy định, hướng dẫn tương ứng của Công ty Mẹ. 5.3.8.Phê duyệt: -                      Lãnh đạo Tổng Công ty xem xét, phê duyệt báo cáo khắc phục sự cố. -                      Nêu ý kiến chỉ đạo. 5.3.9. Thực hiện khắc phục sự cố: -                      Quá trình khắc phục sự cố được triển khai thực hiện theo :  +  Báo cáo khắc phục sự cố được duyệt.  +  Các quy trình, các quy định, hướng dẫn...liên quan do Công ty Mẹ ban hành. -           Ban chỉ đạo khắc phục sự cố trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra các hoạt động khắc phục sự cố của các đơn vị tham gia. -                      Kết quả khắc phục được thể hiện trong các biên bản xác nhận, phiếu kiểm tra hiện trường và trong phòng thí nghiệm, các chứng chỉ, các biên bản nghiệm thu, các bản vẽ hoàn công...theo quy định của Nhà nước và Công ty Mẹ. -          Việc thanh quyết toán được các đơn vị thực hiện với sự kiểm tra, xác nhận của Ban chỉ đạo khắc phục sự cố trước khi trình Tổng Giám đốc phê duyệt. 5.3.10. Tổng kết: Trưởng ban chỉ đạo khắc phục sự cố: -          Lập báo cáo đánh giá sự cố với các nội dung chính như sau:         +  Tóm tắt sự cố  và quá trình khắc phục.         +  Kết quả thực hiện.         +  Kinh nghiệm. -                      Báo cáo được trình lãnh đạo hoặc người được uỷ quyền phê duyệt. -                      Tổ chức họp tổng kết, báo cáo, trao đổi, rút kinh nghiệm sau đợt đánh giá. -                      Hoàn chỉnh báo cáo và gửi tới các đơn vị, cá nhân liên quan. 5.3.11. Kết thúc: Ban chỉ đạo thu thập, tổng hợp  các tài liệu, hồ sơ lập trong quá trình khắc phục sự cố (bộ gốc)  và gửi về phòng chức năng để lưu giữ.  6.             Hồ sơ: Các biên bản kiểm tra hiện trường, các tài liệu thu thập tại hiện trường: bản vẽ, phim, ảnh... Các quyết định, thông báo, các báo cáo thực hiện, các biên bản nghiệm thu, giấy xác nhận...
Tài liệu liên quan