Nhìn chung về phương diện tổng quát thì quy trình kiểm toán được chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu quy trình trên
28 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Nhìn chung về phương diện tổng quát thì quy trình kiểm toán được chia làm ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Lập kế hoạch
- Giai đoạn 2: Thực hiện kiểm toán
- Giai đoạn 3: Hoàn thành kiểm toán
Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu quy trình trên
I. LẬP KẾ HOẠCH (Planning)
Theo quy định chung của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA – Vietnamese Standards on
Auditing) số 300 thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm
bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả.
Theo VSA 300, kế hoạch kiểm toán bao gồm 3 bộ phận:
Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận
chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và
môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.
Dưới đây là mẫu kế hoạch kiểm toán chiến lược:
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
Khách hàng: Công ty LD Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế , số 34 Lê Duẩn, Q1, TPHCM
Năm tài chính: 2004 ........................................................................................................
Người lập: Trần Văn Cát ........................ Ngày: 8/1/2005 ............................................
Người duyệt: Tạ Quang Tạo ................... Ngày: 8/1/2005 ............................................
Đặc điểm khách hàng: (quy mô lớn, tính chất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán nhiều
năm)
Yêu cầu:
- Kế hoạch chiến lược được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tính chất phức tạp,
địa bàn rộng hoặc kiểm toán báo cáo tài chính nhiều năm.
- Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giám đốc (hoặc
người đứng đầu) đơn vị phê duyệt.
- Nhóm kiểm toán phải tuân thủ các quy định của công ty và phương hướng mà Giám đốc
đã duyệt trong kế hoạch chiến lược.
- Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thực hiện kiểm toán nếu phát hiện
những vấn đề khác biệt với nhận định ban đầu của Ban giám đốc thì phải báo cáo kịp thời
cho Ban giám đốc để có những điều chỉnh phù hợp.
Nội dung và các bước công việc của kế hoạch chiến lược:
1. Tình hình kinh doanh của khách hàng (tổng hợp thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại
hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý và thực
tiễn hoạt động của đơn vị) đặc biệt lưu ý đến những nội dung chủ yếu như : Động lực
cạnh tranh, phân tích thái cực kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các yếu tố về sản
phẩm, thị trường tiêu thụ, giá cả và các hoạt động hỗ trợ sau bán hàng
- Công ty được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Tổng Công TY Thép VN và Cty
TNHH Xây Dựng và Kỹ Thuật Posco (Hàn Quốc) từ năm 1995, lĩnh vực hoạt động là
cho thuê văn phòng, căn hộ, thương mại; vốn đầu tư 91,9 triệu usd, vốn pháp định 23,354
triệu usd (VN : 40%, NN : 60%). Thời gian hoạt động 40 năm, sau đó phía nước ngoài
chuyển giao lại toàn bộ cho phía VN
- Sau thời gian xây dựng, công ty đi vào hoạt đông từ năm 1999.
- Nhìn chung lĩnh vực hoạt động của Công Ty gặp sự cạnh tranh gay gắt do cung đã vượt
cầu, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam châu Á, nhà đầu tư rút lui, nhu
cầu thuê văn phòng, căn hộ giảm nhiều nên công ty gặp khó khăn trong các năm đầu (lỗ
lũy kế đến 31/12/02 là 13,8 triệu), đến năm 2002 Công Ty đưa vào hoạt động TTTM và
tình hình đầu tư sau cuộc khủng hoảng tăng lại, nên tình hình tài chính khả quan hơn, cụ
thể lãi 2003 : 2,04 triệu usd, 2004 là trên 3 triệu usd.
- Nhìn chung theo tình hình kinh tế hiện nay, nếu lãi suất cho vay ổn định, khả năng có
hiệu quả của Công Ty là lớn, có thể bù đắp lỗ trong tương lai gần.
2. Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính như chế độ kế toán, chuẩn mực kế
toán áp dụng, yêu cầu về lập báo cáo tài chính và quyền hạn của công ty.
- Công ty thực hiện chế độ kế toán Việt Nam, đơn vị tiền tệ : usd
- Việc thực hiện công tác kế toán trên cơ sở chương trình.
3. Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới báo cáo tài
chính (đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát)
Theo đánh giá của kiểm toán viên, rủi ro tiềm tàng và kiểm soát là thấp, chủ yếu tập trung
ở phần doanh thu và chi phí chia cắt 2 niên độ, chi phí thanh toán cho hai nhà quản lý và
chi phí lãi vay.
4. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Khả năng kiểm soát nội bộ là tốt thông qua việc thuê 2 Công ty quản lý của nước ngoài
và hàng năm đều có kiểm toán nội bộ của hai đối tác kiểm tra. Việc kiểm soát khu thương
mại thông qua một hệ thống camera và dịch vụ bảo vệ. Các nghiệp vụ phát sinh đều có
chữ ký phê duyệt của 2 bên liên doanh.
5. Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán.
Bảo đảm số liệu tài chính của đơn vị là trung thực, hợp lý. Trực tiếp tiếp cận các chứng
từ, sổ sách kế toán và tài liệu có liên quan
6. Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: Chuyên gia tư vấn pháp luật, kiểm
toán viên nội bộ, kiểm toán viên khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sư
nông nghiệp
Trước mắt chưa cần thiết
7. Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện.
Nguyễn Cao Quang Nhật.
8. Giám đốc duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán. Căn cứ kế hoạch
chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và
chương trình kiểm toán.
Kế hoạch kiểm toán tổng thể: Là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp
tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của các thủ tục kiểm toán. Mục tiêu
của việc lập kế hoạch kiểm toán tổng thể là để có thể thực hiện công việc kiểm toán một cách có
hiệu quả và theo đúng thời gian dự kiến.
Những vấn đề mà kiểm toán viên phải xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán tổng
thể bao gồm:
Hiểu biết về hoạt động của đơn vị được kiểm toán:
- Hiểu biết chung về kinh tế và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh có tác động đến đơn vị
được kiểm toán;
- Các đặc điểm cơ bản của khách hàng, như: Lĩnh vực hoạt động, kết quả tài chính và nghĩa
vụ cung cấp thông tin kể cả những thay đổi từ lần kiểm toán trước;
- Năng lực quản lý của Ban Giám đốc.
Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Các chính sách kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng và những thay đổi trong các
chính sách đó;
- Ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán;
- Hiểu biết của kiểm toán viên về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và những
điểm quan trọng mà kiểm toán viên dự kiến thực hiện trong thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm
cơ bản.
Đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu:
- Đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và xác định những vùng kiểm toán trọng yếu;
- Xác định mức trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán;
- Khả năng có những sai sót trọng yếu theo kinh nghiệm của những năm trước và rút ra từ
những gian lận và sai sót phổ biến;
- Xác định các nghiệp vụ và sự kiện kế toán phức tạp, bao gồm cả những ước tính kế toán.
Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán:
- Những thay đổi quan trọng của các vùng kiểm toán;
- Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đối với công việc kiểm toán;
- Công việc kiểm toán nội bộ và ảnh hưởng của nó đối với các thủ tục kiểm toán độc lập.
Phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:
- Sự tham gia của các kiểm toán viên khác trong công việc kiểm toán những đơn vị cấp
dưới, như các công ty con, các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc;
- Sự tham gia của chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học;
- Số lượng đơn vị trực thuộc phải kiểm toán;
- Yêu cầu về nhân sự.
Các vấn đề khác:
- Khả năng liên tục hoạt động kinh doanh của đơn vị;
- Những vấn đề đặc biệt phải quan tâm, như sự hiện hữu của các bên có liên quan;
- Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lý khc;
- Nội dung và thời hạn lập báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho
khách hàng.
Trường hợp công ty kiểm toán đã lập kế hoạch chiến lược cho cuộc kiểm toán thì các nội
dung đã nêu trong kế hoạch chiến lược không phải nêu lại trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Dưới đây là mẫu hướng dẫn kế hoạch kiểm toán tổng thể lập cho khách hàng là công LD
Trung Tâm TM Quốc Tế (IBC).
CÔNG TY KIỂM TOÁN AASC
KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ
Khách hàng : C/ty LD Trung Tâm TM Quốc Tế (IBC)
Năm tài chính : thứ10
Người lập : Lý Thị Thu Hiền Ngày:8/1/2005
Người duyệt : Phan Thị Hằng Nga Ngày: 8/1/2005
1. Thông tin hoạt động của khách hàng:
- Khách hàng:
Năm đầu: Thường xuyên: x Năm thứ:6
- Nước, chủ đầu tư : Tổng Công TY Thép VN và Cty TNHH Xây Dựng và Kỹ Thuật Posco
(Hàn Quốc)
- Trụ sở chính: 34 Đại Lộ Lê Duẫn, Q1, HCM
- Chi nhánh: Không
- Năm có giấy phép: 1995
- Năm bắt đầu SXKD: 1999
- Thời gian hoạt động: (Theo GPĐT) 40 năm.
- Lĩnh vực hoạt động: Cho thuê văn phòng, căn hộ và các dịch vụ liên quan, cửa hàng
- Địa bàn hoạt động: TPHCM
- Vốn đầu tư: 91,9 triệu usd
- vốn pháp định: 23,3 triệu usd
- vốn vay: 46,5 triệu usd
- Tài sản cho thuê tài chính: không
- Hội đồng quản trị gồm: 5 người. Trong đó: NN 3 người, VN 2 người
- Ban giám đốc gồm 2 người Trong đó: NN 1người, VN 1 người
- Kế toán trưởng: Lê Mai Phương – Tốt nghiệp Đại Học 1981. Làm việc ở Công ty từ khi
thành lập.
- Công ty mẹ : Tổng Công TY Thép VN và Cty TNHH Xây Dựng và Kỹ Thuật Posco (Hàn
Quốc)
2.Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:
- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng:
. Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo quyết định
15/2006/QĐ-BTC.
. Chuẩn mực kế toán áp dụng: VN
. Thực hiện kế toán bằng (máy hay tay): máy - phần mềm: Cty thuê viết riêng
. Chính sách kế toán và những thay đổi chính sách kế toán trong việc lập BCTC:
+ Các chuẩn mực kế toán áp dụng 2004
+ thay đổi chính sách khấu hao TSCĐ, mức trích khấu hao TSCĐ theo QĐ
206/2003/QĐ-BTC.
. Cơ cấu tổ chức: nhiều phòng ban chức năng và thuê 2 c/ty nước ngoài quản lý TTTM và
căn hộ, văn phòng
. Cơ cấu phòng kế toán:
+ Số người: 5 trình độ: đại học
+ Các phần hành kế toán: 1 kế toán thanh toán, 1 kế toán kho và TSCĐ, 1 kế toán công
nợ, 1kế toán doanh thu, 1 kế toán tổng hợp
. Các quy định về kiểm soát đã ban hành: nhiều và chặc chẽ
- Năng lực quản lý của Ban giám đốc: tốt.
Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ là
đáng tin cậy và có hiệu quả:
Cao x Trung bình Thấp
Tham khảo bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.
3. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu:
- Đánh giá rủi ro:
+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng:
Cao Trung bình Thấp x
+ Đánh giá rủi ro kiểm soát:
Cao Trung bình Thấp x
+ Tóm tắt, đánh giá kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ: tốt
- Xác định mức trọng yếu: xem báo cáo mức trọng yếu đính kèm (xem ví dụ báo cáo mức
trọng yếu)
- Phương pháp kiểm toán đối với các khoản mục
+ Phương pháp chọn mẫu: tùy khoản mục.
+ Cở mẫu: Xem toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh có nghiệp vụ nào bất thường (nội dung bất
thường, định khoản bất thường, số bất thường) để kiểm tra chứng từ nhằm bảo đảm tính hợp
lý, trung thực của nghiệp vụ (cần photo lại chứng từ). Sau đó, chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ
(số lượng tùy khoản mục, nội dung để xem chứng từ (pho to chứng từ một số nghiệp vụ lớn)
4. Các vấn đề lưu ý trong quá trình kiểm toán :
- Xem xét doanh thu trong niên độ
- Phân bổ chi phí trả trước dài hạn
- Tính toán chi phí vay, các khoản vay đến hạn
- Thuế nhà thầu
- Các thay đổi về mức giá trị TSCĐ, thời gian khấu hao
Người duyệt Người lập
Chương trình kiểm toán: Là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm
toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình
thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội
dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho
từng phần hành.
Dưới đây là mẫu hướng dẫn chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ.
DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
Tên khách hàng : .............................................................
Niên độ kế toán:
Người thực hiện: ................................................................ Ngày: .................................
Người kiểm tra: ................................................................... Ngày: .................................
Tài liệu yêu cầu khách hàng cần chuẩn bị:
- Sổ cái, sổ chi tiết doanh thu. TK 511, 512, 521, 531, 532
- Bảng kê doanh thu theo mặt hàng, theo loại dịch vụ, theo tháng và theo từng bộ phận (nếu
có).
- Bảng kê các khoản điều chỉnh như: chiết khấu thanh toán, hàng báng bị trả lại, hàng giảm giá
(do hư hỏng, sai quy cách, ).
- Các chính sách, quy định về giá bán, chiết khấu bán hàng, hoa hồng
Mục tiêu kiểm toán
- Tính phát sinh: Doanh thu được ghi sổ phản ánh tất cả khoản doanh thu thực sự phát
sinh trong kỳ.
- Tính đầy đủ: Doanh thu thể hiện tất cả những khoản phải thu đã phát sinh và được
ghi nhận đầy đủ.
- Tính chính xác: Việc ghi nhận và phân loại doanh thu phản ánh chính xác các khoản
phải thu trong kỳ.
- Trình bày và công bố: Doanh thu được trình bày và công bố rõ ràng, kịp thời.
Thủ tục kiểm toán
Trình tự kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện
A. Tìm hiểu chính sách bán hàng
1. Liệt kê các loại mặt hàng, hoặc loại dịch vụ, các
khách hàng chính, các đại lý chính và các chi
nhánh của đơn vị.
2. Ghi lại chính sách bán hàng của công ty:
- Bán sỉ hay bán lẻ; qua đại lý hay bán trực tiếp.
- Chính sách về bán chịu (đối tượng, số tiền, thời
gian), chiết khấu (thương mại, thanh toán), hoa
hồng.
- Chính sách giá cả (cố định khung giá hoặc giá
theo vùng, theo thời kỳ).
3. Tìm hiểu về chính sách ghi nhận doanh thu (chú
ý với các hợp đồng xây dựng, cho thuê dài
hạn và bán hàng xuất khẩu). Cách ghi nhận trên
có hợp lý hay không?
4. Đối với các dịch vụ đặc biệt như sân golf, khách
sạn, cần ghi nhận thêm quy định về điều kiện trở
thành hội viên, những loại hội viên, việc ký quỹ
5. Từ việc tìm hiểu chính sách bán hàng trên, kết
hợp với kiểm tra HTKSNB, phạm vi kiểm tra chi
tiết sẽ:
- Giới hạn lại trong một số tháng (như các tháng có
biến động lớn, hoặc các tháng gần cuối năm, )
hay giới hạn trong một số thủ tục như: phân tích,
kiểm tra phân chia niên độ, kiểm tra các nghiệp
Trình tự kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện
vụ bất thường trên các rủi ro còn lại.
- Giữ nguyên mức độ kiểm tra và các bước như
trong chương trình kiểm toán chi tiết doanh thu
B. Thủ tục phân tích và đối chiếu số liệu
1. So sánh doanh thu năm nay với năm trước, hoặc
với doanh thu kế hoạch, xem xét có biến động
bất thường không? Nếu có, cần tìm hiểu rõ
nguyên nhân
2. So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu của năm nay
với năm trước, sau đó, xem xét các yếu tố tác
động đến sự thay đổi này (về giá cả, số lượng
hàng bán và giá vốn hàng bán).
3. So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng có
phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị hay
không (về tình hình thị trường nói chung, các
chính sách bán hàng, tình hình kinh doanh của
công ty nói riêng).
- Chú ý so sánh doanh thu cuối năm với doanh thu
tháng đầu năm sau.
4. So sánh tỷ lệ hàng trả lại, giảm giá hàng bán và
chiết khấu thương mại trên doanh thu của năm
nay so với năm trước.
5. Về đối chiếu số liệu:
- Đối chiếu số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh với bảng cân đối số pht sinh, với sổ
cái và sổ chi tiết của từng TK 511, 512, 521,
531, 532.
- Đối chiếu doanh thu gộp, các khoản điều chỉnh
với sổ nhật ký bán hàng và với tài khoản tổng hợp
trên sổ cái.
- Đối chiếu doanh thu trên sổ cái với bảng kê khai
thuế VAT đầu ra các tháng trong năm.
C. Thủ tục kiểm tra chi tiết
1. Trên cơ sở bước 1, xem lướt qua bảng kê có sự
bất thường về giá cả, chiết khấu thanh toán, giảm
gía hàng bán, hàng bán trả lại.
2. Chọn mẫu. tháng (chú ý chọn các tháng có
biến động lớn), mỗi tháng chọn 10 hóa đơn
Đối chiếu các hóa đơn với nghiệp vụ phát sinh
trên bảng kê doanh thu để xem xét sự chính xác
về tên người mua hàng, số lượng, giá cả, số tiền,
chiet khấu thương mại, hoa hồng.
Kiểm tra giá bán trên hóa đơn so với quy định, và
các điều khoản về chiết khấu thương mại, hoa
hồng so với quy định.
- Riêng đối với các hợp đồng xây dựng hoặc cho
thuê dài hạn cần xem xét các điều khoản quy
định trong một số hợp đồng lớn.
Đối chiếu hóa đơn với đơn đặt hàng, lệnh giao
Trình tự kiểm toán Tham chiếu Người thực hiện Ngày thực hiện
hàng, vận đơn (nếu có).
Kiểm tra việc tính toán, kiểm tra trên hóa đơn và
việc ký duyệt trên hóa đơn.
3. Sau đó, chọn tháng, mỗi tháng chọn 10
nghiệp vụ phát sinh trên bảng kê đối chiếu lại
với hóa đơn để kiểm tra sự khớp đúng. Kiểm tra
số lượng, số tiền, tên người mua và cách ghi
chép trên hóa đơn có đúng quy định.
4. Đối chiếu hàng xuất bán được ghi nhận trên
doanh thu với hàng xuất được ghi nhận trên giá
vốn hàng bán 05 ngày cuối năm.
5. Đối với các hợp đồng xây dựng, xem xét các
biên bản đánh gia khối lượng cuối năm, hoặc hóa
đơn gửi cho khách hàng cuối năm.
6. Kiểm tra việc phân chia niên độ (kết hợp với
kiểm tra phân chia niên độ bên hàng tồn kho).
Cụ thể:
- Chọn hóa đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày
cuối năm tài chính để đảm bảo doanh thu được
ghi vào kỳ này.
- Chọn hóa đơn, lệnh giao hàng 05 (hoặc 10) ngày
đầu năm tài chính kế tiếp để kiểm tra doanh thu
có ghi nhận vào kỳ sau không?
7. Doanh thu có gốc ngoại tệ có phản ánh theo tỷ
giá hợp lý tại thời điểm phát sinh không?
8. Đối với doanh thu nội bộ:
- Kiểm tra căn cứ phát sinh và việc theo dõi, xử lý
các khoản doanh thu nội bộ của đơn vị
- Kiểm tra việc loại trừ các khoản doanh thu nội bộ
khi hợp nhất BCTC (nếu có)
D. Kết luận:
1. Lập các bút toán điều chỉnh.
2. Ghi nhận các vấn đề vào PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HTKSNB làm cơ sở cho KIỂM TOÁN VIÊN viết
thư quản lý.
3. Lập trang kết luận kiểm toán cho khoản mục thực
hiện.
Kết luận và kiến nghị
A. Kết luận về mục tiêu kiểm toán
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
B. Kiến nghị
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
C. Các vấn đề cần tiếp tục theo dõi trong những đợt kiểm toán sau
............................................................................................