CHƯƠNG I QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I Khái niệm quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
Cơ sở pháp lý
Phần VII bộ luật dân sự 2005
Nghị định 138/ Chính phủ
Nghị quyết 19/ Quốc hội
Quan hệ sở hữu được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế là quan hệ có yếu tố
nước ngoài. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào điều
758 bộ luật dân sự 2005, bao gồm 3 yếu tố
Chủ thể có yếu tố nước ngoài ( người nước ngoài hay người Việt nam
định cư ở nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, quốc gia khác )
Khách thể có yếu tố nước ngoài ( Tài sản hay hành vi liên quan nằm ở
nước ngoài )
Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài ( sự kiện
làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài )
Nguyên nhân
Khi vụ việc về sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng
cơ quan tư pháp của các quốc gia liên quan đều có thẩm quyền xem
xét vụ việc đó. Trong trường hợp này cần phải xác định tòa án nào
trong các tòa án có liên quan sẽ có thẩm quyền giải quyết
Khi quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng
pháp luật của hai hay các quốc gia liên quan đều có thể được áp dụng
để điều chỉnh quan hệ đó xung đột pháp luật : trong trường hợp này
cần phải xác định hệ thống pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật
liên quan sẽ được áp dụng
Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước
ngoài của trọng tài nước ngoài các vấn đề trên 1 mặt được điều
chỉnh bởi pháp luật quốc tế, 1 mặt được điều chỉnh bởi pháp luật quốc
gia.
Do đó đòi hỏi phải có 1 ngành luật đặc thù để điều chỉnh các quan hệ có
yếu tố nước ngoài, bao gồm cả quan hệ sở hữu
Khác với tư pháp quốc tế, luật dân sự Việt nam nghiên cứu 3 nội dung sau
của quyền sở hữu
nội dung của quyền sở hữu : chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
điều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữu
22 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
QUYỀN SỞ HỮU TRONG
TƯ PHÁP QUỐC TẾ
2
CHƯƠNG I QUYỀN SỞ HỮU TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
I Khái niệm quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
Cơ sở pháp lý
Phần VII bộ luật dân sự 2005
Nghị định 138/ Chính phủ
Nghị quyết 19/ Quốc hội
Quan hệ sở hữu được nghiên cứu trong tư pháp quốc tế là quan hệ có yếu tố
nước ngoài. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài được xác định dựa vào điều
758 bộ luật dân sự 2005, bao gồm 3 yếu tố
Chủ thể có yếu tố nước ngoài ( người nước ngoài hay người Việt nam
định cư ở nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, quốc gia khác )
Khách thể có yếu tố nước ngoài ( Tài sản hay hành vi liên quan nằm ở
nước ngoài )
Sự kiện pháp lý phát sinh hay thay đổi có yếu tố nước ngoài ( sự kiện
làm phát sinh thay đổi chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài )
Nguyên nhân
Khi vụ việc về sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng
cơ quan tư pháp của các quốc gia liên quan đều có thẩm quyền xem
xét vụ việc đó. Trong trường hợp này cần phải xác định tòa án nào
trong các tòa án có liên quan sẽ có thẩm quyền giải quyết
Khi quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài làm phát sinh tình trạng
pháp luật của hai hay các quốc gia liên quan đều có thể được áp dụng
để điều chỉnh quan hệ đó xung đột pháp luật : trong trường hợp này
cần phải xác định hệ thống pháp luật nào trong các hệ thống pháp luật
liên quan sẽ được áp dụng
Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án dân sự của tòa án nước
ngoài của trọng tài nước ngoài các vấn đề trên 1 mặt được điều
chỉnh bởi pháp luật quốc tế, 1 mặt được điều chỉnh bởi pháp luật quốc
gia.
Do đó đòi hỏi phải có 1 ngành luật đặc thù để điều chỉnh các quan hệ có
yếu tố nước ngoài, bao gồm cả quan hệ sở hữu
Khác với tư pháp quốc tế, luật dân sự Việt nam nghiên cứu 3 nội dung sau
của quyền sở hữu
nội dung của quyền sở hữu : chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
điều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữu
3
các hình thức sở hữu
Thẩm quyền giải quyết
Thẩm quyền chung : điều 410 bộ luật tố tụng dân sự qui định
Chú ý Vấn đề thẩm quyền giải quyết không liên quan đến luật
nội dung mà thuộc phạm vi qui định của luật tố tụng
Thẩm quyền riêng biệt : điều 411 luật tố tụng dân sự qui định 2 trường
hợp
Tranh chấp liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ Việt nam :
tòa án cũng như pháp luật được áp dụng sẽ là Việt nam
Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển không hợp lý
Vụ án ly hôn với công dân Việt nam và công dân nước ngoài
II Giaỉ quyết xung đột pháp luật của quyền sở hữu
1 Nguyên tắc chung trong việc giải quyết xung đột pháp luật của quyền
sở hữu
Nguyên tắc “ luật nơi có tài sản “
Mặc dù còn có quan điểm khác nhau nhưng pháp luật các nước đều
thừa nhận áp dụng nguyên tắc “ luật nơi có tài sản “ để giải quyết
xung đột pháp luật về quyền sở hữu. Do vậy nguyên tắc này giữ vai
trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột pháp luật về quyềøn sở
hữu
Vai trò này thể hiện ở các khía cạnh sau
Pháp luật các nước đều qui định luật nơi có tài sản được áp dụng
nhằm điều chỉnh điều kiện phát sinh thay đổi chấm dứt quyền sở hữu,
nội dung quyền sở hữu Việt nam qui định tại điều 766 khoản 1 luật
dân sự 2005
Trường hợp tài sản được xác lập hợp pháp trên cơ sở pháp luật
của 1 nước, sau đó được dịch chuyển sang lãnh thổ của nước
khác thì quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đó được
pháp luật của nước sở tại thừa nhận và nội dung của quyền sở
hữu phải do pháp luật của nước sở tại qui định
Luật nơi có tài sản được đa số các nước áp dụng nhằm giải quyết xung
đột pháp luật về định danh tài sản
Trong 1 số hệ thống pháp luật, luật áp dụng với động sản sẽ
khác với luật áp dụng cho bất động sản. Do vậy cần phải xác
định hệ thống pháp luật được sử dụng để định danh
Hầu hết pháp luật các nước đều dựa vào tính chất có thể di dời
của tài sản để định danh là động sản hay bất động sản. Tuy vậy
vẫn có những khác biệt nhất định
Ví dụ Máy bay, tàu thủy có thể được xem là bất động sản
4
Ý cho rằng thú rừng là bất động sản
Máy móc nông nghiệp có thể xem là bất động
sản
Việt nam qui định việc định danh tài sản tại điều 766 khoản 3
luật dân sự
Chú ý Riêng cộng hòa Pháp, luật tòa án sẽ được áp dụng
để định danh tài sản
2 Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng nguyên tắc “ nơi có tài sản “
Tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ : luật được áp dụng là luật ở quốc
gia nơi các đối tượng được bảo hộ vì quyền sở hữu trí tuệ mang tính
lãnh thổ
Ví dụ : Quyền tác giả, sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu, chỉ dẫn
địa lý,
Do tài sản trí tuệ là tài sản vô hình nên quyền sở hữu trí tuệ mang tính
lãnh thổ
Chú ý
Về nguyên tắc, quyền tác giả sẽ tự động phát sinh còn việc đăng
ký bản quyền chỉ tạo điều kiện thuận tiện cho việc bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ khi có tranh chấp.
Quyền tác giả bao gồm quyền dịch thuật, quyền sao chép,
quyền phân phối
Quan hệ sở hữu trí tuệ rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh
vực như thương mại, dân sự, hành chính, hình sự,
Quyền sở hữu trong lĩnh vực hàng không dân dụng và trong lĩnh vực
hàng hải, đặc biệt tàu biển và máy bay. Pháp luật được áp dụng là
pháp luật của nước mà tàu biển treo cờ, máy bay mang quốc tịch (
quốc gia nơi đăng ký tàu bay )
Ví dụ : điều 4 luật hàng không qui định nơi tàu bay mang quốc
tịch
Tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia ở nước ngoài vì tài sản
của quốc gia được hưởng quyền miễn trừ cho nên về nguyên tắc, tranh
chấp liên quan đến quyền sở hữu của quốc gia được giải quyết bằng
con đường ngoại giao
Tài sản của pháp nhân trong trường hợp pháp nhân tổ chức lại hoạt
động hay bị đình chỉ hoạt động tại nước ngoài đối với những tài
sản này, luật được áp dụng là luật của quốc gia mà pháp nhân mang
quốc tịch
5
3 Tài sản trên đường vận chuyển
Nếu tài sản đang trên đường vận chuyển, từ nơi này sang nơi khác
trên lãnh thổ của 1 quốc gia luật nơi có tài sản vẫn được áp dụng
Nếu tài sản đang trên đường vận chuyển, từ nơi này sang nơi khác
trên lãnh thổ của 2 quốc gia N, M có chung đường biên giới luật
nơi có tài sản vẫn được áp dụng ( do tại điểm nào pháp luật quốc gia
N chấm dứt điều chỉnh thì pháp luật quốc gia M sẽ bắt đầu điều chỉnh
)
Nếu tài sản đang được vận chuyển trên vùng trời vùng biển quốc tế,
hay quá cảnh qua quốc gia thứ 3 phức tạp do tùy theo quan điểm
mỗi nước mà có thể áp dụng 1 trong các hệ thống pháp luật sau ( do
trong trường hợp này, tài sản không có quan hệ gắn bó với nơi có tài
sản )
Pháp luật của nước do các bên lựa chọn.
Pháp luật của nước nơi gởi tài sản đi
Ví dụ Luật Nga
Pháp luật của nơi của nơi tài sản được chuyển đến
Ví dụ khoản 2 điều 766 luật dân sự Việt nam
Pháp luật của nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch nếu
hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển quốc tế hay đường
hàng không quốc tế
Ví dụ Điều 4 luật hàng không dân dụïng Việt nam 2006
Pháp luật nơi có tài sản
Pháp luật của nước nơi có trụ sở tòa án có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp
4 Qui định của pháp luật Việt nam về quyền sở hữu của người nước
ngoài, người Việt nam định cư tại nước ngoài
Cơ sở pháp lý
Điều 81 hiến pháp
Điều 761 khoản 2
Điều 766 qui định
Quan hệ sở hữu của người nước ngoài tại Việt nam đối với tài sản tại Việt
nam sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt nam theo nguyên tắc luật nơi
có tài sản
Việt nam tuy cam kết đối xử như công dân nhưng trong thực tế vẫn có sự
hạn chế rất lớn trong lĩnh vực bất động sản ( tuy trong lĩnh vực động sản có
sự khác biệt rất nhỏ )
6
4 Quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam :
Được pháp luật Việt nam bảo vệ, bao gồm
Biên pháp bảo đảm vốn và tài sản cho các nhà đầu tư nước ngoài
Biên pháp bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ cho các nhà đầu tư nước
ngoài
Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền năng chủ sở hữu
Luật nơi có tài sản sẽ được áp dụng
CHƯƠNG 2 HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Phần 7 bộ luật dân sự
Công ước Viên 1980 của LHQ về buôn bán hàng hóa quốc tế ( chương 4 )
I Hợp đồng trong tư pháp quốc tế
1 Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Ví dụ :
Thương nhân A quốc tịch Úc, có văn phòng đại diện tại Việt nam, ký
hợp đồng mua 1000 tấn sữa nguyên liệu của thương nhân B quốc tịch
Việt nam
Nếu A không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, B quyết định khởi kiện ra
tòa án Việt nam Tòa án Việt nam có thẩm quyền đối với tranh
chấp. Cơ sở pháp lý là điều 410 khoản 2 điểm e luật tố tụng dân sự
Việt nam
Nếu điểm e không phù hợp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa
án Việt nam có thể viện dẫn vào việc áp dụng điểm a, b, d, đ khoản 2
điều 410 luật tố tụng dân sự
Năng lực hành vi dân sự của thương nhân A được xác định theo khoản
1 điều 762 ( do không có dữ kiện khẳng định việc xác lập hay thực
hiện toàn bộ giao dịch tại Việt nam )
Nếu tòa án Việt nam có thẩm quyền thì hệ thống pháp luật được áp
dụng để xác định thời điểm và nơi giao kết hợp đồng là : Nếu thương
nhân Úc đề nghị giao kết hợp đồng thì pháp luật Úc được áp dụng.
Nhưng nếu thương nhân Việt nam đề nghị giao kết hợp đồng thì pháp
luật Việt nam được áp dụng
Chú ý Pháp luật Việt nam không qui định như thế nào là trụ sở
chính
Các bên thỏa thuận chọn luật của Úc trong khi tòa án Việt nam được
xác định có thẩm quyền giải quyết
7
Luật thương mại 2005 không qui định yếu tố nước ngoài do bộ luật dân sự
2005 đã đưa ra định nghĩa. Tại Việt nam, yếu tố nước ngoài được xác lập
theo điều 758 bộ luật dân sự 2005, căn cứ vào
Quốc tịch của chủ thể
Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở
nước ngoài
Tài sản liên quan đến quan hệ nằm ở nước ngoài
Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài, có
thể chia ra 3 loại
Hợp đồng thương mại quốc tế
Ví dụ Hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng chuyển giao công nghệ,
hợp đồng li xăng
Hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài
Ví dụ Hợp đồng mua bán nhằm mục đích tiêu dùng cá nhân
Hợp đồng lao động có yếu tố nước ngoài
Phải phân loại nhằm xác định
Thẩm quyền của tòa án giải quyết tranh chấp liên quan hợp đồng (
nhưng không xác định thẩm quyền của trọng tài do đó là các bên
lựa chọn )
Hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài
Khi nghiên cứu về hợp đồng có yếu tố nước ngoài, tư pháp quốc tế chỉ tập
trung vào 3 vấn đề
Thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với các tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài nếu nguyên đơn khởi kiện trại
tòa án quốc gia xác định theo điều 410, 411 bộ luật tố tụng dân
sự 2004
Hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng có yếu tố nước ngoài giải quyết xung đột pháp
luật về hợp đồng
Công nhận thi hành bản án, quyết định của trọng tài tòa án nước
ngoài tại Việt nam
1.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về hợp đồng
1.2.1 Tư cách chủ thể của các bên ký kết hợp đồng
8
Một trong các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là chủ thể giao kết
hợp đồng phải hợp pháp : chủ thể giao kết hợp đồng phải hợp pháp
phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Trong trường hợp bên giao
kết hợp đồng là cơ quan tổ chức thì người ký kết hợp đồng phải có
thẩm quyền ký kết theo qui định của pháp luật được áp dụng hay theo
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân giao kết hợp đồng được xác định
theo pháp luật của nước nơi người đó cư trú hay pháp luật nước
nơi người đó có quốc tịch tùy theo quan điểm của mỗi hệ thống pháp
luật
Ví dụ
Anh Mỹ áp dụng luật nơi cư trú, EU áp dụng luật quốc tịch
Luật Singapore qui định công dân có năng lực hành vi dân sự
phải đủ 21 tuổi trong khi luật Việt nam chỉ qui định đủ 18 tuổi
Điều 762 luật dân sự Việt nam xác định năng lực hành vi dân sự của
người nước ngoài bằng cách kết hợp cả 2 yếu tố luật quốc tịch và luật
nơi thực hiện giao dịch
Chú ý
Đối với người không có quốc tịch hay có 2 quốc tịch trở lên,
việc xác định luật áp dụng phải căn cứ vào qui định tại điều
760 luật dân sự 2005 : pháp luật nơi cư trú hay nơi có quan hệ
găn bó về quyền và nghĩa vụ công dân
1.2.2 Gỉai quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng
Một số quốc gia cho phép giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế dưới hình thức lời nói hay hành vi
Ví dụ Công ước Viên 1980 qui định chấp nhận hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế dưới hình thức không phải bằng văn bản
nhưng cũng cho phép các quốc gia thành viên bảo lưu điều
khoản này
Tuy vậy xung đột về hình thức trong thực tế được giải quyết khá dễ
dàng : đa số quốc gia áp dụng luật nơi giao kết hợp đồng để xác định
hình thức hợp đồng ( do cho rằng khi ký kết hợp đồng các bên đều
phải nghiên cứu pháp luật của quốc gia sở tại )
Việt nam qui định tại điều 770 luật dân sự 2005 sẽ căn cứ
vào nơi giao kết hợp đồng : nhưng nếu hình thức phù hợp với
qui định của pháp luật Việt nam thì vẫn công nhận tại Việt nam
+ hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà cửa, bất động sản
thì sẽ áp dụng luật Việt nam
9
Điều 4 khoản 2 luật hàng không dân dụng 2006 qui định hình
thức hợp đồng liên quan đến các quyền của tàu bay phải tuân
theo qui định của nước nơi giao kết hợp đồng
1.2.3 Gỉai quyết xung đột pháp luật về thời điểm và nơi giao kết hợp đồng
trong trường hợp giao kết vắng mặt
Các hình thức giao kết
Trực tiếp : thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng.
Gían tiếp :
Ví dụ Công ty Mỹ chào hàng “ 300 khăn quàng bằng tơ phù hợp cho
các bà với giá USD100, FCA Paris “. Công ty Pháp xác nhận “ 300
khăn cho các bà. 50 xanh, đỏ và lục ngọc. 50 cái vàng, cam đỏ huyết
dụ, gửi qua hàng không Pháp với giá USD100, FCA Paris”
Hợp đồng đã được ký kết chưa ? Do không làm thay đổi cơ
bản nội dung chào hàng nên xác nhận của công ty Pháp có thể
được xem là xác nhận giao kết hợp đồng ( theo qui định của
công ước Viên ), nếu công ty Mỹ không phản đối.
Có 2 quan điểm cơ bản trong việc xác định thời điểm và nơi giao kết
hợp đồng
Thuyết tiếp thu : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên
chào hàng nhận được trả lời xác nhận của bên được chào hàng.
Nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên chào hàng Châu
Âu và Việt nam áp dụng
Thuyết tống phát : thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên
được chào hàng gởi trả lời chấp nhận ký hợp đồng cho bên chào
hàng. Nơi giao kết hợp đồng là nơi cư trú của bên được chào
hàng Hệ thống Anh Mỹ áp dụng
Các quan điểm khác nhau của các nước đã dẫn đến vấn đề xung đột
pháp luật về thời điểm và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp
đồng được giao kết vắng mặt. Để giải quyết vấn đề trên, các nước ký
các điều ước quốc tế, trong đó xác định nguyên tắc xác định thời điểm
và nơi giao kết hợp đồng trong trường hợp hợp đồng được giao kết
vắng mặt ( ví dụ công ước Viên áp dụng quan điểm của thuyết tiếp thu
)
Bên cạnh các điều ước quốc tế, các nước còn qui định theo pháp luật
các nước.
Các nước theo thuyết tiếp thu, thời điểm và nơi giao kết hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá
10
nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên đề nghị giao
kết hợp đồng
Các nước theo thuyết tống phát, thời điểm và nơi giao kết hợp
đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi cư trú của cá
nhân hay nơi có trụ sở chính của pháp nhân là bên được đề
nghị giao kết hợp đồng
Việt nam qui định tại điều 771 bộ luật dân sự :
Khoản 1 Yếu tố nơi cư trú hay nơi có trụ sở chính
Khoản 2 Yếu tố quốc tịch
1.2.4 Gỉai quyết xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng
Nguyên tắc được pháp luật Việt nam và hầu hết pháp luật trên thế giới
thừa nhận trong việc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh quyền
và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng là áp dụng pháp luật của nước
do các bên thỏa thuận lựa chọn.
Tại Việt nam, quyền chọn luật của các bên trong quan hệ hợp
đồng được ghi nhận tại điều 759 và điều 769 bộ luật dân sự
2005, điều 5 luật thương mại, điều 3 luật hàng hải và điều 5 luật
đầu tư.
Điều 3 công ước Rôme 1980 cũng qui định tương tự, công ước
Viên 1980 pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia
đều qui định tương tự, thể hiện sự tôn trọng quyền tự do thỏa
thuận
Ví dụ : Công ty xuất nhập khẩu Đắc lắc bán 9,000 tấn bột mỳ
đã giành quyền chọn tàu chuyên chở
Điều kiện để luật do các bên lựa chọn có hiệu lực
Việc chọn luật không trái với điều ước quốc tế mà quốc gia của
các bên là thành viên
Ví dụ Bên cạnh quyền tự do chọn luật, điều 3 công ước
Rôme 1980 qui định luật của nơi có bất động sản sẽ được
áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng
Việc chọn luật và việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn
không trái với hệ thống pháp luật quốc gia của các bên. Tại Việt
nam nội dung này được thể hiện ở 2 nội dung cơ bản
Các bên chỉ có quyền chọn luật để điều chỉnh các quan
hệ mà pháp luật Việt nam cho phép chọn luật
Chú ý : Hiện nay pháp luật Việt nam không
cho phép chọn luật để điều chỉnh thời điểm giao
kết, tư cách chủ thể, hình thức hợp đồng. Nhưng
điều 759 cho phép chọn luật nước ngoài, điều 766
11
cho phép xác định quan hệ quyền sở hữu, điều 5
luật thương mại, điều 3 luật hàng hải, điều 5 luật
đầu tư cho lĩnh vực đầu tư.
Việc áp dụng hay hậu quả của việc áp dụng hệ thống
pháp luật được chọn không được trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt nam sẽ bị từ chối áp dụng
nhằm bảo lưu trật tự công cộng
Chú ý Điều 5 luật thương mại qui định nội dung
pháp luật được chọn không được trái với pháp luật
Việt nam. Điều 759 luật dân sự qui định việc chọn
pháp luật không được trái với pháp luật Việt nam
Luật được chọn phải là luật thực chất có nghĩa là hệ thống
pháp luật do các bên lựa chọn phải có các qui phạm pháp luật
thực chất có thể được áp dụng để giải quyết xung đột giữa các
bên
Ví dụ Công ty châu Âu ký hợp đồng với công ty Việt
nam , thỏa thuận dùng luật châu Âu để giải quyết tranh
chấp. Thỏa thuận này về luật thực chất hay bao gồm cả
luật thực chất và luật xung đột ? Dựa trên bản chất
luật xung đột + Ý chí của các bên trong hợp đồng có thể
đưa ra kết luận thỏa thuận này chỉ là thỏa thuận sử dụng
luật thực chất
Chú ý Tòa án là cơ quan xét xử nhân danh nhà nước
các bên không có quyền chọn luật tố tụng. Nhưng trường
hợp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thì các bên có
quyền chọn qui tắc tố tụng để áp dụng
Việc chọn luật không nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật
Phải có thỏa thuận của các bên về việc chọn luật và thỏa thuận
đó phải dựa trên ý chí tự nguyện của các bên
Các nguồn luật có thể lựa chọn
Điều ước quốc tế ( trong trường hợp quốc gia của các bên chưa
phải là thành viên ) chỉ có giá trị pháp lý tương đương tập quán
quốc tế ( và nội dung phải chứa các qui phạm pháp luật thực chất )
Ví dụ Công ước Viên có chứa các qui phạm pháp luật
thực chất nên có thể được chọn. Nhưng công ước Rome chỉ
qui định việc chọn luật ( qui phạm xung đột ) nên không thể
được chọn
12
Pháp luật quốc gia của bên bán, bên mua hay bên thứ ba về lý
thuyết sẽ dựa trên tính hiệu quả và tính khách quan của hệ thống
pháp luật đó nhưng trong thực tế thì không phải vậy
Tập quán quốc tế
Thời điểm chọn luật áp dụng có thể là trước hay sau khi ký kết hợp đồng
Chú ý
Việc các bên chọn luật áp dụng không đồng nghĩa với việc các bên
chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Việc các bên
chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp không đồng
nghĩa với việc các bên chọn luật áp dụng
Nhưng các việc các bên chọn cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp lại có ý nghĩa quan trọng đến việc chọn luật áp dụng do tòa án sẽ
căn cứ vào qui phạm xung đột pháp luật trong điều ước quốc tế mà quốc
gia mình là thành viên hay qui phạm xung đột pháp luật trong pháp luật
quốc gia để chọn luật áp dụng
Ví dụ Nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng, chỉ chọn tòa
án Pháp sẽ chọn luật áp dụng dựa trên các qui định trong
điều ước quốc tế ( các hiệp định tương trợ tư pháp )
hay pháp l