Tóm tắt. Qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế được xây dựng bởi các
chuyên gia đào tạo của Đại học khảo thí quốc tế Cambridge và qui trình
sư phạm tương tác của Đại học Quesbec đã và đang được nhiều nước trên
thế giới áp dụng trong quá trình giảng dạy với mục đích rèn luyện và nâng
cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Hóa học
nói riêng. Qui trình này đã được nghiên cứu và thể chế hóa cho phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam. Bài báo đề cập đến qui trình dạy học tiếp cận chuẩn
quốc tế và các thao tác cơ bản cần thiết rèn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo
viên dạy môn Hóa ở trường THPT tiếp cận chuẩn quốc tế. Trong quá trình
giảng dạy, giáo viên luôn luôn thực hành các kĩ năng như: thiết kế và xây
dựng hệ mục tiêu bậc 1, 2 và 3; xây dựng lịch trình chi tiết cho một học kì
hoặc một năm học; thiết kế kế hoạch dạy học gồm 3 loại: giáo án thường,
giáo án nghiên cứu và giáo án dự án; xây dựng các hình thức kiểm tra, đánh
giá kiến thức của học sinh. Rèn luyện kĩ năng một các thường xuyên liên
tục là một trong những biện pháp quan trọng giúp giáo viên tích lũy được
nhiều kinh nghiệm giảng dạy và ngày càng hoàn thiện bản thân tiến tới đạt
chuẩn quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông tiếp cận chuẩn quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Vol. 56, No. 5, pp. 139-146
RÈN KĨ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN
DẠY MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TIẾP CẬN CHUẨN QUỐC TẾ
Nguyễn Thị Kim Thành
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
E-mail: ngohathanhhanh@gmail.com
Tóm tắt. Qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế được xây dựng bởi các
chuyên gia đào tạo của Đại học khảo thí quốc tế Cambridge và qui trình
sư phạm tương tác của Đại học Quesbec đã và đang được nhiều nước trên
thế giới áp dụng trong quá trình giảng dạy với mục đích rèn luyện và nâng
cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên dạy môn Hóa học
nói riêng. Qui trình này đã được nghiên cứu và thể chế hóa cho phù hợp với
điều kiện ở Việt Nam. Bài báo đề cập đến qui trình dạy học tiếp cận chuẩn
quốc tế và các thao tác cơ bản cần thiết rèn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo
viên dạy môn Hóa ở trường THPT tiếp cận chuẩn quốc tế. Trong quá trình
giảng dạy, giáo viên luôn luôn thực hành các kĩ năng như: thiết kế và xây
dựng hệ mục tiêu bậc 1, 2 và 3; xây dựng lịch trình chi tiết cho một học kì
hoặc một năm học; thiết kế kế hoạch dạy học gồm 3 loại: giáo án thường,
giáo án nghiên cứu và giáo án dự án; xây dựng các hình thức kiểm tra, đánh
giá kiến thức của học sinh. Rèn luyện kĩ năng một các thường xuyên liên
tục là một trong những biện pháp quan trọng giúp giáo viên tích lũy được
nhiều kinh nghiệm giảng dạy và ngày càng hoàn thiện bản thân tiến tới đạt
chuẩn quốc gia và tiếp cận chuẩn quốc tế.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngừng đổi mới
nhiều lĩnh vực trong giáo dục mà trọng tâm là đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của người học theo các quan điểm
hiện đại như: dạy học lấy người học làm trung tâm, dạy học hợp tác, dạy học phân
hóa, dạy học dự án,. . . nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Trong quá trình dạy
học người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, tích hợp khéo léo các phương pháp
dạy học và có kế hoạch cải tiến thường xuyên theo hướng ngày càng hoàn thiện qui
trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế.
139
Nguyễn Thị Kim Thành
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
Qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu
chương trình huấn luyện giáo viên và chuyên gia đào tạo của Đại học Khảo thí quốc
tế Cambridge (University of Cambridge - International Examinations) và qui trình
sư phạm tương tác của hai tác giả Jean-Marc Denomme và Madeleine Roy của Đại
học Quesbec. Qui trình này đã được chỉnh sửa phù hợp với điều kiện thực tiễn của
Việt Nam.
Hình 1. Sơ đồ miêu tả qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế
Qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế là thực hiện quan điểm dạy học cá
thể, tạo điều kiện hoạt động học tập cho người học ở tất cả các bậc học, cấp học,
ngành học tiếp cận với chuẩn quốc tế và khu vực.
Theo cách tiếp cận mới này thì:
- Dạy là quá trình tích cực, mà người dạy chia sẻ thông tin với người học,
nhằm cung cấp và giúp họ xử lí thông tin để đạt tới mục tiêu là thay đổi hành vi
của họ.
- Học là quá trình đồng hóa thông tin nhằm thay đổi hành vi một cách tổng
hợp.
- Qui trình dạy học là một quá trình tương tác có chủ định giữa các yếu tố
cấu thành nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi của người học, hướng tới những mục
tiêu giáo dục cao hơn.
140
Rèn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông...
Qui trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế xét trên quan điểm hệ thống bao
gồm 3 giai đoạn đã được thể chế hóa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. Trong
đó, các thành tố liên kết với nhau theo một chu trình và tác động qua lại với nhau
thể hiện trong Hình 1.
Như vậy người giáo viên muốn có một kĩ năng dạy học chuẩn mực thì thường
xuyên phải rèn luyện các thao tác cơ bản dưới đây:
- Thực hành lập kế hoạch dạy học hóa học, xây dựng hệ mục tiêu môn Hóa
học, thiết kế hình thức tổ chức dạy, phương pháp dạy học và chuẩn bị phương tiện
dạy học phù hợp với mục tiêu chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành.
- Thực hành các hoạt động dạy học hóa học trong các giờ chính khóa cũng
như ngoại khóa được thể hiện thông qua việc thiết kế các loại giáo án dạy học như
giáo án dạy học bình thường, giáo án dạy học nghiên cứu và giáo án dạy học theo
dự án.
- Thực hành kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của kết quả học tập của người học
dựa vào mục tiêu của bài học đã nêu.
- Thực hành đánh giá cải tiến để có kế hoạch cải tiến việc dạy học thể hiện
qua hồ sơ đánh giá môn Hóa học.
2.2. Các thao tác cơ bản cần thiết rèn kĩ năng nghề nghiệp cho
giáo viên
2.2.1. Lập kế hoạch dạy học và xây dựng hệ mục tiêu môn học
Kế hoạch dạy học là lịch trình chi tiết từng bài học với dự kiến về hình thức
tổ chức dạy học, các phương pháp, phương tiện, các hình thức kiểm tra - đánh giá
với các hình thức khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Giáo viên có thể lập kế
hoạch cho các hoạt động ngoại khóa.
Căn cứ vào nhu cầu, mục tiêu chung của môn học mà giáo viên xây dựng kế
hoạch dạy học cho từng bài học cho 1 chương, 1 học kì hay 1 năm học.
Để thiết lập được kế hoạch dạy học hóa học một cách chi tiết, giáo viên phải
dựa vào việc phân tích nhu cầu môn Hóa học. Đây là những thông tin quan trọng
đầu tiên để giáo viên xác định đúng mục tiêu môn học, mục tiêu bài học và xây
dựng được kế hoạch dạy học môn học. Để thực hiện khâu này giáo viên cần phải
tiến hành các công việc sau:
- Xác định đúng vị trí môn Hóa học, bài học giúp giáo viên đạt mục tiêu chung
của bài học, cấp học và có quan điểm đầy đủ, đúng về giáo dục toàn diện. Giáo viên
có thể sử dụng phiếu điều tra (khoảng 12 - 15 câu) bao gồm các nội dung như: Quan
điểm của người học về khoa học hóa học có thú vị hay không, có lợi hay không, mức
độ tìm hiểu về hóa học và nội dung hóa học ưa thích; Thời lượng dành cho việc học
141
Nguyễn Thị Kim Thành
Hóa học trong 1 tuần, phương pháp học, kết quả đạt được và nguyên nhân; Hình
thức dạy và kiểm tra đánh giá cũng như đề đạt nguyện vọng.
- Điều tra đối tượng học. Giáo viên phải thực hiện kế hoạch điều tra trên nhiều
phương diện như: Kiểm tra kiến thức nền của người học nhằm đánh giá khả năng
học tập, những khó khăn, thuận lợi mà họ có thể gặp phải trong quá trình học Hóa
học, giúp giáo viên phân loại người học theo các nhóm năng lực, từ đó giáo viên có
thể xây dựng các chiến lược dạy học phù hợp. Các câu hỏi kiểm tra nên dừng ở mức
độ 1 và mức độ 2; Điều tra phong cách học tập và hứng thú học hóa học (phiếu điều
tra, bảng hỏi) giúp giáo viên nắm được động cơ học tập môn học, những nguyên
nhân dẫn tới việc thích hoặc không thích học môn học để có chiến lược dạy học phù
hợp. Dưới đây là ví dụ phiếu điều tra đối tượng học:
PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU HỌC SINH
Họ và tên:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . . . . . . . . . .
Trường:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Những điều em Biết Những điều em Những điều em
Thắc mắc (câu hỏi) Hiểu được sau bài học
............................ ............................ ............................
- Nghiên cứu điều kiện vật chất, kĩ thuật, điều kiện kinh tế - xã hội của địa
phương giúp giáo viên có kế hoạch sử dụng hoặc bổ sung để hỗ trợ cho quá trình
dạy học Hóa học.
MỤC TIÊU CHI TIẾT
Mục tiêu chi tiết
Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3
Chương...
Bài...
LỊCH TRÌNH CHI TIẾT
Bài học Tiết
Hoạt động
DH, hình
thức DH
Phương pháp,
phương tiện
dạy học
Kiểm tra -
Đánh giá
Đánh giá
cải tiến
Chương...
Bài...
142
Rèn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông...
2.2.2. Soạn giáo án
Căn cứ vào kế hoạch dạy học, hệ mục tiêu môn Hóa học, giáo viên tiến hành
soạn giáo án cho từng bài học. Từ việc phân tích nhu cầu môn học, giáo viên phải
nêu được vị trí, vai trò của bài cụ thể và những điểm cần chú ý, những yêu cầu
riêng, điều kiện vật chất cần thiết tối thiểu, chính sách khen thưởng,... trong quá
trình dạy học hóa học.
Xác định mục tiêu dạy học: Giáo viên cần xác định đúng, đủ mục tiêu mà
người học phải đạt được về kiến thức như: cần hiểu và giải thích được tính chất vật
lí, tính chất hóa học, qui luật biến đổi tính chất, phân biệt được các loại phản ứng
hóa học, liên kết hóa học,... và đạt được về kĩ năng như: biết sử dụng, vận dụng các
kiến thức, phân tích, đánh giá, tổ chức các hoạt động, kĩ năng làm việc theo nhóm,
trình bày trước lớp, cách giải quyết vấn đề...
Việc xác định mục tiêu bài học là yếu tố quan trọng nhất mà giáo viên cần
thực hiện. Đó là cơ sở để lựa chọn, sắp xếp nội dung dạy học, lựa chọn hình thức tổ
chức dạy học, phương pháp, phương tiện, công cụ dạy học, hình thức kiểm tra đánh
giá. Mục tiêu bài học cũng là thành phần cơ bản của giáo án, là kết quả mong đợi
của giáo viên và học sinh sau mỗi bài học, là cơ sở cho các hoạt động khác trong giờ
học và cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả giờ học. Giáo viên phải xác định được
các điều kiện, hoàn cảnh, phương hướng, yêu cầu để người học thực hiện hành vi.
Các điều kiện thể hiện trong mục tiêu thường bắt đầu từ một số từ như: vận dụng,
căn cứ vào, cho biết,... Giáo viên có thể chọn một động từ chỉ hành động tương ứng
(hành động quan sát được) với bậc mục tiêu trong các lĩnh vực cần mong đợi.
Ví dụ:
Mục tiêu bậc 1
- Nêu được tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn điện,
ánh kim).
- Nêu được tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.
- Biết được khái niệm về cặp oxi hóa - khử của kim loại.
- Nêu được ý nghĩa của dãy thế điện cực chuẩn của kim loại.
- Giải được các bài tập về kim loại
Mục tiêu bậc 2
- Giải thích được nguyên nhân gây ra tính chất vật lí đó.
- Giải thích được tại sao kim loại thể hiện tính khử. Trình bày được khả năng
phản ứng của một số kim loại với dung dịch muối
- Trình bày được thứ tự của dãy thế điện cực chuẩn của kim loại.
- So sánh được tính oxi hóa - khử. Xác định được chiều của phản ứng oxi hóa
- khử.
Mục tiêu bậc 3
143
Nguyễn Thị Kim Thành
- Trình bày và giải thích được tính chất vật lí riêng của kim loại (nhiệt độ
nóng chảy, tính cứng,...)
- Giải thích được cơ chế phát sinh dòng điện trong pin điện hóa.
- Tính và giải thích được suất điện động của pin điện hóa luôn là số dương.
Tính được thế điện cực chuẩn của cặp oxi hóa - khử khi biết suất điện động chuẩn
của pin điện hóa.
Tiêu chí là các từ miêu tả mức độ thực hiện hành vi có thể thỏa mãn nội dung
của hành vi đó. Thông thường, tiêu chí được diễn tả dưới dạng con số tối thiểu,
hoặc 1 hành động nào đó được xem là tối thiểu.
Mục tiêu sau mỗi bài học phải được sắp xếp lại với nhau, như:
Điều kiện Động từ chỉ hành vi Tiêu chí
Sau khi học xong bài
Tính chất của kim loại.
Dãy điện hóa của kim
loại, người học sẽ
giải thích được nguyên
nhân gây ra
- tính dẻo, dẫn nhiệt, dẫn
điện, ánh kim,... của kim
loại.
- tính khử của kim loại.
Dựa vào dãy điện hóa của
kim loại, người học sẽ
dự đoán được và viết
được
chiều của phản ứng giữa
2 cặp oxi hóa - khử.
Dựa vào dãy điện hóa của
kim loại, người học sẽ so sánh được
tính khử của các kim loại
và tính oxi hóa của các
ion kim loại.
Như vậy, việc xác định mục tiêu chi tiết cho từng bài học, làm cơ sở cho việc
xây dựng kế hoạch dạy học nói chung và soạn giáo án cho từng bài học nói riêng.
Có nhiều hình thức soạn giáo án khác nhau, tùy thuộc vào mục đích học tập, nhu
cầu học tập, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường mà có 3 dạng chính như sau:
- Giáo án thường dùng để dạy học một cách thông thường nhất mà bất cứ
người giáo viên nào khi bước vào nghề đều trải qua. Giáo án thường có thể được
soạn cho bất cứ bài Hóa học nào theo sách giáo khoa cơ bản hoặc nâng cao và cũng
phải đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.
- Giáo án nghiên cứu thường được soạn để dạy cho các lớp nâng cao hoặc cho
các lớp chuyên Hóa. Giáo án nghiên cứu được soạn thảo theo gợi ý sau:
+ Tên đề tài
+ Lí do chọn đề tài, ý nghĩa của đề tài.
+ Mục tiêu nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu; Phương pháp xử lí số liệu
144
Rèn kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên dạy môn Hóa học ở trường trung học phổ thông...
+ Dự kiến cấu trúc của bản báo cáo đề tài nghiên cứu (dung lượng, cách thống
kê tài liệu tham khảo, cách rút ra nhận từ kết quả nghiên cứu).
- Giáo án dự án thường dùng cho các khối chuyên, đặc biệt là chuyên Hóa.
Giáo án dự án được soạn thảo theo gợi ý sau:
+ Tên dự án.
+ Chủ dự án (giáo viên).
+ Kế hoạch thực hiện (giáo viên, học sinh).
+ Phương tiện thực hiện.
+ Hợp đồng học tập (giáo viên và học sinh).
+ Báo cáo nghiệm thu (báo cáo, đánh giá kết quả, thanh lí hợp đồng).
Các hình thức tổ chức dạy học: học trên lớp (thuyết trình thảo luận nhóm,
mô phỏng, đóng vai); tự học có hướng dẫn hoặc tự học.
Từ mục tiêu chi tiết của bài dạy sẽ quyết định qui trình dạy học: nội dung
dạy học, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học, hình thức kiểm tra đánh
giá kết quả dạy học. Trong đó:
- Mục tiêu dạy học: là căn cứ để giáo viên lựa chọn và sắp xếp các nội dung
dạy học cho một bài cụ thể ứng với mục tiêu bậc 1, 2 hoặc 3.
- Mục tiêu dạy học là căn cứ để lựa chọn hình thức tổ chức dạy học, phương
pháp, phương tiện, công cụ dạy học như:
+ Nội dung ứng với mục tiêu bậc 1 thường dạy dưới hình thức tự học, với sự
hướng dẫn và kiểm tra đánh giá của giáo viên.
+ Nội dung ứng với mục tiêu bậc 2 có thể dạy trên lớp theo phương pháp
thuyết trình, vấn đáp có ứng dụng CNTT.
+ Nội dung ứng với mục tiêu bậc 3 có thể dạy theo phương pháp làm việc
nhóm, xemina.
- Mục tiêu dạy học là căn cứ để giáo viên thiết kế các hình thức kiểm tra -
đánh giá có đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu dạy học.
2.2.3. Sự đánh giá và đánh giá cải tiến
Sau mỗi bài giảng, mỗi học kì, mỗi năm học giáo viên ghi chép lại lời nhận
xét của đồng nghiệp, của người học,... hay cảm tưởng của mình, đó là những tư liệu
quý để giáo viên rút kinh nghiệm, có kế hoạch cải tiến kĩ năng nghề nghiệp của bản
thân.
Cơ sở xây dựng kế hoạch đánh giá cải tiến thường là thông tin phản hồi từ
phía học sinh; từ các bài kiểm tra; kết quả học tập của học sinh sau một năm học;
kết quả đánh giá của đồng nghiệp sau dự giờ, của cán bộ quản lí tổ, trường hoặc
của chính giáo viên.
145
Nguyễn Thị Kim Thành
3. Kết luận
Thông qua việc thường xuyên trải nghiệm qui trình dạy học giúp giáo viên có
vai trò chủ động trong công việc giảng dạy của mình và làm cho họ thấy yêu nghề
hơn đồng thời tạo cho giáo viên cơ hội cũng như trách nhiệm phát triển những kinh
nghiệm riêng trong nghề nghiệp của mình nhằm đào tạo những con người phát triển
toàn diện, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] 2010. Tài liệu hướng dẫn sử dụng chuẩn kiến thức - kĩ năng dạy học Hóa học.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
[2] 2009. Dự án: "Xây dựng qui trình phát triển kĩ năng nghề nghiệp cho giáo viên
trường THPT chuyên tiếp cận chuẩn quốc tế". Trường Đại học Giáo dục, Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
[3] Sách giáo khoa Hóa học lớp 10, 11, 12. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4]
ABSTRACT
Improving occupational skills for teachers of Chemistry
in High Schools to approach international standards
Nowadays, many countries around the world have been applying the process of
teaching developed by international experts at the University of Cambridge - Inter-
national Examinations and colleagues at the University of Quebec, and this process
has been institutionalized to be suitable for Vietnamese. The paper deals with the
process of teaching to approach international standards and basic and necessary op-
erations of improving occupational skills for teachers of Chemistry in High Schools to
approach international standards. In the process of teaching, teachers must always
practice certain skills: skills for developing the gist of the lessons (grades 1, 2 and
3); skills for building detailed schedules of a semester or an academic year; syllabus
planning skills, including the normal ones, the researching one and the project-based
one); examining, evaluating and improving skills. The skills training on a regular
basis is one important measure to help teachers to gain their valuable experiences
and ever-improving themselves. At the same time, it helps them to reach the local
and world standards.
146