Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm

Tóm tắt. Bài viết trình bày các bước hình thành kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1:Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc TĐG KQHT (Giai đoạn nhận thức). Giai đoạn 2:Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn sinh viên TĐG, Giai đoạn 3:Tổ chức cho sinh viên làm thử -thực hiện theo mẫu. Giai đoạn này gồm 4 bước: Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho SV. Bước 2: SV thực hiện hoạt động học tập. Bước 3: SV thực hiện ĐG và TĐG. Bước 4: GV bổ sung, góp ý để SV điều chỉnh, rút kinh nghiệm và hoàn thiện kĩ năng.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0193 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 29-36 This paper is available online at RÈN LUYỆN KĨ NĂNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM Dương Thị Thúy Hà Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết trình bày các bước hình thành kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1:Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc TĐG KQHT (Giai đoạn nhận thức). Giai đoạn 2:Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn sinh viên TĐG, Giai đoạn 3:Tổ chức cho sinh viên làm thử -thực hiện theo mẫu. Giai đoạn này gồm 4 bước: Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho SV. Bước 2: SV thực hiện hoạt động học tập. Bước 3: SV thực hiện ĐG và TĐG. Bước 4: GV bổ sung, góp ý để SV điều chỉnh, rút kinh nghiệm và hoàn thiện kĩ năng. Từ khóa: Kĩ năng, rèn kĩ năng, các bước rèn kĩ năng, đánh giá, tự đánh giá kết quả học tập. . . 1. Mở đầu Vấn đề tự đánh giá kết quả học tập (TĐG KQHT) được các tác giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu cả về lí thuyết và thực hành. Về mặt lí thuyết, qua các nghiên cứu của các tác giả Baron (1990), Shavelson (1992), Bellanca & Berman (1994), Garcia & Pearson (1994), Wiggins (1993),... [10] cho thấy, vai trò của GV thay đổi, do đó ĐG phải có sự thay đổi chú trọng hơn đến TĐG. Rolheiser (1996) đã đưa ra được mô hình lí thuyết TĐG. Tác giả cho rằng, TĐG đóng một vai trò quan trọng trong một chu kì học tập của người học và khi người học TĐG hiệu quả việc học, họ sẽ biết được mức độ đạt mục tiêu học tập của bản thân. Do đó, TĐG sẽ khuyến khích họ đặt ra mục tiêu cao hơn và nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu học tập của mình. Ở Việt Nam, có một số tác giả nghiên cứu lí luận và thực tiễn về tự đánh giá như Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc,... [9] đã hệ thống về đánh giá và các vấn đề liên quan. Một trong những đóng góp quan trọng của tác giả là đã đưa ra được bảy nguyên tắc chung nhất về đánh giá, trong đó, có nguyên tắc thứ bảy là: “Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá”. Như vậy, có thể thấy vấn đề đánh giá, tự đánh giá trong giáo dục và dạy học được nhiều nước và nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã đề cập tới những khía cạnh khác nhau của tự đánh giá như: tự đánh giá dưới dạng sự tự phản ánh của người học, mô hình lí thuyết tự đánh giá, một số kĩ thuật để tự đánh giá, các nguyên tắc chung nhất về đánh giá cũng như nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa đánh giá và tự đánh giá,... các đối tượng nghiên cứu cũng đa dạng nhưng chưa có nghiên cứu nào về rèn luyện kĩ năng tự đánh giá KQHT cho sinh viên sư phạm. Việc rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT cho sinh viên sư phạm có vai trò quan trọng, giúp SV tự xác định được mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân, trên cơ sở đó, họ có kế hoạch điều chỉnh việc học tập Ngày nhận bài: 30/7/2016. Ngày nhận đăng: 25/10/2016. Liên hệ: Dương Thị Thúy Hà, e-mail: duongha108@gmail.com 29 Dương Thị Thúy Hà nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Đồng thời TĐG giúp SV sau này ra trường làm GV biết cách ĐG học sinh cũng như hướng dẫn HS TĐG vì đó cũng là yêu cầu của GDPT hiện nay đòi hỏi GVPT phải có KN TĐG để hướng dẫn HS TĐG. Tuy nhiên, việc TĐG KQHT của sinh viên cần phải được rèn luyện theo các bước cụ thể chứ không phải tự phát. Thực tế hiện nay ở trường sư phạm, TĐGKQHT chưa được quan tâm đúng mức. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày vấn đề kĩ năng, rèn kĩ năng, các giai đoạn hình thành kĩ năng nói chung và việc rèn kĩ năng TĐG KQHT cho sinh viên sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Khái niệm kĩ năng Có nhiều quan niệm khác nhau về kĩ năng: Theo Từ điển từ và ngữ Việt Nam [7]: kĩ năng là khả năng ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. V.A.Krutretxki (1980) [8] cho rằng, "Kĩ năng là phương thức thực hiện hoạt động - cái mà con người lĩnh hội được". Để làm rõ khái niệm kĩ năng, tác giả đã phân tích kĩ vai trò của việc luyện tập trong thực tiễn, trong hoạt động trong quá trình hình thành kĩ năng. Trong một số trường hợp, kĩ năng là phương thức sử dụng các tri thức vào trong thực hành, tức là khi có tri thức, con người cần phải áp dụng và sử dụng chúng vào trong cuộc sống, vào trong thực tiễn. Trong quá trình luyện tập, trong hoạt động thực hành, kĩ năng trở nên được hoàn thiện và trong mối quan hệ đó, hoạt động của con người cũng trở nên được hoàn hảo hơn trước". Theo K.K.Platônôv [6] người có kĩ năng không chỉ hành động có kết quả trong một hoàn cảnh cụ thể mà còn phải đạt được kết quả tương tự trong những điều kiện khác nhau. Do vậy, theo ông, kĩ năng là khả năng của con người thực hiện một hành động bất kì nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm - những cái đã được lĩnh hội từ trước. Hay nói cách khác, kĩ năng được hình thành trên cơ sở của các tri thức được áp dụng vào trong thực tiễn. Qua các khái niệm về kĩ năng, chúng tôi thấy có hai loại quan niệm về kĩ năng: - Loại thứ nhất: xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật của thao tác, hành động hay hoạt động, coi kĩ năng như một loại phương tiện thực hiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo quan niệm này, người có kĩ năng là người nắm vững tri thức về hành động và thực hiện được trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau, tức là đã có kĩ năng hành động. - Loại thứ hai: xem xét kĩ năng không đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là một biểu hiện về năng lực của con người. Quan niệm này chú ý đến kết quả của hành động. Coi kĩ năng là năng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết trong một thời gian nhất định, trong điều kiện, tình huống mới. Kĩ năng theo quan niệm này vừa có tính ổn định, lại vừa có tính mềm dẻo, tính linh hoạt và tính mục đích. Quan niệm về kĩ năng rất đa dạng, các tác giả tùy theo cách nhìn chủ quan của mình mà nhấn mạnh khía cạnh này hay khía cạnh khác. Từ các quan niệm trên về kĩ năng, chúng tôi đi đến quan niệm: Kĩ năng là khả năng thực hiện một hành động/chuỗi hành động bằng cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế để hành động đạt kết quả. Những dấu hiệu nhận biết người có kĩ năng hành động trong một lĩnh vực nào đó: - Có tri thức về hành động, nắm được mục đích và cách thức thực hiện hành động, các điều kiện thực hiện hành động, tức là phải hiểu được mục đích, phương thức và các điều kiện để thực 30 Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm hiện hành động. - Có khả năng thực hiện một hành động/chuỗi hành động. - Có phương thức tương đối hoàn chỉnh của việc thực hiện những hành động bất kì nào đó. - Có khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp...) để giải quyết một nhiệm vụ mới. - Đạt được kết quả hành động do mục đích đề ra. - Có các tri thức về hành động, thực hiện được nó trong thực tiễn theo các yêu cầu khác nhau. - Có khả năng thực hiện được hành động có kết quả trong những điều kiện thay đổi. 2.1.2. Rèn luyện kĩ năng Rèn luyện: Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Rèn luyện là luyện tập thường xuyên qua thực tế để thuần thục, vững vàng hơn”. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Rèn luyện là luyện tập nhiều lần trong thực tế để đạt được những phẩm chất hay trình độ vững vàng”. Theo nghĩa chung nhất, rèn luyện là là sự luyện tập nhiều lần trong thực tiễn để đạt đạt đến sự thuần thục, vững vàng, có khả năng thực hiện linh hoạt, sáng tạo, ngay cả khi điều kiện hoạt động đã thay đổi. Vì vậy, rèn luyện phải dựa trên luyện tập và là mức độ cao hơn luyện tập. Rèn luyện kĩ năng: Có thể hiểu rèn luyện kĩ năng trước hết là cách huấn luyện của giảng viên với những biện pháp phối hợp cụ thể, hợp lí, phù hợp với trình độ của sinh viên, với điều kiện giảng dạy của nhà trường. Dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn của giảng viên, sinh viên cần tự giác, tích cực, tự rèn luyện để hình thành kĩ năng TĐG KQHT cho bản thân. Do đó, trong quá trình rèn luyện sinh viên cần nhận thức đúng ý nghĩa, vai trò của kĩ năng TĐGKQHT đối với nghề nghiệp của mình trong tương lai, có động cơ rèn luyện đúng đắn, phải biến quá trình rèn luyện thành tự rèn luyện. Có như vậy, quá trình rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT mới đạt đết quả cao. Hay nói cách khác, quá trình rèn luyện kĩ năng là quá trình giảng viên đóng vai trò chủ đạo còn sinh viên đóng vai trò chủ động, tự giác, tích cực tự điều khiển quá trình rèn luyện của bản thân. Chúng tôi quan niệm: Rèn luyện kĩ năng cho sinh viên là quá trình giảng viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn sinh viên hoạt động, rèn luyện với những biện pháp phối hợp, phù theo mục đích và quy trình cụ thể. Sinh viên tiếp thu, lĩnh hội một cách tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo, kiên trì luyện tập để hình thành và phát triển kĩ năng của mình theo mục tiêu đào tạo. Những điểm cơ bản về rèn luyện kĩ năng: + Là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các hành động trong thực tiễn. + Rèn luyện kĩ năng phải đạt đến kết quả mang tính ổn định, bền vững, không thay đổi cả khi điều kiện hoạt động thay đổi. + Để rèn luyện kĩ năng đạt hiệu quả cần có sự tự giác, tích cực, cố gắng nỗ lực vượt qua khó khăn của cá nhân. Các giai đoạn hình thành kĩ năng: Trong Tâm lí học, các tác giả có quan niệm khác nhau về các giai đoạn hình thành kĩ năng, nhưng họ tương đối thống nhất với nhau khi khẳng định, muốn hình thành kĩ năng về một lĩnh vực nào đó, con người phải luyện tập theo một quy trình nhất định, theo mức độ từ thấp đến cao. Theo [2], quá trình hình thành KN thường tuân theo quy luật, thường bắt đầu từ sự nhận 31 Dương Thị Thúy Hà thức (để thông hiểu về mục đích, ý nghĩa, cơ chế, tiến trình,...) và kết thúc ở hành động cụ thể. Bao gồm ba giai đoạn chính: Giai đoạn lĩnh hội: đây là giai đoạn GV phải định hướng, tạo động cơ, nhu cầu học tập và trang bị hiểu biết về kĩ thuật cho người học. Giai đoạn quan sát: tạo dựng động hình thông qua hệ thống bài tập, các thao tác kĩ thuật, phân tích của GV về KN cần rèn luyện để người học quan sát, rút ra những kết luận nhận thức cho chính bản thân mình. Giai đoạn hình thành: KN được hình thành nhờ sự luyện tập thường xuyên, cùng với sự phân tích, TĐG, tự điều chỉnh hoạt động của người học. Trong giai đoạn này, GV tổ chức để người học rèn luyện thông qua hệ thống bài tập rèn luyện với hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân... Còn theo quan điểm chung của các nhà tâm lí học hoạt động thì các giai đoạn hình thành kĩ năng là: (1) Nhận thức; (2) Làm thử; (3) Luyện tập. Như vậy, kĩ năng được hình thành thông qua luyện tập. Để hình thành kĩ năng cho sinh viên, GV phải trang bị cho các em các tri thức về kĩ năng, GV hướng dẫn để SV biết các thao tác, tiến hành làm thử, thực hành, luyện tập các thao tác về KN cần hình thành. 2.1.3. Kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập Theo [1], KN tự đánh giá KQHT là khả năng thực hiện một hành động hoặc một hoạt động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có nhằm xác định mức độ kiến thức, kĩ năng của bản thân so với mục tiêu học tập. Nếu xét về quan niệm về TĐG, TĐG KQHT là bộ phận của quá trình ĐG và thuộc dạng ĐG quá trình học. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó cũng có thể mang tính chất của ĐG chẩn đoán hoặc tổng kết. Mặt khác, đây là một hoạt động tự phản ánh quá trình học của bản thân người học về vấn đề như: đã học được những gì, cần làm gì để học tốt hơn. . . Nếu xét về quan niệm KN, là khả năng thực hiện có hiệu quả một hành động nào đó, dựa trên vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có để có hành động phù hợp với điều kiện cụ thể. Theo cách hiểu của chúng tôi thì: “Tự đánh giá kết quả học tập của sinh viên là quá trình chủ thể đối chiếu và xem xét mức độ đạt được của bản thân so với các mục tiêu (bao gồm hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí) của bài học/môn học đã được đề ra từ trước; Từ đó, tự mình suy xét và xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để tự điều chỉnh hành vi, hoạt động học tập nhằm cải thiện thành tích hướng tới đạt mục tiêu và hoàn thiện hơn” Từ những quan niệm ở trên, chúng tôi xác định khái niệm kĩ năng TĐG KQHT của sinh viên sư phạm như sau: Kĩ năng TĐG KQHT của sinh viên sư phạm là khả năng khi sinh viên thực hiện một hành động hoặc một chuỗi hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, kinh nghiệm của bản thân đã có nhằm xác định mức độ kiến thức, KN của bản thân so với hệ thống tiêu chí/chuẩn/mục tiêu/bài học/môn học... đã được đề ra từ trước. Từ đó, tự mình suy xét và có kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng....để đạt được mục tiêu đã đề ra cũng như tự điều chỉnh hành vi, hoạt động của mình để vươn tới mức độ hoàn thiện hơn. Cấu trúc của kĩ năng TĐG KQHT của sinh viên gồm các kĩ năng thành phần như sau: 1. KN thu thập, xử lí các thông tin. 2. KN so sánh, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn của kĩ năng TĐG KQHT. 32 Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm 3. Tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của kĩ năng TĐG KQHT bản thân. 4. Đề xuất các giải pháp để cải thiện thực trạng TĐG KQHT hiện tại. Từ những quan niệm ở trên, chúng tôi xác định khái niệm Rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT của sinh viên sư phạm như sau: Rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT của sinh viên sư phạm là quá trình giảng viên tổ chức, điều khiển, hướng dẫn sinh viên hoạt động, rèn luyện kĩ năng TĐG KQHT với những biện pháp phối hợp, theo mục đích và quy trình cụ thể. Sinh viên tiếp thu, lĩnh hội một cách tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo, kiên trì luyện tập để hình thành và phát triển kĩ năng TĐG KQHT của mình theo mục tiêu đào tạo. Như vậy, với phạm vi KN TĐG KQHT được xem xét trong mối quan hệ với ĐG và hoạt động dạy học, thì nó có tính chất ĐG để điều chỉnh đúng hướng quá trình học và có tính chất của việc tự học và tự học suốt đời. 2.2. Các bước rèn kĩ năng tự đánh giá KQHT cho SVSP 2.2.1. Các bước cụ thể Dựa theo Nguyễn Dương Hoàng [2], I.Ia Lecne [5]... có thể xác lập các bước rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tự đánh KQHT giá gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc TĐGKQHT (Giai đoạn nhận thức). Giai đoạn 2: Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn sinh viên TĐG. Giai đoạn 3: Tổ chức cho sinh viên làm thử - thực hiện theo mẫu (luyện tập kĩ năng TĐG). Giai đoạn này gồm 4 bước: Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho SV Bước 2: SV thực hiện hoạt động học tập Bước 3: SV thực hiện ĐG và TĐG Bước 4: GV bổ sung, góp ý để SV điều chỉnh, rút kinh nghiệm và hoàn thiện kĩ năng TĐG được xác định trong các khâu của bài lên lớp bao gồm các thao tác: + GV giao nhiệm vụ học tập (câu hỏi bài cũ; kiểm tra chuẩn bị bài mới; câu hỏi, bài tập, bài tập tình huống để hình thành kiến thức mới; câu hỏi, bài tập củng cố sau mỗi nội dung hay toàn bài). + Nhiệm vụ của sinh viên sau khi được GV giao nhiệm vụ học tập: - Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Mục tiêu, nhiệm vụ học tập là kết quả cần phải đạt được ở sinh viên sau mỗi bài học/môn học/học phần/tín chỉ/năm học. . . của họ. Mục tiêu, nhiệm vụ học tập phải bám sát và dựa trên cơ sở là chuẩn kiến thức, KN của môn học. - Thực hiện hoạt động học tập. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ học tập, sinh viên tiến hành hoạt động học tập. Có thể là hoạt động học tập nhóm hay cá nhân, hoạt động ở lớp, ở nhà, có thể có GV hướng dẫn trực tiếp hoặc không. Hoạt động có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay dài tuỳ thuộc vào mục tiêu đặt ra là mục tiêu ngắn hạn hay dài hạn, mục tiêu trước mắt hay lâu dài, mục đích tạo ra sản phẩm học tập. - Đối chiếu kết quả học tập với mục tiêu, nhiệm vụ học tập. Để kiểm nghiệm hiệu quả hoạt động học tập, sinh viên phải biết đối chiếu kết quả với mục tiêu, nhiệm vụ của bài học, môn học... nhằm xác định mức độ đạt được sau khi học (xem mục tiêu nào đã đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được). Trên cơ sở đối chiếu, so sánh KQHT với mục tiêu, nhiệm vụ học tập, người học phân tích, 33 Dương Thị Thúy Hà bình luận, nhận xét và TĐG,... về năng lực giáo dục của mình. Từ đó, họ xác định được nguyên nhân, bước tiếp theo trong hoạt động học của mình nhằm tự rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh kiến thức, KN và cải thiện việc học tập. - Đảm bảo cho mọi SV kiên trì trong việc học tập và luyện tập: mọi sinh viên cần có ý thức tự giác và kiên trì trong quá trình học tập, rèn luyện. 2.2.2. Các mức độ của kĩ năng tự đánh giá KQHT Mức độ 1: Lĩnh hội - đây là giai đoạn GV phải định hướng, tạo động cơ, nhu cầu học tập và trang bị hiểu biết về kĩ thuật cho người học, giúp sinh viên thấy được sự cần thiết phải đánh giá, tự đánh giá và lĩnh hội chúng, tức là sinh viên được trang bị kiến thức, nhận thức sự cần thiết TĐG và có được kiến thức nhất định về ĐG và TĐG KQHT. Mức độ 2: Biết tự đánh giá KQHT. Giảng viên yêu cầu sinh viên thực hiện việc tự đánh giá, sau đó giảng viên nhận xét, bổ sung và điều chỉnh (nếu cần thiết). Qua đây sinh viên được tự mình thực hiện việc tự đánh giá năng lực giáo dục, giảng viên điều chỉnh kịp thời giúp cho họ có thể tự đánh giá được tốt hơn, chính xác hơn. Mức độ 3: Độc lập tự đánh giá KQHT. Sinh viên lập được rubric để tự đánh giá KQHT khi tự học không có sự hướng dẫn của giảng viên. Thông qua việc thiết kế và tổ chức các hoạt động theo hướng hình thành và rèn luyện kĩ năng tự đánh giá KQHT như trên, sinh viên chẳng những tiến hành các hoạt động học tập theo kiến thức - kĩ năng môn học nói chung mà còn có thể học được cả việc tự đánh giá năng lực giáo dục nói riêng. 2.2.3. Ví dụ minh họa Dưới đây là một minh họa về quy trình rèn kĩ năng TĐG KQHT cho sinh viên qua học tập về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT/chuẩn đầu ra, bằng phương pháp SV làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học/chuẩn đầu ra... Giai đoạn 1: Giai đoạn nhận thức: Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc TĐG KQHT Giới thiệu hoạt động TĐG KQHT thông qua việc GV đưa ra câu hỏi kiểm tra bài cũ “Trình bày hiểu biết của em về Năng lực giáo dục theo chuẩn đầu ra? Mức độ đạt được của em về các năng lực sư phạm đó?”, yêu cầu sinh viên thực hiện theo nhóm 5-8 em. - SV làm việc nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày - Nhóm khác tự kiểm tra bài của mình, đối chiếu với bài của nhóm bạn. Giai đoạn 2: Giáo viên làm mẫu, hướng dẫn sinh viên TĐG. - Sau khi sinh viên trình bày, GV yêu cầu SV khác nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn (mức độ chính xác về nội dung kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi...). - GV chiếu Rubic định lượng hướng dẫn ĐG. - GV phân tích đáp án, nhận xét, ĐG câu trả lời của SV. - Yêu cầu SV tự đối chiếu, TĐG câu trả lời của nhóm mình. Giai đoạn 3: Tổ chức cho sinh viên làm thử - thực hiện theo mẫu (luyện tập kĩ năng TĐG). Giai đoạn này gồm 4 bước: Bước 1: GV giao nhiệm vụ học tập cho SV: Ví dụ: “GV yêu cầu SV thực hiện hoạt động: "Tự đánh giá NLGD theo chuẩn NNGV của trường ĐHSPHN". 34 Rèn luyện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập cho sinh viên sư phạm Bước 2: SV thực hiện hoạt động học tập. Bước 3: SV thực hiện ĐG và TĐG. Bước 4: GV bổ sung, góp ý để SV điều chỉnh, rút kinh nghiệm và hoàn thiện kĩ năng. 3. Kết luận Tự đánh giá là một khâu hiệu quả và quan trọng đối với việc đánh giá cả quá trình học. Một khi người học có thể tự đánh giá chính việc học của mình và nền tảng kiến thức của họ đang có thì họ có thể nhận ra những lỗ hổng trong kiến thức của bản thân, nhờ đó mà quá trình học hiệu quả hơn, khuyến khích sự tiến bộ của người học và góp phần vào việc tự điều chỉnh quá trình học. Nghiên cứu về việc rèn kĩ năng TĐG KQHT cho SV sẽ đưa lại nhiều thuận lợi cho công tác dạy học, giáo dục và tự giáo dục, giúp cho người học biết được các bước tự đánh giá năng lực giáo dục nói chung cũng như TĐG KQHT của mình nói riêng, là cơ sở để điều chỉnh quá trình học tập của mình để đạt mục tiêu giáo dục, biết ưu, nhược điểm của các hình thức và mức độ tự đánh giá, từ đó có ý hướng sự tự đánh giá vào mục đích nhất định là tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. Qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra các bước rèn luyện kĩ năng tự đánh giá KQHT cho SVSP gồm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: Giới thiệu cho sinh viên vị trí, vai trò, thao tác và trình tự của việc
Tài liệu liên quan