Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên đại học sư phạm qua hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành

Tóm tắt. Đối với sinh viên sư phạm, xuống trường phổ thông để thực hành, thực tập sư phạm được coi là khâu chuyển giao giữa lí luận và thực tiễn, giữa những kiến thức được học tập trong nhà trường và công việc thực tế mà giáo viên sẽ làm sau này. Trên cơ sở kết quả khảo sát sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2011 - 2012 trong đợt xuống trường phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành để quan sát, dự giờ, bài báo đã phân tích thực trạng các hoạt động của sinh viên, rút ra những ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinh viên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên đại học sư phạm qua hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 227-233 This paper is available online at RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHỀ CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUA HOẠT ĐỘNG QUAN SÁT, DỰ GIỜ TẠI TRƯỜNG PHỔ THÔNG THỰC HÀNH Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đối với sinh viên sư phạm, xuống trường phổ thông để thực hành, thực tập sư phạm được coi là khâu chuyển giao giữa lí luận và thực tiễn, giữa những kiến thức được học tập trong nhà trường và công việc thực tế mà giáo viên sẽ làm sau này. Trên cơ sở kết quả khảo sát sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2011 - 2012 trong đợt xuống trường phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành để quan sát, dự giờ, bài báo đã phân tích thực trạng các hoạt động của sinh viên, rút ra những ưu điểm, hạn chế đồng thời đề xuất một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinh viên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành. Từ khóa: Năng lực nghề, hoạt động quan sát, dự giờ, trường phổ thông thực hành. 1. Mở đầu Trong Chương trình đào tạo năng lực nghề cho giáo viên tương lai, sau khi cung cấp cho sinh viên tri thức nghiệp vụ sư phạm (Tâm lí học, Giáo dục học, Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn), các Khoa/Trường sư phạm thường dành ra một khoảng thời gian nhất định tổ chức cho sinh viên xuống trường phổ thông thực hành để quan sát, dự giờ, tìm hiểu về nhà trường. Hoạt động này đã giúp sinh viên có một sự hình dung cơ bản ban đầu về cơ cấu, tổ chức cũng như các hoạt động giáo dục của nhà trường phổ thông trước khi đi thực tập sư phạm. Trong bài viết này, tác giả quan tâm đến hai vấn đề: Thứ nhất, nội dung và thực trạng về cách thức tổ chức, triển khai các hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành; thứ hai, một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinh viên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành. Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com. 227 Trương Thị Bích 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Một số vấn đề nội dung và thực trạng về cách thức tổ chức, quản lí các hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành Trường phổ thông thực hành là môi trường giáo dục thực tiễn để sinh viên sư phạm vận dụng thực hành những tri thức nghiệp vụ sư phạm đã được học. Tùy vào hoàn cảnh khách quan của mình mà mỗi Khoa/Trường sư phạm cho sinh viên xuống trường phổ thông vào các thời điểm khác nhau. Các thời điểm sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội xuống trường phổ thông để thực hành, thực tập sư phạm là: Kiến tập sư phạm vào năm thứ 2 (2 tuần); quan sát, dự giờ vào năm thứ 3 - còn gọi là hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (1 tuần); thực tập sư phạm đợt I (học kì II năm thứ ba); thực tập sư phạm đợt II (học kì II năm thứ 4). Bài viết này tập trung vào hoạt động quan sát dự giờ chuẩn bị cho thực tập sư phạm đợt I của sinh viên sư phạm. * Mục đích của chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên - Giúp sinh viên sư phạm tìm hiểu về công tác giáo dục đang diễn ra ở các cơ sở giáo dục và liên hệ những kiến thức đã học với thực tế thông qua việc quan sát, dự giờ các hoạt động giáo dục, qua đó nâng cao nhận thức, kĩ năng và tình cảm nghề nghiệp. - Nắm được các đặc trưng của nhà trường và các hoạt động phong trào (cơ cấu nhà trường, hồ sơ sổ sách, thời khóa biểu, sinh hoạt chuyên môn, các hoạt động ngoài giờ lên lớp,...). - Hiểu đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên phổ thông, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên. - Nắm bắt và hiểu được một số đặc điểm tâm sinh lí của học sinh trường phổ thông (đặc điểm về giao tiếp, nhu cầu, tình cảm, nhận thức,...). - Chuẩn bị cho đợt thực tập sư phạm đợt I ở trường phổ thông. * Các hoạt động cụ thể - Tổ chức cho sinh viên nghe các báo cáo về kĩ năng chủ nhiệm lớp; về kinh nghiệm tổ chức, điều khiển một giờ dạy học; về cách kiểm tra, đánh giá học sinh,... (thường cơ sở đào tạo mời giáo viên trường phổ thông thực hành về báo cáo). - Tổ chức từng nhóm sinh viên dự giờ dạy của giáo viên phổ thông; tổ chức góp ý, nhận xét, rút kinh nghiệm. - Tổ chức dự giờ sinh hoạt lớp (hoặc họp phụ huynh); tổ chức góp ý, rút kinh nghiệm. - Tổ chức dự giờ chào cờ đầu tuần, góp ý, rút kinh nghiệm. - Tổ chức nghe báo cáo về cơ cấu nhà trường (do Ban Giám hiệu trường phổ thông thực hành báo cáo); về công tác Đoàn, Đội (Ban chấp hành Đoàn trường phổ thông thực hành báo cáo). * Cách thức tổ chức, quản lí 228 Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên Đại học Sư phạm qua hoạt động... - Tổ bộ môn Lí luận và phương pháp dạy học triển khai, tổ chức, liên hệ với trường thực hành, mời giáo viên giỏi chuyên môn, giàu năng lực sư phạm về nói chuyện với sinh viên. - Phân công nhóm sinh viên dự giờ cụ thể vào các lớp. - Quản lí sinh viên bằng cách điểm danh tại trường phổ thông thực hành. * Cách thức kiểm tra, đánh giá - Sau đợt quan sát, dự giờ sinh viên phải viết bản thu hoạch gồm các nội dung: + Thu hoạch về công tác Đoàn và nghe báo cáo của nhà trường + Thu hoạch về hoạt động dự giờ chào cờ và làm công tác chủ nhiệm - sinh hoạt lớp + Thu hoạch về hoạt động dự giờ chuyên môn + Thu hoạch về hoạt động giáo dục nói chung * Những ưu điểm của hoạt động quan sát, dự giờ ở trường phổ thông thực hành - Trường được chọn làm địa điểm giúp sinh viên thực hành, thực tập sư phạm thường là trường tốt, gần cơ sở đào tạo, Ban giám hiệu, giáo viên nhiệt tình, giàu năng lực chuyên môn, học sinh ngoan, học tốt. - Sinh viên được tận mắt “chứng kiến” các hoạt động giáo dục tại trường phổ thông sau khi được nghe/đọc các tri thức này tại trường sư phạm. Các kiến thức lí thuyết về nghiệp vụ sư phạm được kiểm nghiệm trong thực tế. Đặc biệt, sinh viên bước đầu đã hình dung được cơ cấu của nhà trường phổ thông; có hiểu biết ban đầu về lao động sư phạm của nhà giáo. Qua khảo sát sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm học 2011 - 2012, thấy rõ kết quả khả quan của hoạt động này ở trường phổ thông thực hành. Một số sinh viên đã tỏ ra có chính kiến khi dự giờ dạy của giáo viên phổ thông (hoặc dự các hoạt động giáo dục như giờ sinh hoạt lớp, dự tiết chào cờ,...). Sinh viên Phạm Thị Phương Thanh (Khoa Lí - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã nhận xét thẳng thắn trong bản thu hoạch cuối đợt: “Dự giờ lớp 11 A7, bài Bài tập về định luật Ôm và công suất điện tại trường phổ thông thực hành Nguyễn Tất Thành. Ưu điểm: Tiết học diễn ra đúng dự kiến. Nội dung tiết học phù hợp. Nhược điểm: giáo viên chưa thực sự phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh chưa thực sự phải động não, hầu hết các hoạt động là nghe thầy giảng bài”. Cũng sinh viên này, khi dự một tiết dạy khác, đã nhận xét: “Dự giờ lớp 10A7, bài Lực đàn hồi. Ưu điểm: Lớp học sôi nổi, giáo viên và học sinh tham gia giờ học nhiệt tình. Giáo viên giảng dạy hấp dẫn, phát triển tư duy, tính tích cực, chủ động cho học sinh. Lối đặt vấn đề sống động, gây tò mò từ những yếu tố liên quan tới cuộc sống thường ngày (lấy các ví dụ về dây treo quần áo, bộ phận giảm xóc của xe máy để đưa ra tình huống có vấn đề,. . . ). Giảng dạy kiến thức về các đặc điểm lực đàn hồi ở lò xo, giáo viên đưa ra tình huống nhằm phát triển tư duy của học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ tự tìm ra phương án trả lời, giáo viên không thông báo kiến thức mới cho học sinh. Đây là cách dạy hay và tiến bộ. học sinh nhiệt tình, hăng hái, hứng thú với tiết học. Nhược điểm: Bị thiếu giờ”. Rõ ràng, được dự giờ, được quyền nhận xét những ưu điểm cũng như những nhược điểm 229 Trương Thị Bích của giáo viên phổ thông là những bài học sinh động và bổ ích thiết thực cho sinh viên, giúp sinh viên chững chạc và tự tin hơn rất nhiều trong quá trình rèn luyện, tích lũy các kĩ năng sư phạm. - Sinh viên được bồi dưỡng, nâng cao tình cảm nghề nghiệp qua các hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông. Tình cảm nghề nghiệp vốn đã được đưa vào nội dung chương trình bộ môn Tâm lí học và sinh viên đã được học trước khi xuống trường phổ thông thực hành để dự giờ, quan sát. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu gần đây cũng cho thấy hiệu quả của các môn học nghiệp vụ sư phạm trong trường SP không cao lắm. Hầu hết sinh viên đều cho rằng các kiến thức này còn hàn lâm, lí thuyết; các tình huống sư phạm đưa ra chưa sát với thực tế dạy học và giáo dục [1]. Được trải nghiệm trong môi trường giáo dục thực, được chứng kiến các tình huống sư phạm thực, được cảm nhận sự tin yêu, lễ phép của học sinh phổ thông, không ít sinh viên sư phạm đã có cách nhìn khác, tích cực hơn đối với nghề dạy học. Sinh viên Bùi Xuân Nhật, K60 Khoa Lịch sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã mạnh dạn nhìn nhận trong bản thu hoạch sau đợt xuống trường phổ thông quan sát, dự giờ: “Việc thay đổi môi trường học tập, thay đổi hình thức học tập giúp sinh viên hứng thú, tích cực hơn trong quá trình học tập”. Sinh viên Đoàn Thị Vân, K58 Khoa Lịch sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) sau đợt quan sát, dự giờ đã cảm thấy “yêu nghề hơn, muốn cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước” [5]. - Bằng các hoạt động “tai nghe, mắt thấy” tại trường phổ thông thực hành, sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về trường phổ thông, được bồi dưỡng các kĩ năng sư phạm như kĩ năng dạy học, kĩ năng tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, kĩ năng chủ nhiệm lớp, kĩ năng ứng xử sư phạm, kĩ năng giải quyết các xung đột tâm lí,... Các kiến thức này sẽ là “tài sản” thiết thực để sinh viên vận dụng khi chính thức xuống trường phổ thông để thực tập sư phạm. * Những nhược điểm Hầu hết sinh viên, trong các báo cáo thu hoạch của mình, đã cùng chung ý kiến khi đánh giá về những hạn chế của đợt quan sát dự giờ tại trường phổ thông thực hành. Đó là: - Sinh viên chưa được trang bị nhiều về kĩ năng dự giờ, soạn bài, ghi chép. Vì thế khi đi dự giờ nhiều sinh viên chưa biết phải ghi chép, tiếp nhận những gì. - Sinh viên dự giờ quá đông, còn mất trật tự, chưa tập trung. - Thời gian học văn hóa và lịch dự giờ, quan sát trùng nhau nên sinh viên chưa có nhiều điều kiện chuẩn bị kĩ về mọi mặt cho việc dự giờ; không có đủ thời gian dự đầy đủ các giờ dạy của các thầy/cô trường phổ thông thực hành. - Mối quan hệ, sự giao lưu giữa sinh viên với học sinh còn chưa nhiều, kết quả còn hạn chế. - Sinh viên chưa có kĩ năng dự các hoạt động tập thể (chào cờ) nên còn chưa biết phải nắm bắt những gì trong giờ chào cờ, sinh hoạt lớp. Tác phong, tổ chức còn chậm 230 Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên Đại học Sư phạm qua hoạt động... chạp, các kĩ năng tổ chức trò chơi, giao lưu với học sinh chưa được thành thạo. Vì vậy cần nhiều những đợt thực tế như thế này để sinh viên có thêm điều kiện rèn luyện. - Một số sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của công tác Đoàn, Đội nên đã bỏ không dự các buổi nói chuyện do Khoa và Trường phổ thông thực hành tổ chức. - Sinh viên còn thụ động và chưa biết cách tổ chức các hoạt động tập thể. - Việc dự giờ chào cờ, sinh hoạt lớp vẫn còn mang tính hình thức. Sinh viên muốn tham gia thiết thực hơn nữa. - Sinh viên rất đông nhưng tham gia không đầy đủ. - Sinh viên chưa tập trung dự giờ, quan sát, còn nói chuyện riêng. - Sinh viên không có nhiều thắc mắc để trao đổi thêm. - Một số sinh viên còn chưa yêu nghề, còn hổng kiến thức chuyên môn, tác phong sư phạm kém. - Tính năng động của sinh viên sư phạm hầu như không có. - Cách tổ chức chưa hợp lí. Còn quá đông sinh viên cho một đợt thực tế, ảnh hưởng không những cho chính sinh viên mà còn ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. - Quản lí sinh viên chưa chặt chẽ, còn thả nổi sinh viên. - Sinh viên chưa thật sự có ý thức rèn nghề trong học tập. - Thời gian 1 tuần xuống trường phổ thông dự giờ, quan sát là quá ít. Sinh viên lại phải học chuyên môn tại trường SP nên luôn ở tình trạng “quá tải’, “chạy sô”. Vì vậy mà hoạt động chưa thực sự hiệu quả. 2.2. Một số định hướng đổi mới cách thức tổ chức thực hiện, quản lí sinh viên trong hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành Để khắc phục hạn chế và phát huy những ưu điểm của hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành, các Khoa, tổ bộ môn Lí luận và PP dạy học nên: - Cho sinh viên đăng kí thời điểm hợp lí để xuống trường phổ thông thực hành quan sát, dự giờ. Làm như vậy sẽ đạt được những lợi ích sau: + Tránh được tình trạng sinh viên có lịch học ở trường trùng với tiết dự giờ hoặc buổi nói chuyện, giao lưu với trường phổ thông. Tình trạng này buộc sinh viên phải chọn một trong hai hoặc bỏ học hoặc bỏ giờ thực hành. Và thông thường sinh viên bỏ thực hành vì cách kiểm soát “thoải mái” hơn là bỏ học chính khóa. + Giải quyết được vấn đề sinh viên quá đông khi vào một lớp dự giờ gây mất trật tự, ảnh hưởng đến hiệu quả quan sát, dự giờ, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. - Để thực hiện được kế hoạch này, nên kéo dài khoảng thời gian thực hành. Không phải chỉ 1 tuần cố định và cùng thời điểm tất cả sinh viên phải xuống trường phổ thông. - Trước khi đưa sinh viên xuống trường phổ thông thực hành, các Khoa nên tập huấn cho các em cách quan sát, ghi chép, cách nhận xét, đánh giá. Ví dụ, trong tiết dự giờ 231 Trương Thị Bích dạy của giáo viên phổ thông, người dự phải ghi chép được tiến trình bài dạy, hệ thống câu hỏi, lưu ý cách khai thác học sinh, cách xử lí các tình huống dạy học nảy sinh, cách đánh giá, cho điểm học sinh, cách quản lí lớp học,. . . ). - Các Khoa nên phân sinh viên thành các nhóm nhỏ, có nhóm trưởng phụ trách. Giảng viên tổ PP nên có mặt trong các tiết dự giờ, quan sát để vừa theo dõi, quản lí được sinh viên vừa có thể nắm được tình hình chất lượng tiết dạy, cùng góp ý, thảo luận với nhóm sinh viên, chỉ ra những điều được và chưa được. Có như vậy, hiệu quả tiết dự giờ sẽ được tăng lên rất nhiều. - Sau đợt thực hành, ngoài việc đánh giá sinh viên bằng việc chấm các bản thu hoạch, các Khoa nên tập trung khóa sinh viên lại, phân tích những mặt đạt được và những hạn chế, đề xuất với Lãnh đạo Khoa có chế độ khen thưởng cho những sinh viên xuất sắc, tích cực, đồng thời có biện pháp kỉ luật với những sinh viên không hoàn thành nhiệm vụ, gây ảnh hưởng không tốt với nhóm sinh viên về trường phổ thông thực hành để quan sát, dự giờ. - Các buổi dự giờ nên có thầy cô trong Khoa tham dự để quản lí - Sau khi dự giờ nên có những buổi trao đổi tổng kết để rút kinh nghiệm. 3. Kết luận Có thể khẳng định mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa các Khoa/Trường sư phạm với trường phổ thông, đặc biệt là trường phổ thông thực hành trong quá trình đào tạo giáo viên. Tạo ra môi trường thực hành tốt để sinh viên có cơ hội được trực tiếp chứng kiến, quan sát, trực tiếp trải nghiệm các hoạt động dạy học và giáo dục ở trường phổ thông là việc làm hết sức cần thiết của các trường sư phạm. Ngược lại, trường phổ thông cũng phải nhận thức được nhiệm vụ của mình trong việc làm mẫu, hướng dẫn cho sinh viên các kĩ năng sư phạm thiết yếu nhất trong dạy học và giáo dục. Những bài học về kĩ năng sư phạm từ thực tế các hoạt động quan sát, dự giờ tại trường phổ thông thực hành trong thời gian 1 tuần dù là ngắn ngủi nhưng chắc chắn sẽ là những bài học có giá trị trong quá trình học tập, rèn luyện, tích lũy tri thức, kĩ năng sư phạm của sinh viên cho sự nghiệp dạy học - giáo dục sau này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Trần Bá Hoành, 2006. Vấn đề giáo viên - những nghiên cứu lí luận và thực tiễn. Nxb Đại học Sư phạm. [2] Trần Quốc Thành, 2006. Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên để năng cao tay nghề cho sinh viên các trường sư phạm.Kỉ yếu Hội thảo Khoa học 60 năm ngành sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [3] Cục Đào tạo bồi dưỡng - Bộ Giáo dục và Đào tạo, 1982. Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên các trường Đại học sư phạm. 232 Rèn luyện năng lực nghề cho sinh viên Đại học Sư phạm qua hoạt động... [4] Phạm Viết Vượng (chủ biên), 2005. Giáo dục học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Trương Thị Bích. Nghiên cứu thực hiện hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp trường, MS: SP11-86. ABSTRACT Training professional competences for students of educational university through observation at professional development schools For student teachers, going to the school for teaching practice is considered a stage of the transfer from theory to practice and from academic knowledge is taught at school to the fact that the teacher will do later. Based on the survey results of 4th year students at Hanoi National University of Education in school year 2011-2012 during the process of teach- ing practice at Nguyen Tat Thanh high school for observing, practicing, this article has analyzed the current status of students’ activities, not only learned the advantages and dis- advantages but also suggested some innovative orientations for organizing, implementing students’ observation and practice in schools. 233
Tài liệu liên quan