Tiếng mẹđẻcó vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện đểgiao tiếp và tư duy. Đối
với trẻem, tiếng mẹđẻcàng có vai trò quan trọng. K.A.U-sin-Xki chỉrõ “trẻem
đi vào đời sống tinh thần của mọi ngư ời xung quanh nó duy nhất thông qua
phương tiện tiếng mẹđẻvà ngược lại, th ếgiới bao quanh đứa trẻđược phản ánh
qua nó chỉthông qua công cụnày”. Do đó trẻem cần được học tiếng mẹđẻmột
cách khoa học, cẩn thận trong các giờhọc tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn
tập làm văn, đểsửdụng công cụnày trong những tháng năm học tập ởnhà trường,
cũng như trong suốt cuộc đời.
Tiếng mẹđẻcó tính chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh,
vừa tạo cho các em công cụđểhọc các môn khác, là công cụtư duy, giao ti ếp.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 4800 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Giúp học sinh lớp 5 có kết quả tốt hơn trong phân môn Tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sáng kiến kinh nghiệm
Đề Tài
Giúp học sinh lớp 5 có kết quả tốt hơn
trong phân môn tập làm văn
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Giúp học sinh lớp 5 có kết quả tốt hơn
trong phân môn tập làm văn
I. Lý do chọn đề tài:
1. Do tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu học:
Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống mỗi con người. Với cộng đồng đó là phương tiện để giao tiếp và tư duy. Đối
với trẻ em, tiếng mẹ đẻ càng có vai trò quan trọng. K.A.U-sin-Xki chỉ rõ “trẻ em
đi vào đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua
phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh
qua nó chỉ thông qua công cụ này”. Do đó trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một
cách khoa học, cẩn thận trong các giờ học tiếng Việt đặc biệt là trong phân môn
tập làm văn, để sử dụng công cụ này trong những tháng năm học tập ở nhà trường,
cũng như trong suốt cuộc đời.
Tiếng mẹ đẻ có tính chất hai mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh,
vừa tạo cho các em công cụ để học các môn khác, là công cụ tư duy, giao tiếp.
2. Do nhận thấy tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ trong chương trình tiểu
học. Là một giáo viên dạy lớp cuối của bậc tiểu học tôi thấy cần phải giúp đỡ các
em ngoài việc nhận ra tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ còn phải nói, viết tiếng mẹ
đẻ một cách chính xác, thành thạo qua phân môn tập làm văn trong tiếng Việt ở
tiểu học.
II. Quá trình thực hiện đề tài:
1. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà
còn phụ thuộc vào phương pháp dạy học. Đặc biệt là tập làm văn là môn mà các
em ở tiểu học yếu hơn các môn khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ
giúp các em nối tiếp một cách tự nhiên các bài khác nhau trong môn tiếng việt như
tập đọc, chính tả, ngữ pháp, kể chuyên...nhằm giúp các em có năng lực nói, viết.
Nhờ năng lực này, các em biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp,
học tập. Giúp các em bổ xung kiến thức, rèn luyệ tư duy và qua đó hình thành
nhân cách cho các em.
Để cung cấp và giúp các em có những kiến thức tiếng việt, người giáo viên
phải co phương pháp dạy tập làm văn cụ thể, lô gic qua các chi tiết của phân môn
tập làm văn:
A. Quan sát tìm ý - lập dàn bài chi tiết.
B. Tập làm văn miệng.
C. tập làm văn viết.
D. Tập làm văn trả bài.
Trong 4 tiết nêu trên có sự liên quan chặt chẽ, không được coi nhẹ tiết nào.
Đặc biệt phải chú ý hơn tiết quan sát tìm ý – lập dàn bài và tiết văn miệng.
Đây là một môn học khó, làm thế nào để học sinh biết làm một bài tập làm
văn đúng thể loại, đủ ý, câu văn lưu loát, có hình ảnh, có tình cảm... không sai lỗi,
trình bày đẹp, tôi đã suy nghĩ rất nhiều năm. Trong những lúc chấm bài cho học
sinh tôi băn khoăn còn một số học sinh làm bài chưa chú ý, câu còn lủng củng, ý
nghèo nàn, sai lỗi nhiều. Vì vậy tôi đã vạch ra cho mình một phương pháp riêng
khi dạy Tập làm văn lớp 5.
2. Sau đây là phương pháp của tôi trong khi dạy từng tiết học trong
môn tập làm văn.
A. Đối với các tiết quan sát tìm ý - lập dàn bài chi tiết:
- Giáo viên phải nắm vững yêu cầu của tiết quan sát và tìm ý gồm hai mặt:
+ Chuẩn bị kiến thức phục vụ cho việc làm một đề văn theo yêu cầu đầu
bài đã cho:
+ Hình thành phương pháp và kĩ năng quan sát gắn với miêu tả.
- Rèn kĩ năng quan sát cho học sinh:
+ Khi quan sát phải sử dụng các giác quan như mắt, tai, mũi, lưỡi...để
nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm...nhằm nhận biết sự vật về hình dạng, màu sắc, âm thanh,
mùi vị...
+ Quan sát nhằm nhận ra nhữgn nét độc đáo đặc biệt của đối tượng chứ
không phải thống kê tỉ mỉ trung thực mọi chi tiết về sự vật.
+ Trong khi quan sát còn luôn gắn với cảm xúc, với kỉ niệm, với cuộc
sống cá nhân của người quan sát. Từ đó gắn chặt với các hoạt động liên tưởng so
sánh, tưởng tượng, hồi tưởng... của từng cá nhân.
+ Từ việc quan sát học sinh tìm được từ ngữ diễn tả đúng và sinh động
những điều đã quan sát được.
+ Hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát:
· Trình tự không gian: quan sát toàn bộ đến quan sát từng phần, từ trái
sang phải, từ trên xuống dưới, ngoài vào trong hoặc ngược lại.
· Trình tự tâm lí: Thấy nét gì nổi bật thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh
cho bản thân hứng thú hay khó chịu, yêu hay ghét...) thì quan sát trước, các phần
khác quan sát sau.
Phần trọng tâm bài thì quan sát kĩ lưỡng hơn.
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng các giác quan để quan sát. Đây là thao tác
quan trọng nhất và có tính chất quyết định về nhiều mặt. Thông thường học sinh
chỉ dùng mắt để quan sát do đó kết quả thu được thường là các nhận xét và cảm
xúc gắn liền vời thính giác (hình dáng, màu sắc, đường nét, độ xa, gần...) đó là mặt
mạnh và cũng là một nhược điểm của học sinh.
Chúng ta cần lưu ý các em dùng thêm các giác quan thích hợp khác để quan
sát. ví dụ quan sát giờ ra chơi sân trường em ngoài việc dùng mắt để quan sát các
trò chơi còn phải sử dụng tai để nghe âm thanh của tiếng nói, cười, tiếng động các
trò chơi và từ đó liên tưởng, so sánh, cảm xúc của bản thân.
+ Tổ chức quan sát và tìm ý:
· Học sinh phải được quan sát trực tiếp cảnh vật và người.
· Học sinh tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép là chính.
· Sự quan sát của học sinh phải được hướng dẫn cụ thể bằng hệ thống câu
hỏi gợi ý.
Ví dụ: để quan sát và tìm ý bài: "Tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đưa ra hệ thống câu hỏi sau:
· Đọc kĩ đề bài, phát hiện thể loại?
· Trọng tâm của đề bài là gì?
(Chú ý đứng ở chỗ nào quan sát được toàn cảnh sân trường)
1)Khung cảnh và không khí của sân trường trước giờ ra chơi? (yên ắng,
vắng vẻ, bầu trời...)
2) Cảnh sân trường trong giờ ra chơi:
+ Âm thanh lúc đó? (ồn ào)
+ Học sinh các lớp ra sân như thế nào?
+ Toàn sân trường lúc này ồn ào, náo nhiệt ra sao? (Tiếng cười? nói? các
nhóm chơi diễn ra ở những chỗ nào trên sân trường?...có thể tả cảnh thiên nhiên
xen kẽ lúc này.
+ Chú ý tả kĩ các nhóm chơi vui điển hình: nhảy dây, đá cầu, kéo co,
cướp cờ. mèo đuổi chuột...
+ Tả kĩ hoạt động của vài cá nhân tiêu biểu.
Ví dụ: Hãy quan sát trò chơi đá cầu:
+ Có mấy người tham gia?
+ Thái độ của các cổ động viên xung quanh?
Quả cầu được đưa qua, đưa lại bằng những pha đẹp mắt như thế nào?
+ Tiếng cổ động viên reo hò ra sao ?
- Quan sát kĩ trò chơi nhảy dây chun:
+ Bạn nào tham gia?
+ Tay bạn quay dây như thế nào?
+ Chân nhảy ra sao? Từ đó liên tưởng và so sánh với gì?
+ Tiếng dây quất trên sân trường ra sao?
+ Khuôn mặt các bạn đang chơi như thế nào?
+ Tiếng các cổ động viên?
- Quan sát trò chơi kéo co:
+ Hai đội nào tham gia?
Tư thế đứng mỗi đội như thế nào?
+ Tiếng hò reo, cổ vũ lúc trò chơi bắt đầu đến lúc kết thúc?
-.................
*Chú ý các trò chơi đều tả sự hoạt động vui chơi nhộn nhịp, vui vẻ.
- Lúc có tiếng trống báo vào lớp:
+ Các bạn nhanh chóng xếp hàng tập thể dục như thế nào?
+ Trên khuôn mặt một số bạn còn biểu hiện luyến tiếc cuộc chơi?
+ Không khí trên sân trường lúc này ra sao?
(im ắng, gió thổi, lá cây.., bầu trời?)
3)Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi:
+ Những cảm xúc gì sau giờ ra chơi?
Những ấn tượng tốt đẹp gì về tuổi học trò?
Sau khi đã quan sát được học sinh sẽ tự sắp xếp ý để lập dàn bài chi tiết
theo sự hướng dẫn của giáo viên trong tiết Lập dàn bài chi tiết cụ thể trong sách
giáo khoa.
Từ tiết Lập dàn bài cho đến tiết miệng học sinh tiếp tục quan sát trong các
giờ ra chơi để bổ sung cho bài của mình mà qua tiết Lập dàn bài mình thấy còn
thiếu.
B. Tiếp theo là tiết Tập làm văn miệng.
Đây là tiết khó khăn nhất đối với học sinh. từ các ý quan sát tìm được, học
sinh phải sắp xếp thành câu văn và nói được trước lớp. Khi nói phải đảm bảo phát
âm đúng, dùng từ ngữ chính xác, đặt câu đúng ngữ pháp..., câu ngắn gọn, rành
mạch, rõ ràng, làm cho người nghe tiếp nhận được một cách có hiệu quả tốt nhất.
Biết sử dụng giọng nói, điệu bộ diễn tả nhằm hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung.
Ở tiết này học sinh nói được càng nhiều càng tốt. Không nhất thiết nói lên
phải chuẩn ngay (vì học sinh đang tập nói), có thể câu còn lủng củng, thiếu từ, sai
lỗi.
Học sinh và giáo viên chú ý theo dõi, à hướng sửa lỗi câu văn hay hơn,
đúng hơn. Nếu học sinh bí từ, giáo viên có thể cung cấp thêm từ cho học sinh để
có những câu văn sinh động hấp dẫn, từ đó mà phát triển tư duy và ngôn ngữ cho
học sinh.
(chú ý trong diễn tả lời văn phải tự nhiên, chân thành và giản dị).
Trong tiết này giáo viên cần tạo ra không khí hào hứng, kích thích học sinh
muốn nói và mạnh dạn nói từ đó hướng dẫn các em cách nói sao cho đạt hiệu quả
tốt nhất..
Ví dụ trong tiết tập làm văn miệng "Tả cảnh nhộn nhịp ở sân trường em
trong giờ ra chơi" tôi đã thực hiện như sau:
- Thể loại? trọng tâm? dàn bài chính? Phần này học sinh nêu lại vì đã
hình thành ở tiết trước, giáo viên có thể ghi sẵn ở bảng phụ hoặc cho học sinh nêu,
giáo viên ghi nhanh lên bảng.
Hệ thống câu hỏi:
+ Mở bài cần nêu ý gì?
+ Có mấy cách mở bài? (Trực tiếp? gián tiếp?)
+ Hãy nêu cách mở bài của con?
(Giáo viên gọi vài học sinh nói miệng. Giáo viên và học sinh cùng theo dõi
để phát hiện từ hay? Hoặc dùng từ chưa hay? chưa chính xác, từ đó giáo viên cùng
học sinh sửa cho hay hơn, hoàn chỉnh hơn).
Ví dụ: *Hoa nói:
- Sân trường yên ắng quá, gió thổi làm những chiếc lá khô bay xào xạc.
Bỗng tiếng trống báo Hoi giờ ra chơi vang lên dõng dạc"Tùng! Tùng! Tùng!"
+ Nhận xét mở bài của Hoa? (đủ ý, câu ngắn gọn, có hình ảnh (xào xạc)).
*Xuân Tuấn nói:
- Tùng! Tùng! tùng! Bác trống như gọi to "Các cháu ơi, giờ ra chơi đã đến
rồi!".
+ Nhận xét mở bài của Tuấn? (Mở bài tự nhiên, có cảm xúc nhưng chưa nói
được khung cảnh và không khí trước giờ ra chơi).
+ Vậy con bổ xung cho bạn như thế nào?
"Tùng! Tùng! Tùng!" Bác trống như gọi to "Các cháu ơi, giờ ra chơi đã đến
rồi!" làm xua tan bầu không khí im lặng của sân trường để thay vào đó là tiếng ồn
ã cười nói ríu rít như đàn chim non sổ lồng đang lan rộng trên khắp sân trường.
*Giáo viên cho học sinh nói mở bài khác bạn và cũng tổ chức như trên.
+ Thân bài nêu ý gì? (cảnh sân trường trong giờ ra chơi)
+ Lúc có tiếng trống báo hiệu chơi con nghe thấy những âm thanh gì? cả
lớp ùa ra sân như thế nào?
*Liên nói:
- Trong phút chốc cả sân trường như bừng tỉnh, tiếng nói cười rộn rã khắp
sân trường. Trên sân tràn ngập một nàu áo trắng, màu khăn quàng đỏ tươi bay
phấp phới trên vai các bạn học sinh.
+ Nhận xét đoạn văn của Liên?
Câu ngắn gọn nhiều từ hay, sinh động: "bừng tỉnh", "bay phấp phới".
*Minh nói:
Từ các cửa lớp học sinh chen nhau ra ngoài, toả trên khắp sân trường để tổ
chức các trò chơi.
+ Nhận xét đoạn văn của Minh?
(Tả tự nhiên, thật nhưng dùng từ "chen nhau" chưa hay).
Con có thể thay bằng từ nào cho hay hơn? (ùa ra)
(Vài học sinh nói miệng phần này và cách tổ chức như trên).
+ Khi ra sân em thấy toàn cảnh sân trường lúc này, như thế nào?
*Hà nói:
- Sân trường thật là nhộn nhịp: Bạn chạy qua, bạn chạy lại, nhóm này chơi
nhảy dây, nhóm kia đá cầu. Dưới bóng mát của cây phượng là nhóm kéo co đang
dàn thành hai tốp, trên những chiếc ghế đá góc sân các em lớp 1 đang say sưa
đánh vần, những chiếc đu quay, bập bênh thi nhau vút lên, hạ xuống.
+ Nhận xét đoạn văn trên của bạn?
(Bạn tả được bao quát toàn cảnh sân trường trong giờ ra chơi rất nhộn nhịp,
câu ngắn gọn, lưu loát).
*Nghĩa nói:
- Phía các bạn nữ cuộc nhảy dây bắt đầu. Vòng đầu bạn đều vượt qua dễ
dàng. Các vòng sau chỉ còn ba bốn bạn nhảy, các bạn bị loại mặt buồn thiu.
+ Nhận xét? (- Bạn chưa tả bao quát toàn cảnh sân trường mà tả ngay vào
các trò chơi. - Bạn tả trò chơi chưa sôi nổi vui vẻ).
+ Sau khi tả bao quát toàn cảnh các con tả cảnh gì? (Tả một vài trò tiêu biểu
vui vẻ, nhộn nhịp).
*Trâm nói:
- Dưới bóng mát của cây đa già là trò chơi đá cầu của Quang và Dũng. Hai
bạn luôn là đối thủ của nhau trong trò chơi này. Vậy quanh hai bạn là đội ngũ cổ
động viên nồng nhiệt. Đôi chân điêu luyện của Quang đưa lên, hạ xuống nhịp
nhàng để tâng cầu Quả cầu cứ nhảy nhót từ đùi này sang đùi kia của Quang như
một diễn viên múa. Bỗng Quang chuyển tư thế dùng mu bàn chân đá mạnh quả
cầu sang phía Dũng. Khán giả được một giây nín thở theo dõi quả cầu. Tiếng vỗ
tay rào rào thán phục cú đỡ khéo léo của Dũng.
Bạn nào tả trò chơi khác bạn?
*Hoa nói:
- Nhóm kéo co cũng không kém phần vui vẻ. Tiếng cổ động viên hai bên
ầm ĩ: "5B cố lên!". ở hai đầu dây cac bạn thi nhau cố hết sức kéo được dây qua
vạch mốc, dùng hết sức kéo nhau chồng chất làm khán giả vừa vỗ tay, vừa cười
chảy nước mắt.
(Giáo viên hỏi học sinh nói miệng phần này từ 4 – 5 em. Cách tổ chức
giống trên).
+ Lúc có tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp các nhóm chơi như thế nào?
(chen nhau chạy về vị trí của lớp mình để xếp hàng tập thể dục, một số bạn có biểu
hiện luyến tiếc cuộc chơi như thế nào?).
*Huy nói:
Các trò chơi vẫn đang sôi nổi, bỗng ba hồi trống vang lên báo hiệu 15 phút
ra chơi đã kết thúc. Các nhóm chơi nhanh chóng về vị trí của lớp mình để tập thể
dục. Trang vẫn còn cố nhảy thêm vài lần dây, Quang, Dũng hẹn ngày mai lại đua
tài. Trên khuôn mặt ai cũng tươi tỉnh.
- Không khí trên sân như thế nào? Khi các con đã vào lớp?
*Phương nói:
- Sau giờ tập thể dục chúng em vào lớp để tiếp tục học những bài học bổ
ích. Sân trường lại im lặng. Từ các lớp, tiếng giảng bài của các cô giáo lại vang lên.
+ Em có cảm nghĩ gì sau giờ ra chơi?
(Giờ ra chơi bổ ích và lí thú, tinh thần sảng khoái để tiếp tục tiếp thu bài tốt
hơn – khắc sâu trong trí nhớ những tiếng cười hồn nhiên của tuổi học trò).
(Phần này giáo viên gọi 4 – 5 em nói phần cảm nghĩ của mình về giờ ra
chơi. Cách tổ chức giống thân bài).
· Sau tiết này giáo viên dặn học sinh về viết nháp bài văn này để giờ sau
có tiết viết. Qua tiết miệng học sinh tự bổ sung cho bài văn của mình hay hơn.
Ngoài ra, sau những tiết miệng ngoài việc học sinh phát hiện từ hay trong khi bạn
nói để bổ sung cho bài của mình, tôi còn cung cấp cho các em một số từ hay phục
vụ cho từng bài.
Ví dụ: ở bài tả giờ ra chơi tôi cung cấp những từ sau:
+ Bước chân: thoăn thoắt.
+ Điệu bộ: Bẽn lẽn, bình thản, hăng hái, láu táu...
+ Giọng nói, thái độ, nụ cười: liến thoắng, pha trò, hả hê.
+ Tình cảm: thoả thích, sảng khoái, khoái chí, sửng sốt, kinh ngạc...
C. Để tiết viết đạt hiệu quả cao, lời nhắc nhở dặn dò của giáo viên trước lúc
viết cũng rất quan trọng.
Ngoài việc thực hiện theo đúng các bước trong tiết viết bài, trong mỗi tiết
viết tôi còn chú ý dặn thêm:
- Vận dụng những đặc điểm, lời văn ở từng thể loại. Ví dụ:
+ Tả người: Cần lựa chọn những tính từ gợi hình, gợi cảm, các động từ sát
hợp, các hình ảnh so sanh, ví von sinh động... để vừa gợi tả cụ thể, vừa bộc lộ thái
độ, tình cảm của mình đối với người được tả.
+ Tả cảnh sinh hoạt cần lựa chọn, sử dụng đúng và hay các từ ghép, từ láy,
từ tượng thanh, từ tượng hình...nhằm gợi tả rõ không khí của cảnh sinh hoạt (vui
vẻ, nhộn nhịp, đầm ấm...) Chú ý dùng cách so sánh, nhân hoá, làm nổi bật hoạt
động chính của người v.v....
+ Tường thuật: Lưu ý xen tả và bộc lộ cảm xúc khi cần thiết làm bài
văn thêm hấp dẫn.
E. Tập làm văn (trả bài).
Để có thể làm tốt một bài tập làm văn (nói hay viết) ngoài những kỹ năng
nói, học sinh còn cần được rèn luyện thêm kĩ năng sửa chữa, rút kinh nghiệm,
nhằm đạt kết quả ngày một cao hơn. Tập nhận xét bạn trong giờ Tập làm văn nói,
tự rà soát và sửa chữa bài nháp của mình hay bài viết chính thức ở lớp, rút kinh
nghiệm và tự sửa chữa trong giờ trả bài, tất cả đều giúp học sinh luyện tập hình
thành kĩ năng và thói quen “tự điều chỉnh”, tự học tập để luôn tiến bộ. Tiết “Trả
bài viết” có ý nghĩa quan trọng đối với việc rèn luyện kĩ năng nói rong tiết Tập
làm văn miệng.
So với các tiết khác (Lập dàn bài – nói), tiết trả bài cần được giáo viên
chuẩn bị công phu từ lúc chấm bài, thống kê lỗi, nhận xét khái quát về bài làm,
chuẩn bị dẫn chững, minh hoạ... đến khi soạn giáo án cụ thể cho tiết trả bài. Việc
hướng dẫn học sinh học tập trên lớp cũng đòi hỏi sự gợi mở, dẫn dắt và ứng xử
linh hoạt của giáo viên, nhằm giúp các em tự phát hiện nhận thức được ưu, khuyết
điểm trong bài viết của mình. Qua đó, học sinh có ý thức viết bài ngày càng tiến
bộ và có kết quả cao hơn.
· Sau tiết học này tôi thường nhắc học sinh về làm lại và tôi chấm lại cẩn
thận cho các em. Cách làm này làm cho học sinh tăng thêm hứng thú khi học môn
này.
3.Kết quả:
Để đánh giá được kết quả của mình, tôi ra cùng một đề bài với 2 lớp khác
nhau.
Lớp tôi và một lớp khác:
Lớp tôi Lớp khác
Sĩ số: 57 Sĩ số: 57
Điểm 9 – 10: 10 em Điểm 9 – 10: 0 em
Điểm 7 – 8: 47 em Điểm 7 – 8: 30 em
Điểm 5 – 6: 0 Điểm 5 – 6: 27 em
Về tình cảm của học sinh đối với môn Tập làm văn:
- Các em không còn sợ môn này nữa, và có hứng thú khi học Tập làm văn.
Cụ thể trong tiết văn “Tường thuật lại tiết học lí thú” tôi giao thêm đề các em đều
thuật lại tiết Tập làm văn rất sôi nổi, hóm hỉnh trong cách viết.
Cá nhân điển hình của lớp tôi.
Vừa rồi tổng kết cuối học kì I lớp tôi có nhiều em đạt kết quả cao môn tiếng
Việt.
Tên học sinh Tổng kết
Trương Hạnh Hoa 9.4
Nguyễn thị Ngọc Anh 9.4
Nguyễn thuỳ Dương 9.0
Nguyễn Khắc Huy 9.2
Nguyễn thị Liên 9.1
Trần diệu Linh 9.5
Vũ Thanh Nương 9.3
Nguyên Hà Phương 9.6
Vũ Ngọc Trâm 9.6
III. Bài học kinh nghiệm.
Để đáp ứng yêu cầu về môn Tiếng Việt ở tiểu học, đặc biệt là Tập làm văn,
người giáo viên phải chuẩn bị thật tốt cho mỗi tiết dạy:
- Quan sát tìm ý – làm dàn bài.
- Tập làm văn miệng.
- Tập làm văn viết.
- Tập làm văn trả.
Phải có nhiệt tình và tâm huyết với nghề từ đó mới thuyết phục được học
sinh yêu mến môn học và một khi đã yêu mến môn học thì kết quả cao hơn.
Tôi mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.