Trải qua hàng trăm thế kỷ tồn tại và phát triển từ trong hang động nguyên thuỷ
tới các xu hướng đương đại, các hoạ sĩ đã thể nghiệm rất nhiều lối vẽ với đủ chất liệu
thích hợp để làm giàu kho tàng mĩ thuật thế giới.
Sự phát triển hội hoạ không theo đường thẳng mà thông qua sự lắt léo đặc thù,
không thể đồng nhất giữa các cách nhìn khác nhau và thời đại khác nhau. Mối “bất
hoà” giữa hội hoạ “hiện thực” và hội hoạ “trừu tượng” thị giác truyền thống sửng sốt
trước hình thái sáng tạo nghệ thuật lạ mắt, kỳ quặc.
Mĩ thuật là một môn học độc lập trong chương trình học của bậc tiểu học với
mục tiêu giáo dục tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật
luôn mở ra con đường mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại. Cũng như bao loại
hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ
thưởng ngoạn, mỹ thuật nhiều mỹ cảm manh mẽ, với học sinh tiểu học khi được học
mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình.
17 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3244 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở khối Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bài vẽ
tranh chân dung ở khối lớp 4
Mở đầu
1.Lý do lựa chọn đề tài
Trải qua hàng trăm thế kỷ tồn tại và phát triển từ trong hang động nguyên thuỷ
tới các xu hướng đương đại, các hoạ sĩ đã thể nghiệm rất nhiều lối vẽ với đủ chất liệu
thích hợp để làm giàu kho tàng mĩ thuật thế giới.
Sự phát triển hội hoạ không theo đường thẳng mà thông qua sự lắt léo đặc thù,
không thể đồng nhất giữa các cách nhìn khác nhau và thời đại khác nhau. Mối “bất
hoà” giữa hội hoạ “hiện thực” và hội hoạ “trừu tượng” thị giác truyền thống sửng sốt
trước hình thái sáng tạo nghệ thuật lạ mắt, kỳ quặc.
Mĩ thuật là một môn học độc lập trong chương trình học của bậc tiểu học với
mục tiêu giáo dục tiểu học là: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành
những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể
chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở, bởi nghệ thuật
luôn mở ra con đường mới và lý thú cho nền văn minh nhân loại. Cũng như bao loại
hình nghệ thuật khác, nền nghệ thuật tạo hình không ngừng ban tặng cho các thế hệ
thưởng ngoạn, mỹ thuật nhiều mỹ cảm manh mẽ, với học sinh tiểu học khi được học
mĩ thuật sẽ có những cảm nhận riêng của mình.
Với bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp dạy bộ môn Mĩ thuật, luôn mong
muốn nâng cao chất lượng dạy và học Mĩ thuật nói chung và chất lượng học bài vẽ
2
tranh chân dung nói riêng, nên tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng dạy học bài vẽ tranh chân dung ở khối lớp 4 trường tiểu học Cát Linh,
Quận Đống Đa, Thành Phố Hà Nội” nhằm giúp cho các em học sinh vẽ bài tranh chân
dung được đẹp hơn và các em thêm yêu môn học.
2.Mục đích nghiên cứu
Giống như bao thể loại tranh khác, tranh chân dung cũng có những nét riêng,
độc đáo, sự độc đáo của tranh chân dung là ở chỗ ngoài việc biểu đạt một con người
cụ thể còn thể hiện được nội tâm và suy nghĩ của con người đó bằng sự cảm nhận của
người vẽ và bằng tình cảm của người vẽ nói chung và của học sinh nói riêng.
Đề xuất một số biện pháp dạy học bài vẽ tranh chân dung cho học sinh lớp 4.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mĩ thuật nói chung và chất lượng bài vẽ của
học sinh trong trường nói riêng.
Là một giáo viên dạy bộ môn mĩ thuật ở lứa tuổi tiểu học tôi cần trau dồi và bổ
xung thêm nhiều kiến thức về tranh chân dung để truyền thụ cho các em một cách dễ
hiểu nhất. Và thông qua bài học các em học sinh thêm yêu mến với bộ môn nghệ
thuật tạo hình.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Một số biện pháp dạy học vẽ tranh chân dung.
- Học sinh lớp 4.
3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu về tranh chân dung của các hoạ sĩ nói chung đặc
biệt nghiên cứu tranh chân dung của học sinh tiểu học vẽ.
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập tài liệu.
- Sưu tầm tranh chân dung của hoạ sĩ và của học sinh tiểu học.
- Mô tả, phân tích và tổng hợp.
4
Nội dung
Chương I: Lịch sử hình thành và phát triển của tranh chân dung
1. Thế nào là tranh chân dung
Khái niệm tranh chân dung.
Tranh chân dung là tranh vẽ một người hoặc một mẫu người nào đó như tranh
chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà tri thức có công với đất nước
hoặc là tranh chân dung của người thân, bạn bè, có khi là một mẫu người mình thích,
có khi là tự hoạ...
Tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực chứ không phải do
con người vẽ tưởng tượng hoặc bịa đặt ra. Nếu có sự tưởng tượng với ý nghĩa sáng
tạo thì tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con người có thực, con người mà người
vẽ đã được nhìn thấy, biết tới hoặc đã quen thân.
Thể loại tranh chân dung:
Thể loại tranh chân dung rất đa dạng có chân dung tự hoạ, chân dung nhóm
hoặc chân dung có phong cách làm nền...
Có thể chiatranh chân dung thành 3 loại:
Chân dung vẽ gương mặt con người (gồm đầu, mặt. cổ và có thêm một phần
vai) thường được đặc tả rất chi tiết, đặc biệt là đôi mắt và cái miệng. Với loại tranh
này, ngoài những yếu tố như các nét vẽ và cách cắt cúp gương mặt ( chính diện,
nghiêng hoặc quay ) đôi mắt và cái miệng có một ý nghĩa quan trọng trong việc thể
hiện thần thái hoặc mọi diễn biến cảm xúc tâm lý của nhân vật.
Chân dung nửa người ( từ đầu, mặt đến ngực hoặc đến thắt lung, thậm chí đến
đầu gối). Loại chân dung này ngoài việc diễn tả dương mặt nhân vật còn được hoạ sĩ
chú ý miêu tả trang phục của nhân vật để phô diễn vẻ đẹp của cơ thể.
5
Chân dung toàn thân: Đối với loại tranh này người vẽ rất quan tâm đến dáng
hình và các động tác của nhân vật; cử chỉ, thái độ ứng xử qua động tác và dáng điệu
còn biểu đạt cả mối tương quan, quan hệ tâm lý giữa các nhân vật trong tranh.
Đối tượng tranh chân dung
Tranh chân dung là một thể loại rất khó vẽ vì đối tượng diễn tả chính là con
người, mà con người thường rất phức tạp và tinh tế, ở mỗi thời kỳ lịch sử sẽ tạo ra
những bức chân dung khác nhau về đối tượng.
ở thời trung cổ, đối tượng chủ yếu trong tranh chân dung là thánh thần, đức
chúa trời, những mẫu người phù hợp với tôn giáo, có tròng mắt mở to như vừa ngơ
ngác vừa đắm chìm trong thế giới thần linh. Một mẫu người luôn hướng tới thế giới
vĩnh cửu trên thiên đường.
ở thời kỳ Phục hưng đối tượng được chọn là những thiên thần, các giáo sĩ,
chiến binh...
Từ thế kỷ 18-19 đến nay, các đối tượng trong tranh có phần đa dạng hơn. Các
hoạ sĩ đã khai thác triệt để sắc thái. Nội tâm và hoàn cảnh sống của nhân vật, từ
những người quyền quý trong xã hội, những nhà tri thức, công nhân, nông dân, cho
đến những kẻ sống dưới đáy bùn xã hội như gái điếm, kẻ ăn xin, những kẻ lang thang
cơ nhỡ...
Một bức chân dung đẹp phải đạt được 2 yếu tố: đẹp về ngoại hình và đẹp cả về
nội tâm nhân vật. Có ý nghĩa là về mặt hình thức phải giống đối tượng, mặt khác
nhân vật ấy trông sinh động, có hồn phản ánh được nét đặc trưng nhất của tính cách
và tâm trạng. Ngoài những phẩm chất trên, tác phẩm chân dung còn phản ánh được cả
tính giai cấp, tính xã hội và tính thời đại của nhân vật.
2. Lịch sử hình thành và phát triển của tranh chân dung.
Trong lịch sử nghệ thuật thế giới, thể loại tranh chân dung có từ lâu đời và phát
triển mạnh. Việc vẽ tranh và làm tượng chân dung là một nhu cầu lớn của các thời
6
đại, các tầng lớp và cá nhân nhất là tầng lớp giàu có. Nếu chúng ta biết rằng các thợ
chụp ảnh chân dung ngày nay bận rộn như thế nào thì chúng ta cũng không thể ngạc
nhiên khi thấy số lượng những bức tranh chân dung nhiều không kể xíêt của các hoạ
sĩ đã vẽ vào thời trước. Do đó, trước khi phát minh ra máy chụp hình, vẽ chân dung là
công việc của mỗi hoạ sĩ đều phải làm được.
Có thể nói từ thời phục hưng trở đi tranh chân dung đã phát triển mạnh. Đó là
có thời kỳ giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, nhân cách con người được tôn trọng.
Con người có thể tự do phát triển trong mọi lĩnh vực. Có rất nhiều nhà buôn, học giả
và những người giàu làm cho nhu cầu tranh chân dung ngày càng lớn. Đã xuất hiện
những hoạ sĩ chuyên vẽ chân dung như Holbein, Moroni, Drues...
Những bức chân dung nổi tiếng đã đi vào lịch sử mĩ thuật thế giới như tác
phẩm “laJoconde” của leonar de Vinci. Ca ngợi vẻ đẹp và nụ cười bí hiểm của người
thiếu phụ trong tranh, bức tranh “ Đức mẹ Maria và chủa hài đồn” của Raphaen ca
ngợi vẻ đẹp về sự thánh thiện của tình mẫu tử, còn tác phẩm “ Người đàn bà xa lạ”
của Kramska hoạ sĩ Nga miêu tả vẻ đẹp kiêu sa của người thiếu phụ Nga.
ở Hà Lan đã xuất hiện hàng loạt tên tuổi các hoạ sĩ như Rubens. Rembrandt
chân dung nổi tiếng như Reoir với “chân dung nữ diễn viên Janxamarri” hay “ Thiếu
nữ với chiếc quạt”, Van Gogh với nhiều chân dung tự hoạ’’, Cézanne với “người
thiếu nữ đội chiếc mũ len” hay “Lucie và bạn cùng hội viên”... Đặc biệt Picasso với
bức chân dung tuyệt đẹp “Gertrude Stein” Picasso vẽ rất nhiều tranh chân dung. Năm
1996, viện bảo tàng Mĩ thuật hiện đại NewYork đã mở một triển lãm mang tên
“Picasso và tranh chân dung” đó là tác phẩm chuyên vẽ về chân dung của ông trong
suốt bảy thập niên.
ở Việt Nam, trong kho tàng nghệ thuật truyền thống, số lượng tranh chân dung
hầu như rất ít, căn bản là chân dung thờ cúng. Ví dụ chân dung Nguyễn Trãi (lụa).
7
Năm 1952, Trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, chấm dứt nền nghệ
thuật khuyết danh thì loại tranh chân dung mới phát triển và ngày càng phổ biến.
Chúng ta có rất nhiều tác phẩm đẹp như: “Thiếu nữ bên hoa huệ” của hoạ sĩ Tô Ngọc
Vân; “Em Thuý” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, “Thiếu nữ bên hoa sen” của hoạ sĩ
Nguyễn Sáng, “Em Liên” của hoạ sĩ Huỳnh Văn Gấm, “Tự hoạ” của hoạ sĩ Bùi Xuân
Phái...
Vậy là trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của nhân loại
tranh chân dung đã xuất hiện theo nhu cầu cuộc sống của con người, đáp ứng nhu cầu
thực tế và nhu cầu tinh thần của con người nó đã tồn tại và phát triển đến ngày này,
góp phần không nhỏ vào nền Mĩ Thuật của Thế Giới cũng như của Việt Nam.
8
Chương II: Thực trạng công tác giảng dạy bài vẽ tranh chân dung ở trường tiểu
học
1. Cách suy nghĩ, sự nhìn nhận của học sinh đối với tranh chân
dung.
Trái ngược với cách suy nghĩ, nhìn nhận của người lớn. Nếu tranh của
người lớn thường mang tính thị giác: Bức tranh thu lại thế giới bên ngoài như mắt
mà người lớn nhìn thấy kích thước, tỉ lệ, màu sắc, hình thể... Thì đối với các em
học sinh cảm nhận về thế giới của những phản ứng hệ thần kinh vận động, rất
giống thế giới của người mù.
Mọi thứ các em vẽ đều thể hiện bằng những biểu tượng thuộc về xúc giác
như thể các em đang sờ thấy thứ đó hay đếm được thứ đó bằng những đầu ngón
tay. Các em không vẽ một vật giống như vật đó xuất hiện trước mắt thay vào đó
các em sẽ tự hồi tưởng lại cảm giác khi nhận biết lại hình dáng, số lượng, chỗ u
lên hay lõm xuống và sự vận động của vật thể bằng xúc giác.
Các em vẽ một bức tranh chân dung với đôi mắt vòng tròn vì tròng mắt
hình cầu, với một mớ những đường thẳng bù xù là tóc vì các em thấy tóc như
những đường thẳng mảnh. Mũi là hình tam giác hay hình móc câu với hai lỗ ở bên
dưới.
Đó là cảm nhận bằng những ngón tay. Miệng có răng và tai thì chìa ra. Các
em vẽ bàn tay với 5 cái móc nghéo vì em đếm được 5 ngón tay và để vẽ bàn chân
các em vẽ cuối cái chân là những ngón chân nhỏ. Cái quan trọng nhất khi vẽ quần
áo các em cho là những cái cúc (nút) vì chúng cứng, đẹp hoặc vì nhớ khi các em
mặc vào hoặc cởi ra...
Những gì mà các em vẽ không phải thế giới mà các em thấy nhưng thế
giới mà các em biết là đây.
2. Thực trạng công tác giảng dạy bài vẽ tranh chân dung cho
học sinh tiểu học
9
Chương trình mĩ thuật bậc tiểu họclà chương trình đồng tâm, nghĩa là bài
vẽ tranh chân dung các em được học từ lớp 1 đến lớp 4 đều có nhưng với mỗi lớp
yêu cầu của bìa khác nhau.
Ví dụ với lớp 1, 2 chỉ yêu cầu học sinh đặt được hình vẽ cân đối trong
trang giấy. Đến lớp 3 ngoài việc đặt hình vẽ cân đối trong trang giấy các em vẽ
được đủ các bộ phận trên khuôn mặt tương đối với khuôn mặt.
Lớp 4 thì các em vẽ được một khuôn mặt đủ chi tiết, cân đối, vẽ màu kín
khuôn mặt... Nhưng thực tế bên cạnh những em học sinh vẽ được hình khuôn mặt
cân đối, đẹp trong trang giấy ngay từ lớp 1,2 thì vẫn còn rất nhiều em học sinh
chưa hiểu hết về tranh chân dung, về cách vẽ tranh chân dung...nên đến lớp 3,4 mà
bài vẽ vẫn còn nhỏ so với trang giấy hoặc rất vất vả khi vẽ các bộ phận trên khuôn
mặt.
Nguyên nhân:
- Các em chưa hiểu hết về tranh chân dung.
- Các em chưa hiểu và chưa nắm rõ cách vẽ tranh chân dung.
- Các em ít được xem tranh chân dung.
- Các em ít được vẽ tranh chân dung.
- Các em có suy nghĩ môn Mĩ Thuật chỉ là môn phụ không quan
trọng nên không cần chú tâm.
- Các em không thích vẽ.
3. Đề xuất biện pháp.
Trước thực trạng như vậy với cương vị là một giáo viên dạy môn Mĩ
thuật tôi mạnh dạn đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
dạy học bài vẽ tranh chân dung.
10
Tôi thực hiện trong các bài dạy vẽ tranh chân dung tại các lớp khối 4.
11
Chương III: Đề xuất một số biện pháp dạy học
bài vẽ tranh chân dung
Biện pháp 1:
Sử dụng tác phẩm chân dung của các hoạ sĩ trong quá trình giảng dạy để đạt
hiệu quả tốt.
Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu thế nào là tranh chân dung.
- Các em hiểu hơn về cách sắp xếp hình vẽ trong trang giấy.
- Giúp các em thấy được vẻ đẹp của tranh chân dung.
Nội dung:
- Giới thiệu cho các em hiểu thế nào là tranh chân dung?
- Cho các em xem tranh chân dung do các hoạ sĩ vẽ.
Cách tiến hành:
Như trên đã nói, chúng ta thấy rằng cách suy nghĩ, cách nhìn nhận của các em
về thế giới bên ngoài rất khác với người lớn. Vậy làm thế nào để đưa các bức tranh
chân dung do các hoạ sĩ vẽ vào làm tư liệu, đồ dùng dạy học cho học sinh đạt hiệu
quả tốt. Đó là công việc và cách xử lý của từng giáo viên dạy mĩ thuật.
ở chương trình học mĩ thuật tiểu học các em được học các bài vẽ chân dung
như “ chân dung bạn”, “chân dung người thân trong gia đình”, “ chân dung chú bộ
đội” ...ở những bài học này muốn lôi cuốn học sinh vào bài vẽ, giáo viên phải kết hợp
đưa ra cho học sinh xem một số tác phẩm tranh chân dung của các hoạ sĩ tiêu biểu.
12
Với tác phẩm đó giáo viên cần phân tích được cái hay, cái đẹp, cần nêu lên được vai
trò của tác phẩm đó đối với nền mĩ thuật nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Việc giới thiệu với các em học sinh về các tác phẩm tranh chân dung của các
hoạ sĩ nổi tiếng này giúp cho giáo viên tự thấy mình luôn phải học hỏi, sưu tầm tài
liệu, tranh chân dung cũng như người giáo viên phải có sự hiểu biết nhất định về cuộc
đời, thân thế, sự nghiệp của tác giả, những hoạ sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực vẽ tranh
chân dung và biết về hoàn cảnh ra đời một số tác phẩm của những hoạ sĩ đó, để đến
khi đứng trước các em học sinh người giáo viên sẽ cho các em xem và hiểu hơn một
số kiến thức cơ bản về tranh chân dung của các hoạ sĩ lớn.
Việc cho các em học sinh xem những tác phẩm nổi tiếng của các hoạ sĩ
không phải để yêu cầu các em phải vẽ đẹp, vẽ giống như tranh của các hoạ sĩ mà đơn
thuần chỉ phần nào giúp các em hiểu hơn về nghệ thuật vẽ tranh chân dung, phần nào
cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh để từ đó các em sẽ thích thú khi vẽ tranh là
thành công ban đầu của người giáo viên. Việc thành công hơn nữa là các em vẽ ra
được những bức tranh đẹp theo suy nghĩ và cảm nhận của các em, đẹp về cách trình
bày bài trong trang giấy, đây chính là những bước đầu tiên để hình thành trong các
em về việc sắp xếp hình vẽ trên tranh.
Kết quả:
Qua quá trình tìm tòi, thu thập tài liệu, giáo viên đã có thêm những kiến thức
cơ bản về nghệ thuật vẽ tranh chân dung, có thêm những bức tranh chân dung đẹp của
các hoạ sĩ nổi tiếng trong bộ sưu tập, thêm những bài báo, bài viết hay về các tác giả
cũng như các tác phẩm đó.
- Bài vẽ của học sinh đã có sự sắp đặt về hình vẽ trong trang giấy.
- Các em đã hiểu tranh chân dung là tranh vẽ về cái gì và các em thấy được vẻ
đẹp của tranh chân dung.
Biện pháp 2:
13
- Minh hoạ cách sắp xếp hình vẽ trong trang giấy để học sinh dễ nhận thấy
bố cục đẹp và chưa đẹp.
Mục tiêu:
- Học sinh nắm vững cách sắp xếp bố cục hình vẽ trong trang giấy;
- vẽ được bài có hình vẽ sắp xếp cân đối trong trang giấy.
Nội dung:
- Học sinh quan sát và tìm chọn những bức tranh có bố cục (hình vẽ) cân
đối trong trang giấy.
- Trò chơi “Đi tìm báu vật”.
Cách tiến hành:
Sau phần giới thiệu bài và phần xem một số tác phẩm đẹp, vào phần hướng
dẫn cách vẽ giáo viên cho học sinh xem một loạt những tranh vẽ chân dung với những
cách sắp xếp khác nhau và cho học sinh chọn theo câu hỏi “Em thích những bức tranh
nào? Vì sao?
Học sinh sẽ lựa chọn và trả lời theo cảm nhận riêng của mình. Khi học sinh trả
lời, giáo viên sẽ hướng vào phần đẹp về hình vẽ, đẹp về màu sắc, đẹp về cách sắp xếp
hình vẽ trong bức tranh (bố cục) và đẹp theo ý thích của học sinh. Tuyên dương
những bài vẽ có bố cục đẹp để nhấn mạnh cho học sinh thấy ý nghĩa của việc sắp xếp
hình ảnh trong tranh.
Sau khi học sinh vẽ bài xong, giáo viên thu tranh và bổ sung thêm một số bức
tranh đã sưu tầm, chia thành 2-3 tập tranh. Lớp chia thành 2,3 nhóm cho học sinh
chơi trò chơi “ đi tìm vật báu” yêu cầu ‘vật báu” ở đây là những bức tranh chân dung
đẹp cả về hình ảnh, màu sắc và bố cục.
Tuyên dương nhóm nào chọn được nhiều tranh chân dung đẹp.
14
15
Kết quả:
- Học sinh chọn được những bài vẽ đẹp về cách sắp xếp bố cục
- Học sinh vẽ được bức tranh chân dung có bố cục đẹp.
- Học sinh thích tham gia trò chơi, thích vẽ tranh chân dung.
Biện pháp 3: Sưu tầm và cho học sinh xem những tranh chân dung của học
sinh (bài của học sinh năm trước), tranh vẽ của thiếu nhi.
Mục tiêu:
- Học sinh thấy được vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
- Học sinh thích vẽ và vẽ được tranh chân dung theo sáng tạo và cách
nhìn của chính các em.
Nội dung:
- Cho học sinh xem tranh chân dung của thiếu nhi và giới thiệu về vẻ đẹp
của những bức tranh đó.
- gợi mở trí nhớ cũng như sự sáng tạo của học sinh khi vẽ tranh chân
dung.
Cách tiến hành:
- Sau phần hướng dẫn cách vẽ, giáo viên cho học sinh xem tranh chân
dung của thiếu nhi. Phân tích cho các em tự nhận thấy cùng một đề tài mỗi
người sẽ cảm nhận và vẽ một cách khác nhau. Ví dụ như tranh “chân dung bạn
em” mỗi bạn một khác, tranh chân dung “bà em” cũng vậy... Cho học sinh tự
nhận thấy ngoài khác nhau về khuôn mặt, các đặc điểm của khuôn mặt, các tranh
chân dung còn khác nhau về cách vẽ, khác nhau về màu sắc, khác nhau về bố
cục...
16
- Sau khi quan sát các bức tranh giáo viên hướng dẫn các em vào bài học
bằng những câu hỏi gợi mở trí nhớ cũng như sức sáng tạo như “Hôm nay em sẽ
vẽ chân dung ai?”, “Người em định vẽ khuôn mặt như thế nào, người đó có đặc
điểm gì em nhớ nhất? Người đó hay mặc áo màu gì?”
Chính trong quá trình trả lời câu hỏi của giáo viên các em đã phần nào hình
dung được hình vẽ trong bức tranh của mình.
Kết quả:
- Trong quá trình giảng dạy giáo viên không khắt khe áp đặt cho học
sinh phải vẽ một bức chân dung giống hệt người thực ở tỉ lệ, màu sắc... mà để
các em thoải mái sáng tạo theo cái nhìn của các em.
- Các em đã tự nhớ lại, tự vẽ được cho mình những bức tranh chân dung
theo sáng tạo của mình.
Kết luận
Tranh chân dung ra đời từ rất sớm và phát triển qua nhiều thời kỳ đến nay.
Đồng hành cùng sự phát triển đó là các hoạ sĩ, họ không ngừng sáng tạo, vứt bỏ
những cái cũ, mạo hiểm đi tìm những cái mới để tạo ra được những tác phẩm có giá
trị sống mãi với thời gian.
Tranh chân dung thể hiện được tâm tư, tình cảm của con người, tiếng nói của
học sĩ và nhất là nó đã gây được sự ủng hộ, thái độ yêu mến của người thưởng thức.
Xã hội càng phát triển, sự biểu hiện các tính của mỗi người ngày càng phong
phú đa dạng nên tranh chân dung càng có điều kiện để phát huy những phẩm chất ưu
việt của nó.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức cái đẹp của
người dân ngày càng cao thì thể loại tranh chân dung càng có điều kiện phát triển.
17
Cuộc sống của mỗi gia đình sẽ trở nên thi vị, ấm cúng hơn nếu có những bức tranh
chân dung treo tường.
Với môn mỹ thuật nói chung và bài vẽ tranh chân dung nói riêng cũng yêu cầu
phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, trên cương vị của giáo viên dạy mĩ thuật
tại trường tiểu học, qua những năm giảng dạy tôi tự nhận thấy còn một vài vưóng mắc
khi dạy bài vẽ tranh chân dung, nên qua thực tế tôi mạnh dạn đưa ra một vài biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong bài vẽ chân dung. Tôi biết bài tiểu luận
sẽ không tránh khỏi những giới hạn mong các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo góp
ý để tôi được hoàn thiện hơn nữa khi đứng trên bục giảng, giúp các em học sinh tạo ra
nhiều bài vẽ đẹp và thêm yêu môn học.