I. Đặt vấn đề
Đối với học sinh lớp 1, chữ viết rất quan trọng. Viết không ra chữ th ì không
học được , hoặc chữ viết nghệch ngoạc thì người đọc cũng rất khó chịu và khi
lên lớp trên, bài viết nhiều thì sẽ càng tệ hại. Vì thế ngay từ đầu năm học, tôi đã
chú ý ngay đến việc rèn chữ viết cho học sinh.
II. Giải quyết vấn đề
- Trước tiên, tôi phân loại học sinh ra 3 đối tượng.
+ Đối tượng viết được
+ Đối tượng viết được nhưng không đúng nét
+ Đối tượng không viết được.
5 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm - Rèn chữ viết cho học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
RÈN CHỮ VIẾT CHO HỌC SINH
(SKKN loại B – Năm 2000)
I. Đặt vấn đề
Đối với học sinh lớp 1, chữ viết rất quan trọng. Viết không ra chữ thì không
học được , hoặc chữ viết nghệch ngoạc thì người đọc cũng rất khó chịu và khi
lên lớp trên, bài viết nhiều thì sẽ càng tệ hại. Vì thế ngay từ đầu năm học, tôi đã
chú ý ngay đến việc rèn chữ viết cho học sinh.
II. Giải quyết vấn đề
- Trước tiên, tôi phân loại học sinh ra 3 đối tượng.
+ Đối tượng viết được
+ Đối tượng viết được nhưng không đúng nét
+ Đối tượng không viết được.
Và tôi sắp xếp chỗ ngồi như sau: tôi cho các em viết được nhưng không
đúng nét ngồi riêng; các em viết được và viết không được ngồi chung (dĩ nhiên là
phải sắp xếp theo chiều cao để có chỗ ngồi hợp lý và có thẩm mỹ) để dễ theo dõi.
Các em viêt được sẽ giúp tôi nhắc nhở các bạn, phát hiện ngay những chữ nào viết
sai, bị bôi dơ, rách tập.. Các em này đã góp phần không nhỏ trong việc rèn luyện
chữ viết cho bạn mình. Còn các em viết không đúng nét tôi uốn nắn, sửa sai,
hướng dẫn lại từ đầu.
- Tôi hướng dẫn thật kỹ các nét cơ bản phải viết thật đúng nét, rõ ràng nếu
nét thẳng đứng thì phải thẳng, tuyệt đối không xiên hoặc hơi xiên, các nét
này tôi dạy rất kỹ vì nếu các em nắm vững được những nét cơ bản thì sẽ
giúp cho các em viết đúng và đẹp. Thường xuyên nhắc cách cầm bút, để vở.
- Hằng ngày, ngoài giờ rèn luyện bài tập viết mà ở tất cả các môn học khác
tôi cũng rất chú ý về chữ viết và giữ sạch tập vở, sửa ngay nét chữ không
đúng. Lúc đầu tôi cho các em viết lại, sau dần tôi quy định sẽ trừ điểm nếu
viết sai nhiều hoặc bôi xoá. Tôi luôn khuyến khích các em viết yếu bằng
cách cho xem những tập vở viết đẹp, giữ sạch sẽ và động viên và động viên
các em viết chữ đẹp bằng cách tuyên dương khen thưởng.
- Ngoài việc học rèn ở lớp, tôi còn cho các em “ sắm “ một quyển tập về nhà.
Mỗi ngày, tôi đều ghi chữ viết mẫu cho các em viết ở nhà; và ngày hôm sau
tôi đều kiểm tra lại cho các em sửa ngay.
- Tôi cũng thường xuyên liên hệ với phụ huynh những em chưa ý thức giữ
sạch tập vở, chữ viết xấu. Nếu khâu này được sự quan tâm ủng hộ của phụ
huynh thì sẽ góp được một phần rất tốt về mặt rèn luyện chữ viết.
- Về giáo viên: Bản thân tôi luôn luôn tự rèn luyện cho mình có được nét chữ
đúng mẫu, chữ viết dễ nhìn, trình bày bảng lớp sạch sáng, chữ viết rõ ràng
đẹp. Điều này tuy nhỏ nhưng lại rất có ấn tượng đối với các em.
- Tôi luôn giáo dục các em cái hay cái đẹp, tính chính xác và cẩn thận để dần
dần trở thành một thói quen tốt
III. Kết quả
Qua quá trình rèn luyện như nói ở trên, học sinh của lớp tôi đã có được
một kết quả rất khả quan ngay tháng sau kể từ đầu năm học.Các em biết giữ
sạch tập vở, chữ viết đẹp đúng nét. Tổng số học sinh là 41 em, loại A: 35 em
(85,4%), loại B : 6 em (14,6%). Bên cạnh đó, vào tháng 3 thì trường có tổ chức
cuộc thi vở sạch chữ đẹp toàn trường, học sinh lớp tôi : La Huỳnh Khôi
Nguyên được chấm chọn, đạt hạng cao trong khối và trường.
Không phải chỉ năm nay mà nhiều năm trước nhờ áp dụng những biện pháp
trên mà học sinh lớp tôi năm nào cũng đạt giải vở sạch chữ đẹp cấp trường. Cụ
thể:
Năm học: 1991-1992: Phương Kim
92- 93: Hồng Nhung
93- 94: Tú Trân, Hồng Phúc
94- 95: Giao Hoà
95- 97: Phương Uyên
Nhờ có sẵn nề nếp ở lớp một mà khi lên lớp, năm nào cũng có tên các em
trong cuộc thi vở sạch chữ đẹp cấp trường và thị xã.
IV. Rút ra bài học kinh nghiệm
Từ thực tế ở lớp tôi nhận thấy muốn cho học sinh viết đúng, đẹp, Giáo viên
phải thực hiện các bước sau:
- Luôn rèn luyện cho mình có được chữ viết chân phương, đúng đẹp, không
cẩu thả.
- Dạy ngay từ lúc đầu những nét cơ bản, cách cầm bút để vở
- Phải luôn nhắc nhở, kịp thời sửa sai, uốn nắn nét ngay từ đầu.
- Động viên khen ngợi học sinh kịp thời và đúng lúc
- Luôn thường xuyên kiểm tra tập vở học sinh.
- Luyện viết thường xuyên không chỉ ở lớp mà cần phải rèn khi về nhà và có
kiểm tra.
- Liên hệ và trao đổi với phụ huynh những mặt tồn tại của học sinh.
TỪ THỊ MỸ PHƯƠNG