“ Hãy yêu sách vở, vì nó soi sáng cho bạn hết thảy những ý nghĩ rắc rối, nó
dạy bạn tôn trọng mọi người.”
Câu danh ngôn trên vẫn luôn thích hợp và là lời khuyên đúng đắn qua mọi thời
đại. Vì sách vở luôn là kho tàng quý giá mà những ai biết khai thác thì cuộc sống của
họ sẽ trở nên phong phú và văn minh hơn.
Địa bàn dân cư nơi tôi đang dạy đa số là dân lao động nghèo nên điều kiện để
mua những quyển sách để đọc cũng khó khăn với các em. Mặt khác, tôi đang dạy ở cơ
sở 2, điều kiện thời gian để đến với thư viện vào những lúc rãnh rỗi của các em cũng
hạn chế rất nhiều.
6 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm tủ sách lớp tôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TỦ SÁCH LỚP TÔI
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Hãy yêu sách vở, vì nó soi sáng cho bạn hết thảy những ý nghĩ rắc rối, nó
dạy bạn tôn trọng mọi người.”
Câu danh ngôn trên vẫn luôn thích hợp và là lời khuyên đúng đắn qua mọi thời
đại. Vì sách vở luôn là kho tàng quý giá mà những ai biết khai thác thì cuộc sống của
họ sẽ trở nên phong phú và văn minh hơn.
Địa bàn dân cư nơi tôi đang dạy đa số là dân lao động nghèo nên điều kiện để
mua những quyển sách để đọc cũng khó khăn với các em. Mặt khác, tôi đang dạy ở cơ
sở 2, điều kiện thời gian để đến với thư viện vào những lúc rãnh rỗi của các em cũng
hạn chế rất nhiều.
Trước thực trạng học sinh ngày càng ít có thói quen đọc sách, nhất là những
sách truyện lành mạnh, sách danh nhân, sách tự nhiên xã hội, . . . thay vào đó là thời
gian dành để xem những bộ truyện tranh mang tính bạo lực , những trò chơi điện tử
hoặc những bộ phim không phù hợp với lứa tuổi của các em . . . Từ đó, tôi đã nảy ra ý
tưởng phải tạo cho các em có thói quen đọc sách và yêu sách hơn. Mặt khác, qua việc
đọc sách, các em sẽ tăng thêm kiến thức, sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh
cũng như bổ sung thêm những kiến thức mà các em đã được học tại lớp, vì “đọc sách
là cách học tốt nhất.” Và tôi đã lên kế hoạch thực hiện “Tủ sách lớp tôi” . . .
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tôi phát động phong trào “GÓP 1 QUYỂN SÁCH ĐỂ ĐỌC NHIỀU QUYỂN
SÁCH” với ý nghĩa: thứ nhất, các em chỉ cần góp 1 quyển sách vào tủ sách của lớp là
các em có cơ hội được đọc 40 quyển sách của các bạn; thứ hai, được phép đọc sách
tại trường vào giờ chơi; thứ ba là các em được đọc những quyển sách hay phù hợp với
sở thích của các em; bên cạnh đó các em cũng sẽ hiểu biết thêm kiến thức về tự nhiên,
xã hội, văn hoá để học tập tốt hơn; và cuối cùng là các em sẽ được nhận lại sách của
mình vào cuối năm học.
Khi nói điều này với học sinh, tôi lựa chọn cách diễn đạt thật đơn giản, dễ hiểu
sao cho các em thấy được cái ích lợi của việc đọc sách, thu hút được các em tham gia.
Sau khi phát động và nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía các em tôi tiến hành
các bước tiếp theo như sau:
STT
QUY
TRÌNH
THỰC
HIỆN
QUY ĐỊNH
( NHIỆM VỤ
)
HÌNH
THỨC THỰC
HIỆN
LƯU Ý
( Dành cho
GV)
1
QUY
ĐỊNH
SÁCH
- Tất cả
các loại sách truyện
dành cho lứa tuổi của
các em.
- Sách
khoa học về tự nhiên
- Phổ biến
trước lớp.
Không thu
nhận những truyện
tranh có nội dung
bạo lực, những tác
phẩm dành cho
người lớn …
xã hội.
- Truyện
về các gương danh
nhân, gương tốt, hiếu
thảo.
2
BẦU
CHỌN
THỦ
THƯ
ĐỂ
GIÚP GV
QUẢN
LÍ
TỦ
SÁCH
- Các em bầu
chọn 1 học sinh để
làm thủ thư giúp GV
quản lí tủ sách, cho
mượn sách và thu hồi
sách.
- Thủ thư
có nhiệm vụ nhắc
nhở lượt nhóm
đọc sách, nhắc
nhở các nhóm bảo
quản sách mượn.
- GV chọn
1 HS nhanh nhẹn,
có trách nhiệm và
cẩn thận.
3
THU
NHẬN
SÁCH
- Mỗi học sinh
tự nguyện góp ít nhất
1 quyển sách.
- Các em
ghi tên của mình trên
quyển sách đóng góp
- GV
và thủ thư nhận
sách.
- GV
phải “ duyệt”
trước về nội dung.
để cuối năm dễ trả
sách và các em biết
mình đang đọc sách
của ai.
4
QUY
ĐỊNH
MƯỢN
– TRẢ SÁCH
- Mượn
sách: vào giờ chơi,
theo nhóm ( 4 học
sinh)
- Trả
sách: để sách lại gọn
gàng trong tủ
- Tự
chọn quyển sách
mình yêu thích
để đọc.
- Tự
để sách vào tủ
theo quy định.
- Vì
sân chơi hạn chế
nên các em được
phép ở lại trong
lớp đọc sách dưới
sự quản lý của
nhóm trưởng.
- Nhắc
nhở ý thức giữ gìn
sách của mình và
của bạn.
- GV
nhắc thủ thư kiểm
tra tình trạng sách.
Trong quá trình xây dựng tủ sách cho học sinh, tôi cũng liên hệ thư
viện nhà trường cung cấp thêm sách cho các em đọc và tham khảo: HỎI ĐÁP
THÚ VỊ VỀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN; KHO TÀNG CỔ TÍCH VIỆT NAM
CHỌN LỌC; TÌM HIỂU VẺ ĐẸP VÀ SỰ KÌ LẠ CỦA TỰ NHIÊN;
CHUYỆN KỂ THEO CHỦ ĐỀ. Đồng thời tôi cũng tìm mua những quyển sách
như: SÁCH HỌC BẰNG HÌNH ẢNH; ƠN NGHĨA SINH THÀNH; TÂM
HỒN CAO THƯỢNG.
Để kiểm tra hiệu quả của Sáng kiến, tôi kiểm tra việc đọc sách của
các em dưới nhiếu hình thức thi đua vui nhẹ nhàng như:
- Mỗi tuần một câu hỏi: Làm sao biết được tuổi của cây? Tại sao về
mùa thu lá cây lại đổi màu? Tại sao hoa cúc lại có nhiều màu? Tại sao lá cây lại có
gân? Tại sao Hổ lại lười hoạt động về ban ngày? . v. v. . .
- Thi kể chuyện theo chủ đề: Gia đình; Tập thói quen tốt; Bản thân;
Nghề nghiệp; Thế giới động vật.
- Đố vui giữa các tổ về: đại dương; núi; các loài cá; kỉ lục thế giới về
các loài chim; . . .
III. KẾT LUẬN
Tính đến thời điểm hiện nay : “Tủ sách lớp tôi” đã được 5 tháng tuổi và nó
thực sự trở thành một người bạn của các em học sinh lớp tôi.
Qua đến học kì 2, tôi đã cho các em mượn sách về nhà đọc, các em rất thích
thú. Mỗi lần như thế tôi cũng giáo dục các em biết giữ gìn sách, mượn và trả đúng
thời gian để những bạn sau có thể mượn về đọc khi đến lượt của tổ mình.
Khi các em mang sách về nhà đọc, phụ huynh cũng thấy được ích lợi từ
việc đọc sách của các em, nên tôi cũng nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía
phụ huynh là tặng luôn những quyển sách của các em đã góp để làm giàu thêm cho
tủ sách ở những năm sau.
Tôi rất vui khi các em có thói quen đọc sách theo nhóm đều khắp các tuần.
Các em tham gia làm giàu cho tủ sách một cách tích cực, hăng hái với hơn gấp đôi
số sách ban đầu.
Nhiều khi chưa tới lượt đọc của nhóm mình các em tỏ ra sốt ruột và nài nỉ
cơ gio, thủ thư cho mình được đọc trước … Điều tôi cảm thấy vui khi các em có
thói quen đọc sách, điều này đem lại tiến bộ cho các em trong học tập, vốn sống
của các em được mở rộng thêm rất nhiều nhờ vào việc đọc sách. Đối với các môn
Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, các em tích cực, chủ động phát biểu xây dựng bài,
biết ứng xử phù hợp với các tình huống giáo dục. Trong gia đình, các em biết yêu
thương, kính trọng ông bà, cha mẹ; với bạn bè các em biết quí mến, giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ. Đối với môn Tiếng Việt, những mảng kiến thức được các em tiếp thu
một cách chủ động hơn, tích cực hơn trong các hoạt động tập thể.
Sau cùng, với những học sinh đã góp sách các em cảm thấy rất vui và tự
hào khi mình có được những quyển sách hay được nhiều bạn mượn đọc.